Co-branding – Hợp tác thương hiệu là sựkết hợp của một sản phẩm/dịch vụ
đơn với một hoặc hai thương hiệu khác khác. Sựthỏa thuận vềhợp tác
thương hiệu có liên quan đến hai hoặc nhiều công ty hoạt động trong cùng tổ
chức đểkết hợp các logo, màu sắc, nền khác nhau hoặc định dạng thương
hiệu cho một sản phẩm đặc biệt mà được chỉ định bằng hợp đồng cho mục
đích này. Mục tiêu của việc này là đểkết nối điểm mạnh của hai thương
hiệu, đểthỏa mãn, hấp dẫn người tiêu dung, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụcó
sức chịu đựng hơn hơn đểsao chép bởi các nhà sản xuất thương hiệu cá
nhân hoặc kết nối những tài sản khác nhau với những thương hiệu với một
sản phẩm đơn.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Được và mất trong hợp tác xây dựng thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Được và mất trong hợp tác xây dựng thương hiệu
Hợp tác thương hiệu là khi hai công ty kết hợp làm việc cùng nhau, tạo ra sự
hiệp lực trong tiếp thị.
Co-branding – Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp của một sản phẩm/dịch vụ
đơn với một hoặc hai thương hiệu khác khác. Sự thỏa thuận về hợp tác
thương hiệu có liên quan đến hai hoặc nhiều công ty hoạt động trong cùng tổ
chức để kết hợp các logo, màu sắc, nền khác nhau hoặc định dạng thương
hiệu cho một sản phẩm đặc biệt mà được chỉ định bằng hợp đồng cho mục
đích này. Mục tiêu của việc này là để kết nối điểm mạnh của hai thương
hiệu, để thỏa mãn, hấp dẫn người tiêu dung, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có
sức chịu đựng hơn hơn để sao chép bởi các nhà sản xuất thương hiệu cá
nhân hoặc kết nối những tài sản khác nhau với những thương hiệu với một
sản phẩm đơn.
Thực ra khái niệm Co-branding không có gì mới. Cứ thử đến thăm một cửa
hàng tạp hóa và bạn sẽ nhìn thấy hàng tá ví dụ. Từ dãy hàng kem Breyer's và
Hershey đến dãy hàng snak Lay's và KC Masterpiece, dãy hàng ngũ cốc
Kellogg's và Healthy Choice đến dãy hàng món tráng miệng Cinnabon và
Mrs. Smith's. Bạn cũng có thể tìm thấy những ví dụ về hợp tác thường hiệu
trên thế giới ô tô như Coach và Lexus, kinh doanh giày dép Disney và
Crocs, thế giới nhượng quyền thương hiệu Tim Hortons và Cold Stone,
ngành công nghiệp máy bay Southwest và SeaWorld…
Tại sao có hợp tác thương hiệu?
Có rất nhiều lý do để các công ty “dấn thân” vào các chương trình hợp tác
thương hiệu. Để bắt đầu điều này, bạn phải tìm cách giới thiệu sản
phẩm/dịch vụ của công ty đối cho những người trung thành của công ty
khác. Có lẽ ví dụ tốt nhất của “câu chuyện cổ tích hiện đại” là chiến dịch
"Intel Inside", trong đó cho ra đời một thương hiệu mà một số khách hàng đã
nghe về sự hợp tác giữa hai hãng sản xuất máy tính lớn như IBM và
Compaq. Trong vòng một năm, Intel đã hợp tác xây dựng thương hiệu với
hơn 300 nhà sản xuất máy tính.
Hợp tác thương hiệu cũng giúp một thương hiệu có lợi từ “ánh hào quang
ảnh hưởng” của những thương hiệu khác. Đó là lý do căn bản đằng sau sự
liên minh 1984 của Nike với Michael Jordan và nỗ lực được thực hiện thành
công kỳ diệu cho cả hai. Tương tự là hợp tác thương hiệu EconoLodge đã
thực hiện chương trình cấp chứng chỉ quản gia với Mr. Clean trong nỗ lực
nâng tầm quan trọng của những vị khách.
Lợi ích khác của hợp tác thương hiệu là tiết kiệm chi phí, điều mà không thể
bỏ qua trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Đó là lý do mà bạn nhìn thấy sự gia
tăng của các nhà hàng như Pizza Hut và Taco Bell chia sẻ những tòa nhà
tương tự - và đôi khi cả kế toán, thực đơn, và nhân viên tương tự.
Hợp tác thương hiệu không chỉ dành cho những công ty lớn
Hợp tác thương hiệu không chỉ dành cho những thương hiệu quốc tế, thương
hiệu khổng lồ có tiếng toàn cầu. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ gặp khó
khăn để kết nối với các tập đoàn như Nike hay Procter & Gamble thì cũng
có số lượng ngày càng tăng dần cơ hội tự xây dựng thương hiệu trong nhiều
doanh nghiệp. Các chương trình được phát triển bởi các công ty thẻ tín dụng
như Visa và MasterCard, các nhà bán lẻ gồm Starbucks và Barnes & Noble.
Bất kỳ loại doanh nghiệp nhỏ nào, dù địa phương hay thị trường quốc gia,
điều quan trọng là cần nghĩ sáng tạo về sản phẩm/dịch vụ để bổ sung theo
nhiều cách và chính điều đó sẽ nâng cao sự hấp dẫn và độ tin tưởng cho sản
phẩm của bạn.
Ví dụ một nhà hàng có thể hợp tác thương hiệu với các thị trường thức ăn
đóng gói sẵn ở địa phương để tạo một kiểu thực đơn, một công ty kiểm toán
có thể hợp tác với một nhà cung cấp công nghệ thông tin để tạo ra một dịch
vụ tư vấn hoặc một bác sỹ có thể hợp tác thương hiệu với một bệnh viện
theo dịch vụ mới. Để bắt đầu ý tưởng sinh ra hãy nghĩ về những loại công ty
khác mà làm công việc phục vụ cho thị trường mục tiêu của bạn.
Xây dựng những hướng dẫn riêng
Hãy cẩn thận, hợp tác thương hiệu không phải là không có rủi ro. Đầu tiên,
nó có ảnh hưởng ít sau đó nó trải rộng trải nghiệm tích cực cho cả hai
thương hiệu, nhẽ ra thông thường chỉ có một. Và nếu trải nghiệm đó không
tích cực – thậm chí là lỗi của thương hiệu khác – nó có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến bạn. Hơn nữa, trong khi chương trình hợp tác thương hiệu hoạt động
tốt thì tất cả sẽ tốt, và bạn không thể từ bỏ yếu tố ảnh hưởng của thương hiệu
khác. Nhưng trong một số trường hợp, điều đó khiến thương hiệu của bạn
suy yếu hoặc bị phụ thuộc.
Do đó điều quan trọng là hãy cẩn thận cân nhắc các yếu tố khi hợp tác
thương hiệu. Xây dựng những hướng dẫn mà phù hợp với doanh nghiệp của
bạn để có thể tiếp cận cơ hội cao hơn. Nhiều công ty lớn có hướng dẫn theo
nghi thức cho mục tiêu này - AT&T đã đặt Co-Branding Decision Tool trên
mạng nội bộ để hướng dẫn những nhà quản lý nhiều yếu tố quyết định có
liên quan đến cơ hội hợp tác thương hiệu.
3 tiêu chuẩn mà đối tác có thể có sự lựa chọn để hợp tác thương hiệu. Đầu
tiên, họ sẽ hợp tác chỉ với những công ty mà chia sẻ giá trị bổ sung. Thứ hai,
họ sẽ hợp tác chỉ với những sản phẩm trong tình trạng tốt nhất. Thứ ba, họ sẽ
hợp tác chỉ trong tình huống mà họ có thể giữ lại được đầy đủ bản xem xét
và sự phê chuẩn phù hợp trong tất cả những yếu tố của truyền đạt thông tin.
Điều đó thu hẹp trách nhiệm hợp tác xây dựng thương hiệu của công ty
nhưng nó cũng giảm rủi ro.
Tạo ra đề xuất và thực hiện
Tiêu chuẩn của bạn có thể đặt ra khác dựa vào cái gì phù hợp nhất cho tình
huống của bạn, nhưng “sự phù hợp” đó cần suy xét. Tìm kiếm sự phù hợp
thương hiệu không chỉ từ triển vọng của các thuộc tính và lợi ích mà còn về
các mặt để có được giá trị và triết lý công ty.
Khi mới bắt đầu, hãy nghiên cứu ví dụ về hợp tác thương hiệu hiện tại và tự
hỏi xem nó có phù hợp với bạn không và tại sao. Hơn hết, tìm kiếm những
công ty khác và hỏi để chia sẻ những hướng dẫn hợp tác thương hiệu của họ.
Khi đã hiểu biết về các yếu tố hợp tác thương hiệu phù hợp với công ty bạn
như thế nào, bạn cần thảo luận với đối tác tiềm năng và cân nhắc lợi ích có
được từ triền vọng của họ cũng như của bạn. Sau đó cùng nhau tạo thành
một đề xuất và tiến hành.
Hợp tác thương hiệu là một chiến lược tạo ra mức độ quan tâm mới của
khách hàng và kích thích họ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
5 lầm tưởng sẽ giết chết lời quảng cáo
Có những cách giúp bạn viết lời quảng cáo được hay nhưng có những sai
lầm bạn dễ mắc phải mà chúng sẽ phá hủy thông điệp tiếp thị và làm giảm
ROI của công ty.
Dù bạn làm bất kể điều gì thì không nên tin vào 5 lầm tưởng được liệt kê
dưới đây.
1. Người tiêu dùng quan tâm đến tôi và doanh nghiệp của tôi
Không. Họ không hề. Họ chỉ quan tâm đến những cái mà họ có được sau khi
mở ví tiền mua sản phẩm/dịch vụ của bạn thôi. Họ không quan tâm đến việc
bạn có phải là thành viên của một tổ chức lâu năm hay không và họ không
quan tâm những đứa trẻ của bạn đáng yêu như thế nào trên các mẩu quảng
cáo. Người tiêu dùng quan tâm đến nhu cầu của họ và mong muốn đạt được
tất cả. Mục tiêu của copywriting là để thuyết phục người tiêu dùng rằng sản
phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán sẽ gặp nhu cầu và mong muốn của họ. Mặt
khác, bản quảng cáo phải chú trọng đến lợi ích mà người tiêu dùng sẽ nhận
được nếu họ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thật tuyệt vời nếu doanh
nghiệp của bạn hoạt động được 10 năm, nhưng hầu hết, người tiêu dùng chỉ
thực sự quan tâm xem doanh nghiệp của bạn có thể làm gì cho họ và làm
cho cuộc sống của họ thú vị hơn như thế nào.
2. Tôi có thể sử dụng những lời quảng cáo tương tự nhau ở mọi nơi
Không. Bạn không nên làm điều này. Lời quảng cáo của bạn cần thay đổi
phụ thuộc vào phương tiện truyền thông mà bạn đang sử dụng. Chẳng hạn,
nếu bạn đang viết lời quảng cáo cho tấm billboard treo ngoài trời mà khách
hàng chỉ có thể xem nó trong vòng vài giây trong giờ cao điểm thì thông
điệp của bạn phải thật ngắn gọn, trọng tâm và không có nơi trống cho sự lộn
xộn. Tuy nhiên, nếu bạn đang viết lời quảng cáo cho mẩu direct – mail được
gửi cho những người nhận thông tin về doanh nghiệp thì lời quảng cáo đó
cần phải chi tiết với các thông điệp mang tính giải thích, trả lời các câu hỏi
và tạo một cảm giác thúc giục khách hàng phản hồi.
3. Tôi có thể sử dụng những lời quảng cáo cho tất cả mọi người
Không, đó không phải là ý tưởng hay. Những khách hàng khác nhau sẽ phản
ứng với những thông điệp khác nhau phụ thuộc vào nhân khẩu học, cách ứng
xử, kinh nghiệm…Chẳng hạn, nếu bạn đang viết lời quảng cáo cho direct –
mail được gửi tới những khách hàng quan trọng, thì thông điệp của bạn cần
phải khác để xuất hiện trong email gửi tới khách hàng triển vọng.
4. Tôi muốn lời quảng cáo thật bay bổng
Không phải luôn luôn là như vậy mà nó chỉ cần hướng tới đối tượng khách
hàng. Ngôn ngữ và giọng điệu lời quảng cáo nên nói trực tiếp với những
người muốn nhìn thấy nó. Chẳng hạn, nếu bạn đang viết lời quảng cáo cho
tuổi teen, thì lời quảng cáo của bạn cần hơi khác đối với lời quảng cáo mục
tiêu hướng tới các đối tượng là người trung tuổi.
5. Viết lời quảng cáo quá dễ dàng
Chẳng bao giờ là dễ cả. Viết lời quảng cáo không giống như dạng thức viết
khác. Nó không tuân theo các quy tắc mà bạn học trong tiếng anh, và nó tin
nhiều vào sự thuyết phục tinh tế, tâm lý, sự sáng tạo và hiểu biết về doanh
nghiệp và khách hàng hơn. Không phải tất cả các nhà văn đều là copywriters
giỏi. Nếu bạn quyết định viết lời quảng cáo riêng, hãy nghiên cứu bản thảo
trước khi đặt bút lên giấy. Và nếu bạn quyết định thuê một copywriter để
giúp, hãy nhớ rằng không phải tất cả copywriter đều giống nhau. Bạn chỉ
nên đầu tư và dành thời gian vào một copywriter, người có nhiều kinh
nghiệm và hiểu doanh nghiệp, khách hàng của bạn.