Một ông chủ khó tính, những đồng nghiệp lợi dụng, nhân viên dưới quyền
không có năng lực thêm vào đó công việc tẻ nhạt khiến bạn cảm thấy như ở
“địa ngục”. Bạn sẽ làm gì khi muốn chung sống hoà bình với những chuyện
này khi chưa tìm được việc mới.
5 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Đương đầu” với công việc bạn ghét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Đương đầu” với công
việc bạn ghét
Một ông chủ khó tính, những đồng nghiệp lợi dụng, nhân viên dưới quyền
không có năng lực thêm vào đó công việc tẻ nhạt khiến bạn cảm thấy như ở
“địa ngục”. Bạn sẽ làm gì khi muốn chung sống hoà bình với những chuyện
này khi chưa tìm được việc mới.
“Đương đầu” với công việc bạn ghét
Nếu tất cả mọi người đều yêu công việc của mình thì sẽ không chỉ đơn thuần
là công việc và đó là những người may mắn biết cách kiếm tiền từ việc họ yêu
thích. Nhưng nếu bạn không nằm trong số những người may mắn đó và trong
một thị trường lao động khắc nhiệt như hiện nay thì ý tưởng bỏ việc khi chưa
có công việc khác thay thế là một việc làm đầy mạo hiểm. Vậy thì hãy...
1. Nói ra...
Chỉ cần không làm điều này ở cơ quan. Thường những người nghe chúng ta
than phiền về công việc của mình là vợ/chồng hoặc người yêu. Tuy nhiên,
nếu chính bản thân họ cũng đang vướng mắc như bạn, để không trở thành kẻ
làm phiền và nói nhiều, bạn có thể viết nhật ký tâm sự của mình hoặc tham
gia một diễn đàn trên mạng. Tâm trạng sẽ tốt hơn khi được “xả” ra bên ngoài.
Đôi khi gặp những người mắc phải vấn đề tồi tệ hơn có thể sẽ làm bạn bình
tĩnh và thấy chuyện của mình cũng chỉ bình thường thôi.
2. Công việckhông phải là vĩnh viễn
Nếu nghĩ rằng mọi thứ không thể thay đổi nghĩa là bạn đang “đổ thêm dầu
vào lửa” - vào cái tâm trạng vốn stress vì công việc của mình đấy. Theo Tổ
chức nghiên cứu cơ hội nghề nghiệp Canada (Atlantic Canada Opportunities
Agency) cho biết theo xu hướng kinh tế hiện nay thì một nhân viên trong suốt
cuộc đời làm việc của họ có thể thay đổi việc làm đến hơn 5 lần và đang còn
tăng lên. Nếu bạn có thay đổi công việc của mình vài năm một lần cũng là
việc bình thường, do đó không nên nghĩ rằng thay đổi công việc là một dấu
hiệu không tốt trong hồ sơ xin việc.
3. Lập thời gian biểu
Đó là điều luôn đúng đắn dù bạn có ghét công việc của mình hay không.
Đừng để rơi vào vòng xoáy ăn, ngủ, làm việc và ngược lại. Hãy chọn bất kì
hoạt động nào mà bạn thích như đọc sách, chơi thể thao và áp dụng vào thời
gian biểu của mình. Tốt nhất là mỗi sáng trước khi bắt đầu một ngày mới với
một núi công việc phía sau, bạn sẽ thấy hứng khởi hơn nhiều.
4. Xen lẫn niềm vui vào công việc
Không ai có thể làm việc suốt ngày ở cơ quan. Cố gắng giải lao một chút
trong một ngày làm việc của mình. Xem các đội thể thao mình yêu thích hoặc
nghe nhạc (nếu bạn có thể). Đi ăn trưa ở ngoài và sử dụng thời gian nghỉ ngơi
để làm giảm đi những căng thẳng ở cơ quan. Chơi một trò chơi điện tử nào đó
trên máy tính chẳng hạn. Điều cơ bản nhất là bạn thích và cảm thấy vui vẻ với
nó vài phút trong ngày làm việc của mình.
5. Hài hước
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” – ngay từ hồi đi học bạn cũng
thường trêu bạn bè câu nói đó phải không, vậy thì hãy áp dụng điều đó ngay
bây giờ và cả cuộc sống sau này nữa nhé. Nhiều nhà khoa học tin rằng hài
hước có thể giúp bạn nâng cao khả năng đương đầu với một số tình huống
khó khăn, bằng cách giúp bạn lạc quan và xem xét vấn đề theo hướng có thể
giải quyết được. Cố gắng thêm những điều vui nhộn vào cuộc sống hàng ngày
của bạn bất cứ khi nào có thể.
6. Tập trung vào cuộc sống bên ngoài cơ quan
Nếu một ngày bạn sử dụng 8 giờ để làm việc và 8 giờ để ngủ nghĩa là bạn vẫn
còn 8 giờ cho riêng mình. Tận dụng thời gian đó để làm những việc mà mình
muốn. Có thể giảm căng thẳng bằng cách chơi tenis với bạn bè, đi xem phim
với cô bạn thân, chơi bóng đá với cậu con trai nhỏ hoặc làm một bữa tối thật
ngon vào tối thứ ba mà chẳng cần lý do gì. Đừng áp đặt rằng công việc đáng
ghét đang “nuốt trôi” hạnh phúc của bạn bởi cuộc sống luôn thú vị nếu bạn
biết tạo niềm vui cho riêng mình.
7. Làm một nhân viên tốt hơn
Bạn có thể không hạnh phúc với công việc của mình, nhưng bạn không được
phép lãng phí thời gian của bạn. Bởi nếu có ý định “nhảy việc” thì điều bạn
cần vẫn là nâng cao kỹ năng của mình. Nếu công ty mở các chương trình đào
tạo, hãy tận dụng nó. Tôt hơn hết, cố gắng thuyết phục sếp của bạn rằng bạn
cần phải rời cơ quan sớm để tham gia một lớp học nâng cao nghiệp vụ. Cách
này sẽ giúp bạn thoát khỏi công việc nhàm chán đồng thời khiến bạn trở nên
“hấp dẫn” hơn trong mắt ông chủ khi biết bạn là một nhân viên luôn tự trau
dồi kiến thức của mình.
8. Không “phá phách” công việc
Cho dù công việc ngột ngạt đến kinh khủng cũng đừng phá huỷ mọi cố gắng
bạn đã gây dựng trong những năm tháng qua. Ngay cả khi bạn xác định bỏ
việc, bạn cũng muốn mình đường hoàng bước đi mà không để lại ấn tượng
xấu với đồng nghiệp chứ? Do đó hãy cố gắng hết sức có thể để không phá vỡ
các mối quan hệ trong công việc và cũng không được buông xuôi. Khả năng
làm việc hiện tại sẽ quyết định năng lực làm việc trong tương lai. Hãy sử
dụng nó như một động lực giúp bạn thực hiện tốt công việc của mình. Một
thái độ tích cực sẽ giúp bạn thoát khỏi tình huống tồi tệ.
9. Sắp xếp hoạt động trong công việc
Nếu vấn đề trong công việc của bạn đã trở thành nỗi khổ, nhiều khả năng các
đồng nghiệp của bạn cũng cảm thấy tương tự như vậy. Thử đề nghị một hoạt
động nào đó với đồng nghiệp để biến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Bạn sẽ
được cảm thông, chia sẻ và giải trí với những người cũng đang chịu áp lực
như mình. Lập kế hoạch đi chơi bowling sau khi tan sở hoặc “tỉ thí” một trận
bóng chuyền với những đồng nghiệp trong công ty. Đó cũng là cách để bạn
hoà nhập và tạo môi trường thân thiện hơn nơi công sở.
10. Lập mục tiêu tìm việc làm mới
Một cách tốt nhất để thoát khỏi thời gian “khổ ải” này là lập ra các mục tiêu
tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Với những mục tiêu này bạn sẽ tạo cho mình
một cảm giác tốt và một tương lai rộng mở. Các mục tiêu có thể thay đổi từ
việc gửi đi một hồ sơ xin việc tới việc mở rộng mối quan hệ của bạn.
11. Sự hỗ trợ từ bác sỹ
Theo một cuộc điều tra thì có khoảng trên 19 triệu người Mỹ đang bị trầm
cảm. Mặc dù stress tại nơi làm việc không phải là nguyên nhân duy nhất gây
ra trầm cảm. Nếu bạn thấy rằng bạn không thể đương đầu với công việc của
mình, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia hay lời khuyên của bác sĩ
trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Mục tiêu của bạn là luôn duy trì được sự
tỉnh táo. Để làm điều này, bạn có thể đề nghị với sếp xem họ có thể đưa ra
những tư vấn thông qua một chương trình hỗ trợ người lao động hay không.
Rất nhiều công ty lớn đã cung cấp chương trình này để giúp nhân viên của họ
“đương đầu” với các vấn đề liên quan tới công việc bởi theo họ một nhân viên
hạnh phúc với công việc của mình là một nhân viên luôn làm việc có năng
suất.