Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các
hình thức xã hội ảo như myspace.com, facebook.com... Đây là công cụ
mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường
và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức marketing trực tuyến
(E–Marketing).
Lợi thế của doanh nghiệp ngoại
Theo ước tính, năm 2010, tỷ trọng đầu tư vào Internet Marketing trong
tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng mạnh tại nhiều quốc
gia phát triển. Riêng các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư 7 – 10%
ngân sách marketing cho tiếp thị trên internet. Tại buổi nói chuyện về
“Xu hướng Internet Marketing 2010”, ông Đỗ Hải, Ths. Marketing cho
biết: “Khó khăn về kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn xu hướng
marketing trực tuyến tại Việt Nam trong những năm qua
8 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu E - Marketing Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
E-marketing Việt Nam.
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các
hình thức xã hội ảo như myspace.com, facebook.com... Đây là công cụ
mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường
và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức marketing trực tuyến
(E–Marketing).
Lợi thế của doanh nghiệp ngoại
Theo ước tính, năm 2010, tỷ trọng đầu tư vào Internet Marketing trong
tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng mạnh tại nhiều quốc
gia phát triển. Riêng các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư 7 – 10%
ngân sách marketing cho tiếp thị trên internet. Tại buổi nói chuyện về
“Xu hướng Internet Marketing 2010”, ông Đỗ Hải, Ths. Marketing cho
biết: “Khó khăn về kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn xu hướng
marketing trực tuyến tại Việt Nam trong những năm qua.
Mặt khác, do internet đang có tốc độ tăng trưởng cao, nên các doanh
nghiệp tiêu dùng nhanh cũng đẩy mạnh các hình thức tiếp thị qua
internet với nhóm khách hàng tiềm năng là giới trẻ, nhân viên văn
phòng. Một ưu điểm khác là marketing trên internet không phụ thuộc
vào quy mô của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì bất cứ doanh nghiệp
nào cũng có thể tiến hành hoạt động marketing và trao đổi với khách
hàng trên toàn thế giới”.
Tuy có nhiều lợi thế, hiệu quả tiếp thị khả quan, nhưng theo báo cáo của
Hiệp hội Tiếp thị Kỹ thuật số Châu Á (ADMA), tổng doanh thu quảng
cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2008 ước khoảng 2% tổng doanh thu
ngành quảng cáo. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so sánh với các quốc gia
phát triển (Anh gần 27%, Mỹ hơn 20%). Tại thị trường Việt Nam, trong
khi các doanh nghiệp trong nước còn đang bối rối với internet marketing
thì các công ty nước ngoài đã rầm rộ triển khai nhiều quảng cáo trực
tuyến, nhất là các “đại gia” về tiêu dùng nhanh như Unilever, P&G với
các đợt như Sunsilk – Sống là không chờ đợi…
Ông Trương Văn Quý, Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ
và Truyền thông EQ lý giải: “Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam còn ngại
khai thác internet marketing vì chưa nhìn ra cơ hội của hình thức tiếp
thị này. Trong nhận thức của nhiều doanh nghiệp, môi trường internet
vẫn còn khá mơ hồ và thiếu thực tế.
Đây là một lối suy nghĩ đã có từ nhiều năm trước, các doanh nghiệp đã
từng nghe hô hào rất nhiều về thương mại điện tử, kiếm tiền qua mạng
nhưng thực chất chỉ là khẩu hiệu. Nhưng quan trọng hơn, các doanh
nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai internet
marketing. Một số doanh nghiệp trẻ, năng động, dù đã nhìn thấy cơ hội
nhưng lại không biết khai thác như thế nào. Internet marketing là một
loại hình tiếp thị mới mẻ và gắn liền với yếu tố công nghệ, nên nhiều
doanh nghiệp và nhiều người làm marketing tỏ ra e ngại để tìm hiểu lĩnh
vực này”.
Bên cạnh đó, theo nhiều phân tích, người dùng internet ở Việt Nam là
quá trẻ, với khoảng 80% người dùng internet ở dưới độ tuổi 30 (và 70%
trong đó là dưới 24 tuổi). Thực tế, đây không phải là khách hàng tiềm
năng của nhiều doanh nghiệp. Cũng là một yếu tố tương đồng khi phần
lớn những người chủ, những người quản lý trong các doanh nghiệp Việt
có độ tuổi hơi cao nên họ không hòa đồng và hiểu được những hoạt
động hằng ngày của cư dân mạng, điều đó làm họ rất e ngại khi quyết
định phân bổ ngân sách cho hoạt động này.
Khảo sát cũng cho thấy, các công ty quảng cáo của Việt Nam hiện nay
cũng chưa đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ chỉ quen với cách tiếp
thị truyền thống, nên không thể tư vấn cho khách hàng tiếp thị online
một cách đầy đủ. Tình hình này có thể sẽ nhanh chóng được cải thiện
khi hiện tại đã có nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài cùng đầu tư
khai thác internet marketing.
Bao giờ là công cụ doanh nghiệp nội?
Để tiếp thị trên internet hiệu quả, theo ông Chris Trần Hữu Luật, Giám
đốc Công ty Admax Network, khi quảng cáo trên internet, thông tin
không nên quá phức tạp và khi thiết kế nên để rõ nhãn hiệu, bởi một số
doanh nghiệp chỉ quảng cáo hình ảnh nên người tiêu dùng không biết
quảng cáo của công ty nào. Chẳng hạn, mẫu quảng cáo của một ngân
hàng lớn khiến người tiêu dùng hiểu nhầm là quảng cáo du lịch.
Ông Quý cũng cho rằng: “Muốn quảng cáo trên internet hiệu quả thì
doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kiến thức và nhân lực. Dù rằng đã có
những công ty chuyên về cung cấp dịch vụ về internet marketing, nhưng
nếu doanh nghiệp không hiểu biết đủ về lĩnh vực này, chắc chắn sẽ
không thể khai thác hay đầu tư cho nó một cách hiệu quả. Các doanh
nghiệp nên có chính sách đào tạo nhân sự chuẩn bị cho sự hội nhập sâu
hơn vào thế giới internet. Kế tiếp, hãy chuẩn bị lại các thông điệp
marketing một cách chi tiết và cụ thể làm tiền đề cho việc xây dựng hoặc
chỉnh sửa lại trang web trước khi thực hiện các kế hoạch truyền thông
mới trên internet”.
Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng
với thị trường internet rộng lớn với hơn 20 triệu người sử dụng, tức 20
triệu khách hàng tiềm năng. Chủ yếu hiện nay vẫn là quảng cáo dạng
banner/pop-ups hay mua từ khóa của công cụ tìm kiếm, nhưng còn rất
nghèo nàn, đơn điệu về hình thức, cũng như thiếu chuẩn hóa (ví du:
chuẩn Display Impressions năm 2003 hay Digital Video Impressions
năm 2006 như của IAB, Mỹ).
Những hình thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến khác còn sơ khai và chưa
thực sự được sử dụng rộng rãi trong giới làm tiếp thị tại Việt Nam. Theo
ông Aaron Cross, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường
Nielsen Vietnam, do tính chất phân nhánh mạnh mẽ của internet, các
nhà làm tiếp thị dễ bị rơi vào cảnh không nhận biết được phân khúc thị
trường và khách hàng mục tiêu để quảng cáo. Chưa kể đa số người sử
dụng internet Việt Nam là giới trẻ đã không hấp dẫn nhiều doanh nghiệp
có sản phẩm nhắm vào phân khúc khách hàng lớn tuổi hơn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp nên nghiên cứu lại cách tiếp thị với sự bổ
sung của internet, sau đó lập ra kế hoạch hành động cụ thể để tranh thủ
ngay các cơ hội mới. Xác định lại khách hàng mục tiêu ở đâu trên
internet cũng là một việc làm quan trọng trong giai đoạn này.