Ebook bao gồm các thủ thuật thường gặp khi gặp sự cố máy tính như cắt Bad ổ cứng, chẩn đoán lỗi thông qua tiếng bip của hệ thống, hay làm thế nào để phát hiện lỗi bộ nhớ…
Thông thường khi ổ cứng (HDD) của bạn bị hư hỏng (xuất hiện Bad Sector) thì để bảo đảm an toàn dữ liệu, cách tốt nhất là thay đĩa cứng mới. Tuy nhiên, giá một ổ cứng không phải rẻ, bạn đừng vội vất nó vào sọt rác mà hãy cố gắng cứu chữa nó bằng các tiện ích chuyên dùng.
34 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook hướng dẫn xử lý sự cố máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ thuật cắt BAD ổ cứng
Thông thường khi ổ cứng (HDD) của bạn bị hư hỏng (xuất hiện Bad Sector) thì để bảo đảm an toàn dữ liệu,
cách tốt nhất là thay đĩa cứng mới. Tuy nhiên, giá một ổ cứng không phải rẻ, bạn đừng vội vất nó vào sọt rác
mà hãy cố gắng cứu chữa nó bằng các tiện ích chuyên dùng.
Nhận biết đĩa cứng bị bad:
1. Trong lúc đang cài đặt Windows hệ thống bị treo mà không hề xuất hiện một thông báo lỗi nào (đĩa cài
đặt Windows vẫn còn tốt), mặc dù vẫn có thể dùng Partition Magic phân vùng cho HDD một cách bình
thường.
2. không Fdisk được: khi Fdisk báo lỗi no fixed disk present (đĩa cứng hiện tại không thể phân chia) hoặc
Fdisk được nhưng rất có thể máy sẽ bị treo trong quá trình Fdisk.
3. không Format được HDD: khi tiến hành format đĩa cứng máy báo lỗi Bad Track 0 – Disk Unsable.
4. khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation unit xxxx. Lúc này máy báo cho ta biết cluster
xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó nhưng thông thường cái ta nhận được là một bad
sector!
5. đang chạy bất kì ứng dụng nào, nhận được một câu thông báo như Error reading data on dirver C:, Retry,
Abort, Ignore, fail? Hoặc A serious error occur when reading driver C:, Retry or Abort?
6. khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề mặt đĩa (surface
scan) nào, ta sẽ gặp rất nhiều bad sector.
Cách khắc phục:
(tất cả các chương trình giới thiệu dưới đây nằm gọn trong đĩa Hiren’s Boot có bán ở các cửa hàng phần
mềm tin học phiên bản 7.7 hoặc 7.8).
o Cách 1: Dùng partition Magic cắt bỏ chỗ bad.
Thực hiện như sau:
Đầu tiên dùng chương trình NDD, khởi động từ đĩa Hiren’s Boot, ở menu của chương trình chọn mục 6.
Hard Disk Tools, chọn tiếp 6. Norton Utilities, chọn 1.Norton Disk Doctor.
Sau khi dùng NDD xác định được vị trí bị bad trên HDD, tiến hành chạy chương trình Partition Magic cắt
bỏ phần bị bad bằng cách đặt partition chứa đoạn hỏng đó thành Hide Partition.
Ví dụ: khoảng bị bad từ 6.3GB đến 6.6GB, bạn chia lại partition, chọn partition C đến 6GB, partition D bắt
đầu từ 7GB, cứ như thế bạn tiến hành loại bỏ hết hẳn phần bị bad.
Cách này sử dụng rất hiệu quả tuy nhiên nó chỉ khắc phục khi đĩa cứng của bạn có số lượng bad thấp.
Cách 2: dùng chương trình HDD Regenerator:
o Thông thường nhà sản xuất luôn để dự phòng một số sector trên mỗi track hoặc cylinder, và thực chất kích
thước thực của sector vẫn lớn hơn 512bytes rất nhiều (tùy loại hãng đĩa). Như thế nếu như số sector bị bad ít
hơn số dự phòng còn tốt thì lúc này có thể HDD Regenerator sẽ lấy những sector dự phòng còn tốt đắp qua
thay cho sector bị hư, như vậy bề mặt đĩa trở nên “sạch“ hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng sector dự
phòng ổ cứng ít hơn thì ổ cứng sẽ còn bị bad một ít. Bạn có thể quay lại cách 1.
Cách thực hiện:
Khởi động hệ thống từ đĩa Hiren’s Boot. Cửa sổ đầu tiên xuất hiện, chọn 6.Hard Disk Tools, chọn tiếp 2.
HDD Regenerator, bấm phím bất kì để xác nhận. Kế đến ở dòng Starting sector (leave 0 to scan from the
beginning) gõ vào dung lượng lớn nhất hiện có của HDD, gõ xong bấm Enter để chương trình thực hiện.
Page 1 of 34
15/12/08file://C:\Documents and Settings\Nguyen Danh Tuyen\Local Settings\Temp\~hh1BC3.ht...
Thời gian chờ, tùy thuộc vào dung lượng đĩa và số lượng bad.
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS
Nguồn: PCWorld.com.vn
Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng
thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy.Quá trình kiểm tra này được
gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ
diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp.Nếu giải mã được
những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính.
Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chip xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng,
giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán.
Ví dụ, nếu chip điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.
Bài này, chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay
có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được
tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.
(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một
bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài
thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ
và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác
nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST
tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in
được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa
A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI
1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị
trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên,
xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và
khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.
2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn
hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity
error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.
3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo
mạch bị hong
5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.
6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn
phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo
mạch chủ khác.
7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.
8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card
hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.
9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.
10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.
Page 2 of 34
15/12/08file://C:\Documents and Settings\Nguyen Danh Tuyen\Local Settings\Temp\~hh1BC3.ht...
11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.
BIOS PHOENIX
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng
hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp,
đếm số lần bíp.
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.
3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ
phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
Page 3 of 34
15/12/08file://C:\Documents and Settings\Nguyen Danh Tuyen\Local Settings\Temp\~hh1BC3.ht...
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm
việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu
không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.
Thực hiện: Minh Xuân
Máy in laser cá nhân thường không có được sự hỗ trợ kỹ thuật, vì vậy bạn cần biết cách giải quyết một số sự
cố.
Tham vấn wizard: Wizard Windows Printing Troubleshooter chỉ tập trung giải quyết các trục trặc cơ bản, nhưng
rất đáng tham khảo. Trong WinXP, bạn chọn Start.Help and Suport, gõ list of troubleshooter vào trong hộp
Search, và nhấn . Nhấn List of troubleshooters trong khung bên trái, chọn Printing trong cột
troubleshooter ở bên phải, và làm theo từng bước. Trong Win2000, bạn nhấn Start.Help, và chọn
Troubleshooting and Maintenance trên nhãn Contents. Chọn Win2000 troubleshooter, nhấn Print trong danh
sách các wizard troubleshouter ở khung bên phải, và làm theo các bước hướng dẫn. Để mở wizard này trong
WinMe, bạn nhấn Start.Help, gõ troubleshooter vào hộp Search, và nhấn OK. Trong Win98, bạn chọn
Start.Help.Contents.Troubleshooting.Windows 98 Troubleshooter.Print, và làm theo wizard hướng dẩn.
Kiểm tra cơ bản: Kiểm tra điện vào máy in. Cắm chặt các đầu nối cáp. Nhiều máy in có nút điều khiển
online/offline ở mặt trước và có thể bị vô tình chạm vào.
In trang thử: Hầu hết các máy in đều có thể chạy quá trình tự kiểm tra nếu bạn nhấn và giữ một hay nhiều nút
trên panel điều khiển. Nếu như trang kiểm tra tốt thì trục trặc nằm ở cáp dữ liệu, PC, hoặc phần mềm. Nếu trang
in thử không tốt, bạn tham khảo bảng “Những trục trặc phổ biến” để tìm cách giải quyết.
Dùng thứ mới nhất: Cài đặt driver và phần mềm mới nhất cho máy in. Cả hai thứ này đều có ở trang web của
hãng sản xuất. Để cài đặt driver mới trong WinXP, bạn chọn Start.Printers and Faxes và chọn Add a Printer bên
dưới Printer Tasks trên thanh Explorer trong cửa sổ Printer and Faxes. Trong Win 2000/Me/98, bạn loại bỏ
driver của máy in và cài đặt lại. Chọn Start.Settings.Printers để mở cửa sổ Printers. Nhấn phải máy in này, chọn
Delete (chọn Yes nếu được hỏi xác nhận), mở lại cửa sổ Printers nếu nó bị đóng, nhấn đúp Add Printer, và
hoàn tất việc cài đặt lại.
Chấm dứt kẹt giấy: Tháo bỏ các tờ giấy bị kẹt bằng cách kéo chúng ra theo chiều thuận như khi in. Nếu máy in
bị kẹt thường xuyên, bạn ngắt điện khỏi máy, để cho máy nguội, tháo cartridge mực ra ngoài, và kiểm tra xem
có vật gì gây cản trở bên trong không.
Kiểm tra đầu nối: Nếu máy in dùng đầu nối USB, bạn mở Device Manager và tìm dấu X màu đỏ, hoặc dấu chấm
than trong vòng tròn màu vàng nằm kề bên những liệt kê thiết bị USB. (Trong Win XP/2000/Me, bạn nhấn Start,
nhấn phải My Computer, và chọn Properties.Hardware.Device Manager. Trong Win98, bạn nhấn phải My
Computer và chọn Properties.Devices Manager). Những biểu tượng này có thể là dấu hiệu của trục trặc trong
kết nối máy in với PC. Nếu máy in ngưng hoạt động khi hệ thống ra khỏi chế độ hibernate hay chế độ chờ
(suspend), bạn nhấn đúp lên từng Root Hub bên dưới mục USB, chọn Power Management, và bỏ chọn đối với
Allow the computer to turn off this device to save power. Trường hợp đang dùng hub USB, bạn thử nối trực tiếp
máy in với cổng USB trên PC xem có giải quyết được trục trặc không.
Minh Xuân
PC World Mỹ 3/2005
Đảm bảo hoạt động cho máy in Laser
Page 4 of 34
15/12/08file://C:\Documents and Settings\Nguyen Danh Tuyen\Local Settings\Temp\~hh1BC3.ht...
Làm thế nào phát hiện lỗi bộ nhớ
Bạn gặp phải trục trặc hệ thống với nhiều lỗi hệ thống kì lạ và nghi ngờ liệu có phải do
những thanh nhớ RAM chất lượng kém ? Bài viết này sẽ giúp bạn lần theo dấu vết và xác
định nguồn gốc những lỗi đó.
Chiếc máy tính chạy hệ điều hành Windows của bạn gặp lỗi mà không có lý do nào cả ?
Chuyện này cũng bình thường thôi, với hàng triệu dòng lệnh cho Windows và các phần
mềm, sai sót là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng nếu nó có lặp lại nhiều lần vào những thời
điểm lộn xộn lại là một vấn đề khác. Trong trường hợp này, có nhiều khả năng bộ nhớ của
máy tính bạn đang sử dụng có vấn đề bất ổn. Bộ nhớ lỗi sẽ khiến cho máy tính không ổn
định và gặp nhiều lỗi khó xác định. Những lỗi này đôi khi khiến cho bạn trở nên kẻ ngớ ngẩn
trước những kĩ thuật viên ở các cửa hàng vì chúng cực khó để tái hiện lại. Trong bài viết này,
chúng ta sẽ cùng đề cập tới các triệu chứng thường gặp của bộ nhớ bị lỗi cũng như tìm hiểu
một số phần mềm kiểm tra RAM sẽ giúp bạn rà soát các trục trặc có thể phát sinh.
I – Khi bộ nhớ tốt gặp trục trặc:
Một thanh RAM máy tính bao gồm nhiều chip nhớ Silicon hàn vào một bản mạch. Cấu trúc
này khiến cho bộ nhớ có tỉ lệ an toàn cao hơn nhiều so với các linh kiện khác trong PC. Tuy
nhiên nó lại là một trong những thành phần được sản xuất với số lượng nhiều và nhanh nhất.
Các chip DRAM được kiểm tra trước khi vận chuyển đi. Quy trình này sẽ loại bỏ phần lớn
các chip lỗi. Mặc dù vậy, một thanh nhớ tốt có thể chuyển thành lỗi với vô vàn khả năng
khác nhau.
Trước tiên cần đề cập tới vấn đề tĩnh điện từ những thao tác lắp ráp hoặc vận hành thiết bị sai
quy cách. Bạn nên tránh vuốt ve chó mèo khi đang lắp cặp RAM 1GB đắt tiền mới mua.
Tương tư như vậy, xung điện hoặc những bộ nguồn kém chất lượng sẽ “luộc” cặp RAM của
bạn nhanh hơn trước khi bạn kịp nhận ra. Ngoài ra, nếu bạn là dân chơi ép xung, thao tác ép
điện RAM lên quá cao cũng sẽ làm hỏng những chủng loại RAM với chip nhớ kém sức chịu
đựng.
Lý do thứ hai chính là vấn đề bụi bặm trong máy tính hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ gây ra
chạm mạch giữa các đoạn mạch gần nhau khiến cho RAM bị hỏng. Những tác động vật lý
như rơi, dính nước, nhiệt độ cao cũng có tác động xấu.
Một lý do nữa hiếm xảy ra nhưng bạn cũng nên để ý đó là việc bo mạch chủ của bạn có các
khe RAM lỗi. Bất cứ thanh RAM nào tốt khi gắn vào các khe cắm lỗi cũng trở nên bất ổn
mặc dù chúng không phải như vậy.
Thật may mắn khi bộ nhớ máy tính hiện đại được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn
đồng loạt nên có rất ít lỗi từ phía nhà sản xuất so với các sản phẩm linh kiện còn lại. Đại đa
số nơi bán đều cung cấp chế độ bảo hành lên tới vài năm. Thậm chí những nhà sản xuất như
Corsair, Crucial hay Kingston còn bảo hành trọn đời cho các thanh RAM của họ. Tất nhiên
người dùng phải trực tiếp gửi về tận hãng sau thời hạn bảo hành do đại lý đặt ra.
II – Dấu hiệu nhận biết bộ nhớ bị lỗi:
Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dấu hiệu để người dùng xác định bộ nhớ gặp trục trặc, tuy
nhiên chúng ta hãy bắt đầu với nhưng thứ thông dụng nhất:
1. MÀn hình xanh BSOD (Blue Screen of Death) trong khi bạn đang cài hệ điều hành
Windows 2000/XP. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bộ nhớ hoạt động bất bình thường.
Page 5 of 34
15/12/08file://C:\Documents and Settings\Nguyen Danh Tuyen\Local Settings\Temp\~hh1BC3.ht...
2. Trong khi chạy Windows 2000/XP, hệ thống thỉnh thoảng phát sinh lỗi gây sụp ngẫu
nhiên hoặc tự nhảy ra BSOD. Chi tiết này đôi khi còn là do quá tải nhiệt nên bạn cần kiểm
tra kĩ lưỡng thêm trước khi kết luận.
3. Lỗi trong khi bạn đang sử dụng những ứng dụng đòi hỏi nhiều RAM ví dụ như game 3D,
các phép thử nghiệm, dịch mã, photoshop…
4. Hình ảnh trên màn hình bị vỡ, xé… lỗi này đôi khi còn do card đồ họa, bạn nên kiểm tra
thêm.
5. Máy tính không khởi động được. Dấu hiệu này đôi khi còn đi kèm thông báo của BIOS về
lỗi bộ nhớ với những tiếp bíp dài lặp lại liên tục. Đối với trường hợp này, bạn không thể sử
dụng các ứng dụng kiểm tra mà nên yêu cầu có thiết bị chuyên dụng hoặc gửi trả RAM về
nơi mua để nhận được chế độ bảo hành thích hợp.
III – Thủ thuật kiểm tra lỗi bộ nhớ:
Trước khi tiến hành chạy bất cứ chương trình kiểm tra nào được nêu ra dưới đây, bạn nên
xác định có bao nhiêu thanh nhớ RAM đang được sử dụng trong hệ thống. Nếu bạn đã biết
con số này, bạn có thể chuyển thẳng sang bước tiếp theo. Nếu không, bạn mở nắp máy tính
rồi xác định vị trí RAM trên bo mạch chủ tương tự như trong hình bên (thường nằm ngay sát
CPU). Chú ý không đụng tới những thành phần có dán tem bảo hành. Thật chẳng thích thú
chút nào khi vừa phát hiện ra lỗi hệ thống vừa làm mât giá trị bảo hành của máy.
Các chương trình chẩn đoán bao gồm:
- Memtest86+ (www.memtest.org):
Cũng tương tự như Windows Memory Diagnostic được nêu lên ở phía dưới bài viết,
Memtest86+ có hai phiên bản một trên đĩa mềm khởi động và một trên CD. Phiên bản mới
nhất của chương trình này còn nhận diện được một số thông tin về máy tính ví dụ như số
hiệu chipset, chủng loại CPU và tốc độ bộ nhớ. Khả năng cơ bản của Memtest86+ là thực
hiện nhiều phép thử ở mức thường lẫn nâng cao với những khoảng thời gian và độ nặng biến
đổi liên tục. Điều này giúp cho bộ nhớ trải qua mọi điều kiện làm việc đa dạng tạo khả năng
cho lỗi xuất hiện dễ dàng hơn nếu chúng đang tiềm ẩn. Để sử dụng chương trình, bạn tải về
một trong hai phiên bản ảnh đĩa mềm hoặc file ISO ảnh đĩa CDROM. Đối với file ảnh đĩa
mềm, bạn chỉ việc chạy nó và cho một đĩa mềm trống vào ổ, chương trình sẽ tự động tạo đĩa
khởi động. Vời CDROM, các bước phức tạp hơn vì sau khi tải được file ảnh CD về máy, bạn
phải sử dụng một trong các chương trình ghi đĩa chuyên dụng ví dụ như Nero Burning ROM
hay Easy CD Creator để ghi ra CD trắng dưới dạng đĩa khởi động Boot-CD.
Sau khi xong, bạn khởi động lại máy tính ở chế độ boot từ CD hay đĩa mềm (xác lập trong
BIOS bằng cách nhấn phím Del khi có thông báo hiện ra trên màn hình). Memtest sẽ tự động
được kích hoạt và kiểm tra bộ nhớ. Các thông tin chi tiết về hệ thống sẽ hiển thị ở góc trái
màn hình. Bạn có thể mở menu chức năng thông qua phím C và chọn giữa các menu bằng
các con số để thiết lập chế độ kiểm tra phù hợp với nhu cầu của mình. Thông thường phép
thử số 5 và số 8 là nặng nề nhất.
- Docmem:
Docmem là một tiện ích của Simmtester và nó đã có mặt trên thị trường từ rất lâu, tuy nhiên
đa số được sử dụng trong các cửa hàng máy tính hoặc trung tâm bảo hành. Mặc dù được
phân phối miễn phí nhưng để tải Docmem về máy tính của mình, bạn phải thực hiện việc
đăng kí tài khoản trên website của hãng tại
(www.simmtester.com/PAGE /products/doc/docinfo.asp)
Tương tự như với Memtest, bạn phải cài đặt Docmem lên một đĩa mềm rồi dùng nó để khởi
động hệ thống. Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra bộ nhớ ở hai chế độ nhanh (Quick Test)
hoặc kéo dài thử độ bền (Burn-In), chế độ này chỉ ngừng lại khi có lệnh của bạn. Bất cứ lỗi
nhớ nào được phát hiện sẽ hiện lên phía dưới màn hình.
- Windows Memory Diagnostic:
Page 6 of 34
15/12/08file://C:\Documents and Settings\Nguyen Danh Tuyen\Local Settings\Temp\~hh1BC3.ht...
Đây là một công cụ miễn phí của Microsoft với chức năng hoạt động tương tự như Memtest.
Nó có hai phiên bản đĩa mềm và đĩa CD ROM, cách cài đặt h