Email marketing - Bí quyết để khách hàng mở thư của bạn

Nếu bạn muốn có môt chiến dịch email marketing hiệu quả, điều quan trọng và tiên quyết là làm sao cho nhiều, thật nhiều khách hàng phải mở e-mail của bạn. Từ đây, may ra họ mới tiếp tục truy cập vào website hoặc mua hàng.Nhưng làm thế nào để khách hàng thường xuyên mở email của bạn đây? Dưới đây là bốn bí quyết chính sẽ hỗ trợ cho bạn.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Email marketing - Bí quyết để khách hàng mở thư của bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Email marketing - Bí quyết để khách hàng mở thư của bạn Nếu bạn muốn có môt chiến dịch email marketing hiệu quả, điều quan trọng và tiên quyết là làm sao cho nhiều, thật nhiều khách hàng phải mở e-mail của bạn. Từ đây, may ra họ mới tiếp tục truy cập vào website hoặc mua hàng.Nhưng làm thế nào để khách hàng thường xuyên mở email của bạn đây? Dưới đây là bốn bí quyết chính sẽ hỗ trợ cho bạn. 1. Email marketing phải giải quyết được vấn đề Nếu bạn biết các email newsletter sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề mà bạn đang gặp phải thì liệu bạn có đăng ký theo dõi hay nhận e-mail không? Nếu người gửi đảm bảo chắc chắn rằng mỗi email mà họ gửi ra sẽ đưa bạn gần đến cái đích để giải quyết vấn đề thì bạn sẽ mở nó chứ? Một ví dụ điển hình về một công ty đã thực hiện được điều này, đó là Quibb, một website về tin tức chuyên nghiệp, cho phép mọi người có thể chia sẻ những thông tin liên quan đến công việc. Bằng cung cấp tin tức và cho phép người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt những vấn đề liên quan đến lĩnh vực của mình, newsletter này giúp những người theo dõi tin tức sẽ giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải. Cách tiếp cận trong việc giải quyết vấn đề của Quibb khiến cho tỉ lệ mở email marketing tin tức trung bình đạt khoảng từ 50% – 70%. Theo thống kê của Hiệp hội Tiếp thị Trực tiếp của Mỹ (Direct Marketing Association), tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình 25,6% mở email marketing ở Bắc Mỹ. Email của bạn phải giải quyết được vấn đề nào đó mà khách hàng quan tâm 2. Tiết kiệm tiền cho khách hàng Các email giao dịch hàng ngày sẽ tăng lên nhanh chóng nếu bạn biết đem đến cơ hội tiết kiệm tiền cho các subscribers (người theo dõi tin tức của bạn). Khách hàng chi ra một khoản tiền nhưng thực chất là để tiết kiệm, tức là khách hàng sẽ mất phí theo dõi tin tức nhưng đổi lại họ sẽ nhận được những ưu đãi như: 50% giảm giá bữa tối tại nhà hàng mà họ luôn muốn đến hay giảm 40% phí thay dầu xe mà họ đã cố gắng dành dụm trong 1 tháng. Đơn giản thôi, những người làm Marketing B2C (Doanh nghiệp tới khách hàng) thường đặt những từ kiểu như “khuyến mại”, “tiết kiệm”, “giảm giá” hay “miễn phí giao hàng” vào trong tiêu đề email marketing của họ. Rất nhiều người đọc lưu lại những email kiểu vậy cho những lần shopping tiếp theo. Và dần dần họ sẽ có thói quen tìm kiếm trong inbox của mình những e-mail ưu đãi đặc biệt như vậy. Bạn nên thử nhiều kiểu ưu đãi khác nhau cho chiến dịch email marketing của mình. Thỉnh thoảng, giao hàng miễn phí sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những chiết khấu giảm giá. Hay đôi khi, giúp khách hàng tiết kiệm được 1$ lại là phương thức marketing hiệu quả nhất. Hãy thử những tiêu đề mail khác nhau để kiểm chứng được hình thức nào sẽ khiến cho độc giả quan tâm nhất. 3. Cung cấp kiến thức cho khách hàng Một vài trong số chúng ta thường đi theo phương châm “luôn luôn học hỏi”. Và để trau dồi kĩ năng của mình, chúng ta cần phải đọc nhiều về thông tin kinh doanh, kiến thức chuyên ngành, tham gia một vài khóa đào tạo. Nhiều marketer rất thông minh khi khai thác khía cạnh này thông qua việc gửi mail và hứa hẹn rằng sẽ đáp ứng được phương châm đó của độc giả. Một ví dụ cụ thể đó là email marketing gửi vào chủ nhật hàng tuần của chuyên gia về phương tiện truyền thông xã hội Chris Brogan. Brogan chia sẻ những kiến thức của ông với mục đích rằng những người theo dõi tin tức sẽ lĩnh hội được những kiến thức mà ông đem lại và trở nên ngày một hiểu biết hơn. Email gần đây với tựa đề “The Sidewalk, The Storefront và the Back Room” (Vỉa hè, mặt tiền cửa hàng và căn phòng bí mật), Brogan đã nói về “những điểm tiếp xúc của cơ hội”, ông chia sẻ về cách mà những khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến bạn. Chính vì những điều này mà tỉ lệ mở email của ông luôn đạt ở mức trên 40%. Ngoài ra, rất nhiều những câu nói bất hủ của ông được chia sẻ trên mạng xã hội. Và đó là lý do ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến ông hơn. Nếu những email của bạn đang có xu hướng chỉ tập trung vào thương mại thì lần tới bạn nên thử kết hợp nhiều ý tưởng khác kèm theo nó nhé. Đừng thể hiện một cách thương mại hóa, hãy thể hiện dưới dạng cung cấp thông tin. Đừng chỉ quảng bá về sản phẩm hay thương hiệu, hãy cung cấp thông tin khách hàng muốn đọc 4. Đưa yếu tố giải trí vào E-mail Marketing Có một vài email marketing đã bổ sung thêm chuyên mục giải trí để tăng số lượng người đọc và sales. MarketingProfs là một ví dụ, năm ngoái họ đã đặt thêm những video hài hước trong các bài blog và email của mình để thu hút lượng độc giả hàng năm trên diễn đàn B2B (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp) của mình. Dù không dám chắc rằng video đem lại hiệu quả thế nào trong việc mở email của độc giả nhưng chắc chắn một điều rằng, ngay sau khi email gửi đi, MarketingProfs đã bán được rất nhiều đơn hàng. Tác giả của bài viết (Mr. DJ Waldow) cũng đã thử làm như vậy đối với email của mình. Những video trong email nào mà được chia sẻ và truy cập nhiều nhất thì luôn thu hút được một lượng đăng kí nhận email nhiều hơn. Việc xây dựng một email vừa đảm bảo được tính giải trí và vừa tiết kiệm được tiền cho độc giả hay vừa đảm bảo yếu tố cung cấp kiến thức và vừa tiết kiệm thời gian cho những người theo dõi là có thể làm được nhưng những E-mail Marketing chỉ nên tập trung vào 1 trong 4 cách thức này mà thôi. Như vậy, email của bạn mới có điểm nhấn và tạo được hiệu quả cao nhất. Giờ hãy quan sát email marketing mới đây nhất mà bạn gửi đi. Bạn có xác định được nó thuộc loại nào trong 4 lý do DJ Waldow vừa nêu trên khiến cho những người theo dõi đọc email của bạn không? Nếu câu trả lời là “không phải những lý do trên” thì bạn nên cân nhắc lại cách tiếp cận marketing của bạn đấy.