Emily Dickinson – Linh hồn thơ bất tử

TÓM TẮT Emily Dickinson (1830 – 1886) được xem là hiện tượng thơ độc đáo của Hoa Kỳ ở thế kỉ XIX, nhưng sự phát hiện này khá muộn màng. Với 1775 bài thơ mà chỉ có sáu bài được xuất bản lúc sinh thời, thiên tài thi ca Emily Dickinson là nguồn thơ mênh mông trên thi đàn Hoa Kỳ. Bằng chất thơ dung dị, giàu hình tượng, trí tuệ và dí dỏm, v.v. Emily Dickinson được nhiều nhà nghiên cứu cho là hiện đại và cách tân hơn cả Walt Whitman. Bà là người đầu tiên sử dụng lối thơ hai câu liền vần (para–rhyme). Thiên về khai thác cái chìm khuất, mặt tối của tâm hồn, cái chết, nấm mồ, vật chất và phi vật chất, v.v. Emily Dickinson đã cho thấy thế mạnh trong bản sắc thơ mình. Nét phong cách đó đã khiến bà gần gũi hơn với độc giả thế kỉ XX

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Emily Dickinson – Linh hồn thơ bất tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EMILY DICKINSON – LINH HỒN THƠ BẤT TỬ LÊ HUY BẮC(*) TÓM TẮT Emily Dickinson (1830 – 1886) được xem là hiện tượng thơ độc đáo của Hoa Kỳ ở thế kỉ XIX, nhưng sự phát hiện này khá muộn màng. Với 1775 bài thơ mà chỉ có sáu bài được xuất bản lúc sinh thời, thiên tài thi ca Emily Dickinson là nguồn thơ mênh mông trên thi đàn Hoa Kỳ. Bằng chất thơ dung dị, giàu hình tượng, trí tuệ và dí dỏm, v.v. Emily Dickinson được nhiều nhà nghiên cứu cho là hiện đại và cách tân hơn cả Walt Whitman. Bà là người đầu tiên sử dụng lối thơ hai câu liền vần (para–rhyme). Thiên về khai thác cái chìm khuất, mặt tối của tâm hồn, cái chết, nấm mồ, vật chất và phi vật chất, v.v. Emily Dickinson đã cho thấy thế mạnh trong bản sắc thơ mình. Nét phong cách đó đã khiến bà gần gũi hơn với độc giả thế kỉ XX. ABSTRACT Emily Dickinson (1830 – 1886) is a typical poet in the U.S.A. in the 19th century, but this discovery was so late. She wrote 1775 poems, but only six of them were published in her lifetime. She is considered as one of the most famous poets in the world. Her voice is full of intellect, humour, and simplicity. Many critics confirmed that Emily Dickinson’s poems were more innovative than Walt Whitman’s. She is the first one using the para–rhyme poem. Her poems cultivate the dark side of soul, the death, the grave... Her style is familiar with the moderm readers in the 20 th century. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Emily Dickinson (1830 – 1886) được xem là hiện tượng thơ độc đáo của Hoa Kỳ ở thế kỉ XIX, nhưng sự phát hiện này khá muộn màng. Với 1775 bài thơ mà chỉ có sáu bài được xuất bản lúc sinh thời, thiên tài thi ca Emily Dickinson là nguồn thơ mênh mông trên thi đàn Hoa Kỳ. R. P. Blackmur, một phê bình gia thế kỉ XX, nhận xét rằng đôi lúc đọc thơ Dickinson ông có cảm giác như thể “một chú mèo đến bên ta và nói tiếng Anh”. Bằng chất thơ dung dị, giàu hình tượng, trí tuệ và dí dỏm, Emily Dickinson được nhiều nhà nghiên cứu cho là hiện đại và cách tân hơn cả Walt Whitman. Bà là người đầu tiên sử dụng lối thơ hai câu liền vần (para–rhyme). Thiên về khai thác cái chìm khuất, mặt tối của tâm hồn, cái chết, nấm mồ, vật chất và phi vật chất, v.v. Emily Dickinson đã cho thấy thế mạnh trong bản sắc thơ mình. Nét phong cách đó đã khiến bà gần gũi hơn với độc giả thế kỉ XX, đặc biệt là vào những năm 1950 khi ở Hoa Kỳ dấy lên phong trào tái phát hiện Dickinson và khi Thomas H. Johnson cho xuất bản tổng tập Thơ Emily Dickinson (The Poems of Emily Dickinson, 1955) gồm ba tập, thì thơ bà lại càng nổi tiếng và ăn sâu vào tâm hồn của người dân Hoa Kỳ. 2. NỘI DUNG Emily Dickinson sinh tại Amherst bang Massachusetts, vào ngày 10-12-1830. Mẹ Emily Dickinson là bà Emily Norcross Dickinson. Một số tài liệu gần đây cho biết bà là người có học vấn khá cao. Nhưng tình cảm giữa mẹ và con gái không được gắn bó thắm thiết. Dickinson luôn cảm thấy xa lạ với mẹ. Nhưng cả hai mẹ con Dickinson có cùng tố chất là khả năng cô độc trước (*) PGS.TS, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cuộc sống con người. Bố Emily Dickinson ông Edward Dickinson tốt nghiệp tại Đại học Yale danh tiếng, là luật sư kiêm nghị sĩ của bang, một nhà hoạt động chính trị và xã hội không biết mệt mỏi cho đến lúc qua đời. Dickinson thừa hưởng được cả hai lối sóng trái ngược này từ cả cha và mẹ. Emily thu được nhiều thành quả đáng khích lệ trong học tập. Thời gian sau, năm 1847 bà trở thành sinh viên xuất sắc bậc nhất của trường. Năm 17 tuổi, Dickinson chuyển đến South Hadley, Massachusetts học tại trường dòng Mount Holyoke dành cho nữ sinh. Dickinson chỉ theo học chưa đến một năm rồi trở lại nhà. Nguyên nhân được đưa ra là vì bà nhớ nhà và sức khỏe không tốt. Tuy nhiên, có lẽ đây mới là lí do thực: Dickinson đã không kí vào bản tuyên thệ chung tuyên bố lòng trung thành dành cho Chúa. Trở về ngôi nhà thân quen, Dickinson bắt tay sáng tác những vần thơ đầu tiên. Năm 1862, tờ tạp chí danh tiếng Atlantic Monthly đề nghị in thơ Dickinson. Tác giả đồng ý và gửi mấy bài đến biên tập viên Thomas Wentworth Higginson. Higginson đề nghị sửa chữa chút ít những bài thơ đó, Dickinson không chấp nhận. Tuy có bất đồng về chuyện thơ ca, nhưng quan hệ hai người từ đó trở nên thân thiết. Có lẽ họ đã có khoảng thời gian yêu nhau. Những ngày tháng êm đềm trôi mau, bất hạnh ngả dài bóng lên cuộc sống gia đình Dickinson. Thị lực bà ngày càng kém. Bác sĩ cấm bà không được đọc hay viết lách gì. Đấy quả là cú sốc lớn. Năm 1874, bố bà đột tử. Kể từ đây, Dickinson hạn chế giao du với bên ngoài, ngoài một số phóng viên báo chí và bạn bè thân. Dickinson có vẻ hài lòng với cuộc sống cô độc. Bà quẩn quanh trong ngôi nhà và khu vườn, nơi thỉnh thoảng bọn trẻ đến chơi đùa ầm ĩ. Những năm tiếp theo, các bạn bè thân thiết của bà lần lượt qua đời. Bản thân Dickinson bị bệnh thận đe dọa. Dickinson qua đời vào ngày 15 tháng 5 năm 1886, ở vào tuổi năm sáu. Thi hài bà được mai táng tại nghĩa trang ở Amherst, Massachusetts. Bà không muốn được làm lễ ở nhà thờ. Đám tang được cử hành thẳng từ nhà bà ra nghĩa địa. Bà được liệm bằng bộ đồ trắng ưa thích vào những năm cuối đời, trước khi đặt vào quan tài. Mặc dù được người thân và bạn bè khuyến khích xuất bản thơ, nhưng suốt đời mình, Dickinson chỉ cho in sáu bài. Sau khi bà qua đời, cô em Lavinia tìm thấy hàng trăm bài thơ được đóng thành tập bởi chính tay Dickinson trong phòng bà. Rất ít bài có nhan đề, phần nhiều là chưa được hoàn thành. Với sự giúp đỡ của Higginson và Mabel Loomis Todd, Lavinia sắp xếp các bài thơ đó thành từng tập theo năm. Hai tập thơ đầu tiên được in sau khi Dickinson mất là: Thơ (Poems, 1890) và Thơ: Tuyển hai (Poems: Second Series, 1891). Nhận định về ma lực của thơ, Emily Dickinson nói, “Nếu tôi đọc một cuốn sách và nó làm cho cơ thể tôi lạnh đến mức không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm được, thì tôi biết đấy là thơ. Nếu tôi cảm nhận cơ thể mình như thể đỉnh đầu bị phạt bay mất thì tôi biết đấy là thơ”. Với quan niệm mang tính cách mạng chống lại những hủ tục tôn giáo đang đè nặng lên lương tri thời đại, Dickinson đưa ra khẩu hiệu: “Linh hồn chọn xã hội riêng của nó”. Bà muốn bản thân và mọi người được sống cuộc sống đắm say nơi trần thế với tất cả mọi đóng góp lẫn những lỗi lầm có thể chấp nhận. Chúa khuyên con người hành xác nhằm giữ sự tinh khiết của bản thân để dễ dàng lên thiên đường, trong khi đó Dickinson thì kêu gọi giải phóng tính dục để con người được sống một cuộc sống bình thường với những thú vui trần thế. Bài thơ số 249 được mở đầu bằng điệp khúc Đêm cuồng say! – Đêm cuồng say! (Wild Nights! – Wild Nights!)[1]: Đêm cuồng say! – Đêm cuồng say! Ta với ngươi Đêm cuồng say Ta ngất ngây! Phù du – cơn gió – Trái tim trong bến cảng Quay với la bàn Quay với hải đồ Chèo trong thiên đường A, biển Ta buông neo – đêm nay Trong ngươi! Bài thơ được xem là biểu tượng tính dục của con người, của “cái tôi” Dickinson. “Đêm cuồng say” ẩn dụ cho nỗi khao khát tình dục. “Đêm cuồng say” và “ta” cùng say đắm, ngất ngây nhau. “Cơn gió” ẩn dụ cho khát vọng tự do, buông thả cảm xúc, xác thịt. Nhưng “cảng”, “ la bàn”, “hải đồ” là những hình ảnh biểu tượng cho đạo lí, cho “lực cản” của khao khát bản năng. Khổ cuối diễn tả sự thỏa mãn tình dục. “Biển” là nước. Bơi “trong thiên đường” là bơi trong ngất ngây hạnh phúc. Với dung mạo đoan trang, Dickinson được xem là “hoa khôi của xứ Amherst”. Bà là nhà thơ “vượt thời” của nền thơ ca Hoa Kỳ. Sinh thời không phải Dickinson cực đoan đến mức chỉ sáng tác thơ cho riêng mình mà ắt hẳn chỉ vì bà e sợ thái độ của độc giả đương thời đối với thơ mình. Thơ Dickinson chan chứa ân tình và khao khát một cuộc sống mãnh liệt. Đa số thơ của Dickinson không có nhan đề, dựa vào ngày tháng sáng tác mà các nhà tuyển chọn đánh số hay lấy câu đầu tiên dùng làm nhan đề. Chỉ cần đọc lướt qua các “nhan đề” này, chúng ta sẽ thấy được niềm khao khát sống đó: Bởi vì tôi không thể dừng lại đợi cái chết (Because I Could Not Stop for Death), Tôi Không Ai! Bạn là Ai? (I'm Nobody! Who are You?), và Đêm cuồng say! Đêm cuồng say! (Wild Nights! Wild Nights!). Dickinson tuy cùng thời với Whitman và cùng nổi tiếng với những cách tân thơ táo bạo. Nhưng thiên hướng của họ khác nhau. Nếu thơ của Whitman cuồn cuộn chảy thì thơ của Dickinson rất kiệm lời. Thơ Whitman thiên về cảm xúc và cảm hứng lãng mạn mạnh mẽ thì thơ Dickinson thiên về trí tuệ và ẩn dụ. Nếu không quen đọc thơ theo lối ẩn dụ thì không thể nào hiểu được Dickinson. Hơn nữa, bà thường sử dụng câu thơ ít chữ và hình thức bài thơ ngắn, cũng như cách diễn đạt rất trúc trắc mơ hồ. Ngay đến cả học sinh bản địa, khi được giáo viên yêu cầu phân tích thơ Dickinson, bài Đêm cuồng say! Đêm cuồng say! thì không ít ý kiến cho rằng mình chẳng biết bài thơ nói gì, cực đoan hơn, có em còn cho rằng làm thơ như thế thì thật điên rồ. Không chỉ sử dụng ẩn dụ, những rắc rối mà thơ Dickinson mang lại cho những độc giả lười biếng còn ở chỗ, thơ bà giống nhiều với cách nói năng thường nhật của con người. Có điều lối nói đó thường xuyên được bỏ lửng, bị nhảy cóc khiến người đọc khó lần ra mối dây dẫn dắt. Xét ở góc độ này, thơ của Dickinson ít nhiều đã vươn đến ranh giới của “tư duy gián đoạn” của thơ Siêu thực thế kỉ XX. Dickinson là nhà thơ nhạy cảm. Thơ bà là sự đối thoại quyết liệt trước sự khắt khe của truyền thống đạo đức gia đình theo thuyết Calvin. Bà khám phá cho riêng mình một thế giới tinh thần, thường là nhức nhối, mang tính riêng tư và thậm chí là có thể bị xem là tà đạo vì cho ra đời những vần thơ báng bổ: Tôi không mất gì nhiều trừ hai lần – Và một lần nằm yên trong đất Hai lần tôi là người hành khất Đứng trước cửa Chúa Trời Thiên thần – hai lần hạ cánh Trả lại tài sản cho tôi – Kẻ cắp! Chủ ngân hàng – Cha cố! Tôi lại trắng tay một lần! Cùng nhớ lại cái ngày cha bà phát hiện ra những dấu hiệu bất thường từ con gái. Việc làm đầu tiên của ông là mời một vị linh mục đến kiểm tra đức tin của con mình. Cuộc kiểm tra đó không ai biết được nội dung cụ thể, nhưng Dickinson được thông báo là đã vượt qua được một cách bình yên. Tuy nhiên, chính bà về sau đã đưa ra lời tuyên bố bằng thơ mang tính phỉ báng tôn giáo: Thiên đường không tìm thấy trên mặt đất thì sẽ chẳng thể nào tìm thấy trên kia. Xem thế để thấy những mâu thuẫn không dễ gì được giải tỏa trong tâm hồn bà. Rõ ràng bà đã để tâm hồn hướng đến thế giới tự do và đầy bản năng của con người nhưng cuộc sống của một con chiên ngoan đạo dẫu chỉ là về mặt hình thức thì bà đâu dám cởi bỏ tuyệt đối. Kiểu mâu thuẫn này còn được thấy ở hầu hết các hành động, suy nghĩ của Dickinson. Ngay đến cả tình yêu cũng vậy. Một đằng thi nhân muốn từ bỏ, những mặt khác đâu dễ để từ bỏ (bài thơ số 47), ngay cả khi tình yêu đó đâu còn mặn nồng: Nào, con tim! Về người ấy đêm này Ta và mi hãy cùng quên lãng. Ta sẽ quên nguồn sáng Còn mi – nồng ấm, mê say. Khi quên rồi, mi hãy nói cho ta Để ta, sẽ bắt đầu tim nhé Chứ bây giờ mi lần lữa Thì ta vẫn cứ nhớ về. (Nguyễn Viết Thắng dịch) Trạng thái lưỡng lự luôn xuất hiện trong thơ Dickinson. Điều này chứng tỏ ở bà có sự giằng xé nội tâm mạnh. Nữ sĩ muốn vượt lên tất cả, bất chấp tất cả để sống cuộc sống đúng nghĩa với bản chất mình, nhưng thực không dễ. Đây cũng chính là lí do đã khiến bà khép kín lòng mình, sống cuộc đời gần như là ẩn dật trong căn phòng trên tầng hai mà rất hiếm khi xuống đất. Hình ảnh Dickinson với bộ đồ màu trắng còn in lại rất lâu trong kí ức của nhiều đứa trẻ trong vùng. Bà thường cho chúng kẹo, được đưa xuống từ tầng hai bằng một sợi dây buộc chiếc giỏ. Sợi dây ấy, những đứa trẻ ấy cũng là những tiếp xúc hiếm hoi của Dickinson với thế giới bên ngoài. Chơi với trẻ con, khước từ cuộc sống xã hội để sống trọn vẹn với thế giới tưởng tượng phong phú của mình, Dickinson muốn khẳng định cái tôi độc lập. Một cái tôi tinh khiết của riêng mình. ở đây có sự đối lập giữa tôi và xã hội. Xã hội, cộng đồng, đời sống công cộng, quả là điều gì đó khủng khiếp với Dickinson. Bà ao ước mình được là Không Ai (Nobody) trong bài thơ số 260. Nhưng cũng như cuộc sống của bà, ao ước đó cũng chỉ là ao ước, bởi một khi được sinh ra con người muốn hay không cũng đều gắn với một cộng đồng nào đó. Tôi Không Ai! Bạn là Ai? Cũng Không Ai nốt đúng không nào? Vậy ta thành cặp đi bạn nhé Đừng nói, người đời tách ta ra. Thật khủng khiếp phải là Ai đó! Sống đời công cộng như chú ếch Gào toáng tên mình suốt đêm ngày Trước vũng bùn lầy đầy ngưỡng mộ! Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ dung dị. Giống nhiều bài thơ khác, nữ sĩ xuất hiện ở ngôi tôi. Tôi đó xác định mình là Không Ai. Cách xác định này tạo ra một phản đề với thế giới nhân quần xung quanh là Có Ai (hoặc Ai đó: somebody). Tức là những con người của một cộng đồng, tuân thủ những nếp sống văn hóa và chấp nhận một lối sống quán tính từ bao đời. Nhân vật tôi ở khổ thơ này tỏ vẻ mừng vì đã gặp được một người bạn Không Ai giống mình. Và mừng hơn nữa là hai người có thể kết thành đôi để trở thành Có Ai của một môi trường khác, của một thế giới khác với những chuẩn mực sống khác. Giọng thơ thể hiện sự sợ sệt vì trong một xã hội đã phong kín mọi nẻo đường Không Ai thì việc xuất hiện của tôi và bạn đó sẽ không thể nào tồn tại. Người ta sẽ bắt họ thành Ai đó. Khổ thơ thứ hai mang âm hưởng khác với khổ thơ đầu. Nhà thơ bày tỏ trực tiếp thái độ của mình trước việc trở thành Ai đó và giễu cợt cuộc sống bầy đàn. Điều này chứng tỏ, tác giả đã cảm thấy tự tin hơn. Sự tự tin này có lẽ được bắt nguồn từ chính việc bên cạnh cái Không Ai của tác giả đã có thêm một cái Không Ai nữa. Thế giới của những Ai đó, được ví như thế giới của ếch nhái. Đấy là thế giới tầm thường, thiển cận không có gì đáng nói. Thế nhưng, những chú ếch đó lại suốt ngày ầm ĩ (như bản chất vốn có của loài ếch), khoe khoang bản thân trước cái vũng bùn khốn khổ mà chúng đang sống. Một thái độ nô lệ, tự huyễn hoặc đáng thương. Khát vọng tự do, tự chủ toát lên từ đây. Bài thơ cho thấy nỗi băn khoăn về bản thể và nhu cầu xác định bản thể. Thơ Dickinson xuất phát từ trái tim cô quanh, từ nỗi sợ hãi thế giới xung quanh, nỗi sợ trước sự mong manh của kiếp người, lẫn ma quái, quỷ dữ, nhà thờ, cha cố, v.v. Bà là nhà thơ độc đáo không chỉ ở những vần thơ nghiêm túc, dè dặt, đầy hoài nghi trước bao biến chuyển của cuộc đời mà còn nổi tiếng ở khía cạnh là nhà thơ sống ẩn dật và khá rụt rè khi sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng. Suốt đời mình, Dickinson chỉ viễn du vài chuyến ra ngoài lãnh địa của cha bà. Đó là chuyến đi đến Philadelphia, đến thủ đô Washington D.C., vài chuyến đến Boston. 56 tuổi đời của Dickinson hầu như là 56 năm quẩn quanh thành phố quê hương Amherst, Massachusetts. Sau tuổi 40, bà không bao giờ rời khỏi lãnh địa của gia đình ở Amherst. ấy thế mà thế giới bên ngoài luôn hiện diện trong bà. Chúng đối thoại với tâm hồn rộng mở, sâu thẳm và đầy độ lượng, bao dung. Cũng vẫn là chuyện tình yêu, mãi muôn đời thi nhân đâu ngừng bày tỏ: Chúng ta học tất cả Mọi điều về tình yêu Những vần và những chữ Không thiếu một chương nào Học đến toàn bộ sách Kết thúc luôn nhiệm màu Nhưng sao trong ánh mắt Vẫn dại hơn bao giờ (Phan Nhật Chiêu dịch) Trái tim yêu với vô vàn cung bậc, càng yêu con người càng không thấu hết vẻ diệu kì của nó. Với thi sĩ nói chung và riêng Dickinson cũng thế, người ta sợ cái đích đến của tình yêu. Dickinson trong thơ và cũng như trong đời thực đều luôn giữ cho tình yêu một khoảng cách để... yêu. Khi Otis Lord ngỏ lời cầu hôn, Dickinson từ chối với lí do rằng bà đã quá yêu Otis Lord nên mới không đồng ý lấy ông làm chồng. Cũng thế, trong thơ, Dickinson đã diễn đạt đầy triết lí suy nghĩ này: Tôi sẽ mang đến đấy Diệu kì một trái tim Mà tôi không đủ sức Mang chứa ở trong mình. Trong tôi từng ấp ủ Trái tim ấy mênh mông Và tim tôi từ đó Cũng lớn lên không ngừng Tim tôi càng lớn rộng Người trở nên lạ lùng Trái tim này bát ngát Người làm sao bao dung?[2] (Phan Nhật Chiêu dịch) Dickinson ngưỡng mộ thơ của John Keats và thơ của Elizabeth Barrett Browning, nhưng bà tránh sự làm dáng và không để rơi vào phong cách lãng mạn du dương bay bổng của thời mình. Thay vào đó, Dickinson sáng tạo nên kiểu thơ với các hình ảnh xác thực và súc tích. Thường xuyên bộc lộ sự thông tuệ và nhạo báng, thẳng thắn đến mức trần trụi và để lộ cái nhìn sâu sắc về thế giới bên trong của con người. Đôi khi người ta định danh thơ Dickinson là “thơ của ẩn sĩ”, “thơ của người bán bệnh tật”, của người mang nặng nội tâm với trái tim rỏ máu hay là người sợ không gian rộng lớn,... tất cả nhằm biến bà thành một nữ sĩ lập dị và có phần xa lạ với mọi người. Thực tế, thơ bà mang sắc thái trầm tư, thảng hoặc xuất hiện mấy bài thơ vui và thơ mang chất tụng ca... Nổi bật trong thơ Dickinson là những bài thơ hoặc vần thơ triết lí. Một bài tiêu biểu Trí tuệ rộng hơn bầu trời (The brain is wider than the sky): Trí tuệ nặng như Thượng Đế Ví thử đặt Cân bên Cân Thì chỉ khác chăng có thể Tựa như Âm tiết với Lời Thế kỉ XIX, các nghệ sĩ nối tiếp mạch tôn sùng lí trí được khởi phát từ thời Phục hưng. Nhờ lí trí, con người mới có chỗ dựa mới và họ dần thoát ra khỏi cái bóng của Chúa. Nhờ lí trí, con người ngày một tự tin vào bản thân mình. Lí trí “hiện hình” bằng những phát kiến và thành quả khoa học. Dựa vào đó, con người mới biết trái đất quay xung quanh mặt trời, trái đất hình tròn chứ không phải là hình vuông, trung tâm của vũ trụ như lời Chúa dạy. Những nhận thức lại này đã khiến con người hoài nghi về một thiên đường ở trên cao. Liệu nó có tồn tại? Thật quá mơ hồ và chẳng ai có thể biết. Vậy nên, những giá trị vật chất và những tiêu chí xác thực từng bước dần thay thế cho những viễn tượng mơ hồ. Tư duy thơ của Dickinson cũng nằm trong mạch thức nhận chung ấy. Tuy nhiên, cần phải thống nhất với nhau rằng, dù có lí trí và tỉnh táo đến đâu, thơ Dickinson vẫn cứ hiện diện đầy đủ những giai điệu lãng mạn, đầy ẩn dụ theo lối tư duy thơ thế kỉ XIX. Cũng thế, tâm hồn nhà thơ có đầy trăn trở đên đâu thì cũng ngập tràn cảm xúc và thăng hoa, đến mức bà đã chọn một ngôi sao làm em trong thi phẩm: Tôi có Cô em trong nhà (One sister have I in our house): Tôi có Cô em trong nhà Và một em nữa ở xa Chỉ có một em được nhắc Cả hai đều thuộc về tôi Một đi theo đường tôi đi... Và mặc đồ tôi năm trước Em kia như chim trong tổ Giữ tim chúng tôi ở cùng Em không hát như chúng tôi Mà bằng một giai điệu khác Với bản thân em là nhạc Như Ong nghệ của Mùa hè Không thể không ngợi ca chất trí tuệ trong thơ Dickinson. Chất trí tuệ đó làm nên sự tinh tế đặc dị và những cảm nhận sâu sắc trong thơ bà. Nét phong cách đó được giới học giả tán dương và ta có thể thấy được sự tác động không nhỏ của nó đối với nhiều cây bút thơ, thậm chí là ở thế kỉ XXI này. Bài thơ Đêm cuồng say! – Đêm cuồng say! chúng tôi đã dẫn bên trên hay bài Chỉ vừa mất, khi tôi được cứu! (Just lost, when I was saved!) dưới đây sẽ không bao giờ cũ với thời gian: Chỉ vừa mất, khi tôi được cứu! Chỉ nhận ra khi thế giới vừa qua! Chỉ cho tôi vì khởi đầu Vĩnh Cửu, Khi hơi thở phục hồi, ở phía bên kia Tôi nghe rút lui cơn thuỷ triều thất vọng! Làm Kẻ quay về, vậy thì tôi thấy Những bí mật của giới hạn kia để ngỏ đôi lời Một Thuỷ thủ men theo bờ xa lạ Một Phóng viên nhợt nhạt từ cánh cửa kinh hoàng Trước Dấu niêm phong! Lần tới, hãy ở lại! Lần tới có nhiều thứ để nhìn Bởi tai không nghe Bởi mắt không xét xem kỹ lưỡng Lần tới, hãy nán lại Trong lúc tuổi tác đánh cắp Thế kỉ mệt nhoài lê chân Và Vòng quay thời gian! Như một nghịch lí, mặc dù thơ Dickinson đầy vẻ do dự, nhưng cái cách bà viết chúng ra thì thật thoải mái. Điều đó chứng tỏ, bà luôn là người làm chủ ngôn từ. Bắt nó phải quy phục xúc cảm và tư duy mình. Với Dickinson làm thơ thật dễ dàng hệt như ai đó hít thở khí trời. Nhưng đấy là một “lối