Ethanol – Nguồn nhiên liệu thay thế đầy triển vọng

Nguồn dầu mỏthếgiới đang cạn kiệt dần, cộng với tình hình bất ổn tại các khu vực giàu dầu mỏIran, Iraq, Nigeria khiến nguồn cung không đảm bảo liên tục gây lo ngại cho các nước “khát dầu” phục vụcho nền kinh tế phát triển. Vì thế, tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế đang được các nước đặt lên hàng đầu. Trong sốnhững nhiên liệu thay thế, ethanol nổi lên như một ứng cửviên sáng giá nhất, đáp ứng được các tiêu chuẩn nhưdễsản xuất, giá rẻvà “thân thiện” với môi trường. Tiềm năng của ethanol Ethanol là một loại nhiên liệu thay thếdạng cồn, được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũcốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn, nhưbắp, lúa mì, lúa mạch. Ngoài ra, ethanol còn được sản xuất từcây, cỏcó chứa cellulose, gọi là ethanol sinh học. Ethanol là chất phụgia đểtăng trịsốOctane (trịsố đo khảnăng kích nổ) và giảm khí thải độc hại của xăng. Trong chính sách năng lượng của mình, từ khối EU đến Mỹ, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản đều chú trọng đến ứng dụng ethanol.

pdf14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ethanol – Nguồn nhiên liệu thay thế đầy triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ETHANOL – NGUỒN NHIÊN LIỆU THAY THẾ ĐẦY TRIỂN VỌNG Nguồn dầu mỏ thế giới đang cạn kiệt dần, cộng với tình hình bất ổn tại các khu vực giàu dầu mỏ Iran, Iraq, Nigeria khiến nguồn cung không đảm bảo liên tục gây lo ngại cho các nước “khát dầu” phục vụ cho nền kinh tế phát triển. Vì thế, tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế đang được các nước đặt lên hàng đầu. Trong số những nhiên liệu thay thế, ethanol nổi lên như một ứng cử viên sáng giá nhất, đáp ứng được các tiêu chuẩn như dễ sản xuất, giá rẻ và “thân thiện” với môi trường. Tiềm năng của ethanol Ethanol là một loại nhiên liệu thay thế dạng cồn, được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn, như bắp, lúa mì, lúa mạch. Ngoài ra, ethanol còn được sản xuất từ cây, cỏ có chứa cellulose, gọi là ethanol sinh học. Ethanol là chất phụ gia để tăng trị số Octane (trị số đo khả năng kích nổ) và giảm khí thải độc hại của xăng. Trong chính sách năng lượng của mình, từ khối EU đến Mỹ, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản đều chú trọng đến ứng dụng ethanol. Mỹ là nước sử dụng năng lượng nhiều nhất thế giới, và hầu hết đều nhờ nguồn cung bên ngoài nhiều bất ổn. Mỹ tìm nhiều cách, kể cả chiến tranh, để khơi nguồn dầu chảy về nước này nhưng không thành công. Trong những phát biểu gần đây, Tổng thống Mỹ Bush kêu gọi dân chúng “cai nghiện” dầu mỏ. Ông đặt vấn đề nghiên cứu tìm nguyên liệu thay thế để bớt lệ thuộc nước ngoài. Xăng ở Mỹ được pha ethanol, phổ biến là E10 (hỗn hợp 10% ethanol và 90% xăng không chì) và E85. Thực tế, tất cả các loại xe đang chạy trên đường đều có thể sử dụng E10. Nhưng vì nhiều bang không bắt buộc phải ghi nhãn E10 trên trụ bơm nên người tiêu dùng không hề biết mình đang xài xăng pha ethanol. Với E85, các trụ bơm được dán nhãn rõ ràng, vì E85 chỉ thích hợp cho các loại xe nhiên liệu linh hoạt FFV ( flexible fuel vehicles ) . Xu hướng sử dụng E85 tăng nhanh, theo đó, các loại xe FFV ( flexible fuel vehicles ) cũng được sản xuất ngày càng nhiều, mang nhãn mác của các đại gia sản xuất xe hơi, tiêu biểu là General Motors, Ford, DaimlerChrysler, Mercury, Mazda, Isuzu, Mercedes và Nissan. Dù vậy, đến nay, Mỹ vẫn là nước chậm trong việc nghiên cứu, sản xuất nhiên liệu thay thế, tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế còn ít ỏi so với sử dụng dầu mỏ. Tuy Mỹ và nhiều nước tiên tiến khác rất chú trọng phát triển nhiên liệu ethanol nhưng Brazil mới là nước dẫn đầu và nếu muốn bắt kịp Brazil trong sản xuất và tiêu thụ ethanol thì Mỹ cần cả một thập kỷ nữa. Brazil là nước xuất khẩu đường đứng hàng đầu trên thế giới. Ngành công nghiệp mía đường đem lại công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động. Điều đáng chú ý là song song với việc duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường đường, Brazil đã tận dụng được phần rỉ đường để sản xuất ethanol. Những nông dân Brazil không còn là nông dân đơn thuần mà đã trở thành một phần trong guồng máy công nghiệp sản xuất ethanol. Tại Grupa Carlos Lyra ở Sao Miquel dos Campos, 90% mía được dùng để sản xuất đường tinh luyện, phần rỉ đường được chuyển sang khu chưng cất. Tại đây, người ta cho thêm men vào để biến đường thành ethanol CH3CH2OH. Chỉ cần mất khoảng 3 ngày chế biến là đã có được nhiên liệu ethanol sẵn sàng cho người tiêu dùng. Hiện nay, ở đất nước Nam Mỹ này, cứ 100 chiếc xe hơi bán ra thì có tới 80 chiếc là xe “lai”, chạy bằng xăng hoặc ethanol đều được. Hai thứ nhiên liệu này dễ mua và ethanol rẻ hơn 1 phần 3 so với xăng dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva rất tự hào về cuộc cách mạng năng lượng đang diễn ra ở đất nước của ông. Brazil đặt chỉ tiêu sản xuất 16,6 tỷ lít nhiên liệu ethanol năm 2006. Khoảng 80% sản lượng sẽ được dùng cho thị trường xe hơi trong nước. Tương lai có vẻ hết sức tươi sáng và nhiều đại gia trong ngành công nghiệp mía đường tự tin tuyên bố đã đến lúc Brazil có thể tiết kiệm 400 tỷ USD tiền nhập khẩu xăng dầu. Hơn thế, Brazil sẽ thu về lượng ngoại tệ lớn khi xuất khẩu ethanol sang các nước khác. Trước mắt, Nhật Bản đang xem xét ký hợp đồng nhập khẩu 6 tỷ lít ethanol của Brazil. Nắm bắt thời cơ, từ nay đến năm 2012, Brazil sẽ đưa vào hoạt động trên 70 nhà máy mới chuyên sản xuất ethanol. Triển vọng của ethanol Những nhà phân tích cho rằng, nếu muốn cạnh tranh với ethanol thì giá dầu phải hạ xuống còn 35USD/thùng, giảm tới một nửa so với giá dầu được bán ra trong 6 tháng qua. Điều này hầu như không thể xảy ra trong tình hình thế giới hiện nay. Người ta dự báo nhu cầu nhiên liệu ethanol toàn cầu đến năm 2010 có thể tăng gấp 4 lần, lên khoảng 80 tỷ lít, và chỉ trong 2 đến 3 năm nữa, các con tàu khổng lồ chở ethanol sẽ xuôi ngược khắp các đại dương, như hình ảnh tàu chở dầu hiện nay. Những chiếc xe chỉ chạy được bằng xăng sẽ phải nhường “sàn diễn” cho các thế hệ xe chạy bằng ethanol. Lúc đó, sẽ diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường nhiên liệu và cả trong thị trường xe hơi thế giới Ethanol : Nguyên Liệu Thay Thế Dầu Từ hơn một năm qua, giá xăng dầu tiếp tục tăng dần trên thế giới và hiện tại vẫn chưa có chỉ dấu nào cho thấy sự sụt giảm trong tương lai gần đây. Có những nguyên do chính để giải thích hiện tượng nầy. Đó là tình hình chính trị chung trên thế giới đang bất ổn với cuộc chiến tranh Iraq, và cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng nếu nhìn xa hơn nữa, thế giới đang lo ngại trữ lượng toàn cầu đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Trước hết xin TS Mai Thanh Truyết cho biết thêm về tình hình trữ lượng dầu trên thế giới ? Thưa anh, trữ lượng dầu hỏa trên thế giới, qua nhiều thăm dó và nghiên cứu của những cơ quan khác nhau như: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (1997), Báo Washington Post (1996), Kỷ yếu Năng lượng quốc tế 1998 (International Energy Annual), Phòng Thống kê LHQ (1994). Hầu hết đều kết luận là trữ lượng dầu thô hiện chiếm vào khoảng 1.000 tỷ thùng (barrel) hay 151.011 m3. Cũng cần biết : 1 barrel = 42 Gallon = 159 lít = 0,16 m3. Cũng theo ước tính của Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ (US GS) thì với trữ lượng nầy, nhân loại chỉ có triển vọng xử dụng trong vòng 50 năm tới mà thôi. Như vậy, với tình trạng xử dụng xăng dầu ngày càng tăng theo nhu cầu và đà gia tăng dân số hiện nay, giới hạn tiêu thụ trên sẽ thấp hơn 50 năm, có phải vậy không thưa TS? Nếu căn cứ theo mức sản xuất của OPEC và các quốc gia sản xuất dầu độc lập thì đúng như vậy. Nhưng trên thế giới hiện tại, còn có nhiều quốc gia đang tiếp tục truy tìm và khai thác những khu vực có triển vọng có mõ dầu ở trong đất liền cũng như ở trong trầm tích của thềm lục địa như ở Việt Nam, Alaska (Hoa Kỳ), Nam Dương, Venezuela, Liên bang Nga v.v... Do đó trên thực tế, có thể cho phép chúng ta ước tính một cách lạc quan hơn con số 50 năm. Đó là chưa kể đến những phương pháp và nguyên liệu khác đang được nghiên cứu để thay thế xăng dầu. Trước khi đi đến những phương pháp nghiên cứu thay thế xăng dầu, xin TS cho biết OPEC là gì? và công việc sản xuất cũng như phân phối đầu thô trên thế giới như thế nào? OPEC là chữ viết tắt của “The Organization of Petroleum Exporting Countries” hay “Tổ chức các Quốc gia Sản xuất Dầu”. Có tất cả 9 quốc gia trong tổ chức nầy, đó là: Algeria, Nigeria, Indonesia, Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, và Venezuela. Tổ chức nầy định mức sản xuất dầu hàng năm cho các thành viên, từ đó gián tiếp quy định giá dầu cho các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, tùy theo tình hình biến động mà giá dầu có thể tăng bất ngờ do tình trạng “tạm ngưng” sản xuất của OPEC làm cho khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Đó là cuộc khủng hoảng vào năm 1973. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một giai đoạn của một hình thức khủng hoảng vì giá dầu đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng thực sự chưa xảy ra vì giá dầu hiện tại vẫn còn thấp so với giá của năm 1973 cộng thêm mức lạm phát hàng năm. Đứng trước những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào để tạo nên cuộc khủng hoãng năng lượng xăng dầu trên thế giới, các nhà khoa học có những bước tiên liệu nào để ngăn chặn hay hạn chế các bất trắc có thể xảy ra cho thế giới hay không thưa TS? Dạ có thưa anh.Thế giới đã nhìn thấy hiểm họa của việc xử dụng dầu thô làm nguồn nguyên liệu chính cho công nghệ phát triển và di chuyển. Vì đó là : 1- nguồn nguyên liệu có trữ lượng giới hạn và đã báo hiệu trước thời gian bị cạn kiệt không xa; 2- mức ô nhiễm môi trường đặc biệt là sự hâm nóng toàn cầu là một nguy cơ thật sự mà thế giới cần phải giải quyết; 3- sau cùng, phương hướng tập trung để giải quyết hai vấn nạn trên là: truy tìm nguyên liệu để thay thế xăng dầu và biện pháp giải quyết mới để giảm thiểu việc phóng thích khí monoxide carbon (CO) và thán khí (CO2) vào không khí. Hai hướng giải quyết trên là hai định hướng tối ưu trong hiện tại để tiến đến việc ngăn ngừa khủng hoãng năng lượng xăng dầu, và giảm thiểu được lượng thán khí, tác nhân chính của sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển. Với hai hướng giải quyết vừa nêu trên, thế giới đã đạt được tiến bộ nào không thưa TS? Trước hết chúng tôi xin nhắc lại quá trình khai thác công nghệ dầu khí.. Cho đến thập niên 80, phẩm chất xăng dầu không được tốt vì công nghệ nầy chưa khử được dư lượng chì trong xăng, và phóng thích nhiều khí CO và CO2 vì động cơ của các phương tiện giao thông không đốt hết lượng xăng dầu trong máy. Chì là tác nhân làm cho trí não của trẻ em sơ sinh chậm phát triển.. Và CO, CO2 là động lực chính cho sự ô nhiễm không khí và sự hâm nóng toàn cầu. Qua nghiên cứu, vào dầu thập niên 90, các nhà khoa học đã tìm ra công nghệ chưng cất (cracking) dầu khí tinh vi hơn và đã giải quyết được sự hiện diện của chì trong xăng. Hiện nay vấn đề tồn đọng còn lại là làm thế nào để hoàn chỉnh việc xử dụng toàn lượng xăng dầu trong động cơ. Về phương diện TS vừa nói, Hoa Kỳ đã cho thêm chất hóa học MTBE gọi là chất “trợ oxy” vào trong xăng trong vòng một thập niên qua để trợ giúp việc tiêu thụ hoàn toàn lượng xăng dầu bơm vào động cơ, nhưng sau đó chất nầy bị cấm. Xin TS vui lòng giải thích nguyên do việc đó? Thưa đúng như vậy. Vào năm 2002, chính chất trợ oxy nầy là nguyên nhân của một nguy cơ mới. Đó là mầm mống của một loại ung thư cho con người, và chất nầy đã được tìm thầy trong nguồn nước ở nhiều tiểu bang. Do đó, từ cuối năm 2003, chất MTBE hoàn toàn bị cấm xử dụng làm chất trợ oxy cho xăng dầu. Để thay thế, Cơ quan Bảo vệ Môi trướng Hoa Kỳ (US EPA) cho phép áp dụng rượu cồn hay ethanol để trộn vào xăng dầu chạy xe. Có thể pha trộn đến tỷ lệ 70% rượu trong xăng. Vì vậy mà mức sản xuất rượu cồn ở Hoa Kỳ trong năm 2004 là 12,5 tỷ lít, 17% cao hơn so với năm 2003. Các tiểu bang trồng bắp để sản xuất ra rươu ethanol ở Hoa Kỳ là Iowa, North và South Dakota, Nebraska, Wisconsin. Lợi điểm của chất trợ oxy mới là rượu ethanol trong công nghệ xăng dầu như thế nào thưa TS? Đây là một trợ thủ đắc lực cho xăng dầu. Nó làm tiêu đốt hết lượng xăng dầu đã được bơm vào động cơ xe. Do đó, không còn phát sinh ra khí CO nữa. Lợi điểm thứ hai là do sự đốt cháy hoàn toàn nầy, hiệu quả kinh tế của việc xử dụng phương tiện di chuyển bằng xăng dầu giảm từ 7 đến 10% tùy theo tỷ lệ lượng ethanol thêm vào. Lợi điểm sau cùng nầy càng làm cho các nhà khoa học cố gắng thêm trong việc truy tìm những phương pháp hữu hiệu để hầu tăng năng suất điều chế rượu cồn từ ngũ cốc, đặc biệt từ bắp. Xin TS nói qua về phương pháp nầy? Rượu ethanol đã được điều chế từ gạo, nếp, bắp...từ hàng ngàn năm trước qua sự lên men rượu do vi khuẩn. Hiện nay, với nhu cầu giải quyết nạn khan hiếm năng lượng xăng dầu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ethanol quả thật là một nhu cầu cấp bách cho thế giới.. Do đó tiêu chuẩn đặt ra cho công nghệ lên men nầy là : 1- Truy tìm loại vi khuẩn làm tăng tiến trình lên men nhanh hơn và cho hiệu suất cao; 2- Và giảm thiểu tối đa các phó phẩm khác không cần thiết trong quy trình. Công cuộc nghiên cứu nầy đã dược khắp thế giới thực hiện từ những năm 1970. Kết quả là qua hơn 1.400 báo cáo khoa học về vi khuẩn Zymomonas mobolis đăng tải trong suốt thời gian nầy, Kang và các cộng sự mới vừa hoàn tất mô hình di truyền (genome) của vi khuẩn nầy vào cuối năm 2004. Và từ mốc thời gian trên, công nghệ chuyển bắp thành ethanol đã tiến một bước dài góp phần vào công cuộc làm giảm ô nhiễm môi trường và giải quyết phần nào nạn khan hiếm năng lượng xăng dầu trong tương lai. Hoa Kỳ đã đánh giá cao chương trình nầy, cho nên trong một Báo cáo của Ũy hội Quôc gia về Chính sách Năng lượng của Hoa Kỳ, một tổ chức phi chính phủ (NGO) do William và Flora Hewlett tài trợ, trong đó quy tụ nhiều chính trị gia, khoa học gia, kỹ nghệ gia, giáo sư và đăc biệt có GS Molina, khôi nguyên giải Nobel. Trong báo cáo nầy, chỉ riêng chương trình dùng năng lượng thay thế, trong đó việc sản xuất ethanol là quan trọng nhất. Và theo như đã dự trù, trong năm 2025, Hoa Kỳ sẽ giảm lượng tiêu thụ xăng dầu từ 10 đến 15% so với mức dùng hiện tại năm 2004 do việc xử dụng ethanol trong các phương tiện di chuyển. Ethanol và thực phẩm trên thế giới Trong mấy thập niên qua thế giới lên cơn sốt với giá dầu thô ( còn gọi là dầu mỏ ) lên cao làm cho các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên hiệp Âu châu trở nên lệ thuộc vào kho dầu Trung đông, và nhiều người cho rằng dầu thô là một vấn đề tạo ra căng thăng trên thế giới. Giải pháp là cần chế biến Ethanol từ thực vật, chính yếu là bắp, đậu nành, mía v.v... để trộn với xăng chế biến từ dầu thô để chạy xe. Người ta nghĩ rằng nếu sản xuất đủ Ethanol thì thế giới giải quyết được một vấn đề nhức nhối là lệ thuộc vào các nước sản xuất dầu hỏa, và về lâu dài giải quyết một vấn đề lớn cho nhân loại là đến một lúc nào đó các kho dầu mỏ khô cạn. Ngoài ra Ethanol khi cháy thải ít khí nhà kiếng vào bầu khí quyển hơn là xăng chế biến từ dầu mỏ. Vấn đề chế biến Ethanol trở thành một chính sách lớn tại Hoa Kỳ sau vụ khủng hoảng dầu thô năm 1974 khi khối các nước sản xuất dầu thô ( gọi là khối OPEC ) phong tỏa dầu. Để quan trọng hóa vấn đề, ngày 18/4/1977 tổng thống Carter xuất hiện trước truyền hình toàn quốc tuyên bố rằng sự chế biến nhiên liệu thay thế dầu thô là “một cuộc chiến tranh vì đạo lý” ( nguyên văn: “moral equivalent of war” ). Nhưng có một hệ lụy các chuyên viên thực phẩm trên thế giới quan tâm nhưng chưa tạo được dư luận để thế giới cùng quan tâm. Đó là càng sản xuất Ethanol, giá các phẩm vật như bắp, đậu nành .... trên thế giới càng cao và sẽ sinh ra nạn đói tại các nước nghèo, nhất là những nước thực phẩm chính là bắp. Dưới nhãn quan của các chuyên viên thực phẩm của Liên hiệp quốc, cái “đạo lý” của các nước cần dầu và dư thực phẩm trở thành “vô đạo lý” đối với các nước cần thực phẩm hơn là cần dầu thô. Và vấn đề này sẽ đưa thế giới vào một vấn đề nan giải khác như quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế và sự nóng dần của bầu khí quyển làm đảo lộn thời tiết trên thế giới . Hiện nay hai nước sản xuất Ethanol nhiều nhất trên thế giới là Hoa Kỳ và Brazil với sự giúp đỡ và trợ cấp của chính phủ. Cái khác biệt là Hoa Kỳ sản xuất Ethanol chính yếu từ bắp, và Brazil sản xuất từ mía. Năm 2005 trong tổng số 9,66 tỉ gallons Ethanol ( một gallon bằng 3,78 lít ) sản xuất trên thế giới Hoa Kỳ sản xuất 44,5% từ bắp, và Brazil sản xuất 45,2% từ mía. Âu châu chuyên sản xuất dầu cặn ( diesel ) khoảng 1 tỉ gallon từ các loại hạt có dầu. Vào cuối năm 2006 Hoa Kỳ có 110 trung tâm sản xuất Ethanol. 73 trung tâm khác đang được xây cất. Theo dự trù cuối năm 2008 Hoa Kỳ có khả năng sản xuất 11,4 tỉ gallons một năm. Tổng thống Bush mới đây đặt một mục tiêu cao hơn là 35 tỉ gallons một năm vào năm 2017 Nhu cầu bắp để sản xuất Ethanol tại Hoa Kỳ đang làm ảnh hưởng đến thị trường bắp, vì Hoa Kỳ sản xuất 40% bắp trên thế giới và chiếm 50% lượng bắp xuất cảng trên toàn thế giới. Tháng Ba vừa qua giá bắp ở Hoa Kỳ lên cao nhất trong 10 năm qua với giá 4,38 USD một giạ ( chừng 36 lít ), và giá lúa mì và gạo cũng gia tăng vì nông dân giảm đất trồng lúa mì và lúa để trồng bắp. Những điều này ảnh hưởng rất ít ở Hoa Kỳ đến độ không ai để ý nhưng đối với các nước nghèo là một vấn đề lớn. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới ( World Bank ) năm 2001, có khoảng 2,7 tỉ người đa số sống ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ có lợi tức 2 mỹ kim một ngày, và phần lớn số tiền này dùng vào thực phẩm, chính yếu là bắp, gạo, đậu nành, khoai mì. Nếu giá những thứ thực phẩm này lên cao một chút thôi cũng có thể gây ra nạn đói hoặc ít nhất là nạn thiếu ăn. Một câu hỏi khác là : sự sản xuất Ethanol có làm cho thế giới bớt lệ thuộc vào dầu mỏ không? Câu trả lời là “không”, vì sức tiêu thụ năng lượng của thế giới càng ngày càng tăng. Theo ước lượng của Cơ quan Cung cấp Tài liệu về Năng lượng của Hoa Kỳ ( U. S. Energy Information Administration ), khả năng tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ tăng 71% trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2030, chính yếu do nhu cầu phát triển của Trung quốc và Ấn độ. Sự kiện này làm giá dầu mỏ không thể giảm và nhu cầu sản xuất Ethanol càng cao, kết quả là giá thực phẩm tại các nước nghèo càng lên cao và áp lực của nạn đói càng mạnh. Những người chủ trương sản xuất Ethanol để giải quyết vấn đề năng lượng nghĩ rằng có thể khai khẩn thêm đất và gia tăng kỹ thuật trồng trọt để tăng lượng bắp cần cho nhu cầu sản xuất Ethanol mà không làm ảnh hưởng đến giá bắp trên thế giới. Nhưng nếu lấy Hoa Kỳ làm chuẩn thì trong 10 năm qua lượng sản xuất bắp của Hoa Kỳ chỉ tăng 2% mỗi năm, trong khi lượng bắp cần cho Ethanol đòi hỏi gấp đôi số tăng đó. Đó chưa nói đến sự khai khẩn thêm đất để trồng bắp có thể ảnh hưởng đến Chương trình Bảo vệ Môi sinh của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ( Department of Agricultures Conservation Reserve Program ). Với tình hình phát triển và tranh chấp hiện nay trên thế giới giá dầu thô sẽ không có cơ giảm, giá thực phẩm ( chính yếu là bắp, đậu nành và lúa mì, gạo ) do nhu cầu sản xuất Ethanol sẽ lên cao và các nước nghèo, nhất là những nước không có dầu thô sẽ phải chịu một lúc hai gánh nặng là giá thực phẩm và giá nhiên liêu cao. Theo thống kê của Cơ quan Lương Nông Quốc tế ( Food and Agriculture Organization - FAO ) trên thế giới có 82 nước thiếu thực phẩm và đa số các nước này đều là nước nhập cảng dầu . Để thấy ảnh hưởng của sự khô cạn thực phẩm đối với các nước còn thiếu ăn trên thế giới hãy lấy thí dụ một nước có dầu hỏa và chưa đến nổi thiếu ăn như Mexico. Người Mexico ăn bánh tráng bắp (tortilla) và có nhu cầu nhập cảng bắp ( bằng tiền bán dầu mỏ ). Trong số bắp nhập cảng 80% đến từ Hoa Kỳ. Cuối năm vừa qua giá bắp nhập cảng tăng từ 2,8 USD lên 4,2 USD một giạ làm cho giá tortilla tăng lên gấp đôi. Số dân nghèo tại Mexico khốn đốn. Tháng giêng năm 2007 vừa qua tổng thống Felipe Calderon buộc phải ra lệnh ngưng tăng giá bắp trong nước. Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế ở Hoa Thịnh Đốn ( International Food Policy Institute ) ước lượng rằng với đà sản xuất Ethanol hiện nay giá bắp bây giờ sẽ tăng dần lên đến 20% vào năm 2010 và 41% vào năm 2020. Giá của các sản vật khác như các loại hạt có dầu, đậu nành, hạt cây hướng dương cũng tăng dần đến 26% vào năm 2010 và 76% vào năm 2020, và giá lúa mì sẽ tăng đến 11% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020. Vùng dưới sa mạc Sahara ở Phi Châu, và một vài vùng thật nghèo tại Á Châu và Nam Mỹ dân còn sống bằng củ khoai mì (cassava). Loại cây này có thể trồng ở đất xấu, nhưng với sự cạnh tranh đất để trồng bắp của các nhà đại sản xuất, giá củ mì cũng sẽ tăng lên 33% vào năm 2010 và 135% vào năm 2020. Mặc dù các con số nói trên đều là dự phóng và sự chính xác của nó lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nó nói lên một điều là cơn sốt sản xuất Ethanol hiện nay sẽ là nguyên nhân của nạn đói của những vùng thiếu may mắn trên thế giới trong tương lai. Năm 1996 Hội n
Tài liệu liên quan