Nhất cử nhất động của FED, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, còn được biết đến với tên gọi -Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System), đều tạo ra ảnh hưởng không chỉ với hệ thống tài chính mà toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong những ngày nóng bỏng của cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng 2008, với những tin tức tồi tệ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn xuất hiện từ cuối 2007 tại Hoa Kỳ, liên tiếp được phát đi từ các trung tâm tài chính quốc tế giới, giới quan sát dồn tất cả tập trung vào những động thái và tín hiệu của FED.
23 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu FED: Vì sao quan trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FED - Vì sao quan trọng?
Nhất cử nhất động của FED, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, còn được biết đến với
tên gọi - Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System), đều tạo ra ảnh
hưởng không chỉ với hệ thống tài chính mà toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong
những ngày nóng bỏng của cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng 2008, với
những tin tức tồi tệ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản
dưới chuẩn xuất hiện từ cuối 2007 tại Hoa Kỳ, liên tiếp được phát đi từ các trung
tâm tài chính quốc tế giới, giới quan sát dồn tất cả tập trung vào những động thái
và tín hiệu của FED.
Vai trò trọng yếu của FED trong cỗ máy kinh tế thế giới trước tiên được lý giải
bằng chức năng ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, nền kinh tế có giá trị tài sản
lớn nhất hành tinh và mức tiêu dùng cao nhất. FED trực tiếp cung cấp nguồn tín
dụng cho các tập đoàn đa quốc gia ở trong những ngành công nghiệp chủ chốt hoạt
động. Và, gần như mọi ngân hàng trung ương của các quốc gia đều có quan hệ
giao dịch với FED.
Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ thành lập năm 1913. Đây là năm có rất nhiều sự
kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử nước Mỹ. Kế hoạch thành lập FED là sự tái dựng
hoàn hảo kịch bản Ngân hàng Anh dưới bàn tay sắp đặt bậc thầy của đại gia tộc
kinh doanh tiền tệ Rothschild. Điều này được khẳng định trong tất cả các ấn phẩm
đã công bố (chính thức và chưa chính thức) về sự ra đời, mở rộng và ngự trị của
triều đại Rothschild.
Trong phần nội dung nội dung mô tả quá trình ra đời và cách thức vận hành của
FED, chúng tôi tham khảo rất nhiều tư liệu, quan trọng nhất gồm: The Synagogue
of Satan của Andrew Carrington Hitchcock (2007), Rothschild Money Trust của
George Armstrong (1940), The Rothschild Dynasty của TS. John Coleman (2006),
Web of Debt của nữ luật gia Ellen Hodgson Brown (2008), The creature from
Jekyll Island của G. Edward Griffin (1994), How the World Really Works của
Alan B. Jones (1996), The Money Manipulators của June Grem (1971), Tradegy
and Hope của GS. Carroll Quigley (1966), Non dare to call it conspiracy của Gary
Allen và Larra Abraham (1972), The Economics of Money, Banking, and
Financial markets của Frederic S. Mishkin (2004), và Vatican Assassins: wounded
in the house of my friends của Eric Jon Phelps (2001).
Năm 1913 trong lịch sử kinh tế-chính trị Hoa Kỳ có những biến cố trọng đại được
Hitchcock ghi lại từ trang 90 đến 93.
Ngày 4/3, Woodrow Wilson chính thức trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.
Không lâu sau lễ nhậm chức, một vị khách Do Thái có tên Samuel Untermyer, từ
Công ty luật Guggenhiem, Untermyer và Marshall đến Nhà Trắng gặp Tổng
thống. Tổng thống Wilson nhận được lời đề xuất thanh toán số tiền 40.000 đôla để
đổi lại những bằng chứng và sự im lặng có liên quan tới quan hệ với vợ của một
giáo sư đồng nghiệp trong thời gian ông giảng dạy tại Đại học Princeton. Tổng
thống không có số tiền này. Do đó, Công ty Untermyer đề xuất sẽ thay mặt Tổng
thống cho người phụ nữ này và điều kiện Tổng thống hứa sẽ chỉ định ứng cử viên
do Untermyer đề xuất vào vị trí còn bỏ trống tại Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ. Lời đề
nghị được chấp thuận.
Ngày 31/3, J.P. Morgan, ông chủ của đế chế ngân hàng Morgan, qua đời. J.P.
Morgan được coi là người giầu nhất nước Mỹ, với giá trị tài sản trên 22 tỷ đôla có
được từ đầu thế kỷ 20. John Moody, người sáng lập nên hệ thống đánh giá tín
nhiệm Moody, gọi J.P. Morgan là ``quyền lực tài chính hùng mạnh nhất trong lịch
sử thế giới.'' Tuy nhiên, bản di chúc của J.P. Morgan viết lại rằng ông chỉ sở hữu
19% các công ty nhà Morgan. 81% còn lại thuộc về ai? Theo Hitchcock, đó là
phần sở hữu của gia tộc Rothschild.
Sự kiện nổi bật nhất trong năm là việc Quốc hội Hoa kỳ thông qua đạo luật thành
lập ngân hàng trung ương với tên gọi Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve
System) - viết tắt là FED. FED đã ra đời như thế nào là một bí ẩn không nhiều
người biết đến. Nhưng các tranh cãi xung quanh tính cần thiết của Hệ thống Dự
trữ Liên bang và hiệu quả của nó trong đảm bảo ổn định và phát triển nền tài chính
- tiền tệ Hoa Kỳ cực kỳ sôi nổi và chưa hề dừng lại kể từ ngày FED ra đời. Nhiều
học giả cho rằng, hệ thống này chẳng hề có tính chất liên bang và cũng không dự
trữ gì.
Khi FED được chấp thuận thành lập vào ngày 23/12/1913, nghị sĩ Charles
Lindbergh phát biểu:
``Đạo luật đã tạo nên một quỹ tín thác khổng lồ nhất quả đất. Khi Tổng thống hạ
bút phê chuẩn nó [điều luật cho phép thành lập FED] một chính phủ vô hình của
quyền lực tiền tệ đã được công nhận hợp pháp... Tội ác lớn nhất của mọi thời đại
đã được khai sinh bởi đạo luật tiền tệ và ngân hàng này.''-- Hitchcock:2007,
trang 92.
Trong suốt lịch sử hoạt động, giao dịch của FED chưa bao giờ được công bố. Theo
Mishkin (2004) số tiền hàng năm mà FED đóng góp cho ngân khố nước Mỹ vào
khoảng 28 tỷ đô-la, nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào của chính phủ. Quyền lực này
góp phần lý giải vì sao cơ quan kiểm toán của chính phủ không bao giờ có thể
thực hiện kiểm toán các giao dịch tiền tệ và ngoại hối của FED.
Theo Hitchcock lợi nhuận hàng năm của FED gấp khoảng năm lần con số Mishkin
nhắc tới, 150 tỷ đô-la. Và như vậy, số tiền rất lớn đã được chuyển cho các cổ đông
tư nhân của FED. Hitchcock liệt kê các nhà ngân hàng có sở hữu tại FED: Ngân
hàng Rothschild tại London, Ngân hàng Warburg tại Hamburg, Ngân hàng
Rothschild tại Berlin, Lehman Brothers tại New York, Lazard Brothers tại Paris,
Ngân hàng Kuhn Loeb tại New York, Ngân hàng Israel Moses Seif tại Italia,
Goldman Sachs New York, Ngân hàng Warburg tại Amsterdam, Ngân hàng Chase
Manhattan tại New York. Các ngân hàng này đều là tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp
của đại gia tộc Rothschild.
Câu chuyện bí ẩn của FED dần hé lộ với những công bố của các nhà nghiên cứu
và học giả lương thiện. Trong số đó, The Creature From Jerkyll Island xuất bản
năm 1994 của tác giả G. Edward Griffin được xem như cuốn sách đầy đủ nhất với
những nội nhiều thông số và sự kiện cập nhật tới diễn biến hiện đại của thế giới.
Để hiểu tường tận về FED, trước tiên cần trở lại với lịch sử hình thành hệ thống
ngân hàng Hoa Kỳ với hai ngân hàng quốc gia đầu tiên được thành lập và hoạt
động trong các giai đoạn 1791-1811 và 1816-1836.
First Bank of United States (1791-1811)
Ngân hàng thương mại đầu tiên ở nước Mỹ cũng được thiết kế trở thành ngân
hàng trung ương đầu tiên. Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America) được
Robert Morris lập ra vào mùa xuân 1781. Morris, một thương nhân giàu có tại
Philadenphia và nghị sĩ quốc hội, rất có thế lực trong cuộc chiến giành độc lập của
Hoa Kỳ. Là một nhà thầu quân sự, Morris dùng vị trí của mình trong chính phủ để
thực hiện nhiều triệu đô la giao dịch cho công ty của mình và các đối tác kinh
doanh.
Bằng ảnh hưởng cá nhân, Morris nhanh chóng thuyết phục được quốc hội thông
qua điều lệ Ngân hàng Bắc Mỹ theo mô hình Ngân hàng Anh. Nước Mỹ có ngân
hàng trung ương đầu tiên. Nhưng một năm sau, vai trò chính trị của Morris sụt
giảm nhanh chóng nên Ngân hàng Bắc Mỹ nhanh chóng chuyển sang hoạt động
như một ngân hàng thương mại thuần túy. Đến năm 1783, các loại chứng khoán
chính phủ, chiếm khoảng 5/8 nguồn vốn của ngân hàng, được bán cho các cá nhân
và mọi khoản nợ của chính phủ với Ngân hàng Bắc Mỹ được thanh toán hết. Thử
nghiệm ngân hàng trung ương đầu tiên tại Hoa Kỳ kết thúc.
Đến năm 1791, Alexander Hamilton (Theo Hitchcock, A. Hamilton là người đại
diện cho quyền lợi của gia tộc Rothschild, trang 37) trình lên quốc hội phương án
thành lập First Bank of the United States để giải quyết tình trạng ``thiếu tiền.''
Chính quyền liên bang nằm quyền sở hữu 1/5 ngân hàng trung ương này. 80% cổ
phần còn lại, lẽ dĩ nhiên, thuộc về các đại gia tộc ngân hàng. Ngân hàng mới sẽ có
quyền phát hành tiền và đầu tư vào các khoản nợ công và tài trợ tín dụng giá rẻ
cho các nhà công nghiệp. Chính quyền liên bang cũng trao cho ngân hàng quyền
được lưu ký quĩ và tài sản của chính phủ. Thời gian hoạt động được qui định là 20
năm.
Hình A. Hamilton trên tờ 10 đôla
First Bank of the United States, BUS được vận hành theo đúng mô hình của Ngân
hàng Bắc Mỹ. Thomas Willing, chủ tịch Ngân hàng Bắc Mỹ được mời giữ chức
chủ tịch ngân hàng mới.
BUS nhanh chóng phát hành nhiều triệu đô-la tiền giấy và khoảng 2 triệu đôla tiền
đúc. Tới năm 1796, BUS đã cho chính phủ vay một lượng lớn tiền, 8,2 triệu đô-la.
Kết quả là chỉ số giá cả chung tăng gần 72%, từ 85 (1791) lên 146 (1796). Theo
sau hoạt động của BUS là làn sóng thành lập các ngân hàng thương mại. Trước khi
Hiến pháp được công bố, nước Mỹ có 3 ngân hàng thương mại. Đến thời gian
thành lập BUS, số ngân hàng thương mại là 4. Nhưng có tới 8 ngân hàng thương
mại nhanh chóng được thành lập trong 2 năm 1791 và 1792, và thêm 10 ngân hàng
nữa vào năm 1796.
Thomas Jefferson (Tổng thống thứ ba của nước Mỹ), khi này đang là Bộ trưởng
Ngoại giao, là người cực lực phản đối hoạt động của ngân hàng trung ương tư hữu.
Chứng kiến các khoản nợ vô tiền khoáng hậu của chính phủ, ông cảnh báo:
``Nếu người dân Mỹ còn để cho các ngân hàng kiểm soát việc phát hành tiền tệ,
đầu tiên là lạm phát sau đó là thiểu phát, thì các ngân hàng và tập đoàn sẽ ngày
càng bành trướng và tước đoạt mọi tài sản của họ, cho đến tận khi nào con cháu
của họ không còn nhà cửa ngay trên chính mảnh đất mà cha ông chúng đã khai
phá'' -- Brown:2008, trang 76.
Jefferson cũng ao ước có cơ hội một lần duy nhất sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ. Đó
là loại bỏ quyền được vay nợ của chính quyền liên bang. Khi Hiến pháp được soạn
thảo và thông qua, Jefferson đang thực hiện nhiệm vụ ngoại giao với chính phủ
Pháp. Nhưng cho dù có mặt tại nước Mỹ, ông cũng khó lòng thay đổi được quyết
định của số đông...
Mặc dù những người ủng hộ Jefferson phản đối mạnh mẽ cả mô hình ngân hàng
trung ương và ngân hàng thương mại, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tôn
trọng bản điều lệ đã được thông qua và hoạt động của BUS tiếp tục cho tới năm
1811. Số ngân hàng và tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lên trong 20 năm này. Năm
1800, nước Mỹ có 28 ngân hàng. Số này tăng gấp 4 lần vào năm 1811: 117 ngân
hàng.
Khi hết kỳ hạn hoạt động, bản đệ trình xin gia hạn của BUS đã bị bác bỏ do Hạ
viện có 65 chiếu chống và 64 phiếu thuận. Nước Mỹ một lần nữa không có ngân
hàng trung ương. Hamilton lập ra Ngân hàng New York (Bank of New York) năm
1792, sau này trở thành Ngân hàng Chase Manhattan và sáp nhập với J.P. Morgan
thành J.P. Morgan, Chase & Co.
Khi các tài sản của BUS được đem bán để giải thể ngân hàng, người ta biết được
rằng 18.000 trong tổng số 25.000 cổ phần của ngân hàng thuộc về các nhà ngân
hàng Anh và Hà Lan.
Second Bank of United States (1816-1836)
Thời gian nền kinh tế Mỹ không có ngân hàng trung ương không dài. Năm 1812,
cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Anh quốc nổ ra. Theo nghiên cứu của Hitchcock
(trang 41) thì với tiền của gia tộc Rothschild và mệnh lệnh trực tiếp từ Nathan
Rothschild, quân đội Anh đã được điều động đến nước Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ
phải phát hành rất nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động quân sự cực kỳ tốn kém.
Đây là cơ hội thuận lợi cho ngành kinh doanh ngân hàng phát triển.
Từ 1811 đến 1815, số ngân hàng đã tăng 117 lên 246. Tổng số tiền kim loại các
ngân hàng đã phát hành rơi vào khoảng từ 14,9 triệu đô-la (1811) đến 13,5 triệu
đô-la (1815). Trong khi đó, tổng lượng tiền giấy và tiền gửi là 42,2 triệu đô-la
(1811) đã tăng gần 90% sau 4 năm, đạt con số 79 triệu đô-la (1815).
Việc phát hành quá nhiều tiền và tài trợ các khoản chi phí chiến tranh không lồ
đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn và mất khả năng thanh toán. Chính
quyền Hoa Kỳ đã có một quyết định rất khó hiểu là cho phép các ngân hàng có
quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền đúc thay vì chấp nhận phá
sản khi không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán. Hiển nhiên, việc này không thể
kéo dài mãi.
Có hai lựa chọn để giải quyết tình hình. Phe Cộng hòa cho rằng, chính quyền liên
bang phải nghiêm khắc bắt buộc các ngân hàng đang phát hành tiền giấy một cách
bừa bãi phải thực hiện đổi sang tiền đúc ngay khi có yêu cầu của khách hàng. Nếu
điều này gây ra sự phá sản ngân hàng hàng loạt, chính phủ chấp nhận và buộc các
ngân hàng phải bán tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Bằng cách này, các đồng tiền
giấy có giá trị thấp và lạm phát cao sẽ nhanh chóng được thanh toán, tiền đúc đang
được tích trữ sẽ quay trở lại và nguồn cung tiền của quốc gia sẽ lưu thông ổn định.
Tuy vậy, cuối cùng nước Mỹ một lần nữa lại lựa chọn việc thành lập ngân hàng
trung ương. Mô hình lần này cũng giống như First Bank of the United States, chỉ
khác một chữ trong tên gọi: Second Bank of the United States. Cuộc chiến Anh-
Pháp kết thúc cùng năm 1816. Và 80% sở hữu của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ
``mới'' thuộc về gia đình Rothschild và những người đại diện (Hitchcock:2007,
trang 48). Ngân hàng này có thời hạn 20 năm để thực hiện các chức năng tạo ra
một đồng tiền giấy thống nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, mua phần lớn nợ của
chính phủ, và nhận tiền gửi của Bộ Tài chính.
Mục tiêu của việc thành lập ngân hàng trung ương là hỗ trợ chứ không phải ngăn
cản hoạt động của ngân hàng ở các bang. Năm 1817, Quốc hội thông qua đạo luật
qui định kể từ ngày 20/2/1817, các khoản thu thuế trên nước Mỹ phải được thực
hiện duy nhất bằng tiền đúc; các loại giấy bạc Bộ Tài chính, của ngân hàng trung
ương, và của ngân hàng các bang phải đổi ra tiền đúc khi có yêu cầu. Nói cách
khác, mọi loại tiền giấy không thể qui đổi ra tiền đúc sẽ không được chấp nhận từ
sau thời hạn trên. Nếu đạo luật được thực thi triệt để, lựa chọn thứ nhất đã được
hiện thực hóa. Các ngân hàng sẽ bị bắt buộc thực hiện đổi tiềng giấy sang tiền đúc,
quá trình mở rộng lạm phát dừng lại, và mọi chuyện có thể đã rất khác. Nhưng với
tiềm lực tài chính cực mạnh được hỗ trợ từ châu Âu, phố Uôn đã vô hiệu đạo luật
này ngay trước khi nó kịp có hiệu lực.
Các ông chủ của Second Bank of the United States (BUS2) bắt tay cùng đại diện
các ngân hàng lớn ở ngoại ô Boston và thống nhất cung cấp một khoản tín dụng trị
giá 6 triệu đô-la bằng tiền đúc tại New York, Philadelphia, Baltimore, và Virginia
trước khi phải nhất nhất tuân theo yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc với những
khoản nợ phải thanh toán cho ngân hàng các bang. Lượng tiền đúc này được tính
toán sẽ vượt xa nhu cầu chuyển đổi tiền giấy sang tiền đúc có thể phát sinh khi đạo
luật mới được thực thi. Như vậy, các ngân hàng có thể thoải mái phát hành mới
tiền giấy mà không lo lắng tới việc vi phạm pháp luật. Nguyên lý rất đơn giản,
nhưng để thực hiện cần sức mạnh tiền bạc vô song.
Sau khi nhận khoản vay gây lạm phát rất lớn này, ngân hàng tại các bang chấp
nhận thực hiện thanh toán bằng tiền đúc. Hơn thế nữa, BUS2 và ngân hàng tại các
bang còn thỏa thuận sẽ tương trợ lẫn nhau trong các tình huống khó khăn. Dĩ
nhiên, điều này có nghĩa BUS2 hùng mạnh cam kết sẽ yểm trợ các ngân hàng nhỏ
ở địa phương. Năng lực tài chính của BUS2 dường như không có giới hạn. Sau
năm 1815, gia tộc Rothschild tại Anh đã tích lũy được một tài sản khổng lồ nhờ
thất bại của Napoleon trong trận Waterloo. Phiên giao dịch trái phiếu chính phủ
Anh một ngày trước khi tin thắng trận về tới nước Anh, Nathan Rothschild đã thu
về số tiền lời tương đương 5 triệu đô-la!
``Thương vụ'' giữa BUS2 và ngân hàng tại các bang đã biến qui định phải qui đổi
ra tiền đúc để thanh toán chỉ còn mang tính hình thức. Nền kinh tế tiếp tục ở trong
tình trạng lạm phát. Đến năm 1819, yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc bị dỡ bỏ
cùng lúc với khủng hoảng kinh tế trong thời gian 1819-1821.
Kể từ khi ra đời, BUS2 không ngừng mở rộng lạm phát tiền tệ và tín dụng. Không
tuân thủ chặt chẽ yêu cầu đảm bảo thanh toán bằng tiền đúc, ngân hàng đã không
huy động đủ 7 triệu đôla tiền đúc để đảm bảo theo luật định. Trong hai năm 1817
và 1818, ngân hàng chưa bao giờ có quá 2,5 triệu đôla tiền đúc mặc dù theo qui
định với lượng tiền đã phát hành, BUS2 phải có lượng tiền đúc đảm bảo là 21,8
triệu đôla. Như vậy, trong một năm rưỡi, BUS2 đã bổ sung vào nguồn cung tiền tệ
một lượng tiền nhỏ giọt là 19,3 triệu đôla!
BUS2 cũng nỗ lực tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất giữa các ngân hàng trên
toàn quốc. Nhờ đó, các ngân hàng ở New York và Boston thực hiện nghiêm túc
qui định đổi tiền giấy thành tiền đúc, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.
Cùng lúc, các ngân hàng ở xa hơn tại miền tây gần như thoải mái sử dụng tiền
giấy. Ở đây cần hiểu rằng, có một dòng chảy ngầm giữa các ngân hàng, tiền đúc
được tập trung chủ yếu ở những nơi chính phủ giám sát xít sao và lạm phát được
đẩy lên rất cao ở những vùng xa xôi.
Cũng giống như dưới thời kỳ của BUS, số lượng ngân hàng tại các bang tăng
nhanh chóng từ 232 năm 1816 lên tới 338 vào năm 1818. Riêng tại vùng Kentucky
có 40 ngân hàng ra đời từ 1817-1818. Lượng cung tiền tăng 40,7% từ 67,3 triệu
(1816) lên 94,7 triệu đô-la (1818).
Từ tháng 7 năm 1818 chính phủ và BUS2 bắt đầu nhận thức được tình thế khó
khăn đang gặp phải, sự hào phóng lạm phát tiền tệ và tín dụng, công thêm việc
gian lận lan tràn đẩy BUS2 vào vị trí nguy hiểm do vi phạm qui định pháp lý về
thanh toán bằng tiền đúc. Trong năm tiếp theo BUS2 bắt đầu triển khai thu hẹp tín
dụng trên diện rộng, yêu cầu cắt bỏ nhiều khoản vay, hạn chế tín dụng ở cả miền
bắc và miền đông, từ chối cấp tiền cho các chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, và
cuối cùng, nghiêm chỉnh chấp hành yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đổi tiền giấy với
tiền đúc.
Những động thái kiên quyết và dũng cảm này đã cứu BUS2 khỏi thảm cảnh nhưng
lại đưa nước Mỹ đến với cuộc đại suy thoái tài chính và kinh tế đầu tiên trong lịch
sử. Hiện tượng ``tăng trưởng-sụp đổ'' (boom-bust cycle) trên qui mô toàn quốc
được ghi nhận. Mở rộng tín dụng và lạm phát cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn đầu; sau đó, co rút tiền tệ và tín dụng dẫn tới đổ vỡ hàng loạt của
ngân hàng, tổ chức kinh doanh, sản xuất đình trệ, xuất khẩu giảm trầm trọng.
Henry Clews, ông chủ chuyên gia nổi tiếng về ngân hàng đã nói rõ (trong cuốn 28
năm ở phố Wall) rằng cuộc khủng hoảng năm 1837 được sắp đặt một cách bí mật
bởi BUS2 đã đi lệch hướng. Ngay sau đó, Tổng thống Jackson không chỉ cho rút
các quỹ của chính phủ ra khỏi ngân hàng này mà còn đem gửi các quỹ đó (khoảng
10 triệu USD) vào các ngân hàng độc lập hơn với Ngân hàng Anh. Kết quả tức thì
sau đó, Clews nhận định, là cả quốc gia bắt đầu được an hưởng sự phồn thịnh.
Dòng tiền mặt bất ngờ này đã dẫn đến sự phát triển tức thì của nền kinh tế, tiếp
theo đó chính phủ đã thành công trong việc trả nợ và giữ lại được một khoản thặng
dư 50 triệu USD cho Bộ Tài chính.
Các nhà tài chính châu Âu cũng đã có những hành động đáp trả với hoàn cảnh
thực tế lúc đó. Clews nhận xét thêm ``Cơn bấn loạn năm 1837 bị chọc tức và ngày
càng thêm trầm trọng khi Ngân hàng Anh một ngày kia đem ném rụp toàn bộ giấy
tờ liên quan đến Hoa Kỳ.'' Ngân hàng Anh, tất nhiên, đồng nghĩa với cái tên Nam
tước Nathan Mayer Rothschild.
Vậy tại sao BoE lại quẳng đi tuốt tuột mọi thứ giấy tờ liên quan đến Hoa Kỳ,
điều đó có nghĩa là từ chối nhận hoặc coi thường mọi chứng khoán, trái phiếu
hay bất cứ giấy tờ tài chính nào có nguồn gốc Hoa Kỳ ? Câu trả lời thật giản
đơn: Mục đích của động thái này chẳng gì hơn chính là để gây ra một cuộc hoảng
loạn tài chính ở Hoa Kỳ, nó gây ra một cơn co thắt tín dụng hoàn hảo, ngưng lại
toàn bộ các ý định phát hành cổ phiếu, trái phiếu và hủy đi những cái có khả năng
biến chứng khoán Hoa Kỳ thành tiền mặt. Trong bối cảnh hoảng loạn ấy, John
Pierpont Morgan chào đời.
Năm 1828, Andrew Jackson được bầu vào vị trí Tổng thống Hoa Kỳ. Jackson là
người tin tưởng vào sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống và có lập trường cứng
rắn với các ngân hàng. Trong cái nhìn của Andrew Jackson, hoạt động của ngân
hàng chỉ để phục vụ lợi í