TÓM TẮT
Folklore là nét đặc trưng trong tư duy và kết cấu của hầu hết tác phẩm Aitmatov.
Folklore tham gia vào toàn bộ cấu trúc tác phẩm tạo thành dạng cốt truyện đồng tâm,
không gian - thời gian tái sinh vô tận, nhân vật song trùng và tạo ra nhiều khả năng chủ
đề, mô hình dung thông trong thi pháp. Folklore trở thành bức bình phong để nhà văn thể
hiện thái độ tư tưởng chính trị một cách khôn ngoan, là một loại chất liệu đặc biệt để phản
ánh những vấn đề cấp bách trong đời sống xã hội Xô viết nửa sau thế kỷ XX, và những vấn
đề nhân sinh muôn thuở, tạo nên nội dung triết học đạo đức sâu sắc cho tác phẩm.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Folklore và mô hình dung thông trong Thi pháp tiểu thuyết của Chinghiz Aitmatov, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 2 (27) - Thaùng 3/2015
79
FOLKLORE VÀ MÔ HÌNH DUNG THÔNG
TRONG THI PHÁP TIỂU THUYẾT CỦA CHINGHIZ AITMATOV
NGUYỄN THỊ TUYẾT (*)
TÓM TẮT
Folklore là nét đặc trưng trong tư duy và kết cấu của hầu hết tác phẩm Aitmatov.
Folklore tham gia vào toàn bộ cấu trúc tác phẩm tạo thành dạng cốt truyện đồng tâm,
không gian - thời gian tái sinh vô tận, nhân vật song trùng và tạo ra nhiều khả năng chủ
đề, mô hình dung thông trong thi pháp. Folklore trở thành bức bình phong để nhà văn thể
hiện thái độ tư tưởng chính trị một cách khôn ngoan, là một loại chất liệu đặc biệt để phản
ánh những vấn đề cấp bách trong đời sống xã hội Xô viết nửa sau thế kỷ XX, và những vấn
đề nhân sinh muôn thuở, tạo nên nội dung triết học đạo đức sâu sắc cho tác phẩm.
Từ khóa: Folklore, Chinghiz Aitmatov, cốt truyện đồng tâm, nhân vật song trùng,
thi pháp dung thông
ABSTRACT
Folklore is the characteristic feature of Aitmatov’s thinking mode and almost of his
novel structure. Folklore participates in the whole works structure to form concentric plot,
infinitely regenerative space-time, parallel characters, creating many possibilites for
themes, and many models in communication poetics. Folklore is a screen for Aitmatov to
show wisely his political ideology attitude, and is special material for him to reflect urgent
problems of Soviet society in the second half of the twentieth century, and also the human’s
age-old problems, creating profound moral philosophical content for literary works.
Key words: Folklore, Chinghiz Aitmatov, concentric plot, parallel characters, communication
poetics
1. MỞ ĐẦU*
Khi những vấn đề cấp thiết của hiện
sinh đi tìm khuôn đúc trong những mẫu
hình muôn thuở là khi con người trở về với
nguồn cội bản thể trong một niềm cảm ứng
đặc biệt. Theo Đặng Anh Đào thì “ở mức
độ phổ quát nhất, sự trở về với huyền thoại
thường bộc phát khi có hiện tượng tỉnh
thức trước một số vấn đề mới của hiện
sinh”. Văn chương của Aitmatov là một
hiện tượng như thế, từ những bức bách
(*) ThS, Trường Đại học An Giang
trong đời sống chính trị xã hội Xô viết nửa
sau thế kỷ XX, nhà văn đã tìm thấy “bảo
bối” trong quá khứ, trong chiều sâu văn
hóa dân tộc - nguồn lực folklore.
Chinghiz Aitmatov (1928-2008) là nhà
văn người Kirghizia, sống dưới thời Xô
viết, viết văn bằng hai ngôn ngữ: tiếng mẹ
đẻ và tiếng Nga. Ngay từ những truyện
ngắn đầu tiên, Aitmatov đã miêu tả được
một phần hiện thực bộn bề của cuộc sống
Xô viết, đến Jamilya (1958), Người thầy
đầu tiên (1962), đã tạo nên tiếng vang
80
mạnh mẽ và xác lập vị trí vững vàng của
Aitmatov trên văn đàn, và vị trí danh dự ấy
không thể thay thế khi những tác phẩm nổi
tiếng khác của ông lần lượt xuất hiện: Vĩnh
biệt Gunxarư! (1966), Con tàu trắng
(1970), Sếu đầu mùa (1975), Con chó
khoang chạy ven bờ biển (1977), Và một
ngày dài hơn thế kỷ (1980), Đoạn đầu đài
(1986), Khi những ngọn núi sụp đổ
(2006)... Những thay đổi trong đời sống
chính trị xã hội Xô viết (đặc biệt là từ sau
1965) dần lộ rõ những hạn chế, sai lầm và
bản thân những đổi mới trong quan điểm tư
tưởng và nghệ thuật của Aitmatov, tác
phẩm xuất sắc của ông báo trước một xu
thế biến chuyển của lịch sử, và từ núi đồi
quê hương, từ folklore của dân tộc mình đã
nói lên những vấn đề chung của con người,
của nhân loại.
Văn chương Aitmatov thấm nhuần văn
hóa dân gian Kirghizia giàu đẹp, tự bản
nguyên cội nguồn gặp gỡ một cách kỳ lạ
với folklore thế giới, với vô thức nhân loại,
Aitmatov góp mặt vào dòng văn học thế
giới một cách đầy ấn tượng: cùng lúc, bằng
yếu tố folklore (những huyền thoại, truyền
thuyết, câu chuyện cổ, motif Kinh
thánh,), ông chỉ ra những điểm nhức
nhối trong đời sống đạo đức, kinh tế, xã
hội Xô viết nửa sau thế kỷ XX, và đưa ra
những chỉ dẫn cho thời đại bằng cách nhìn
sâu vào quá khứ văn hóa dân tộc. Folklore
trong tác phẩm của Aitmatov vô cùng đa
dạng và phong phú về số lượng cũng như
thể loại, trong đó truyền thuyết và huyền
thoại đóng vai trò “mũi nhọn” trong việc
truy tìm cội nguồn văn hóa, ký ức dân tộc;
và như toan tính của nhà văn, folklore đóng
vai trò chủ đạo trong toàn bộ kết cấu tác
phẩm, từ nội dung tư tưởng đến hình thức
nghệ thuật; hơn nữa, đối với độc giả, nó
như là một hệ thống mở, luôn mời gọi bạn
đọc giải mã và kiến tạo trong suốt quá trình
tiếp nhận.
Rõ nét nhất là từ Vĩnh biệt Gunxarư!
đến Đoạn đầu đài, sự tham gia của yếu tố
folklore không chỉ tạo ra nhiều khả năng
chủ đề và cốt truyện mà nó còn chi phối
cách tổ chức không gian, thời gian, hệ
thống nhân vật,... tất cả tạo thành mô hình
dung thông trong thi pháp.
2. NỘI DUNG
2.1. Dung thông
Dung thông (Communication) là thuật
ngữ được sử dụng rộng rãi trong Phật giáo.
Trong Viên dung vô ngại của Kinh Hoa
Nghiêm xem đó là sự dung thông Tam thế:
“Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể
tánh”(1), “Không chỉ có sự dung hợp riêng
lẻ của không gian và thời gian mà còn có
cả sự dung hợp giữa nhiều không gian và
nhiều thời gian, trong không gian có thời
gian, trong thời gian có không gian, dung
dung nhiếp nhiếp vô cùng vô tận”(2), “vũ
trụ là một cảnh ứng tiếp về tinh thần”(3);
Thiền Sư Hương Hải (1628-1715) trong
bài thơ Sự lý dung thông, lại xem như một
sự thông suốt về đạo và đời.
Tư tưởng về sự tương thông này cũng
thật trùng khít với những nghiên cứu mới
nhất của vật lý lượng tử mà A. Einstein đã
khẳng định: continue-không thời gian, và
chúng cũng vận hành theo triết lý Dung
thông (thuyết Bootstrap) của G. Chew.
Triết lý ấy từ bỏ hoàn toàn thế giới quan cơ
học trong vật lý Newton, ở đó, vũ trụ được
hiểu như là một mạng lưới động chứa toàn
những biến cố liên hệ với nhau; không một
tính chất nào của bất kỳ thành phần nào
trong mạng lưới này là cơ bản; tất cả chúng
đều sinh ra từ tính chất của những thành
phần khác, và chúng tương thích toàn diện
trong quá trình tương tác của những cấu
trúc xác định trong toàn mạng lưới.
81
Nếu ta xem tác phẩm văn học là một
cơ thể, một cấu trúc hoàn chỉnh thì các bộ
phận, các phương diện của cấu trúc ấy có
mối quan hệ mật thiết, thống nhất chặt chẽ
với nhau. Song, đâu là hạt quark(4) tạo ra
trường lực tương tác ấy trong mỗi thế giới
nghệ thuật luôn là một bí mật và luôn khác
nhau; với tác phẩm của Aitmatov, có thể
nói, yếu tố folklore là “hạt cơ bản” tạo nên
sự dung thông độc đáo trong thi pháp. Ở
đây chúng tôi hiểu dung thông là sự tương
ứng, tương đồng, (nhiều khi là đồng nhất).
Thi pháp dung thông trong tiểu thuyết
Aitmatov được thể hiện rõ trong hệ thống
chủ đề, trong cấu trúc cốt truyện đồng tâm,
trong không - thời gian tái sinh vô tận và
hệ thống nhân vật song trùng độc đáo.
2.1. Mô hình dung thông trong
thi pháp tiểu thuyết Aitmatov
2.2.1. Cốt truyện đồng tâm
Nếu quan niệm cốt truyện là “hệ thống
sự kiện làm nòng cốt” thì những câu
chuyện folklore nằm ngoài các cốt truyện
của Aitmatov, nhưng hiểu theo một cách
khái quát hơn, “cốt truyện là hệ thống các
quan hệ qua lại của các nhân vật, là lịch sử
phát triển và tổ chức một tính cách nào
đó”(5) và cốt truyện liên quan mật thiết tới
hành động (cảm xúc, ý định trong hành vi,
cử chỉ, nét mặt,) của nhân vật, thì các
folklore ấy lại nằm trong chỉnh thể cốt
truyện của ông.
Trong mô hình tác phẩm Aitmatov
thường có nhiều câu chuyện, nhiều thời đại
cùng tồn tại: folklore - câu chuyện quá khứ
và câu chuyện hiện tại thời Xô viết. Chúng
tôi đã thống kê những cốt truyện cơ bản
trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của
Aitmatov như sau:
Tác phẩm Câu chuyện hiện tại Câu chuyện folklore
Vị trí câu
chuyện
folklore
Vĩnh biệt
Gunxarư!
(25 phần)
Cuộc đời Tanabai và con
ngựa Gunxarư trong thời kỳ
tập thể hóa nông nghiệp
Câu chuyện về người thợ
săn già
Thuộc phần 22
Con tàu trắng
(7 phần)
Cuộc sống nghèo khó và bị
áp bức của Momun và thằng
bé ở chân núi hoang vu bên
hồ Isuckul
Huyền thoại
Mẹ Hươu Sừng
phần 4
(chính giữa tác
phẩm)
Con chó
khoang chạy
ven bờ biển
(12 phần)
Hành trình ra khơi lần đầu
tiên của Kirixk gặp tai nạn và
sự hy sinh của những người
lớn
Huyền thoại về vịt Luvrơ Cả hai truyện
được kể lần đầu
đều ở phần 2 Huyền thoại về
Người Đàn bà Cá
Và một ngày
Hành trình của Edigej đi qua
30 vexta trên thảo nguyên
đến nghĩa trang Mẹ để chôn
Câu chuyện tình yêu của
chàng danh ca già
Rajmaly
Phần 10
82
dài hơn thế kỷ
(12 phần)
cất Kazangap
Câu chuyện viễn tưởng về
tàu vũ trụ và hành tinh Ngực
rừng
Truyền thuyết về nghĩa
trang Mẹ
Phần 6 (chính
giữa tác phẩm)
Đoạn đầu đài
(3 phần)
Hành trình cứu vớt điều thiện
của Apdi
Cuộc sống hợp tác hóa đầy
bức xúc (của Boston)
Câu chuyện Sáu người và
người thứ bảy
Thuộc phần 1
Cuộc đối thoại
giữa Jesu và Pilat
Thuộc phần 2
(chính giữa tác
phẩm)
Gia đình sói Acbara và
Tastrainar
Xuyên suốt cả
tác phẩm
Kết cấu cốt truyện của tiểu thuyết
Aitmatov được tổ chức rất hấp dẫn, hoạt
lực ấy còn được nhân lên nhờ thành phần
tạo nghĩa của các yếu tố folklore: folklore
làm hệ quy chiếu cho những sự kiện được
miêu tả trong đường dây cốt truyện chính
(câu chuyện hiện tại), trở thành những câu
chuyện ngụ ngôn, đồng thời, nó có vai trò
mở rộng hệ chủ đề, cốt truyện và dung
lượng tác phẩm.
Tâm trong cốt truyện đồng tâm chính
là ý nghĩa sâu xa trong các câu chuyện
folklore giao thoa với những vấn đề trong
cuộc sống Xô viết đương thời, đó chính là
điểm gặp gỡ của nhiều tuyến cốt truyện:
vùng giao thoa hoặc nhiều khi trùng khít về
nội dung tư tưởng, triết lý nhân sinh ẩn
đằng sau những câu chuyện folklore.
Folklore là hồng tâm phát sáng những triết
lý ấy. Điều này cũng được thể hiện rất rõ
trong nỗ lực tổ chức tác phẩm của
Aitmatov: phần lớn, những câu chuyện
folklore trung tâm nằm chính giữa tác
phẩm, như bảng trên đã thống kê ở trên
(Huyền thoại Hươu Mẹ nằm chính giữa tác
phẩm Con tàu trắng, truyền thuyết về
nghĩa trang Mẹ nằm chính giữa tác phẩm
Và một ngày dài hơn thế kỷ, cuộc đối thoại
giữa Pilat và Jesu nằm chính giữa tác phẩm
Đoạn đầu đài).
Ở Vĩnh biệt Gunxarư! cuộc đời
Tanabai không chỉ được bổ sung và thống
nhất với cuộc đời con ngựa của ông,
Gunxarư, mà còn thống nhất với bài hát cổ,
trong việc thể hiện những vấn đề cuộc sống
Xô viết hiện đại. Trong bài hát của người
thợ săn già, Karagul như một mẫu hình về
người anh hùng trong cuộc sống (một thợ
săn rất giỏi), song lại là con người bi kịch
và cuối cùng bị trừng phạt theo lời nguyền
của con dê cái xám. Hình mẫu anh hùng
của Karagul như một đường dẫn, một sự
kết nối với sự điên rồ thời trẻ của Tanabai,
trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
Trước đây chính ông là người cầm đầu
những kẻ vô thần trong bản, chính ông đã
chủ trương xóa bỏ lều du mục, xóa bỏ lối
sống hàng nghìn năm văn hóa mà cha ông
để lại, và xưa kia, chính Tanabai Bakaxov
đấu tố cả anh trai mình, không kể gì đến
tình thâm ruột. Tanabai ngạo mạn tin chắc
vào sự ngay thẳng của bản thân đến mức
83
gần như mất cả tính người cũng giống như
trái tim sắt đá của Karagul nhẫn tâm giết
hết loài dê xám, để ngoài tai mọi lời cầu
xin và nguyền rủa của con dê cái già tội
nghiệp. Đến cuối tác phẩm Tanabai nhận ra
những sai lầm của mình thì đã quá muộn,
ông cảm thấy cô đơn như chính tâm trạng
của Karagul một mình trên mỏm đá suốt
mấy ngày đêm, nhưng không có cách nào
khác để thay đổi quá khứ Bằng việc kết
hợp nhân vật chính trong tác phẩm với
người thợ săn Karagul trong câu chuyện
folklore, Aitmatov cho thấy tính chất bi
kịch của cuộc đời Tanabai và cuộc đấu
tranh giai cấp đẫm máu, khốc liệt như
chính sự tuyệt diệt của loài dê núi.
Con tàu trắng có rất nhiều câu chuyện
dân gian, song câu chuyện trung tâm là
huyền thoại về Mẹ Hươu Sừng. Câu
chuyện không chỉ nằm chính giữa tác phẩm
mà nó còn được tái lặp, các nhân vật đều
biết và nhắc đến nhiều lần. Tác phẩm nêu
lên vấn đề nhức nhối của xã hội đương thời
là sự suy thoái của niềm tin, sự xuống dốc
của đạo đức, và bằng những câu chuyện
dân gian như một ẩn dụ để báo trước tương
lai của xã hội đó. Nếu những kẻ độc ác, bội
bạc trong những câu chuyện cổ đều bị
trừng phạt đích đáng thì chính kẻ bội tín
Orozkul cũng đang bị trừng phạt một cách
đau đớn nhất; và như người tù binh bị tước
đoạt sự sống, nhưng trong trái tim anh vẫn
lưu giữ hồn dân tộc trong những bài ca, thì
cậu bé ra đi mang theo niềm tin bất biệt
trong trái tim non nớt.
Ở Con chó khoang chạy ven bờ biển
hành động huyền thoại liên tục tái diễn
trong đời sống tinh thần của con người. Sự
tái diễn này là trung tâm tư tưởng của câu
chuyện Aitmatov, nơi các sự kiện đều
không có ranh giới rạch ròi, không phải
xuất hiện duy nhất mà là sự tái lặp của hai
huyền thoại: việc sáng thế của vịt Luvrơ và
nguồn gốc của người Nivkh, từ sự kết hợp
của một ngư dân què và Người Đàn bà Cá.
Như vịt Luvrơ một mình giữa biển khơi vô
tận, công việc của những ngư dân đi biển
cũng lênh đênh trên sóng nước và khát
vọng tìm thấy một hoang đảo có khác nào
với tiếng kêu quàng quạc vô vọng muôn
thuở trước. Họ luôn gặp nhau và đồng
nhất: luôn luôn thấy mình ở giữa biển vô
biên, luôn nhỏ bé vô cùng và yếu đuối vô
cùng trước thiên nhiên vĩ đại, bí hiểm. Biển
cả thuở hồng hoang ngút ngàn tầm mắt đến
bây giờ vẫn luôn vĩ đại, rộng lớn, tinh
khiết, bí ẩn, nguyên sơ, nên nỗi tuyệt vọng
trong tiếng kêu thảng thốt của vịt Luvrơ
cũng là niềm kinh hoàng của Kirixk, của
những người đi biển luôn phải đối mặt, và
lớn lao hơn, tác phẩm của Aitmatov như
một ẩn dụ về niềm tuyệt vọng của con
người hậu bán thế kỷ XX.
Hầu hết tác phẩm của Aitmatov có cấu
trúc tương ứng nhau: nhiều dòng thời gian
gắn với nhiều tuyến cốt truyện, nhà văn
thường tích hợp yếu tố folklore vào việc
miêu tả bức tranh hiện thực - cốt truyện
trung tâm, phơi lộ những bệ rạc, khủng
hoảng của xã hội đương thời. Song Và một
ngày dài hơn thế kỷ có cấu trúc phức tạp
hơn: kết hợp chặt chẽ huyền thoại, truyền
thuyết từ trong quá khứ và yếu tố khoa học
viễn tưởng (một nỗ lực đổi mới tiểu thuyết)
là giả thuyết tương lai, quá khứ và tương
lai được miêu tả ngay trong hiện thực xã
hội Xô viết đương thời. Ba dòng thời gian
ấy khá rõ ràng trong đường dây sự kiện:
hiện tại (cái chết của Kazangap và công
việc chôn cất) - quá khứ (truyền thuyết về
nghĩa trang Mẹ) - tương lai (tuyến truyện
viễn tưởng về cuộc sống ngoài hành tinh),
song nó thống nhất chặt chẽ trong tư tưởng
tác phẩm. Trong Và một ngày dài hơn thế
84
kỷ cốt truyện viễn tưởng cũng có chức
năng như những câu chuyện folklore, song
nếu câu chuyện dân gian cho thấy quá khứ
của dân tộc thì yếu tố viễn tưởng mở ra
tương lai nhân loại, như chỉ ra trách nhiệm
của Xô viết về việc cô lập trái đất. Cốt
truyện viễn tưởng cũng được hỗ trợ bởi hai
câu chuyện folklore: câu chuyện về tên nô
lệ mankurt và câu chuyện của Rajmaly,
những câu chuyện được Elizarov, Edigej
kể, và Abutalip miệt mài chép lại, xem đó
như di sản của ông cha, và chính nó trở
thành bằng chứng chống lại anh khi anh
bị bắt.
Huyền thoại về tên nô lệ mankurt tạo
thành một hệ thống liên kết chặt chẽ đến
từng chi tiết trong cả ba tuyến cốt truyện,
nó như “động mạch chủ” của cơ thể sống,
tác phẩm Và một ngày dài hơn thế kỷ.
Trước nhất là ở cái tên nghĩa trang Ana
Bejit, trong huyền thoại, đó là nơi bà Ana
bị đứa con mất ký ức bắn chết; trong tuyến
truyện hiện tại là nghĩa trang Mẹ, nơi mà
Edigej đang muốn chôn cất người bạn
Kazangap thân thiết; và trong cốt truyện
viễn tưởng nó là một phần của sân bay vũ
trụ. Nếu tình yêu thương bao la của người
Mẹ vĩ đại trong câu chuyện huyền thoại
hóa thân thành biểu tượng Lòng Mẹ, nghĩa
trang vùng Sarozek trở thành di sản văn
hóa ngàn năm thì trong tương lai viễn
tưởng, tín ngưỡng ấy chẳng có ý nghĩa gì
cả. Aitmatov đang đặt ra những vấn đề,
những câu hỏi lớn lao của thời đại, mà
điểm nhìn được kết nối từ quá khứ đến
tương lai.
Nếu trong huyền thoại, tên nô lệ mất trí
là bởi hình phạt nhục hình dã man bằng
khoanh da lạc đà nóng thít chặt vào da đầu
cạo nhẵn, nó ăn sâu vào da thịt như một
vành đai ép chặt não con người, thì trong
tuyến truyện viễn tưởng vành đai sắt mà
con người tạo nên là biểu tượng cho sự cô
lập trái đất. Cắt đứt với quá khứ và tương
lai là những hành động tuy khác hướng
nhưng hậu quả là như nhau: sự mất gốc và
hủy diệt. Và trong cốt truyện hiện tại,
Shabitzhan một cán bộ công chức cấp tỉnh
sẵn sàng chấp nhận sự phá hủy nghĩa trang
Ana Bejit, cũng là một tên mankurt chính
cống. Di sản của dân tộc chẳng có ý nghĩa
gì đối với anh ta, mọi thứ chẳng có ý nghĩa
gì cả, từ cái chết của người bố đến truyền
thống văn hóa Một cách thâm thúy và
độc đáo, Aitmatov đã phóng chiếu bài học
đạo đức và những giá trị từ huyền thoại
mankurt vào các truyện kể có vẻ ít điểm
chung với nó, và chỉ thông qua lăng kính
của huyền thoại mới có thể hiểu đầy đủ và
đánh giá đúng đắn các vấn đề mà nhà văn
đang đặt ra.
Bên cạnh huyền thoại về tên nô lệ, câu
chuyện tình bất hạnh của nghệ nhân già,
Rajmaly, và cô gái trẻ đẹp Begimaj cũng
“giao điểm” trong các đường dây cốt
truyện và chủ đề tác phẩm. Câu chuyện,
nằm ở phần 10 của tác phẩm, về mặt cốt
truyện, như là một cách giải quyết hợp tình
cho mối tình khó xử giữa Edigej và quả
phụ trẻ tuổi Zaripa. Nếu mối tình của
Rajmaly với Begimaj là không thể chấp
nhận, thì tình thương mến trong sáng của
Edigej dành cho Zaripa cũng không có lối
thoát. Tình cảm đó làm cả ba người thật
khó xử: Edigej, Ukubala - vợ Edigej, và cả
Zaripa nữa. Kazangap đã nhắc lại câu
chuyện cũ của ông cha, và như một bài học
từ quá khứ, và Edigej đã tìm thấy cách giải
quyết vấn đề của mình, song không tránh
khỏi những bâng khuâng, đau khổ, Tác
phẩm Và một ngày dài hơn thế kỷ không
chỉ là câu chuyện của một cuộc đời, một
con người, mà là câu chuyện lịch sử của cả
dân tộc, trong đó, những câu chuyện
85
folklore như là những chỉ dẫn quan trọng
để định hướng tương lai, đó là dụ ngôn, là
bài học từ quá khứ.
Đoạn đầu đài là một nỗ lực cách tân
mạnh mẽ của Aitmatov trong cấu trúc cốt
truyện, các chủ đề và sự kết hợp văn phong
táo bạo trong những vấn đề thời sự có tính
chất báo chí và những vấn đề nhân sinh
muôn thuở: vấn đề thiên nhiên, môi sinh
(câu chuyện về gia đình sói Arbara và
Tastrainar), vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
(huyền thoại ngày Chúa bị đóng đinh), vấn
đề gay gắt của xã hội đương thời: tệ nạn
ma túy, nông trường hợp tác xã... (gia đình
Boston)... Sâu xa là vấn đề truyền thống
văn hóa dân tộc, đấu tranh giữa thiện và
các... các yếu tố folklore là hồng tâm phát
sáng những triết lý ấy.
Folklore đóng vai trò quan trọng như
những câu chuyện sáng tạo độc đáo trong
tác phẩm Aitmatov. Những câu chuyện đó
vô cùng phong phú và đa dạng, vừa liên tục
mở rộng quy mô truyện kể vừa dẫn dắt bạn
đọc xuyên qua một loạt các sự kiện từ quá
khứ đến hiện tại, và nhà văn tin rằng, từ
những bài học của lịch sử, của quá khứ,
chúng ta có thể tìm ra con đường đúng đắn
để giải quyết những tồn tại của xã hội.
Chức năng ngụ ngôn của folklore trong tác
phẩm của Aitmatov tạo sự đa nghĩa, hấp
dẫn, và chính điều này là cội nguồn của sự
“lấp lửng lưỡng nan” (người khôn ăn nói
nửa chừng, ca dao) trá hình thái độ phê
bình của tác giả đối với những vấn đề,
những hiện tượng, những “thói tật” trong
cuộc sống Xô viết. Aitmatov đã dùng
folklore như một phương tiện hữu hiệu để
thể hiện quan điểm (bất đồng chính kiến)
của mình trong cuộc chiến chống lại sự
chuyên chế nhưng theo một cách nhẹ
nhàng và tinh vi hơn sự công khai bạo
động của A. Solzhenitsyn. Đó là tài năng
“đã đi trước so với nhiều người”, “thể hiện