Các yếu tốnày có thể chia thành 3 nhóm yếu tố, đó là: các yếu tốkinh tế, các
yếu tố phi kinh tế, và các yếu tố thị trường.
Sự tác động của các nhân tố tới giá cổphiếu nhưthếnào cũng còn rất nhiều
tranh luận. Rất khó đểcó thể xác định nhân tốnào sẽ ảnh hưởng tới giá cổ
phiếu trong một trường hợp nhất định. Tuy nhiên tác giảbài viết này xin
trích đăng tóm tắt những kết luận, ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt
động thịtrường trên thế giới vềnhững nhân tốchủyếu có thể ảnh hưởng đến
giá cổphiếu đểbạn tham khảo. Các yếu tốnày có thểchia thành 3 nhóm yếu
tố, đó là: các yếu tốkinh tế, các yếu tốphi kinh tế, và các yếu tốthịtrường.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá cổ phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá cổ phiếu phụ thuộc vào những yếu
tố nào?
Các yếu tố này có thể chia thành 3 nhóm yếu tố, đó là: các yếu tố kinh tế, các
yếu tố phi kinh tế, và các yếu tố thị trường.
Sự tác động của các nhân tố tới giá cổ phiếu như thế nào cũng còn rất nhiều
tranh luận. Rất khó để có thể xác định nhân tố nào sẽ ảnh hưởng tới giá cổ
phiếu trong một trường hợp nhất định. Tuy nhiên tác giả bài viết này xin
trích đăng tóm tắt những kết luận, ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt
động thị trường trên thế giới về những nhân tố chủ yếu có thể ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu để bạn tham khảo. Các yếu tố này có thể chia thành 3 nhóm yếu
tố, đó là: các yếu tố kinh tế, các yếu tố phi kinh tế, và các yếu tố thị trường.
1. Nhóm yếu tố kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế. Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển
và giảm khi nền kinh tế kém phát triển.Ví dụ : các bạn có thể thấy rõ nét nhất khi
nền kinh tế thế giới khủng hoảng năm 2008 ,đến nay đang dần hồi phục. Giá cổ
phiếu hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh xuống đáy và hiện
nay đang tăng trưởng trở lại.Thị trường chứng khoán là thị trường của “hi vọng”
nên diễn biến của thị trường chứng khoán thường là “la bàn” cho cả nền kinh tế
.Các chuyên gia kinh tế cho rằng TTCK thường diễn biến tăng giảm trước nền
kinh tế khoảng chừng vài tháng. tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm
cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt
động cụ thể của từng công ty.
Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.Giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy
ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua
theo dõi tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ
thông thay đổi trước hoạt động kinh doanh. Ví dụ : giá cổ phiếu của các công ty
thường thay đổi rất nhiều ở thời điểm trước và sau báo cáo kết quả kinh doanh
hàng quý hàng năm của mỗi công ty.
Thu nhập công ty, những người theo trường phái này cho rằng, thu nhập hay lợi
nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu.
Những nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở
dự đoán về mức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối
quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn
thu nhập; vào những thời điểm khác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên
thực tế, nó lại biến động theo chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một
người theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập,
nhưng không có gì bảo đảm rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu hướng biến
đổi của giá cổ phiếu. chúng ta nên quan tâm đến thu nhập của công ty trong một
thời gian dài khoảng 2 đến 5 năm trong quá khứ.
Cổ tức, những người theo trường phái này cho rằng cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ
yếu thứ hai sau thu nhập, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất điều này
không khác gì một câu thành ngữ cổ xưa “1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2
con chim trong rừng”. Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với
loại cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là
rất quan trọng, thường xuyên mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so
với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có
hiệu quả hơn cho các cổ đông, là những người luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Trong tất cả các nhân tố báo chí sử dụng để giải thích về sự biến động giá hàng
ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ở vị trí quan trọng
gần đầu.
Lãi suất, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi.
Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và
chúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng
hay bù đắp cho mức biến động về lãi suất hay không. Để giải thích rõ vấn đề này,
chúng ta sẽ xem xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như
sau:
Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công
ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này,
giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi
nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng
thu nhập và cổ tức.
Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có
khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất
lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi,
nên mức chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất
lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung
thời kỳ lạm phát trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể
tăng giá, dẫn tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là
rất tồi tệ. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất
lợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Đối với những trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, bạn có thể hình
dung ra một loạt các khả năng ngược lại khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan
hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh
nghiệm và ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối
quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này
không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ
thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo
ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp
này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lãi suất.
Giá cả hàng hoá (lạm phát), Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp
nhiều thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng
hoá. Từ năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn
định và giá hàng hoá có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá
chứng khoán theo thống kê tăng vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên.
Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào năm 1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại
hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát giá hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm
phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết năm và tiếp tục tăng cho đến
đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động
gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu tăng vào năm 1946; giá cổ phiếu
giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp đổ
vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng
của Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Sự không nhất quán trong các phản ứng của giá cổ phiếu trước sự thay đổi giá
hàng hoá đã làm nhà phân tích ngày càng chán nản bởi vì giá cổ phiếu trước đây
thường có xu hướng biến động trước khi giá hàng hoá biến động tới vài tháng. Do
vậy, dường như giá hàng hoá với tư cách là một chỉ số của giá chứng khoán tỏ ra
không đáng tin cậy và có lẽ là không có giá trị.
Các yếu tố kinh tế khác .Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường
được các nhà dự báo chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những
thay đổi về hàng tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền. Lãi suất cơ bản
(thường là lãi suất trái phiếu chính phủ) trong những năm gần đây đã thu hút sự
chú ý đáng kể cho dù từ lâu nó chỉ được coi là một nhân tố không đáng kể chứ
không phải là nhân tố hàng đầu. Bởi vì giá chứng khoán là một trong những chỉ số
được coi trọng nhất trong 12 chỉ số hàng đầu, nên các nhà dự báo cho rằng tốt nhất
nên dự tính lãi suất cơ bản theo giá chứng khoán hơn là dự đoán giá chứng khoán
theo những thay đổi của lãi suất cơ bản.
Các chỉ số quan trọng khác bao gồm vốn vay liên ngân hàng, các khoản vay
thương mại và dịch vụ, giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, và các số liệu về giao
dịch và thanh toán của quỹ tương hỗ.
2. Nhóm yếu tố phi kinh tế
Nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tiếp theo là những yếu tố phi kinh tế, bao gồm
sự thay đổi về các điều kiện chính trị, ví dụ chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính
phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố tự nhiên khác, và thay đổi về điều kiện
văn hoá, như tiến bộ về công nghệ v.v Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có ảnh
hưởng lớn đối với giá chứng khoán ở những nước có nền kinh thế thị trường phát
triển, thị trường sẽ đánh giá những chính sách này. Trong điều kiện Việt Nam, nền
chính trị ổn định, mặt khác thị trường chứng khoán còn chưa phát triển, thì yếu tố
này ít có tác động.
3. Nhóm yếu tố thị trường
Các yếu tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường, bao gồm sự biến
động thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm yếu tố thứ ba
tác động tới giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ đợi thái
quá từ việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao nhờ
sự phát đạt của công ty, và ngược lại do dự đoán thấp giá trị tại thời điểm thị
trường đi xuống. Mối quan hệ giữa cung và cầu được trực tiếp phản ánh thông qua
khối lượng giao dịch trên thị trường, hoạt động của những nhà đầu tư có tổ chức,
giao dịch ký quỹ v.v cũng có ảnh hưởng đáng kể. Mặc dù số lượng giao dịch ký
quỹ tăng khi mà giá cổ phiếu tăng, nhưng một khi giá cổ phiếu giảm số lượng cổ
phiếu bán ra tăng và làm cho giá càng giảm.
Như vậy, dao động giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của nhiều nhân tố
khác nhau, hạt nhân chính là các yếu tố về khả năng thu nhập công ty.
Đối với TTCK Việt Nam, theo quan điểm cá nhân của tác giả bài viết này, thì giá
cổ phiếu của công ty niêm yết về cơ bản cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố nói
trên nhưng mức độ không rõ ràng. Có thể thống kê những yếu tố chủ yếu sau:
Yếu tố tâm lý “bầy đàn”, thuộc nhóm yếu tố thị trường nói ở trên, thể hiện tương
đối rõ nét nhất là ở trong giai đoạn đầu thị trường mới thành lập. Bạn có thể thấy
rõ hiện tượng này qua biểu hiện giá của đa số các cổ phiếu đều lên hoặc đều
xuống, giá cổ phiếu biến động tăng /giảm không phản ánh tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, mà chủ yếu do yếu tố tâm lý của người đầu tư trên
thị trường. Sau này mới có sự phân hoá về biến động giá giữa các loại cổ phiếu
khác nhau, tuy nhiên, hiện nay yếu tố này vẫn chiếm xu thế chủ đạo.
Thu nhập công ty, yếu tố này có tác động tương đối rõ rệt tới giá cổ phiếu, chẳng
hạn vừa qua giá cổ phiếu của CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An tăng “kịch
trần” nhiều phiên bởi Công ty công bố lợi nhuận sau thuế quý III /2004 đạt 8, 6 tỷ
đồng tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài những yếu tố nói trên, có thể tính đến các yếu tố khác như mức trả cổ tức,
thông tin mua bán cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty, thông
tin tách gộp cổ phiếu, thông tin về việc phát hành thêm cổ phiếu, tin đồn…Những
người đầu tư chuyên nghiệp hơn có thể còn tìm hiểu các thông tin liên quan đến
chính sách của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán, chính sách cổ phần hoá
DNNN, tình hình quản trị của công ty niêm yết, tên tuổi của CTCK bảo lãnh phát
hành hay tư vấn niêm yết cho công ty niêm yết.
Phần trên là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới giá cổ phiếu nói chung tuy
nhiên theo kinh nghiệm của tôi và rất nhiều các nhà đầu tư khác thị trường
chứng khoán Việt Nam yếu tố “tâm lý của nhà đầu tư” có ảnh hưởng rất lớn tới
giá cổ phiếu do vậy từng nhà đầu tư cần phải có những phân tích, suy xét của
riêng mình trước khi đưa ra quyết định mua hay bán, tránh bị ảnh hưởng bởi
những trào lưu tâm lý trên thị trường. Có như vậy thì từng nhà đầu tư mới có
thể tìm kiếm được cho mình những cơ hội đầu tư sinh lời bất kể tình hình giá
cả thị trường biến động lên hay xuống.
Chúc các bạn thành công!