a. Giới thiệu về Đạo Khổng Khổng giáo là một loại hình tín ngưỡng và đạo đức du nhập từ thế kỷ thứ 6 trước CN. Về cơ bản, đó là hệ thống các phạm trù đạo đức - lòng nhân từ -sự trung thực nghi lễ -sự trị vì sáng suốt được đặt ra như những nguyên tắc để trị nước tề gia. Đạo Khổng chủ yếu chú trọng lễ giáo nghi thức, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa và đời sống gia đình của 2 quốc gia trên. Trong lịch sử của cả Việt Nam và Hàn Quốc đều nhắc đến những ảnh hưởng lớn lao của đạo giáo này trên cả 2 phương diện: Tích cực và tiêu cực. Ra đời vào khoảng những năm 551 TCN, Khổng Tử luôn được coi là nhà tư tưởng lớn thời cổ đại của Trung Quốc, vị cha vĩ đại của Nho Giáo. Khổng Tử răn dạy con người ta về mặt Chính trị và Đạo đức. Theo quan niệm của Khổng Tử xã hội cần có trật tự ổn định, có đẳng cấp tôn ti; con người với nhau phải “điều mình không muốn thì chớ làm cho người”hay “Vua ra vua, cha ra cha, con ra con”. Khổng Tử còn tin vào “mệnh trời”quyết định mọi mặt đời sống của con người: Vua là Thiên Tử, sống chết, giàu nghèo đều do mệnh. Nho giáo cực thịnh vào thời phong kiến. Nho giáo không chỉ truyền dạy tôn ti lễ nghĩa, đạo làm người mà còn như một hình thức giáo dục của vua chúa phong kiến, dạy người ta phải trung thành với vua, coi vua là con trời, v.v . Vì vậy khi một quốc gia tồn tại dưới hình thức phong kiến, ở đó ta thấy Nho giáo.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia đình Hàn Quốc và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
69
GIA ĐÌNH HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM
SVTH: Đào Hoàng Oanh
GVHD: Nguyễn Phương Minh
I. NÉT GIỐNG NHAU VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI
1. Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng to lớn của Đạo Khổng
a. Giới thiệu về Đạo Khổng
Khổng giáo là một loại hình tín ngưỡng và đạo đức du nhập từ thế kỷ thứ 6 trước
CN. Về cơ bản, đó là hệ thống các phạm trù đạo đức - lòng nhân từ -sự trung thực nghi
lễ -sự trị vì sáng suốt được đặt ra như những nguyên tắc để trị nước tề gia. Đạo Khổng
chủ yếu chú trọng lễ giáo nghi thức, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn
hóa và đời sống gia đình của 2 quốc gia trên. Trong lịch sử của cả Việt Nam và Hàn
Quốc đều nhắc đến những ảnh hưởng lớn lao của đạo giáo này trên cả 2 phương diện:
Tích cực và tiêu cực.
Ra đời vào khoảng những năm 551 TCN, Khổng Tử luôn được coi là nhà tư tưởng
lớn thời cổ đại của Trung Quốc, vị cha vĩ đại của Nho Giáo. Khổng Tử răn dạy con
người ta về mặt Chính trị và Đạo đức. Theo quan niệm của Khổng Tử xã hội cần có trật
tự ổn định, có đẳng cấp tôn ti; con người với nhau phải “điều mình không muốn thì chớ
làm cho người”hay “Vua ra vua, cha ra cha, con ra con”. Khổng Tử còn tin vào “mệnh
trời”quyết định mọi mặt đời sống của con người: Vua là Thiên Tử, sống chết, giàu
nghèo đều do mệnh.
Nho giáo cực thịnh vào thời phong kiến. Nho giáo không chỉ truyền dạy tôn ti lễ
nghĩa, đạo làm người mà còn như một hình thức giáo dục của vua chúa phong kiến, dạy
người ta phải trung thành với vua, coi vua là con trời, v.v. Vì vậy khi một quốc gia
tồn tại dưới hình thức phong kiến, ở đó ta thấy Nho giáo.
b. Ảnh hưởng của Đạo Khổng đến con người ngày nay
Trong thời đại ngày nay, tuy rẳng chế độ phong kiến chỉ còn là một trang lịch sử
xa xưa nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đến ngày nay vẫn còn khá rõ rệt, điển hình là
những nước châu Á trong đó có cả Việt Nam và Hàn Quốc. Nho giáo truyền dạy lễ
nghĩa, tôn ti, dạy cách làm người như “Tam cang”, “Ngũ thường”, “Tam tong tứ đức”,
“Công dung ngôn hạnh”. Làm hoàn toàn theo lời răn dạy của Khổng Tử thì bị coi là
“Phong kiến”, là “Lạc hậu”, bác bỏ phủ nhận toàn bộ thì lại thanh “mất gốc”, thậm chí
là “lố lăng”. Vì vậy cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đã chắt lọc được những gì tốt đẹp
nhất, tinh hoa nhất, phù hợp nhất của đạo Khổng mà bài trừ những giáo điều cổ hủ,
không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Vì vậy có thể nói Việt Nam và Hàn Quốc đều
chịu sự ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo nhưng đã biết khắc phục, lấy đó làm nền tảng
để xây dựng quy cách chuẩn mực của con người hiện tại. Ví dụ như người phụ nữ hiện
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
70
đại vừa đảm đang, yêu chồng, chăm con nhưng vẫn thành công trong công tác xã hội;
con người sống trên đời cũng vẫn cần Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín, v.v.
Việt Nam từng trải qua bốn lần Bắc thuộc, hơn 1000 năm đô hộ, từng sống dưới
chế đô của những quốc gia hùng mạnh nhất nhì thế giới như Trung Quốc, Pháp và Mỹ.
Hàn Quốc cũng đã từng có thời kì căng thẳng dưới sự áp bức của Nhật Bản, Liên Xô và
Mỹ. Thế nhưng trong quá trình hiện đại hóa, cả 2 quốc gia đều đã thoát khỏi sự khó
khăn mà vượt lên về moi mặt: Kinh tế, xã hội và văn hóa. Trên phương diện văn hóa,
Hàn Quốc và Việt Nam dưới ách đô hộ vẫn không mất đi những nét văn hóa truyền
thống của mình nhưng đã dần dần loại bỏ những lễ nghi và hủ tục không còn thích hợp
với thời đại. Tuy vậy những nét phong tục tập quán và tư tưởng Khổng giáo vẫn ăn sâu
vào tinh thần người dân hai nước. Có thể nói trong quá trình hiện đại hóa, Việt Nam và
Hàn Quốc đều đã chắt lọc lại được những nét tinh hoa cao quý nhất của xã hội cũ,
những điểm còn phù hợp, phát triển và thích ứng được với xã hội hiện tại để trở thành
niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Từ những nét tương đồng nói trên, nhiều phong tục tập quán của Việt Nam và
Hàn quốc cũng có những nét tương đồng, thể hiện qua những nét tập quán trong gia
đình nêu dưới đây.
II. GIA ĐÌNH
1. Cấu trúc gia đình:
Ở Hàn Quốc và Việt Nam, hình ảnh một gia đình lắm phúc lắm lộc thường là hình
ảnh một gia đình đông con, đông cháu. Cũng vì quan niệm như vậy mà các gia đình là
Hàn Quốc và Việt Nam thường có nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà mà
thường là ông bà- cha mẹ- con cái.
Thế nhưng cũng vì sự ảnh hưởng lâu dài và quá sâu sắc của đạo Khổng, tâm lý
trọng nam khinh nữ vẫn còn hết sức phổ biến. Không chỉ trong gia đình mà còn cả ngoài
xã hội, người con trai bao giờ cũng được đề cao. Người con trai cả là người trụ cột, là
người lo việc thờ cũng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại,
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng mở bớt cái nút thắt “trọng nam khinh
nữ”ấy. Giờ đây nam nữ là bình đẳng, con trai con gái đều có quyền như nhau về thừa kế,
về trách nhiệm với bố mẹ. Cấu trúc gia đình cũng được thay đổi, cảnh gia đình với 3 4
thế hệ không còn quá phổ biến, thay vào đó là các vợ chồng trẻ sống tách riêng, tự xây
dựng ngôi nhà mới cho riêng mình. Đời sống con người càng ngày càng phức tạp, sôi
nổi, mạnh dạn hơn nên sự thay đổi này là hoàn toàn cần thiết.
Có thể nói nền tảng của mỗi gia đình là bữa cơm. Rất hiếm khi có gia đình nào
hạnh phúc khi có cái bếp nguội lạnh. Vì thế những bữa cơm gia đình là giây phút thiêng
liêng nhất, cao quý nhất. Đó là giây phút xum họp sau một ngày làm việc, là giây phút
trò chuyện để mọi người hiểu nhau hơn. Đó là một phần không thể thiếu trong cuộc
sống hằng ngày, nó thể hiện sự đảm đang tảo tần của người phụ nữ, đôi khi thể hiện sự
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
71
“tâm lý”của đức ông chồng. Vì vậy mỗi bữa ăn, thậm chí cả bữa sáng cũng được người
mẹ, người chị chuẩn bị chăm chút, chu đáo, cẩn thận, gửi gắm vào đó cả tình yêu
thương. Dù lớn nhỏ, giàu nghèo, bữa ăn gia đình luôn là một phần quan trọng, là sợi dây
liên kết mọi người với nhau.
2. Đám cưới
Mỗi gia đình được hình thành đều bắt đầu từ đám cưới. Trong cuộc sống, ngày
xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn
hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được
cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại. Có thể khẳng định rằng, từ
lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng,
mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.
Lễ cưới chính là sự kết tinh của tình yêu, là giây phút trưởng thành của tình yêu
trai gái sau một thời gian tìm hiểu. Nó còn là sự hứa hẹn, thừa nhận với xã hội, là sự
thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm, là hạnh phúc và thử thách, là cánh cửa mở ra
cuộc sống gia đình sau này. Người ta tin rằng một đám cưới suôn sẻ sẽ khởi đầu cho
một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc
Thế nhưng mỗi vùng, mỗi miền, mỗi đất nước lại có một phong tục, một nghi lễ
cưới hỏi khác nhau. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, đám cứoi các nước thường vẫn giữ
được những nét vàng truyền thống sắc son, góp phần lớn vào việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc
a. Đám cưới ở Việt Nam
Người Việt Nam có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó
thay”. Người Việt Nam rất coi trọng đám cưới, đó là chuyện hệ trọng cả đời. Trong thời
buổi hiện đại, đám cưới Việt Nam cũng có phần thay đổi. Thường về ngày xưa đám
cưới là phong tục đậm tính dân tộc nhưng lại tiêu tốn khá nhiều tiền của. Có những đám
cưới linh đình ăn suốt 7 ngày 7 đêm, lại có những đôi trai gái yêu nhau nhưng cũng
không thể làm đám cưới vì tiền thách cưới quá lớn, v.v Về sau, tùy từng vùng, từng
thời, gia cảnh từng nhà mà việc cưới hỏi cũng được sửa đổi ít nhiều. Tuy nhiên đám
cưới Việt vẫn luôn trọng truyền thống, được tổ chức theo cuốn Thọ Mai Gia Lễ (Cuốn
sách dạy về Quan, Hôn, Tang, Lễ của người Việt). Trước khi chính thức thành vợ chồng,
đôi trai gái phải trải qua kén chọn, giạm ngõ, hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo. Nếu không
có đủ sáu bước này thì đôi trai gái này vẫn không được chính thức công nhận là vợ
chồng.
Người Việt Nam ngày xưa dựng vợ, gả chồng theo quan niệm “Cha mẹ đăt đâu
con ngồi đấy”Việc chọn con dâu, con rể là việc của cha mẹ, con cái chỉ được nghe theo
chứ không được tự quyết định, dù cho đã phải lòng người khác. Cha mẹ sẽ xem xét gia
cảnh của gia đình thông gia, xem tính nết con dâu, con rể để mà kén chọn, khi chọn
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
72
được người vừa ý thì gia đình tiến đến giạm ngõ. Tuy nhiên đến xã hội hiện đại. các ông
bố, bà mẹ cũng “thoáng”hơn, họ coi trọng tình yêu của con cái mình đầu tiên, rồi mới
xét đến những điều kiện ngoại cảnh như gia đình xui gia.
Giạm ngõ là lần đầu nhà trai đến nhà gái với danh nghĩa là “xem mặt”và xin phép
cho hai cháu đi lại tìm hiểu và xin được làm lễ ăn hỏi. Giạm ngõ thường đơn giản, chỉ
như một bữa cơm gặp mặt nên cũng thường được tổ chức nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ.
Khi đôi trai gái đã bén duyên, cha mẹ thường tổ chức lễ ăn hỏi. Nó cũng tương tự
như lễ đính hôn của các nước phương Tây nhưng những nét truyền thống vẫn không thể
xóa bỏ. Trong lễ ăn hỏi, trầu cau là phần không thể thiếu. Một số gia đình cầu kỳ còn
đem chè thuốc, bánh cốm, hạt sen, xôi gà, lợn quay, xếp thành hình công, hình phượng
đến để xin bàn chuyện cưới xin. Ngày xưa nhà gái thường thách cưới, nhà trai nghe và
đáp ứng theo. Tuy nhiên ngày nay lại có phần đơn giản hơn, lễ vật thường nhà trai tự
chuẩn bị hoặc đặt theo những dịch vụ ăn hỏi, cưới xin bên ngoài. Nhà trai cử 7 đến 9
chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú, chưa vợ mang sính lễ đến nhà gái, còn nhà gái cũng
chuẩn bị 7 đến 9 cô gái xinh đẹp, mặc áo dài đỏ, đáp lễ nhà trai. Sau khi đem sính lễ vào
thờ cúng tổ tiên, các chàng trai cô gái này làm thủ tục trao duyên. Người Việt Nam quan
niệm nếu bê tráp mà không được “lại quả”thì sẽ mất duyên, khó lấy vợ lấy chồng.
Sính lễ của nhà trai được kết thành hình long phượng
Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn.
Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho
thiếp báo, thiếp mời.
Sau khi ăn hỏi, hai gia đình tổ chức lễ cưới. Đây là phần quan trọng nhất, đòi hỏi
chuẩn bị kỹ lưỡng từ cả hai bên nhà trai và nhà gái. Trước đám cưới, hai nhà lo dựng
rạp, sửa sang nhà cửa. Một số đám cưới hiện đại làm ở khách sạn thì phải đặt hội trường,
đặt trang trí, đặt cỗ, thậm chí là cả MC, những tiết mục văn nghệ,v.v .
Theo truyền thống, đoàn nhà trai đến đón dâu phải được dẫn đầu bởi một người
lớn có tuổi, con cháu đầy đàn, đủ vợ đủ chồng, có tài ăn nói cùng với năm đến mười
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
73
phù rể. Còn có tục lệ rằng trên đường đến nhà gái, đoàn đón dâu bị trai làng, trẻ con
chặn lại bằng dây thừng hay đóng cổng, phải tung tiền xu cho bọn trẻ con mới được vào
cổng. Khi nhà trai đến, nhà gái cũng chuẩn bị các cô phù dâu têm trầu, mời nước, chuẩn
bị cơm chiều, xong xuôi mới xin dâu. Nhà gái thường làm ra vẻ dùng dằng và đến cuối
buổi chiều mới đồng ý. Sau đó, cả đoàn đưa dâu và đón dâu cùng đi về nhà trai. Nhà trai
chuẩn bị pháo nổ giòn đón cô dâu, lễ trời, lễ tổ tiên và cúi chào bố mẹ cùng quan khách
họ hàng. Xong xuôi cô dâu chú rể tiến vào phòng cưới, gọi là lễ “hợp cần”. Cô dâu bước
qua đống lửa để trừ bỏ những điều không may, đi qua cái cối giã gạo mong gia đình đầy
đủ sung túc. Giường của đôi vợ chồng mới cưới thường được một người “trải chiếu”cho.
Thường người được chọn là người có nhiều con cháu hoặc con trai đầu lòng để cầu chúc
cho đôi trẻ. Sau đó, cô dâu chú rể làm lễ hợp cần, uống chén rượu giao bôi, mong cô
dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hòa thuận đến “Đầu bạc răng long”.
Sau lễ cưới, cô dâu không còn là con gái của cha mẹ mà đã trở thành con dâu của
nhà khác, vì vậy sau đêm tân hôn vợ chồng dắt nhau về nhà gái. Lễ lại mặt để bày tỏ sự
hiếu thuận của cô dâu. Một số nơi sau lễ cưới, cô dâu ở lại nhà chồng rồi sau 2, 3 ngày
vào lúc sáng sớm tự cậy cửa bỏ về nhà bố mẹ mà không nói lời nào.
Trong đám cưới nhất định phải có lễ nộp cheo, khao làng xóm, bạn bè vì theo
quan niệm “Có cưới mà chẳng có cheo, Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh”.
Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay
đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo hôn
(lấy chồng từ thuở 13), đa thê, đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và
nhiều tục lệ tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới vừa dân tộc
vừa vǎn minh.
b. Đám cưới ở Hàn Quốc
Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye. Lễ cưới
được tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ.
Trong xã hội cổ đại, việc chọn vợ, chọn chồng không bị ảnh hưởng bởi tình yêu trai gái
mà chủ yếu do cha mẹ sắp xếp. Cũng như ở Việt Nam, hôn nhân được sắp xếp qua một
Ông mối hay Bà mối và thầy bói. Ngày nay phong tục đó gần như không còn nữa.
Nếu Việt Nam lấy trầu cau làm đồ sính lễ thì tại Hàn quốc có 1 số gia đình gửi
bạn bè đem 1 hòm đựng quà cưới đến gia đình nhà gái vài ngày trước ngày cưới, vừa đi
vừa hô to “Ham sa seyo". Cha cô dâu thường ra ngoài, dùng tiền mua chiếc hòm thường
là đồ trang sức và vải may áo cưới này.
Ngày xưa, các nghi lễ trong đám cưới rất phức tạp, tuy nhiên ngày nay đã được
giảm bớt đáng kể.Chú rể mặc áo dân tộc, thắt lưng thêu, đội mũ bờm ngựa. Cô dâu
trang điểm bằng những chấm đỏ trên má và trán để xua đuổi tà ma, mặc áo dân tộc, đội
mũ miện nhỏ trang trí cầu kì.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
74
Đám cưới thường được tổ chức ở ngoài trời với những phong tục cổ truyền. Đầu
tiên, chú rể trao cho bố mẹ cô dâu một con ngỗng gỗ, thể hiện sự thủy chung sâu sắc với
cô dâu trước bố mẹ vợ. Chú rể tiến đến bàn hoa quả, chỉ xanh, đỏ, vịt gà đến chỗ cô
dâu. Sau đó cô dâu và chú rể làm lễ rửa tay và cúi chào nhau. Họ trao đổi cốc cho nhau
làm lễ giao bôi và cúi chào 1 lần nữa. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một
người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin
giúp đỡ.Sau đó, cô dâu hạ màn che mặt và cùng chồng đi đến bàn tiệc chúc rượu khách.
Bữa tiệc có thể bắt đầu.
Thế nhưng ngày nay ta thường thấy trên phim ảnh một đám cưới không hẳn như
đám cưới truyền thống nêu trên. Đám cưới này thường được tổ chức theo kiểu phương
Tây trong nhà thờ hoặc trong hội trường khách sạn. Trong đám cưới này, cô dâu chú rể
mặc Tây phục. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể tiến vào. Theo sau đó là cô dâu. Chủ
hôn bước theo sau, tuyên bố, yêu cầu cô dâu và chú rể chào nhau, tuyên bố họ đã thành
vợ chồng. Cuối cùng đôi vợ chồng trẻ cúi chào quan khách, bước xuống lối đi và chụp
ảnh cùng gia đình và bạn bè.
.
3. Đám tang
a. Việt Nam
Đất nước Việt Nam ta vốn từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Trung quốc, vì vậy mọi
lễ nghi phong tục, kể cả đám tang thường được tổ chức theo phong tục người Hoa cổ
xưa. Đến ngày nay, nhiều nghi lễ đã được đơn giản hóa, nhất là ở những nơi thành thị.
Khi có người thân mất đi, những người còn sống thường bày tỏ sự báo hiếu cũng
như tình cảm của mình bằng một đám tang cho đủ lễ và toàn vẹn. Khi nghe tin có người
thân qua đời, mọi người trong gia đình xa gần đều vội vã quay về, im lặng trong nỗi
buồn da diết.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
75
Đám tang được bắt đầu bằng lễ nhập quan. Người chết được thay quần áo mới, lau
cơ thế bằng rượu và cồn. Người chết được liệm xác bởi một ông thầy cúng tiến hành
khâm liệm và nhập quan. Đồ liệm thường là vải sô, vải mùng.
b. Hàn quốc
Đám tang của người Hàn quốc thường được cử hảnh vào ngày thứ 3,5,7 hoặc 9
ngày sau, tính từ ngày chết. Người có địa vị càng cao thì cử hành tang lễ càng cách xa
ngày chết. Trước ngày cử hanh đám tang, người thân lập ra 1 bàn thờ với ảnh người đã
mất trên đó cùng vài thứ đồ cúng. Tiếp theo đó là lễ khâm niệm. Lế khâm niệm của Việt
Nam và Hàn quốc khá giống nhau.
Ở Hàn quốc trong đám tang những người con trai đứng đón khách và nhận lời
chia buồn từ khách đến phúng viếng. Người đến chia buồn tiến đến phía bàn lễ, cúi lạy
1 hoặc 3 vái rồi ra chia buồn với thân nhân gia đình.
Đám tang bắt đầu bằng việc di chuyển quan tài từ trong nhà ra xe tang lễ, chuyển
tới nơi chôn cất. Đám rước ở Hàn Quốc cũng giống như ở Việt Nam, thường có một đội
kèn nhạc, cờ và hương dẫn đầu đám rước, con trai cả và gia đình đi theo sau, vừa đi vừa
cúi đầu.
Ngày nay đám tang thường được tổ chức 3 ngày sau khi chết. Trong đó, người con
trai mặc quần áo đen, con gái mặc vải gai hoặc vải thô màu trắng. Trong 3 tháng đầu
sau đám tang, người đàn ông phải ghim 1 miếng băng tang còn phụ nữ phải buộc một
sợi băng nhỏ màu trắng vào tóc hoặc vào áo.
4. Phụ nữ với đời sống gia đình và xã hội:
a. Việt Nam
Trong gia đình, có thể nói quan hệ giữa Vợ- Chồng là mối quan hệ cơ bản mà quan
trọng nhất. Nó là hạt nhân, là sự gắn bó, là nền tảng hạnh phúc của gia đình, trong đó
người phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng nhất.
Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu đời từ đạo Khổng. Từ bé người phụ nữ Việt Nam đã được
răn dạy về Tam tòng Tứ đức và Công dung ngôn hạnh. Theo quan điểm truyền thống,
người phụ nữ Việt Nam luôn phải gò bó và chịu theo sự sắp đặt của bố mẹ và của chồng
con. Quan niệm này đến ngày nay vẫn còn.
Thế nhưng giới trẻ ngày nay không còn chấp nhận mối quan hệ vợ chồng cổ hủ và gò
bó ấy nữa. Theo quan điểm bây giờ, người phụ nữ phải được bình đẳng về cả mặt gia
đình và xã hội. Phụ nữ tự do và chủ động quyết định cuộc đời mình. Cũng vì thế mà
quan hệ vợ chồng ngày nay dễ chịu hơn nhiều so với xã hội cũ. Thế nhưng đôi khi cũng
vì phụ nữ có quyền và sẵn sàng sử dụng mọi quyền lợi của mình nên không còn tính
nhẫn nại hay phần nào mất đi sự thùy mị nết na trong mình. Ly hôn ngày nay không
phải là chuyện hiếm gặp.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
76
b. Hàn Quốc
Trong xã hội Hàn quốc truyền thống, phần lớn vai trò của người phụ nữ cũng chỉ hạn
chế trong gia đình. Từ nhỏ phụ nữ Hàn quốc cũng phải học theo những tục lệ và chịu
đựng đạo Khổng, từ chối mọi cơ hội tham gia vào xã hội. Người phụ nữ được sinh ra
với thiên chức làm mẹ và phục vụ gia đình.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, kể từ cuối thế kỉ 19, người phụ nữ được giáo
dục, được tham gia vào mọi lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật và kể cả giác ngộ
những người phụ nữ khác, mở ra một chân trời mới cho người phụ nữ ở xứ sở Kim Chi
này.
Chính phủ Hàn quốc cũng đưa ra hàng loạt quyền trong hiến pháp về sự bình đẳng
học hành, cơ hội làm việc và tham gia vào đời sống xã hội của người phụ nữ. Đã có
những nữ luật sư, quản trị kinh doanh và hiệu trưởng của các trường đại học. Một số
phụ nữ còn chứng tỏ được tài năng lãnh đạo tuyệt vời của mình trên lĩnh vực chính trị.
Năm 1993 nước Hàn quốc có 3 nữ bộ trưởng: Bộ trưởng bộ Y tế và các vấn đề xã hội,
bộ trưởng bộ Môi trường và bộ trưởng bộ các vấn đề chính trị thứ hai.
5. Phương pháp nuôi dạy con:
Người Hàn quốc rất coi trọng quá trình giáo dục con cái. Họ coi rằng một đứa con
ngoan cần phải được giáo dục từ khi còn rất bé. Người Hàn quốc chú trọng dạy con
cách tự lập và chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống giải trí cho con cái một cách rất
khoa học. Điều này đáng được nhiều nước học tập. Người Hàn Quốc cũng giống như
người châu Âu cho con ngủ riêng từ hồi mới sinh. Để trẻ ngủ riêng là một cách rèn cho
trẻ ý thức độc lập cũng như giảm bớt lượng khí vẩn đục cha mẹ thở ra trong quá trình
ngủ, trẻ hít vào sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Ngày từ nhỏ, người Hàn quốc rất chú ý đến vấn đề ăn uống và vệ sinh của con cái.
Nếu như các nước dung tã lót mua sẵn chỉ dùng một lần thì người Hàn quốc ưa chuộng
tã lót làm bằng vải bông để đảm bảo sức khỏe tốt nhất ch