Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.
Bát-nhã là trí tuệ, thuật ngữ Phật học dùng đễ chỉ trạng thái tâm linh siêu việt của con người mà ta có thể xem là phạm trù "trác tuyệt" của mỹ học Phật Giáo. Con đường đạt đến trí tuệ cao cả này là con đường thuần lý tánh, được chuyển hóa từ "có" đến "không," từ "thường" đến "vô thường," từ cái "ngã" đến "vô ngã." Chúng ta có thể đi lần vào vùng sâu thẩm của ý thức, thầm lặng nhưng hùng tráng, đơn sơ mà trác tuyệt của các Thiền Sư đễ hiểu rõ hơn tư tưởng thẩm mỹ trong vô thường, vô ngã của Phật Giáo. Đối tượng thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ là các Thiền Sư được cảm nhận như một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng quay vô tận của vũ trụ. Chỉ một khoảng nhỏ ấy thôi bao hàm cả sự sống. Dưới mắt Thiền Sư Mãn Giác:
3 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị thẩm mỹ của giáo lý vô thường vô ngã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị thẩm mỹ của giáo lý vô thường-vô ngã
GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG VÔ NGÃ
Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.Bát-nhã là trí tuệ, thuật ngữ Phật học dùng đễ chỉ trạng thái tâm linh siêu việt của con người mà ta có thể xem là phạm trù "trác tuyệt" của mỹ học Phật Giáo. Con đường đạt đến trí tuệ cao cả này là con đường thuần lý tánh, được chuyển hóa từ "có" đến "không," từ "thường" đến "vô thường," từ cái "ngã" đến "vô ngã." Chúng ta có thể đi lần vào vùng sâu thẩm của ý thức, thầm lặng nhưng hùng tráng, đơn sơ mà trác tuyệt của các Thiền Sư đễ hiểu rõ hơn tư tưởng thẩm mỹ trong vô thường, vô ngã của Phật Giáo. Đối tượng thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ là các Thiền Sư được cảm nhận như một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng quay vô tận của vũ trụ. Chỉ một khoảng nhỏ ấy thôi bao hàm cả sự sống. Dưới mắt Thiền Sư Mãn Giác:"Xuân khứ bách hoa lạcXuân đáo bách hoa khai"(Xuân đi hoa úa nhuỵ tànXuân về hoa nở dọc ngang đất trời) Đó là quy luật muôn thuở của tự nhiên. Như vậy, với thiền sư Mãn Giác "vô thường" mới thật là "chơn thường."Thế giới quan của người liễu đạﯠlà vậy, nhân sinh quan của các vị ấy thì sao? Hai câu thơ tiếp: "Sự trục nhãn tiền quá / Lão đầu tùng thượng lai" nói lên cuộc sống con người cũng thay đổi trong từng sát na sanh diệt. Nơi con người, không có một cái ngã thường hằng. Như vậy, với tuệ nhãn, người kiến tánh thấy rõ " vô ngã" đích thực là " chơn ngã."Thấu triệt "vô thường," "vô ngã," các vị thiền sư có một cách thế sống tuyệt vời, hiện thân của cái đẹp toàn diện.Đẹp trước hết là sự thật. Cái đẹp chân chánh chỉ xuất hiện trên cơ sở sự thật. Người ta gọi là thật khi nhận thức của chúng ta phù hợp với thự tại khách quan. Đó là sự đồng điệu giữa ta và vũ tru,hài hòa như một nhạc khúc. Nắm chắc sự vận hành của qui luật và sống đúng theo qui luật ấy, con người sẽ đạt được an lạc, đó là đẹp. Trên tinh thần ấy, con người hành xử đúng theo chiều hướng phát triển của lịch sử, và xã hội góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, sáng tạo ra lịch sử làm cho cuộc sống trở nên sinh động. Nơi nào có cuộc sống đang dạt dào, dù ở hiện tượng hay còn tiềm ẩn nơi bản chất, nơi ấy cho ta khái niệm đẹp.Tiếp nữa, đẹp theo tinh thần Phật Giáo là cơ chế thăng bằng, thăng bằng với môi trường đễ hòa vào thiên nhiên tuyệt mỹ, thăng bằng với nội tâm để có một bản lĩnh tự tại. Trong cơ chế thăng bằng đó, các thiền sư đã chuyển giáo lý "vô thường, "vô ngã" thâm nhập hoàn toàn vào những áng văn chương lấp lánh đầy màu sắc triết học, mỹ học, thiền học, thiên nhiên và con người. Trần Nhân Tông đã thấu triệt quy luật vận hành của vũ trụ:" Chúa xuân nay bị ta khám pháChiếu trải giừơng thiền ngắm cảnh hồng"Thiền sư Pháp Loa thì "đã hết duyên trần thong tay đi."Không tự giam hãm mình trong bến tướng sanh, già, bệnh, chết. Thiền sư Mãn Giác cùng một cách thế như vậy đã tạo cho mình sức cân bằng nội tại đến mức cao nhất. Đứng trước vực thẳm của sanh tử, như cuộc du hành tự tại trước một mùa xuân thanh bình. Trong phong thái đó, với một cành mai, một mùa xuân, một mái đầu, thiền sư Mãn Giác cho ta thấy sự đến, đi của con người trước cuộc sống êm đềm như sự đi qua và trở lại của một mùa xuân. Xuân này đến, hoa nở, hoa nở để rồi tàn. Xuân sau về, hoa lại nở thôi. Tất cả đều mong manh như trò chơi của tạo hóa nhưng bao giờ mất đi trong chuổi dài sanh diệt, diệt sanh. Do đó, có, không, còn, mất, sống, chết, thịnh, suy v.v. . . là những phạm trù đối đãi bất tận của con người và cả thế giới trần gian này."Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, đễ mai tôi trở về cát bụi…"Phạm trù đẹp còn biểu hiện ở sự nhận thức một cách biện chứng về cuộc sống đang vận động và phát triển. Trong ý nghĩa đó, thiền sư Mãn Giác rất lạc quan:"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tậnĐình tiền tạc dạ nhất chi mai"(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hếtĐêm qua sân trước một cành mai).Thế giới thực chất là sự sinh sôi nảy nở. Cành mai nở tung ra trong đêm cuối xuân, chứng tỏ điều gì, nếu không hàm chứa ý nghĩa tiến hóa sâu xa của cuộc sống qua cái nhìn biện chứng của thiền, cái mới hình thành ngay trong lòng cái cũ, vận động và phát triển theo quy luật đó là cái đẹp. Cái đẹp là bạn đồng hành với cuộc sống đang vươn lên và ở đâu tìm thấy cái đẹp, ở đó biểu hiện những xu hướng cao cả nhất của cuộc sống. Ở đây, thiền sư Mãn Giác là biểu tượng của con người đẹp qua sự an tịnh, bình thản của Ngài. Chủ thể thẩm mỹ ở đây vượt khỏi cái bi, bi kịch, bi hài. Tất cả những phạm trù ấy đã chuyển hóa, thăng bằng chỉ còn một dấu ấn duy nhất, cái đẹp, cái trác tuyệt lồng lộng. Đó là ý chí, cách thế sống của một con ngừơi đại đạo, một con người đẹp, con người đã thực sự hoàn chỉnh trong lối sống của mình.Cuối cùng, mức độ cao nhất trong phạm trù cái đẹp là lòng vị tha. Đây là cái đẹp đến độ viên mãn, cái đẹp vong thân, chỉ cống hiến mà không hưởng thụ, thể hiện đầy đủ chất nhân văn của chủ nghĩa nhân đạo trong hệ thống Phật học. Nhiều thiền sư đời Lý-Trần đã hy sinh trọn vẹn cuộc đời cho Đạo pháp và Dân tộc gần như quên mình. Cả một đời lo cho nước cho dân và phụng sự Đạo pháp đến lúc viên mãn. Suốt cuộc đời hoằng hóa độ sanh cũng là một quá trình chuyển hóa tâm thức tu hành đễ rồi có được trạng thái quân bình tuyệt mỹ. Sự cân bằng đối vơi môi trường và sự cân bằng nội tại.Con người chứng ngộ đượm nhuần chất thiền của giáo lý vô thường, vô ngã ấy đầy đủ nghị lực, ý chí để có thể tự tại trước bao biến thiên của cuộc sống. Cân bằng với môi trường và đạt đến bản lĩnh tự tại là thể hiện mặt "tịch" của cái thể tánh chơn như, giác ngộ. Từ đó thực hành một nếp sống vị tha, biết đem cái vô thường của bản thân, để phục vụ tha nhân đến mức quên mình, cống hiến cho dòng chảy thường của cuộc sống. Nếp sống vị tha vong kỷ như cánh nhạn lướt trên trời không vô ảnh, vô trung. Ấy là diệu dụng về phương diện "chiếu" của thể tánh bát-nhã. Đến đây, giá trị thẩm mỹ, cái đẹp hoàn thiện của con người, của triết lý sống tỏa lên ngời sáng bao hàm cả chơn và thiện. Thiết tưởng không còn giá trị thẩm mỹ đẹp và trác tuyệt hơn?Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." Bản chất của cái đẹp thật trong sáng và lành mạnh. Vì vậy, thật vô cùng tuyệt đẹp trong định hướng sống, và tuyệt đẹp trước lẽ có-không.