Hầu như trở thành một nếp nghĩ quen thuộc, rất quen thuộc,
không cần bàn cãi, khi đề cập đến văn hóa Việt Nam, người
ta hay nhắc đến các yếu tố sau: nông nghiệp trồng lúa nước,
yêu nước nồng nàn, cần cù lao động, trọng tình nghĩa, dùng
quan hệ gia đình để giao tiếp xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải mã chữ “Thủy” trong văn hóa Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải mã chữ “Thủy”
trong văn hóa Việt
Không phải ngẫu nhiên, số lần xuất hiện của từ ngữ sông
nước trên cửa miệng của người Việt nhiều đến vậy!
Hầu như trở thành một nếp nghĩ quen thuộc, rất quen thuộc,
không cần bàn cãi, khi đề cập đến văn hóa Việt Nam, người
ta hay nhắc đến các yếu tố sau: nông nghiệp trồng lúa nước,
yêu nước nồng nàn, cần cù lao động, trọng tình nghĩa, dùng
quan hệ gia đình để giao tiếp xã hội.
Hiển nhiên, các đúc kết này không sai nhưng nghiêm ngặt mà
nói cả khu vực Đông Nam Á, nói rộng ra, dân tộc nào trên
thế giới lại không có ít nhiều các đặc điểm ấy. Và dù cho có
lấy tiêu chí đậm/nhạt chứ không phải dựa vào thế đối lập
có/không dùng làm căn cứ để xác định thì cũng thật khó lòng
mà chấp nhận cách biện giải có phần đơn giản này. Và cũng
thật hiển nhiên, đi tìm những hằng thể văn hóa trừu tượng
khó hơn nhiều những đặc điểm có tính vật chất dễ quan sát
như chiếc áo dài, chiếc nón lá hay các món ăn cụ thể.
Thác nước phong thuỷ là thú chơi được nhiều người Việt ưa
thích.
Thác nước phong thuỷ là thú chơi được nhiều người Việt ưa
thích.
Không biết bạn có để ý không, ngày Tết bà con ta hay chúc
nhau công việc làm ăn trôi chảy, thuận buồm xuôi gió tiền
vô như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin, hoặc
trong cuộc sống để động viên nhau: nào cố gắng vượt qua gió
to sóng lớn, hành trình đời người lúc khó khăn phải lên thác
xuống ghềnh chứ không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát
mái, nào hãy vững tay chèo, cùng thoát khỏi ao làng, sông
rạch để hướng ra biển lớn trong thời buổi kinh tế khủng
hoảng để khỏi chết chìm cần phải có những phao cứu sinh
Không phải ngẫu nhiên, số lần xuất hiện của từ ngữ sông
nước trên cửa miệng của người Việt nhiều đến vậy!
Theo quan niệm của ngành khoa học tri nhận, một ngành
khoa học chuyên nghiên cứu các khả năng tinh thần của con
người, trong tương tác với môi trường tự nhiên thì sự vật hiện
tượng nào gần gũi nhất đối với con người thì xuất hiện trước
nhất trong tâm trí họ; sự vật, hiện tượng nào gần gũi nhất thì
xuất hiện nhiều nhất, hiểu là có cách phân loại hoặc định
danh chi tiết nhất, tần suất xuất hiện cao nhất trong giao tiếp
và sự vật, sự kiện nào gần gũi nhất thì có tầm tác động cao
nhất.
Dễ thấy, do nhiều lý do khác nhau, môi trường địa lý từ Nam
chí Bắc, từ Đông sang Tây của Việt Nam, đâu đâu cũng có
sông nước, và con người Việt Nam gắn bó thiết thân chẳng
những về những ứng xử vật chất mà cả đời sống tinh thần với
chúng. Đó là lý do giải thích vì sao dấu ấn sông nước và các
thực thể liên quan đến sông nước khá đậm nét trong tư duy
của người Việt. Về mặt ngôn ngữ, có thể xây dựng một cuốn
từ điển về sự chuyển nghĩa của từ ngữ, từ trường sông nước
sang các trường con người, xã hội, cuộc đời và ngược lại.
Nói khác, người Việt đã dùng những hiểu biết về sông nước
để phóng chiếu lên cuộc đời cũng như dùng những trải
nghiệm của chính cơ thể mình để ngược chiếu trở lại sông
nước.
Hãy nghe: chưa chi, hắn đã lên nước phách lối; biết mình thế
yếu, chị ta xuống nước năn nỉ; đâu phải khi không mà nó bỏ
nước nhỏ dạo này tên tuổi hắn chìm lỉm (nghỉm), chìm
dưới bùn, chìm dưới đáy bùn sâu Theo đó, bạn có nhận ra
không, vận động, trạng thái tính chất của nước cũng chính là
trạng thái, cách thế ứng xử của con người? Từ nguồn chỗ
bắt đầu của sông xuôi về biển cả với nguồn đào tạo, tạo
nguồn, nguồn sống, nguồn sáng tạo, nguồn cảm hứng, nguồn
dinh dưỡng, nguồn vốn, phong trào về nguồn thậm chí
nguồn điện, nguồn thức ăn, nguồn cá, nguồn lúa gạo có
một sự quan hệ về ngữ nghĩa, rất đáng ngạc nhiên, hay từ
cách định vị các vùng khác nhau theo vị trí nằm ngang của
sông lại được dùng để gọi tên các tầng lớp xã hội: thượng
lưu, trung lưu, hạ lưu.
Theo chiều hướng ngược lại, dễ dàng tìm thấy nhiều ẩn dụ
của sông nước có nguồn gốc từ thân xác hoặc vận động của
con người như lòng sông, mặt sông, chân nước, rốn nước
hoặc nước nhảy, nước bò, nước rông Thậm chí, con người
còn dùng cơ thể mình làm thước đo: nước dưới lòng bàn
chân, nước tới mắt cá, nước tới ống quyển
Ngay từ năm 1970, trong khi nghiền ngẫm về lịch trình tư
tưởng của dân tộc, học giả Cao Xuân Huy đã tìm thấy hai đặc
điểm quan trọng của nước là tính thích nghi và cân bằng, và
cụ coi đây là hai đức tính của dân tộc Việt Nam. Nói theo
khoa học tri nhận, trong quá trình tương tác với tự nhiên,
chính nhà đạo học đã dựa vào một bình diện trải nghiệm này
để nhận thức một bình diện khác. Nghĩa là, thông qua những
thuộc tính cụ thể, hữu hình, vật chất của môi trường sông
nước để khám phá ra đức tính trừu tượng, vô hình, phi vật
chất khó cảm nhận của dân tộc mình.
Những trải nghiệm tự nhiên có tính chất ẩn dụ này có thể tìm
thấy sự biểu hiện rất phong phú trong tiếng Việt. Quả tính
thích nghi, không có sự vật nào hơn được nước, nước sẵn
sàng mang hình dáng của bất cứ vật gì chứa nó: chai nước, lu
nước, gáo nước giếng nước, ao nước, vũng nước thế
nhưng không có nghĩa là không có bản sắc riêng, trung dung
hay ba phải mà thích nghi theo thế chủ động, thích nghi là để
biến cải và chan hòa cùng môi trường. Lại nữa, nước bao giờ
cũng vươn tới trạng thái cân bằng, dân gian Việt Nam từ xưa
đã mô phỏng đã ứng dụng rất hữu hiệu đặc điểm này vào
cuộc sống và đó không chỉ là tiêu chuẩn đo đạc trong xây
dựng, trong xác lập mặt phẳng ruộng đồng mà còn là một
trạng thái tinh thần cần có của một con người và một dân tộc.
Đặc điểm về văn hóa nhận thức này, có lẽ với nét khu biệt,
cần được chú ý, nghiên cứu sâu hơn.