Tóm tắt:
Hiện nay Đảng và nhà nước Việt Nam đã xác định rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của công
tác dân số trong tình hình mới của đời sống xã hội, do đó trong thời gian qua công tác dân số
được coi là một trong những bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển toàn diện đất nước;
là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu; là yếu tố cơ bản để góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người và toàn xã hội. Bài viết sẽ chỉ ra một số vấn đề “nóng”
về việc tăng dân số, từ đó làm rõ hơn thực trạng và đưa ra các giải pháp thiết thực cho Tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn tới.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp cho vấn đề tăng dân số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
➢➢➢
46
GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TĂNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN
Nguyễn Thị Thu Hà*
Tóm tắt:
Hiện nay Đảng và nhà nước Việt Nam đã xác định rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của công
tác dân số trong tình hình mới của đời sống xã hội, do đó trong thời gian qua công tác dân số
được coi là một trong những bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển toàn diện đất nước;
là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu; là yếu tố cơ bản để góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người và toàn xã hội. Bài viết sẽ chỉ ra một số vấn đề “nóng”
về việc tăng dân số, từ đó làm rõ hơn thực trạng và đưa ra các giải pháp thiết thực cho Tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn tới.
1. Thực trạng Dân số trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân
của Nghệ An đang ở mức cao, con số này
tăng 1,33% trong vòng 1 thập kỷ qua (cả
nước 1,14%). Tăng trưởng dân số trong
tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh
sản. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm
từ 2,5 trẻ/phụ nữ trong giai đoạn 2010-2015
xuống còn 2,4 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn
2025-2030 và còn 2,0 trẻ/phụ nữ vào giai
đoạn 2095-2100. Tuy nhiên, đối với Nghệ An
với mức sinh cao thì không có sự chắc chắn
trong việc dự báo mức sinh.
Cụ thể ước lượng Tổng tỷ suất sinh
(TFR)1 từ kết quả Tổng điều tra năm 2019 là
2,75 con/phụ nữ, trên mức sinh thay thế;
điều này cho thấy Nghệ An vẫn có mức sinh
khá cao. TFR tăng từ 2,55 con/phụ nữ năm
2009 lệ 2,75 con/phụ nữ năm 2019. TFR năm
2017 đạt 2,87 con/phụ nữ (là mức sinh thời
*Cục Thống kê tỉnh Nghệ An
1 Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con đã sinh ra sống bình
quân của một người phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ
(15-49 tuổi), nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kỳ
sinh đẻ trải qua Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR)
kỳ 01/4/2016 – 01/4/2017 đạt cao nhất trong
thời kỳ 2009-2019, nguyên nhân có thể do
tâm lý thích sinh con vào năm đẹp - năm âm
lịch Bính Thân 2016); và TFR thấp nhất vào
năm 2011 cùng thời kỳ (2,49 con/phụ nữ).
Năm 2018 và năm 2019 có xu hướng giảm
(năm 2017-2018 giảm 0,05 con/phụ nữ và
2018-2019 giảm 0,07 con/phụ nữ).
Dân số Nghệ An đang ở mức hơn 3,3
triệu người với tỷ suất sinh thô cao (20,8 trẻ
sinh ra sống/1000 dân) là con số báo động
về tình trạng mức sinh cao nhất so với các
tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung và cao hơn mức sinh bình
quân chung của cả nước (cả nước:16,3 trẻ
sinh ra sống/1000 dân).
Mặt khác, có thể thấy tình trạng sinh
con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại
trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này đặc biệt
đáng quan tâm ở khu vực núi cao nơi phát
triển chậm hơn so với các khu vực khác trong
tỉnh. Chưa thành niên được hiểu là những
người chưa đủ 18 tuổi (bao gồm trẻ em dưới
16 tuổi và người trong độ tuổi vị thành
47
niên2); Trên phạm vi toàn tỉnh, phụ nữ chưa
thành niên sinh con chiếm tỷ trọng 2,2‰,
trong đó cao nhất ở vùng núi cao (9,8‰),
cao hơn 12 lần so với vùng đồng bằng
(0,8‰). Vùng núi thấp là vùng có tỷ lệ phụ
nữ từ 10-17 tuổi sinh con cao thứ hai
(1,6‰). Nguyên nhân khiến hai vùng này có
tỷ lệ phụ nữ sinh con ở độ tuổi chưa thành
niên cao hơn hẳn so với các vùng khác một
phần là do điều kiện sống khó khăn, công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức
khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, ảnh
hưởng của kết hôn và sinh con sớm tới sức
khỏe bà mẹ trẻ em còn hạn chế; một phần là
do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
thiểu số về việc lấy chồng và sinh con sớm.
Tỷ lệ phụ nữ từ 10-17 tuổi sinh con ở khu
vực nông thôn là 2,4‰, cao hơn ba lần so
với khu vực thành thị (2,6‰). Điều này
chứng tỏ nữ chưa thành niên ở khu vực nông
thôn có xu hướng sinh con sớm hơn khu vực
thành thị.
Mặc dù, Nghệ An có nguồn tài nguyên
phong phú và đa dạng sinh học, nhưng sự
gia tăng dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt
nguồn lực, đồng thời phá hủy những nguồn
tài nguyên hiện có.
Cấu trúc nhân khẩu học được mô tả
bằng hình ảnh kim tự tháp tuổi và giới tính
của Nghệ An, trong đó nhóm tuổi trẻ là lớn
nhất. Chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên
nhưng Nghệ An vẫn đang trong thời kỳ cơ
cấu dân số vàng. Cứ một người phụ thuộc
được “gánh đỡ” bởi hai người trong độ tuổi
lao động.
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới
tính phản ánh bức tranh tổng quát về mức
2 Luật Trẻ em ngày 05/4/2016: Điều 1. Trẻ em là người
dưới 16 tuổi
sinh, mức chết, tốc độ tăng dân số của một
tập hợp dân số tại một thời điểm xác định và
được mô tả bằng tháp dân số. Tháp dân số
là một công cụ thông dụng được dùng để
biểu thị sự kết hợp cơ cấu tuổi và giới tính
của dân số dưới dạng hình học (đặc trưng là
hình tháp). Tháp dân số được chia thành hai
phần bởi đường cao từ đáy tháp lên đỉnh
tháp, trong đó phần phía bên phải biểu thị
dân số nữ và phía bên trái biểu thị dân số
nam.
Hình dạng của tháp dân số không chỉ
cung cấp các thông tin khái quát về cơ cấu
tuổi và giới tính của dân số vào thời điểm xác
định mà còn sử dụng để đánh giá sự chuyển
dịch cấu trúc dân số qua các năm; bề rộng
của nhóm tuổi trẻ nhất (đáy tháp) phản ánh
sự tăng hay giảm của mức sinh so với những
năm trước trong khi bề rộng của nhóm tuổi
cao nhất (đỉnh tháp) phản ánh sự thay đổi
hay xu hướng già hóa dân số.
Có sự khác biệt ở phần đáy tháp của
năm 2019 so với năm 2009, cho thấy mức
sinh đã có sự thay đổi, nhóm dân số trẻ em
toàn tỉnh (0-4 tuổi) tăng từ 8,1% năm 2009
lên 10% năm 2019 (cụ thể dân số nam từ
4,2% lên 5,2% và nữ từ 3,9% lên 4,8%);
nhóm tuổi dân số (5-9 tuổi) tăng từ 7,6%
năm 2009 lên 9,3 % năm 2019 (cụ thể dân
số nam từ 3,9% lên 4,8% và nữ từ 3,7% lên
4,4%). Trong khi đó nhóm dân số già (65+
tuổi) lại tăng từ 7,3% năm 2009 lên 8,3%
năm 2019 (cụ thể dân số nam từ 2,9% lên
3,3% và nữ từ 4,3% lên 5%). Cấu trúc tuổi
này gây áp lực lên việc cung cấp các dịch vụ
giáo dục, thực phẩm, bệnh viện và nhà ở cho
thanh thiếu niên, tiêu tốn một phần lớn ngân
sách tỉnh nhà. Việc xem xét các kim tự tháp
dân số đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá
các xu hướng trong tương lai.
➢➢➢
48
Tháp dân số Nghệ An, 2009 – 2019
Phần trăm
Phần trăm
Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, 2019
Khi dân số trẻ chuyển sang khung tuổi
trưởng thành (có nghĩa là di chuyển vào
nhóm tuổi lao động), các chương trình phúc
lợi xã hội sẽ còn đối mặt với nhiều áp lực
hơn. Các vấn đề như thất nghiệp, thiếu lương
thực và điều kiện sống thấp ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của
tỉnh nhà.
Trên thực tế, dân số ổn định thì phát
triển kinh tế xã hội bền vững, đảm bảo chất
lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số
và Phát triển (DS&PT) tác động qua lại chặt
chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc
đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đặt
ra yêu cầu: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
chính sách dân số; thực hiện tốt Chiến lược
Quốc gia Dân số và Sức khỏe sinh sản; đầu
tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát
triển con người; bảo đảm tổng tỷ suất sinh
thay thế, giảm dần sự mất cân bằng tỷ lệ giới
tính khi sinh và đảm bảo quyền trẻ em. Nhờ
có những chủ trương đúng đắn của Đảng,
dân số nước ta đã đạt được bước phát triển
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đánh giá khách
quan, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Khóa XII cũng đã chỉ rõ: Công
tác Dân số và Phát triển vẫn còn nhiều hạn
chế ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Mức
sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể.
Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh,
đã và đang ở mức nghiêm trọng. Chưa có
giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời
kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân
số. Chỉ số phát triển con người Nghệ An
(HDI) còn thấp; tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử
vong bà mẹ, trẻ em còn cao; tuổi thọ bình
quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh
thấp so với nhiều nước trên thế giới. Phân bố
dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều
bất cập. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp còn nhiều hạn chế.
Như vậy có thể khẳng định Dân số
được coi là yếu tố đầu tiên cấu thành nên
một quốc gia và có vai trò trọng yếu đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
đó. Và mỗi chúng ta hôm nay, thật sự quan
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80+
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80+
8 6 4 2 0 0 2 4 6 8
Nam Nữ
Năm 2009
8 6 4 2 0 0 2 4 6 8
Nam Nữ
Năm 2019
49
ngại về các nguy cơ có thể xảy ra với tình
trạng bùng nổ dân số mà thế giới phải đối
mặt. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, thay
vì mối lo bùng nổ dân số, mối quan tâm của
nhiều nước trên thế giới lại chính là tình
trạng suy thoái. Các vấn đề xoay quanh sự
suy thoái dân số thường tập trung vào tình
trạng dân số già hóa, giảm tỷ lệ sinh, lựa
chọn giới tính khi sinh, di cư,
Điểm qua các nước ở đông dân đang
phải đối mặt mới việc tăng Dân số để thấy
bức tranh sáng tối từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam nói chung và Nghệ An
nói riêng:
Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm 37%
trong 7,7 tỷ dân trên toàn cầu, trong đó
Trung Quốc có khoảng 1,4 tỷ người, còn Ấn
Độ là 1,3 tỷ. Tuy nhiên, theo báo cáo Triển
vọng Dân số Thế giới 2019 của Liên Hợp
Quốc được công bố hôm 17/6/2019, đến
năm 2027, Ấn Độ sẽ có đông dân hơn Trung
Quốc và vào năm 2050, cụ thể Trung Quốc
dự kiến giảm còn 1,1 tỷ người, trong khi dân
số của Ấn Độ sẽ là 1,5 tỷ người. Đến năm
2050, báo cáo dự đoán dân số toàn cầu là
9,7 tỷ người, mức tăng đáng kinh ngạc chỉ
trong một thế kỷ. 5 năm sau khi Liên Hợp
Quốc thành lập vào năm 1950, dân số thế
giới khi đó chỉ là 2,6 tỷ người.
Tuy là nước đông dân nhưng Trung
Quốc đang đối diện với tình trạng dân số
ngày càng già đi sau nhiều năm siết chặt
chính sách 1 con, qua đó là những hệ lụy về
thiếu hụt lao động trẻ, ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế đang ngày càng rõ
ràng. Và một hệ lụy Chính phủ Trung Quốc
đang ngày càng lo lắng là cuộc sống của
người già ngày càng cô đơn trong xã hội hiện
đại.
Ấn Độ với dân số hơn 1,3 tỷ người, đã
chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế rõ rệt
trong những năm gần đây. Phát triển kinh tế
và công nghiệp đã góp phần đưa sản lượng
lương thực tăng gần gấp hai lần trong hai
thập kỷ qua. Hiện quốc gia này là địa chỉ sản
xuất lúa gạo lớn thứ hai, chỉ đứng sau Trung
Quốc. Tuy nhiên, dù năng suất lúa gạo tăng
cao nhưng tình trạng đói nghèo ở Ấn Độ vẫn
bị xếp hạng ở mức “nghiêm trọng”. Trong
Báo cáo An ninh lương thực thế giới năm
2017 của Tổ chức Nông nghiệp và Lương
thực của LHQ (FAO), Ấn Độ có 190,7 triệu
người suy dinh dưỡng, tương đương 14,5%
dân số. Với tỷ lệ này, Ấn Độ là quốc gia có số
người suy dinh dưỡng nhiều nhất trên thế
giới. Ngoài ra, khoảng 51,4% số phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) bị
thiếu máu, 38,4% số trẻ em dưới năm tuổi
gầy yếu hoặc thấp còi. Trẻ bị suy dinh dưỡng
có nguy cơ tử vong cao do các bệnh như tiêu
chảy, viêm phổi và sốt rét. Vì vậy, năm 2017,
Ấn Độ được xếp hạng 100 trong số 119 quốc
gia trong bảng đánh giá GHI (Chỉ số đói
nghèo toàn cầu), tụt ba bậc so năm 2016.
GHI được xây dựng dựa trên các chỉ số như
tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ gầy yếu, thấp còi
và tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Về
bản chất, chỉ số đói nghèo chính là tiêu chí
xếp loại về mức độ suy dinh dưỡng và thiếu
dinh dưỡng trên tổng dân số của một quốc
gia. Như vậy, trong một năm qua, tỷ lệ phụ
nữ và trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Ấn Độ
không những không giảm mà còn có chiều
hướng tăng. Nghịch cảnh kinh tế phát triển
nhưng dinh dưỡng kém đang đặt ra bài toán
hóc búa đối với giới chức nước này.
Sau Ấn Độ và Trung Quốc, báo cáo cho
biết Nigeria sẽ là quốc gia đông dân thứ ba
thế giới vào năm 2050 với khoảng 733 triệu
người. Vị trí của Mỹ rơi xuống thứ tư với dân
số 434 triệu người và quốc gia đông dân thứ
5 thế giới sẽ là Pakistan.
Phần đa dân số tăng nhanh nhất ở các
nước nghèo nhất, nơi tăng trưởng dân số đi
kèm với những thách thức (nghèo đói, thất
nghiệp,), nguy hiểm nhất của sự gia tăng
dân số đó là nó gây sức ép nặng nề tới môi
trường toàn cầu, gây biến đổi khí hậu thế
➢➢➢
50
giới, hiệu ứng nhà kính.
Quay trở lại với công tác dân số hiện
nay của tỉnh nhà, từ đó xác định những điểm
cần lưu tâm nhằm đưa ra những sáng kiến
thiết thực cho Nghệ An, khi mà những hệ lụy
của các nước trên thế giới đang hiện hữu rõ
ràng, thì tỉnh nhà cần sáng suốt để có hướng
đi phù hợp.
Trong sự thuận lợi của công tác dân số
trên địa bàn tỉnh năm 2019 như: công tác
DS&PT tiếp tục nhận được sự quan tâm của
lãnh đạo các cấp mà cụ thể là Lãnh đạo tỉnh
Nghệ An đã thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo kịp
thời của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh
đến cơ sở và phối hợp tích cực của các ban,
ngành, đoàn thể các cấp, tạo điều kiện thuận
lợi cho ngành Dân số tập trung triển khai và
tổ chức thực hiện công tác DS&PT; Đội ngũ
cán bộ làm công tác DS&PT các cấp, nhất là
cơ sở đã được đào tạo đạt chuẩn viên chức
dân số, chế độ chính sách, nhất là phụ cấp
ưu đãi nghề được đảm bảo nên yên tâm,
nhiệt tình và trách nhiệm với công việc; Đại
bộ phận nhân dân ngày càng hiểu và tự
nguyện hơn trong thực hiện chính sách
DS&PT; thì khó khăn, thách thức của công
tác DS&PT tỉnh nhà vẫn đang phải tiếp tục
đối mặt đó là: quy mô dân số lớn, mức sinh
và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao
(cao thứ 7 cả nước); cơ cấu dân số có sự
chuyển biến lớn, tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh còn cao; già hóa dân số; chất
lượng dân số tuy được nâng lên nhưng vẫn
còn thấp; Kinh phí chương trình mục tiêu y tế
- dân số bị cắt giảm rất nhiều hoạt động, ảnh
hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện
các hoạt động, nhất là ở cơ sở; Trước quan
điểm, chủ trương chuyển trọng tâm từ DS-
KHHGĐ sang dân số phát triển tại Nghị quyết
số 21 của Ban chấp hành Trung ương, cộng
với UBND tỉnh Nghệ An bổ sung, sửa đổi một
số điều của Quy định ban hành kèm theo
Quyết định số 43, Nghị quyết 170/2015/NQ-
HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về quy định một số chính sách Dân
số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có
nhiều người dân, thậm chí cán bộ, đảng viên
đã hiểu chưa đúng và truyền miệng về việc
Đảng và Nhà nước không hạn chế sinh con
thứ 3 trở lên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả tuyên truyền, vận động thực
hiện chính sách DS&PT tại cơ sở; Hiện nay
Trung ương, Tỉnh đang có chủ trương kiện
toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong đó có
ngành y tế, dân số, quá trình xây dựng Đề án
sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung
tâm Y tế tuyến huyện còn có nhiều ý kiến trái
chiều từ cơ sở. Điều này cũng phần nào ảnh
hưởng đến ổn định tổ chức bộ máy và tâm tư
nguyện vọng của đội ngũ cán bộ làm công
tác DS&PT ở cơ sở.
2. Các giải pháp giảm mức tăng
dân số và công tác dân số hiện nay
Trên hiện trạng và bất cập nêu trên thì
tỉnh Nghệ An cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
(1) Tỉnh nhà cần thực hiện quyết liệt
hơn trong việc thực hiện quyết định số
11/2018/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An ngày
13/02/2018 về sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Quy định ban hành, kèm theo Quyết định
số 43/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quy định một
số chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình
trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Và giải pháp hiện
tại của ngành Y tế Nghệ An là nỗ lực tuyên
truyền mỗi gia đình sinh đủ hai con để duy trì
mức sinh hợp lý mang lại lợi ích cho gia đình
và xã hội.
(2) Tuyên truyền và thực hiện hiệu quả
quan điểm chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung
ương Khóa XII trong Nghị quyết 21-NQ/TW
về Công tác dân số trong tình hình mới: Dân
số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công
tác Dân số và Phát triển là nhiệm vụ chiến
lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân. Cụ thể tiếp tục
51
chuyển trọng tâm chính sách dân số từ
KHHGĐ sang "Dân số và Phát triển" (DS
&PT). Theo đó, công tác dân số chú trọng
toàn diện hơn các mặt quy mô, cơ cấu, phân
bố, đặc biệt là chất lượng dân số đặt trong
mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế,
xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm phát
triển nhanh, bền vững.
(3) Dưới những áp lực do tăng trưởng
dân số, thì cải thiện năng suất lao động là
điều kiện tiên quyết, tối quan trọng cần được
tỉnh nhà đề ra phương án thực hiện. Theo
đó, có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
thông qua cải cách công nghệ và thực hiện
chính sách đã được các nền kinh tế phát triển
sử dụng, đơn cử là việc tận dụng tối đa sự
phát triển và hỗ trợ của máy móc, robot...
(4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
vận động cán bộ và nhân dân thực hiện
chính sách DS & PT trong tình hình mới một
cách có trách nhiệm. Tuyên truyền và tổ
chức ký cam kết thực hiện chính sách DS &
PT trong toàn dân, nhất là tại vùng biển,
vùng đặc thù có mức sinh cao.
(5) Thực hiện phối hợp chặt chẽ của
các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở
trong việc tăng cường tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, vận động đảng viên, cán bộ,
công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và
nhân dân thực hiện nghiêm chính sách DS &
PT của Đảng và Nhà nước.
(6) Xây dựng và nhân rộng các mô hình,
điển hình trong thực hiện chính sách DS & PT.
(7) Đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông nhân dịp tổ chức các hoạt động kỷ
niệm các ngày lễ của ngành như: Ngày Dân
số Thế giới (11/7), Ngày Dân số Việt Nam
(26/12), Tháng hành động quốc gia về Dân
số và các ngày lễ lớn trong năm. Xây dựng
kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động
sớm, kịp thời, có hiệu quả.
(8) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số theo
hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả;
bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, đồng thời
thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.
Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nâng cao
hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác
viên ở thôn, bản, tổ dân phố... Đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng
lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân
số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu
chuyển hướng sang chính sách Dân số và
Phát triển. Xây dựng cơ chế phối hợp liên
ngành nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối
hoạt động của các ngành, cơ quan có chức
năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân
số và phát triển
(9) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tăng
cường tham mưu đầu tư ngân sách địa
phương đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện
công tác dân số. Ưu tiên bố trí ngân sách cho
các hoạt động vùng đặc thù, vùng giáo, vùng
có mức sinh cao; Nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng kinh phí, tài sản; đảm bảo giải
ngân kịp thời và đúng quy định của Luật
ngân sách. Đảm bảo 100% kế toán các đơn
vị làm công tác dân số sử dụng thành thạo
phần mềm kế toán.
(10) Tập trung thực hiện có hiệu quả
Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện
tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu
vực thành thị và nông thôn phát triển giai
đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, đây là giai đoạn cần nhất vì là thời điểm
dịch bệnh COVID-19 đang quay trở lại, và
việc cách ly xã hội đang được thực hiện ở
từng địa bàn.
Tài liệu tham khảo
(1) Niên giám Cục Thống kê Nghệ An
năm 2020.
(2) Kết quả Tổng điều tra Dân số thời
điểm 01/4/2009 và 01/4/2019.
(3) https://vnexpress.net/an-do-sap-vuot-
mat-trung-quoc-tro-thanh-quoc-gia-dong-dan-
nhat-the-gioi-3941101.html