Giải pháp định hướng người học trong môi trường dạy học trực tuyến

Tóm tắt. Trong thế kỉ XXI - thời đại của kỉ nguyên số và thông tin - dạy học trực tuyến trở thành một hình thức dạy học tất yếu. Tuy nhiên, những thay đổi từ dạy học giáp mặt sang dạy học trực tuyến đặt ra nhiều bài toán khó cho người dạy, người học và cả những chuyên gia thiết kế khóa học. . . Một trong những thách thức để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả là tìm ra cách thức để hỗ trợ người học làm quen với môi trường mới, định hướng họ học tập phù hợp với năng lực, đặc điểm học tập của họ. Vì vậy, mục đích chính của bài báo này là đưa ra các giải pháp sư phạm trong việc thiết kế môi trường dạy học trực tuyến phù hợp với đặc tính của sinh viên, trong đó mẫu khảo sát là sinh viên kĩ thuật của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đề xuất nhóm các phương pháp - phương tiện dạy học trực tuyến, tạo nên những môi trường học tập trực tuyến thích ứng với đặc trưng của từng nhóm người học, góp phần nâng cao chất lượng của các khóa học trực tuyến hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp định hướng người học trong môi trường dạy học trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0003 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 20-29 This paper is available online at GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG NGƯỜI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Nguyễn Thị Hương Giang Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Trong thế kỉ XXI - thời đại của kỉ nguyên số và thông tin - dạy học trực tuyến trở thành một hình thức dạy học tất yếu. Tuy nhiên, những thay đổi từ dạy học giáp mặt sang dạy học trực tuyến đặt ra nhiều bài toán khó cho người dạy, người học và cả những chuyên gia thiết kế khóa học. . . Một trong những thách thức để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả là tìm ra cách thức để hỗ trợ người học làm quen với môi trường mới, định hướng họ học tập phù hợp với năng lực, đặc điểm học tập của họ. Vì vậy, mục đích chính của bài báo này là đưa ra các giải pháp sư phạm trong việc thiết kế môi trường dạy học trực tuyến phù hợp với đặc tính của sinh viên, trong đó mẫu khảo sát là sinh viên kĩ thuật của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đề xuất nhóm các phương pháp - phương tiện dạy học trực tuyến, tạo nên những môi trường học tập trực tuyến thích ứng với đặc trưng của từng nhóm người học, góp phần nâng cao chất lượng của các khóa học trực tuyến hiện nay. Từ khóa: E-learning, công nghệ dạy học trực tuyến, định hướng người học, phong cách học tập trực tuyến. 1. Mở đầu Dạy học trực tuyến ra đời từ đầu những năm 1990 đến nay được phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều tổ chức giáo dục, các cơ sở đào tạo cũng như các doanh nghiệp. Trong gần hai thập kỉ qua, lượng sinh viên tham gia các khóa học trực tuyến và các khóa học kết hợp tăng đáng kể bởi giáo dục trực tuyến cung cấp khả năng truy cập tăng cường, sự linh động và thuận tiện cho người học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Diaz [1], dạy học trực tuyến cũng có một hạn chế chính đó là tỉ lệ bỏ học cao, tỉ lệ hoàn thành và thành công của người học trực tuyến thấp hơn người học của các khóa học giáp mặt. Nguyên nhân chính của hạn chế này là quá trình dạy học trực tuyến có nhiều thay đổi cơ bản về phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học so với dạy học giáp mặt. Việc bỏ học của người học trực tuyến xuất phát từ những thách thức mà người học đối mặt với các môi trường học tập trực tuyến hoặc môi trường học tập kết hợp, đó là người học không hiểu về sự khác biệt giữa môi trường học tập trực tuyến và các khóa học giáp mặt truyền thống, hơn nữa, người học không có các kĩ năng để học hiệu quả trong các khóa học trực tuyến và các khóa học kết hợp. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi trong dạy học từ lớp học giáp mặt có hướng dẫn của giáo viên sang tự học trực tuyến không diễn ra dễ dàng. Trong lớp học truyền thống, người học phụ thuộc vào giáo viên về động cơ học tập, sự hướng dẫn, thiết lập mục đích, giám sát tiến trình, tự đánh giá Ngày nhận bài: 15/10/2014. Ngày nhận đăng: 27/01/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Hương Giang, e-mail: giang.nguyenthihuong@hust.edu.vn. 20 Giải pháp định hướng người học trong môi trường dạy học trực tuyến và hiệu quả học tập của người học. Ngược lại, người học trực tuyến cần có trách nhiệm hơn trong quá trình học tập của riêng họ. Tuy nhiên, nhiều người học trực tuyến không chuẩn bị hoặc không sẵn sàng để thực hiện như vậy bởi những người học trưởng thành đã có những kĩ năng học tập là sản phẩm của nhiều năm phát triển và hình thành thói quen trong lớp học giáp mặt. Do đó, sự thành công của người học và việc duy trì số lượng người học trở thành một khởi đầu quan trọng nhất cho các cơ sở đào tạo cung cấp các khóa học trực tuyến. Vì vậy, người học cần được chuẩn bị để học trong các khóa học trực tuyến, đồng thời họ cần được định hướng trong suốt quá trình học tập nhằm mục đích giúp họ thành công trong các khóa học này. Đó là lí do cần có môi trường học tập định hướng cho người học trực tuyến. Phần tiếp theo, tác giả xin đề cập đến lí luận và công nghệ dạy học trực tuyến, làm cơ sở để thiết kế môi trường dạy học trực tuyến được định hướng phù hợp với từng nhóm người học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lí luận và công nghệ dạy học trực tuyến Như đã định nghĩa ở bài báo [2], dạy học trực tuyến là hình thức dạy học tích hợp các ứng dụng của CNTT&TT vào việc phân phối các bài học thông qua internet. Ngày nay, mạng internet và các dịch vụ của nó đã bùng nổ và có sẵn trong mọi hoạt động xã hội, trong đó có giáo dục. Do đó, hầu hết các lớp học đều có thể sử dụng internet và các phương tiện điện tử ở một mức độ nhất định. Vì vậy, một lớp học sử dụng hình thức dạy học trực tuyến hay không phụ thuộc vào ba tiêu chí cơ bản: Mức độ truyền tải kiến thức qua internet (thông qua chiến lược/phương pháp sư phạm được thiết kế); Tỉ lệ học liệu điện tử được sử dụng trong khóa học (học bằng phương tiện dạy học hiện đại); Mức độ linh động về không-thời gian giữa thầy và trò (môi trường dạy học). Căn cứ vào ba tiêu chí này, Allen [3] cho rằng trường học có thể cung cấp các khóa học trực tuyến theo nhiều cách thức khác nhau như: Khóa học giáp mặt dựa trên web (tỉ lệ nội dung được phân phối trực tuyến khoảng từ 1% tới 29%), khóa học kết hợp giáp mặt và trực tuyến (tỉ lệ này từ 30% tới 79%), khóa học trực tuyến (tỉ lệ này từ 80% trở lên). Kết quả là một khóa học được gọi là khóa học trực tuyến khi tỉ lệ các nội dung học tập được phân phối trực tuyến qua internet phải từ 80% trở lên. Là một hình thức dạy học dựa trên những thành tựu của internet và mạng viễn thông, quá trình dạy học trực tuyến vẫn mang bản chất của quá trình dạy học thông thường. Vì vậy, vận dụng quan điểm về công nghệ dạy học [4], có thể định nghĩa công nghệ dạy học trực tuyến như sau: Công nghệ dạy học trực tuyến là một hệ thống phương tiện dạy học trực tuyến, phương pháp dạy học trực tuyến và kĩ năng dạy học trực tuyến, nhằm vận dụng những qui luật của tâm lí học, giáo dục học,... tác động vào người học trực tuyến, tạo nên một nhân cách xác định. Như vậy, quá trình dạy học trực tuyến theo tiếp cận công nghệ sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc [4] thống nhất giữa: Tính khoa học và tính công nghệ, tính khả thi và tính hiệu quả, tính tuân thủ nguyên tắc với tính độc lập sáng tạo. Những nguyên tắc này sẽ thiết lập các mối quan hệ giữa ba thành phần phương tiện dạy học trực tuyến, phương pháp dạy học trực tuyến và kĩ năng dạy học trực tuyến theo quy luật “với mỗi nhiệm vụ hay công việc cần làm, có thể xác định được một tập hợp phương tiện và phương pháp sao cho chỉ cần kĩ năng tác nghiệp (tức là kĩ năng sử dụng phương tiện và phương pháp) đạt mức tối thiểu cần thiết, là sẽ đảm bảo làm được (khả thi), còn nếu kĩ năng đó càng thuần thục, tới mức kĩ xảo hoặc hơn nữa, tới mức sáng tạo, thì càng có thể làm tốt, tức là hiệu quả càng cao (theo nghĩa của tiêu chí đã định), tới mức có thể cải tiến phương tiện và phương pháp hiện có hoặc góp phần phát minh, sáng chế phương tiện và phương pháp mới. Tập hợp phương tiện và phương pháp mới, với một kĩ năng tác nghiệp tối thiểu cần thiết mới, lại cho phép đạt mức khả thi mới, cao hơn trước (hoặc nói là tầm khả thi và tầm kĩ năng mới, cao hơn).” 21 Nguyễn Thị Hương Giang Vì vậy, trong dạy học trực tuyến, mối quan hệ này được mô tả cụ thể như sau: Về mặt vật lí, phương tiện dạy học trực tuyến được phân loại thành hai tầng cơ bản: Tầng 1 là các đa phương tiện (mulitmedia) như văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh, hoạt hình, phim, trò chơi, mô phỏng. . . mang thông tin về nội dung học tập. Đa phương tiện có thể coi là những thành phần thông tin hạt nhân của mỗi bài học; tầng 2 là các dịch vụ internet để truyền tải thông tin tới người học như Thư điện tử, trang web, diễn đàn, tin nhắn, xem phim trực tuyến, mạng xã hội, hội nghị trực tuyến. . . Nếu như trong dạy học truyền thống, người giáo viên sẽ truyền tải nội dung học tập trực tiếp thì trong dạy học trực tuyến, phương tiện dạy học sẽ vừa chứa đựng nội dung học tập, vừa thay thế chức năng truyền tải nội dung của giáo viên tới người học. Kết quả là, hệ thống phương tiện dạy học trực tuyến đóng một vai trò thiết yếu trong môi trường học tập trực tuyến, bởi nó vừa là phương tiện, vừa tích hợp phương pháp theo quan điểm dạy học truyền thống. Việc cung cấp các đa phương tiện qua dịch vụ internet được tiến hành qua các hoạt động học tập được thiết kế hướng tới người học. Các hoạt động học tập là các thành phần được cấu trúc sư phạm trong một bài học trực tuyến. Và cuối cùng, các bài học trực tuyến được tổ hợp với nhau thành một khóa học trực tuyến theo những chiến lược sư phạm cụ thể. Quá trình kết hợp trên được thiết kế dựa trên mục tiêu của khóa học, các đặc trưng của người học, đặc điểm khoa học của nội dung cần truyền tải. Đó chính là bản chất của phương pháp dạy học trực tuyến. Vì vậy, phương pháp dạy học trực tuyến có thể hiểu là phương pháp thiết kế các đa phương tiện, cách thức sử dụng các dịch vụ internet để truyền tải nội dung tới người học trực tuyến và là các chiến lược sư phạm để tổ chức một khóa học trực tuyến. Dạy học trực tuyến chính là một loại hình dịch vụ internet ứng dụng trong giáo dục, các kĩ năng dạy học trực tuyến mang những đặc trưng riêng, phù hợp với người học trực tuyến và đáp ứng môi trường ứng dụng ICT. Do đó, kĩ năng dạy học trực tuyến chính là các kĩ năng sử dụng và thiết kế phương tiện dạy học hiện đại, kĩ năng sử dụng các dịch vụ internet trong chia sẻ kiến thức, kĩ năng dạy – tự học. . . Với những cơ sở lí luận và công nghệ dạy học trực tuyến này, việc định hướng người học trực tuyến đặt ra những yêu cầu khác biệt khi thiết kế các khóa học trực tuyến, tạo nên những đặc trưng cơ bản của công nghệ dạy học trực tuyến theo tiếp cận định hướng người học. 2.2. Những đặc trưng cơ bản của công nghệ dạy học trực tuyến theo tiếp cận định hướng người học Để thiết kế được các khóa học trực tuyến đảm bảo tính định hướng thích nghi theo đặc trưng của người học, quá trình dạy học theo tiếp cận công nghệ cần đảm bảo: - Về phương tiện dạy học trực tuyến. Những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông đã đem đến cho con người những sản phẩm đa phương tiện hấp dẫn, những dịch vụ internet rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, mỗi người dùng cũng có những thói quen, sở thích, kĩ năng sử dụng khác nhau. Những dịch vụ internet với vai trò là phương tiện dạy học trực tuyến có thể tạo ra một môi trường học tập cộng tác (sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Wiki, Forum. . . ) hay có thể là môi trường học tập tự nghiên cứu độc lập (chẳng hạn như Webquest) hoặc có thể là môi trường hướng dẫn đầy đủ (chẳng hạn như bài giảng chuẩn SCORM). Vì vậy, việc lựa chọn các kiểu dịch vụ internet để thiết kế khóa học thích nghi cần căn cứ vào đặc trưng (về tâm lí, thói quen, sở thích, năng lực. . . ) của từng nhóm người học. - Đối với phương pháp dạy học trực tuyến. Mặc dù hỗ trợ các đặc tính cá nhân hóa người dùng về địa điểm, thời gian, đối tượng nhưng các khóa học trực tuyến được đánh giá còn thiếu tính thích ứng trong chia sẻ nội dung, tài liệu học tập. Người học trực tuyến là người học đa dạng về trình độ, bởi vậy các khóa học không thể quá khắt khe về yêu cầu trình độ đối với người học tham gia khóa học trực tuyến. Các khóa học cần được phát triển để cho phép “ai có nhu cầu học đều 22 Giải pháp định hướng người học trong môi trường dạy học trực tuyến được thỏa mãn”. Do đó có thể nói “không có học trò dốt, mà chỉ vì không có cách truyền tải nội dung phù hợp tới người học”. Nói khác đi, mọi người ở mọi trình độ đều có thể tham gia khóa học khi họ có nguyện vọng. Kết quả là, các khóa học trực tuyến phải có phương pháp truyền tải nội dung thích ứng với từng đối tượng người học. Yêu cầu này đòi hỏi phải tiến hành phân loại người học trong học tập trực tuyến. Quá trình này thường dựa trên các mô hình phân loại người học đã trình bày ở bài báo [5]. Các mô hình này sử dụng những căn cứ khác nhau phân loại người học. Tuy nhiên, để phát triển các chiến lược định hướng người học trực tuyến cần phải lựa chọn các mô hình gắn với đặc tính của người học trực tuyến (dựa trên các đặc trưng tâm lí, động lực và kĩ năng xã hội. . . trong tương tác trên mạng). Theo Margaret Martinez [6], mô hình định hướng học tập LOM là một mô hình được xây dựng dựa trên những nghiên cứu về người học trực tuyến. Vì vậy, mô hình LOM hoàn toàn phù hợp để đề xuất các phương pháp dạy học trực tuyến theo tiếp cận định hướng người học. - Các kĩ năng dạy học trực tuyến. Học tập trực tuyến yêu cầu một tập các kĩ năng khác với học tập trong môi trường giáp mặt như kĩ năng tin học và một số kĩ năng hành vi. Theo Clark và Mayer [7], người học trực tuyến cần có các kĩ năng siêu nhận thức. Các kĩ năng này chính là khả năng thiết lập các mục đích học tập để quyết định làm thế nào đạt tới các mục đích đó, và thực hiện những điều chỉnh khi cần thiết. Những người học nghèo kĩ năng siêu nhận thức cần nhiều hướng dẫn hơn trong khi những người học giàu kĩ năng siêu nhận thức có xu hướng tự hoàn thiện. Việc thiết lập kĩ năng này được mô tả như các phẩm chất của “người học tự hướng dẫn”. Đánh giá những người học thành công trong các khóa học trực tuyến, Pillay [8] cho rằng, các kĩ năng quan trọng cần thiết ở người học trực tuyến là khả năng lựa chọn các trợ giúp trong học tập một cách đúng đắn, việc quản lí thời gian hiệu quả và khả năng tập trung trong quá trình học. Vì vậy, để trợ giúp người học trực tuyến thành công trong các khóa học, các môi trường định hướng phải phát triển các kĩ năng dạy học “tự hướng dẫn” ở người học. Qua những phân tích về ba thành phần cơ bản của công nghệ dạy học trực tuyến để hình thành môi trường định hướng học tập, việc tìm hiểu đặc trưng học tập của từng nhóm người học theo mô hình LOM sẽ cung cấp cơ sở lựa chọn các phương tiện, phương pháp và kĩ năng dạy học cụ thể dùng trong môi trường định hướng. Vì vậy, nội dung tiếp theo giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng học tập của sinh viên các ngành kĩ thuật theo các nhóm người học, phân loại bởi LOM. 2.3. Những phong cách học tập điển hình của sinh viên các ngành kĩ thuật Các tiêu chí để khảo sát phong cách học tập Dựa trên những đề xuất của Margaret Martinez về mô hình định hướng người học, việc khảo sát đặc trưng của người học dựa trên bốn nhóm phong cách: Sáng tạo, thực hiện, tuân lệnh và chống đối. Trong đó, việc mã hóa thang giá trị của từng nhóm phong cách được mô tả ở bảng sau: Nhóm phong cách Thang giá trị Sáng tạo 1 Thực hiện 2 Tuân lệnh 3 Chống đối 4 Những đặc trưng cho từng nhóm người học được khảo sát thông qua bảng hỏi, nội dung bảng hỏi đề cập đến 10 tình huống mà người học đã trải nghiệm trong quá trình học tập của mình: 1- Khi nào thì người học sẽ tập trung vào học tập; 2- Họ chủ động học trong hoàn cảnh nào; 3- Người học quyết tâm học ở mức độ nào; 4- Các kiểu nhiệm vụ học tập mà người học lựa chọn; 5- 23 Nguyễn Thị Hương Giang Cách thức người học giải quyết nhiệm vụ học tập của mình; 6- Sự nỗ lực trong học tập; 7- Tính tự chịu trách nhiệm trong học tập của mỗi cá nhân người học; 8- Phương thức tác động của môi trường học tập ảnh hưởng tới việc học như thế nào; 9- Sự phụ thuộc của người học vào môi trường; 10-Kiểu môi trường học tập mà người học ưa thích. - Đối tượng khảo sát Để đặc trưng cho sinh viên nhóm ngành kĩ thuật, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội làm đại diện. - Kích thước mẫu Với độ chính xác ε = 0.123 và độ tin cậy là γ = 95%, phương sai mẫu điều chỉnh là s = d2 = (0.85)2. Ta có thể xác định số lượng mẫu sinh viên cần khảo sát như sau: Do γ = 95% nên tα = 1, 96 Áp dụng công thức xác định số lượng mẫu n = [ t2α × d 2 ε2 + 1 ] , ta có: n = [ 1, 962 × 0, 852 0, 1232 + 1 ] = 184, 4593 Do đó, ta sẽ chọn số lượng mẫu là 187 sinh viên Bách Khoa để tiến hành khảo sát. - Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát được phân tích bằng phầm mềm SPSS. Bảng 1. Khảo sát chung về kiểu phong cách điển hình dựa trên 10 tiêu chí khảo sát TT Tiêu chí N Mean Std.Errorof Mean Std. DeviationValid Missing 1 Khi nào thì người học sẽ tậptrung vào học tập 187 0 2,1016 0,05117 0,69973 2 Người học chủ động họctrong hoàn cảnh nào 187 0 1,7594 0,04555 0,62291 3 Người học quyết tâm học ởmức độ nào 187 0 1,8824 0,08014 1,09596 4 Các kiểu nhiệm vụ học tậpmà người học lựa chọn 187 0 1,5882 0,06283 0,85915 5 Cách thức người học giải quyết nhiệm vụ học tập của mình 187 0 1,9786 0,06823 0,93301 6 Sự nỗ lực trong học tập 186 1 2,0484 0,06659 0,90812 7 Tính tự chịu trách nhiệm trong học tập của mỗi cá nhân người học 187 0 1,3743 0,04606 0,62989 8 Phương thức tác động của môi trường học tập ảnh hưởng tới việc học như thế nào 187 0 2,5455 0,07628 1,04306 9 Sự phụ thuộc của người họcvào môi trường 187 0 1,7487 0,06047 0,82692 10 Kiểu môi trường học tập màngười học ưa thích, 187 0 1,9679 0,06014 0,82243 Trung bình chung 1,8995 0,061746 0,844118 24 Giải pháp định hướng người học trong môi trường dạy học trực tuyến Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình của 9/10 tiêu chí tập trung quanh giá trị 2 (trừ tiêu chí 7), tức là nhìn chung sinh viên ĐHBKHN thuộc nhóm người học thực hiện. Người học thực hiện là những người học trực tuyến tiềm năng bởi các kĩ năng học tập chủ động, ưa cộng tác và làm việc nhóm. Đây là một điều kiện thuận lợi để triển khai hình thức dạy học trực tuyến cho sinh viên ĐHBKHN. Bảng 2. Thống kê tần suất của từng nhóm phong cách thể hiện qua 10 tiêu chí Sáng tạo Thực hiện Tuân lệnh Chống đối Total Missing Khi nào thì người học sẽ tập trung vào học tập Frequency 30 115 35 7 187 Percent 16 61,5 18,7 3,7 100 Người học chủ động học trong hoàn cảnh nào Frequency 60 116 7 4 187 Percent 32,1 62 3,7 2,1 100 Người học quyết tâm học ở mức độ nào Frequency 94 51 12 30 187 Percent 50,3 27,3 6,4 16 100 Các kiểu nhiệm vụ học tập mà người học lựa chọn Frequency 114 45 19 9 187 Percent 61 24,1 10,2 4,8 100 Cách thức người học giải quyết nhiệm vụ học tập của mình Frequency 76 46 58 7 187 Percent 40,6 24,6 31 3,7 100 Sự nỗ lực trong học tập Frequency 53 90 24 19 186 1 Percent 28,3 48,1 12,8 10,2 99,5 0,5 Tính tự chịu trách nhiệm trong học tập của mỗi cá nhân người học Frequency 129 49 6 1 187 Percent 69 26,2 3,2 1,6 100 Phương thức tác động của môi trường học tập ảnh hưởng tới việc học như thế nào Frequency 31 70 39 47 187 Percent 16,6 37,4 20,9 15,1 100 Sự phụ thuộc của người học vào môi trường Frequency 83 78 16 10 187 Percent 44,4 41,7 8,6 5,3 100 Kiểu môi trường học tập mà người học ưa thích, Frequency 54 97 24 12 187 Percent 28,9 51,9 12,8 6,4 100 Trung bình chung Total Frequency 724 756 240 146 1866 Total Percent 38,8 40,5 12,9 7,8 100 Kết quả khảo sát tần suất của từng nhóm người học qua 10 tiêu chí cho thấy, tỉ lệ chiếm lớn nhất là người học thực hiện, chiếm 40,5% lượng người học khảo sát. Kết quả này phù hợp với kết quả về phong cách học tập điển hình. Tỉ lệ người học sáng tạo đứng thứ hai, chiếm 38,8% lượng người học khảo sát. Hai kết quả này cho thấy sinh viên ĐHBKHN đa phần là những người học thực hiện và sáng tạo. Điều này cho thấy họ là những người học chủ động, có khả năng tự học tốt với hai phong cách học tập điển hình là thích tự nghiên cứu độc lập và thích làm việc nhóm. Bên cạnh đó, có khoảng 12,9% lượng sinh viên là người học tuân lệnh, và khoảng 7,8% lượng sinh viên là người học chống đối. Qua đó cho thấy, tính đa dạng trong phong cách học tập của sinh viên. Để đảm bảo tỉ lệ thành công trong học tập và giảm tỉ lệ bỏ học, môi trường học tập trực tuyến cần được thiết kế linh hoạt, thích ứng với từng nhóm người học được thống kê này. Nhằm đáp ứng khả năng định hướng cho từng nhóm người học kể trên, đặc trưng học tập của bốn nhóm người học sẽ quyết định loại hình công cụ học tập tạo nên môi trường tương ứng. Vì vậy, phần cuối của bài báo xin đề cập các chiến lược sư phạm gắn với các công cụ học tập trực tuyến cụ thể cho từng nhóm nhóm người học trực tuyến. 25 Nguyễn Thị Hương Giang 2.4. Đề xuất các chiến lược sư phạm định hướng trong môi trường trực tuyế
Tài liệu liên quan