Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI tập trung giải
quyết những vấn đề cơ bản để giáo dục
Việt Nam có thể đổi mới căn bản và toàn
diên – trong đó, ngay từ nội dung định
hướng thứ 3, Nghị quyết đã khẳng định
phải “Đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực
và khách quan” và mới đây Bộ Giáo dục và
Đào tạo coi đây là khâu đột phá. Trong báo
cáo này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ vấn
đề “Giải pháp đổi mới đánh giá đạo đức
của học sinh phổ thông trong giai đoạn đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt
Nam”. Đây là vấn đề quan trọng quyết định
việc giáo dục đào tạo có thực hiện được
mục tiêu “phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp đổi mới đánh giá đạo đức học sinh phổ thông trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014
16
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN TÙNG LÂM(*)
TÓM TẮT
Chúng tôi muốn nêu lên vấn đề đổi mới cách đánh giá đạo đức học sinh phổ thông
hiện nay là một vấn đề cấp bách, chúng ta phải thay đổi tiêu chí đánh giá và cách đánh giá
đạo đức học sinh phổ thông hiện nay mới phục vụ kịp thời cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thời kỳ hội nhập.
Từ khóa: đổi mới cách đánh giá, đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục
ABSTRACT
We would like to raise an issue concerning the way to assess the students’ ethics in
general schools at present. Obviously, it is an urgent task that needs to alter the categories
used as the norms, as well the manners to assess the students’ ethics in the general schools
for the time being. By so doing, we are able to enhance the quality of education in the time
of global integration.
Keywords: innovate assessment, student ethics, educational quality.
(*)Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI tập trung giải
quyết những vấn đề cơ bản để giáo dục
Việt Nam có thể đổi mới căn bản và toàn
diên – trong đó, ngay từ nội dung định
hướng thứ 3, Nghị quyết đã khẳng định
phải “Đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực
và khách quan” và mới đây Bộ Giáo dục và
Đào tạo coi đây là khâu đột phá. Trong báo
cáo này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ vấn
đề “Giải pháp đổi mới đánh giá đạo đức
của học sinh phổ thông trong giai đoạn đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt
Nam”. Đây là vấn đề quan trọng quyết định
việc giáo dục đào tạo có thực hiện được
(*)TS, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội
mục tiêu “phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”.
1. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Căn cứ vào những văn bản mới nhất,
gần đây chỉ đạo công tác xếp loại đánh giá
kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của học
sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo
các nhà trường như:
- Thông tư số 58/2011/TT – BGDĐT
ngày 12/12/2011 về đánh giá xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT.
- Thông tư số 32/2009/TT – BGDĐT
ngày 27/10/2009 về “Quy định đánh giá
xếp loại học sinh tiểu học.
Chúng ta thử xem ý kiến của giáo viên,
học sinh và phụ huynh về hướng dẫn đánh
17
giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Mới đây nhất ngày 23/03/2014 trên mục
“Chuyện đương thời” của VTV1 về đánh
giá đạo đức học sinh đã thu nhận được các ý
kiến của những người dân như sau:
Câu 1: Theo bạn nếu đánh giá học
sinh không đúng thì chuyện gì sẽ xẩy ra?
- 21.5%: Học sinh sẽ mất động lực học
tập.
- 68.4%: Học sinh có phản ứng tiêu
cực, không tốt cho việc trưởng thành.
- 10.1%: Có ý kiến khác.
Câu 2: Theo bạn những nhược điểm
lớn nhất của việc đánh giá hạnh kiểm hiện
nay là gì?
- 83.3%: Nhược điểm lớn nhất là bó
buộc học sinh trong khuân khổ, không cho
học sinh thể hiện mình.
- 16.7%: Có ý kiến khác.
Câu 3: Theo bạn việc đánh giá hạnh
kiểm như hiện nay trong nhà trường liệu có
phù hợp không?
- 88.9%: Không.
- 11.1%: Có.
Câu 4: Theo bạn Bộ Giáo dục và Đào
tạo có nên bỏ hình thức đánh giá hạnh
kiểm như hiện nay không?
- 22.2%: Nên bỏ.
- 72.2%: Không nên bỏ nhưng cần bổ
sung và sửa đổi.
- 5.6%: Không nên bỏ.
Câu 5: Bạn có hiểu hạnh kiểm tốt, khá,
TB, yếu kém không?
- 77.8%: Không hiểu.
- 22.2%: Có hiểu.
Câu 6: Không hiểu hạnh kiểm tốt, khá,
TB, yếu kém vì sao?
- 52.9%: Hạnh kiểm là thứ không thể
đánh giá theo tiêu chí tốt, khá, TB, yếu
kém.
- 38.3%: Quá mơ hồ và trừu tượng.
- 8.8%: Ý kiến khác.
Và từ năm 2009 khi trên trang điện tử
giaovien.net nêu ý kiến của tác giả về những
hạn chế của cách đánh giá đạo đức của học
sinh phổ thông hiện nay đã nhận được sự
đồng tình của nhiều giáo viên, học sinh và
cha mẹ học sinh. Chúng tôi xin nêu cụ thể
một vài ý kiến của giáo viên, học sinh:
“Tôi ra trường và làm công tác chủ
nhiệm không nghỉ năm nào. Nhưng tôi rất
băn khoăn về cách xếp loại hạnh kiểm. Ví
dụ như: Hạnh kiểm HK 2 cũng là hạnh
kiểm cả năm. Hàng năm, Sở GD-ĐT có tổ
chức đoàn kiểm tra chéo hồ sơ thi tốt
nghiệp, những thầy cô đi kiểm tra có
những quan điểm riêng: tại sao học sinh
xếp loại học lực yếu mà hạnh kiểm lại
tốt? Đúng ra phải xếp loại khá! Riêng Tôi,
có suy nghĩ: Một em nào đó luôn cố gắng
hết sức mình để học, nhưng chỉ vì tiếp thu
chậm, học yếu nên mới bị xếp loại học lực
yếu. Thì em đó phải được xếp loại hạnh
kiểm Tốt. Còn về học lực đã phải chịu xếp
loại yếu rồi. Chẳng lẽ học lực đã xếp loại
rồi mà hạnh kiểm cũng phải "bị ăn theo”
học lực sao” ??? (Bạn Thạch Ngọc Chinh).
“Em là giáo viên trẻ, mới ra trường
nên vẫn còn nhớ rất rõ thời học sinh của
mình. Em cũng đồng ý là việc đánh giá
hạnh kiểm không thể qua mấy chữ "tốt"
hay "khá" mà phân loại được. Trong
những năm em học từ xưa đến giờ, nhất là
lúc học ở những trường "điểm", em thấy tất
cả hạnh kiểm lúc nào cũng là tốt, tốt, chỉ
có ai mắc chuyện gì tệ lắm mới xuống khá,
và tệ nhất thì trung bình, và nó trở thành
một vết đen trong cả quá trình phấn đấu.
Tuổi trẻ luôn mắc sai lầm, và nhờ vậy mới
có thể trưởng thành. Nhưng nếu chỉ vì
một lần mắc sai lầm mà có thể làm hỏng
cả tương lai học sinh, chẳng phải chúng ta
chỉ đang khuyến khích những con búp bê
18
chỉ biết nằm nguyên chỗ được đặt vào sao?
Bất cứ ai nhìn vào, chỉ cần thấy "khá",
"trung bình", họ nào biết học sinh đó có
tính cách gì, ưu khuyết ra sao, tâm sự,
hoàn cảnh thế nào, chỉ thấy bị hạnh kiểm
vậy tức là "có vấn đề". Học sinh được
hạnh kiểm tốt có tốt thật không? Học sinh
bị hạnh kiểm trung bình có phải là hư
đốn đáng ghét không? Đánh giá cả một
nhân cách con người, nhất là trong thời
kì nhân cách ấy đang hình thành và phát
triển mà chỉ qua mấy chữ hời hợt đó thì
thật là bất công. Em nhớ câu chuyện nước
ngoài về một cô giáo trẻ mới vào dạy lớp 4
và ấn tượng xấu về một học sinh trong lớp,
nhưng sau đó, khi đọc học bạ của học sinh
này những năm trước mới nhận ra là mình
đã đánh giá sai lầm. Trong học bạ đó, các
cô giáo trước ghi những điều như: "Em ấy
là một học sinh ngoan ngoãn, đáng yêu, em
thực sự là niềm vui cho bạn bè", rồi năm
sau là "mẹ em mất, bố không có việc, em
ấy phải chịu nhiều gánh nặng", rồi "em
trầm lặng, ít chơi đùa, cởi mở".... Những
lời nhận xét như vậy mới khiến cho mục
"Nhận xét của giáo viên" trở nên có giá trị,
vì nó ghi lại cả quá trình phát triển của
học sinh, và giúp cho mọi người hình dung
được một con người.
Em thực sự mong một ngày nào đó,
những quyển sổ học bạ của học sinh Việt
Nam mình sẽ thực sự có giá trị như một
bản ghi chép để người ta có thể tìm hiểu về
cả quá trình phát triển của học sinh, chứ
không phải chỉ là một thứ giấy tờ với mấy
chữ "tốt", "khá" vô nghĩa”. (Bạn Vân)
Những ý kiến thực tiễn trên đây có thể
thấy vấn đề cấp bách hiện nay Bộ Giáo dục
và Đào tạo cần chỉ đạo sát hơn nữa mới
thực hiện được những yêu cầu đổi mới của
Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI.
Phân tích trên cơ sở khoa học của khoa
học Tâm lý giáo dục chúng ta cũng thấy
những bất cập của cách xếp loại đạo đức
của học sinh chỉ dựa trên các bậc: Tốt,
khá, trung bình và yếu hay của tiểu học
chỉ có “Đạt” và “chưa Đạt”.
Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học, chúng
ta đều đánh giá học sinh cả hai mặt học lực
và hạnh kiểm. Việc làm đó là cần thiết và
quan trọng. Có vậy mới đánh giá được mức
độ rèn luyện, phấn đấu của học sinh trong
từng học kỳ, trong từng năm học.
Song chúng tôi vẫn thấy băn khoăn
một điều: Việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo các mức: “Giỏi, Khá,
Trung bình, Yếu” có thể chấp nhận, cứ
theo mức điểm học sinh đã đạt mà xếp loại.
Nhưng hạnh kiểm của học sinh lâu nay
chúng ta vẫn xếp theo thứ bậc: Tốt, Khá,
Trung bình, Yếu, liệu có nên tiếp tục mãi
như vậy hay không?
Hiện nay trong nhà trường đều có 2
tình trạng:
- Giáo viên chủ nhiệm thường hết sức
thông cảm với học sinh, tuổi các em là tuổi
mới lớn không thể có những đánh giá cứng
nhắc trong học bạ, để ảnh hưởng phấn đấu
lâu dài của học sinh. Do đó phần lớn các
em đều được giáo viên chủ nhiệm xếp loại
hạnh kiểm: tốt và khá, em nào quá đáng
lắm mới bị trung bình.
Đặc biệt những năm cuối cấp, để tạo
điều kiện cho học sinh thi hết cấp được
thuận lợi, việc xếp loại học sinh cũng được
các giáo viên chủ nhiệm "nới tay".
- Còn học sinh thì sao? Những học sinh
ngoan, giỏi lúc nào cũng phải giữ cho mức
hạnh kiểm của mình ở mức tốt. Từ đó khiến
nhiều em phải thu mình, không dám bộc lộ
những cá tính, những cách sống riêng,
những suy nghĩ riêng sợ thầy cô, bạn bè
đánh giá. Là những người làm giáo dục,
19
chúng tôi vẫn nghĩ, làm thế nào đây để
khuyến khích các em sống thật, sống hết
mình để sau này các em trở thành những
người có bản lĩnh, chủ động, sáng tạo.
Trong cuộc sống những vấp váp là bình
thường; có vấp váp mới có trải nghiệm, mới
tự rút ra những bài học trong cuộc sống.
Những học sinh có cá tính, bộc lộ
mạnh mẽ hoặc những học sinh sống trong
gia đình có hoàn cảnh, thiếu đi những sự
giáo dục tỉ mỉ, có hiệu quả thường bị cách
xếp loại khô cứng theo mãi các em. Đặc
biệt khi học sinh muốn chuyển trường, thay
đổi môi trường để phấn đấu, các trường
đều chỉ nhận học sinh có hạnh kiểm tốt; thế
là xảy ra tình trạng học sinh yếu kém rèn
luyện đạo đức cứ việc chuyển từ trường
này sang trường khác nhưng hạnh kiểm
vẫn được ghi khá, tốt (trường cũ muốn đẩy
đi thì phải đánh giá tốt) như vậy học sinh
chẳng được giáo dục giúp đỡ gì. Thay bằng
sự giáo dục chỉ có một chữ "tốt", "khá"
trong học bạ (Chưa kể cha mẹ học sinh
muốn làm việc này còn phải mất “tiêu cực
phí” - Thế là chúng ta lại nêu thêm tấm
gương phản giáo dục.
Đặc biệt trong học bạ, mục nhận xét
của giáo viên chủ nhiệm lại không yêu cầu
giáo viên chủ nhiệm phải ghi cụ thể nên
phần lớn các học bạ giáo viên chủ nhiệm
chỉ ghi một hai dòng chung chung: "chăm
ngoan", "học khá", "có tiến bộ" hoặc ngược
lại có giáo viên chủ nhiệm “Thật thà” học
sinh có “lỗi to” “lỗi nhỏ” nào đều ghi vào
học bạ tất cả khiến nhiều học sinh “khóc
dở, mếu dở” vì những từ: “vô kỷ luật”, “vô
lễ”, “Thiếu trung thực” rồi tỉ mỉ cả “hay
nói leo”, “hay nói chuyện trong lớp”
Đọc học bạ của học sinh chúng ta
không thể biết mức độ rèn luyện phấn đấu
về mặt hạnh kiểm của học sinh ở từng năm
học như thế nào? Đánh giá nhằm ghi nhận
một thực tế hay chủ yếu phải đạt mục tiêu
nhằm khích lệ, định hướng để học sinh có
thể hoàn thiện nhân cách?
Như vậy các văn bản mới nhất của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về xếp loại
đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học
sinh phổ thông chúng ta đều thấy cách xếp
loại đánh giá này đều không đạt các mục
tiêu yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung
ương Đảng khóa XI “Đánh giá kết quả
giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các
tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy và công
nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh
giá trong quá trình học với đánh giá cuối
kỳ, cuối năm học, đánh giá của người
dạy với tự đánh giá của người học, đánh
giá của nhà trường với đánh giá của gia
đình và của xã hội”.
Tóm lại những văn bản mới nhất của
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về
đánh giá đạo đức học sinh phổ thông đều
chưa đạt được yêu cầu mục tiêu của đánh
giá đạo đức học sinh theo khoa học giáo
dục về đánh giá.
Mục tiêu của đánh giá trong giáo dục:
+ Người học được khích lệ để hoàn
thiện năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân
cách.
+ Người dạy, nhà quản lý đánh giá
được sự thay đổi chuyển biến của người
học, tìm ra những thiếu sót không phù hợp
trong quy trình đào tạo để cải tiến.
+ Cơ sở đào tạo người sử dụng nhân
lực biết điểm mạnh, yếu để tiếp tục đào tạo
hoặc sử dụng người lao động vào những vị
trí công việc thích hợp.
2. HỌC TẬP KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
CỦA CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN
a. Trước hết chúng ta hãy xem cách
đánh giá kết quả giáo dục của học sinh
tiểu học và THCS của Canađa
20
Trực tiếp đọc bản nhận xét của giáo
viên chủ nhiệm của các học sinh Việt Nam
học ở Canada mới đây, tôi thấy sau mỗi
học kỳ (1 năm học có 3 học kỳ) cha mẹ học
sinh đều nhận được 1 bản nhận xét 2 trang
khổ A4 với 9 nội dung chủ yếu sau:
1. Kỹ năng làm việc độc lập.
2. Năng lực sáng tạo.
3. Mức độ hoàn thành các bài tập.
4. Năng lực sử dụng công nghệ thông
tin.
5. Khả năng hợp tác với những người
xung quanh.
6. Khả năng giải quyết những xung
đột của cá nhân.
7. Mức độ tham gia các hoạt động tập
thể của lớp.
8. Khả năng giải quyết vấn đề.
9. Khả năng biết đặt mục tiêu để hoàn
thiện trong tương lai.
Tất cả các mục trên, giáo viên chủ
nhiệm đều nhận xét điểm mạnh, điểm tốt
học sinh đã đạt được trong quá trình học
tập, rèn luyện ở trường, nếu học sinh có
hạn chế, có điểm yếu, các giáo viên có
nhận xét đi kèm hết sức khéo léo, tế nhị để
học sinh rút kinh nghiệm, cha mẹ phối hợp
giáo dục.
Phải chăng chúng ta có thể áp dụng
những tiêu chí này cho học sinh Việt Nam
khi đánh giá đạo đức học sinh phổ thông?
Phải chăng giáo viên chủ nhiệm có vất vả
hơn một chút nhưng chúng ta sẽ được cả
những thế hệ học sinh sớm hoàn thiện nhân
cách, phẩm chất, năng lực của mình.
b. Và mới đây nhất, Bộ Giáo dục của
Singapore đã hướng dẫn các nhà trường
Singapore chuẩn bị cho học sinh đáp ứng
yêu cầu của công dân thế kỷ 21
(sơ đồ)
Như vậy theo các nhà giáo dục
Singapore, những phẩm chất và kỹ năng
của học sinh cần hướng đến và cũng là đầu
ra để đo kết quả giáo dục công dân thế kỷ
21 của họ là:
(1) Họ xác định 5 giá trị cốt lõi mỗi
học sinh phải có (vòng tròn trong cùng)
- Tự nhận thức (bản thân).
- Tự quản lý (bản thân).
- Tự nhận thức xã hội.
- Quản lý mối quan hệ xã hội.
- Có trách nhiệm khi ra các quyết định.
(2) Kết quả mong muốn 4 năng lực của
phẩm chất của người công dân Singapore ở
thế kỷ 21 (vòng ngoài cùng).
a. Là người tự tin
- Có ý thức mạnh mẽ về đúng sai.
- Có khả năng thích ứng, linh hoạt.
- Biết mình, biết người trong đánh giá.
- Độc lập trong suy nghĩ phê phán.
- Giao tiếp hiệu quả.
b. Là người biết tự học có định
hướng
- Người tự đặt câu hỏi.
- Tự phát hiện.
- Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm cho
việc học tập của mình.
21
c. Là người có đóng góp tích cực
- Có thể làm việc hiệu quả trong nhóm.
- Sáng tạo, có nhiều sáng kiến.
- Có tính toán rủi ro.
- Có ý thức phấn đấu xuất sắc.
d. Là người công dân có trách nhiệm
- Có ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm
công dân singapore.
- Có ý thức về đổi mới singapore và
thế giới.
- Tham gia cải thiện cuộc sống của
những người xung quanh.
3 kỹ năng cần thiết thế kỷ 21 (vòng
tròn giữa)
- Kỹ năng đọc viết, nhận thức toàn cầu
và kỹ năng giao lưu văn hóa.
- Kỹ năng tư duy phê phán, sáng tạo.
- Kỹ năng thông tin và truyền thông.
Chúng tôi nêu kinh nghiệm của
Canada và Singapore để chúng ta tham
khảo và vươn tới thực hiện yêu cầu của
Nghị quyết 29 của Trung ương là "Đánh
giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước
theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và
cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và
công nhận".
3. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC
SINH PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN
ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO
DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ những thực tế trên đây, chúng tôi
kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có
hướng dẫn quy định lại việc đánh giá xếp
loại hạnh kiểm của học sinh phổ thông theo
tinh thần:
Thứ nhất: Giáo viên chủ nhiệm nên
ghi lại trung thực những mặt cố gắng cũng
như một số mặt rèn luyện chưa tốt của học
sinh theo theo một số yêu cầu nhất định.
Có thể tham khảo 5 nội dung chủ yếu sau:
1. Rèn luyện phẩm chất đạo đức:
Giáo viên chủ nhiệm ghi rõ những
phẩm chất nổi trội của học sinh như: trung
thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung,
nhân ái...hoặc cách ứng xử, giao tiếp với
bạn bè, thầy cô. Hoặc dựa vào 4 phẩm chất,
năng lực của học sinh Singapore để tham
khảo.
2. Ý thức phấn đấu rèn luyện trong
học tập:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: mức độ
chuyên cần, ý thức chủ động tự giác, biết
tự học có định hướng sáng tạo, tích cực
vượt khó trong học tập? Có hoài bão ước
mơ trong học tập ?
3. Ý thức tôn trọng nội quy kỷ luật
của nhà trường, pháp luật nhà nước
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Về mức
độ tôn trọng nội quy kỷ luật của lớp,
trường; tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử
có văn hóa nơi công cộng; tôn trọng giữ
gìn tài sản của lớp, trường, nơi công cộng...
4. Ý thức rèn luyện thân thể, bảo vệ
môi trường
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Về việc
rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi
trường...
5. Ý thức tham gia hoạt động tập
thể, xây dựng tập thể
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: Học
sinh có tích cực tham gia các hoạt động của
Đoàn, đội, của trường lớp; tinh thần đoàn
kết đấu tranh xây dựng tập thể tổ, lớp, tinh
thần hợp tác, giúp đỡ bạn bè...
Năm nội dung trên đây là 5 mục được
ghi sẵn trong học bạ để bắt buộc giáo viên
chủ nhiệm phải ghi tỉ mỉ từng học sinh đã
phấn đấu đạt được những mặt chủ yếu nào,
tốt những mặt nào còn yếu, sẽ có lời
khuyên để học sinh rút kinh nghiệm cần
rèn luyện tốt hơn hoặc có những lời khen
để khẳng định, động viên, chỉ ra những
22
hướng phấn đấu tiếp theo.
Thứ hai: Chỉ dừng lại tối thiểu 5 nội
dung trên, nhất thiết không xếp loại tổng
quát theo thang điểm: Tốt, Khá, Trung
bình, Yếu. Chỉ ghi những mặt học sinh nổi
trội được khen ngợi ở lớp hoặc trường. Còn
những học sinh nào thiếu ý thức rèn luyện,
giúp đỡ nhiều lần không chuyển biến sẽ
phải ghi "Cần phải rèn luyện về mặt đạo
đức trong hè" (Bằng một thông báo khác
của nhà trường cho gia đình và học sinh,
không ghi trong học bạ). Có lẽ đã đến lúc
chúng ta phải thay lại quyển học bạ của
học sinh hiện nay bằng một hồ sơ phát
triển cá nhân toàn diện để ghi lại sự tiến bộ
của mỗi học sinh trong việc phát triển năng
lực như học sinh Singapore.
Những học sinh nào sẽ bị lưu ban hoặc
không được thi tốt nghiệp cũng được ghi rõ
ràng lý do. Chúng tôi rất mong Bộ Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo đổi mới cách đánh
giá về rèn luyện đạo đức của học sinh thế
nào để các em được sống hồn nhiên, không
bị ràng buộc, không trở thành những người
"cơ hội", thiếu bản lĩnh, thiếu cá tính. Phải
chăng làm được điều này chúng ta sẽ góp
phần làm nên chất lượng thật trong quá
trình đào tạo nguồn nhân lực và góp phần
"chống bệnh thành tích của ngành giáo dục
đào tạo".
Thứ ba: Những nội dung giáo viên
trước khi nhận xét phải để học sinh tự nhận
xét và tự đánh giá. Những tự đánh giá của
học sinh, của cha mẹ học sinh cũng phải
được lưu học bạ, chứ không phải chỉ có
nhận xét 1 chiều của giáo viên. Đặc biệt
cuối năm phải để thời gian cho giáo viên
chủ nhiệm hoàn thành học bạ và giáo viên
chủ nhiệm phải được hưởng một mức
lương xứng đáng cho những người có khả
năng giáo dục học sinh. Giáo viên chủ
nhiệm phải là một danh hiệu được nhà
trường tín nhiệm và có mức lương bồi
dưỡng thỏa đáng. Không chỉ trừ giờ như
hiện nay.
Từ những băn khoăn của những nhà
làm công tác giáo dục, cũng như ý kiến
thực tế trăn trở của giáo viên, học sinh và
kinh nghiệm thực tế của nước ngoài, chúng
tôi muốn nêu lên vấn đề đổi mới cách đánh
giá đạo đức học sinh phổ thông hiện nay là
một vấn đề cấp bách chúng ta cần phải thay
đổi tiêu chí đánh giá và cách đánh giá đạo
đức học sinh phổ thông hiện nay mới phục
vụ kịp thời cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thời kỳ hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục Singapore
2. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đản