Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm đối với giáo viên trẻ ở trường phổ thông

Tóm tắt. Nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp giáo viên trẻ hòa nhập, thích ứng với môi trường làm việc ngay từ những năm đầu vào nghề luôn là mối quan tâm của các trường sư phạm và trường phổ thông. Hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên trẻ - lực lượng nòng cốt cho đổi mới giáo dục có ý nghĩa rất thiết thực. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ đề cập rõ đến điều này, đồng thời nêu được những thuận lợi và thách thức của giáo viên trẻ khi mới vào nghề. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp đối với giáo viên trẻ của Trường Đại học Sư phạm nhằm tăng vai trò, vị thế của trường sư phạm trong công cuộc đổi mới giáo dục.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm đối với giáo viên trẻ ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0043 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 188-197 This paper is available online at GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Thị Yến Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp giáo viên trẻ hòa nhập, thích ứng với môi trường làm việc ngay từ những năm đầu vào nghề luôn là mối quan tâm của các trường sư phạm và trường phổ thông. Hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên trẻ - lực lượng nòng cốt cho đổi mới giáo dục có ý nghĩa rất thiết thực. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ đề cập rõ đến điều này, đồng thời nêu được những thuận lợi và thách thức của giáo viên trẻ khi mới vào nghề. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp đối với giáo viên trẻ của Trường Đại học Sư phạm nhằm tăng vai trò, vị thế của trường sư phạm trong công cuộc đổi mới giáo dục. Từ khóa: Giáo viên trẻ, hỗ trợ nghề nghiệp, giải pháp, mối liên kết, cơ chế chính sách. 1. Mở đầu Giáo viên (GV) trẻ là lực lượng lao động đã được trường sư phạm (SP) cung cấp những kiến thức, kĩ năng ban đầu, cơ bản để làm nền tảng hành nghề sau khi tốt nghiệp. Với thời gian học tập 3, 4 năm trong trường SP cũng chưa đảm bảo chắc chắn rằng khi ra trường họ có thể làm nghề có chất lượng như đòi hỏi của thực tiễn là họ phải thực hiện nhiệm vụ “kép” của mình: vững vàng chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ. Vì thế, rất cần thiết phải có sự hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường SP đối với GV trẻ khi họ bắt đầu làm nghề ở trường phổ thông. Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới xung quanh, GV trẻ bắt đầu thế giới công việc ở nhà trường phổ thông là sự chuyển đổi có tính chất bước ngoặt. Liên quan đến vấn đề này, GV trẻ lúc này đang cần phải thích ứng với rất nhiều sự thay đổi: về các mối quan hệ, về vai trò từ người học lí thuyết sang người dạy có hoạt động thực hành, thực tiễn đa dạng. . . Như vậy, GV trẻ rất cần sự hỗ trợ giúp họ trưởng thành hơn trong nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông và trách nhiệm với chất lượng giáo dục HS. Để có đội ngũ GV chất lượng cao, trước tiên cần chú ý đến bồi dưỡng lực lượng GV trẻ - đây là lực lượng nòng cốt của công cuộc đổi mới giáo dục. Quá trình bồi dưỡng này đòi hỏi phải liên tục cải tiến, hoàn thiện do nhu cầu của xã hội đang diễn ra sự thay đổi lớn trên mọi phương diện. Ngoài ra, quan niệm hiện đại ngày nay cho rằng quá trình đào tạo ở trường sư phạm phải là đào tạo liên tục: từ đào tạo ban đầu, qua giai đoạn tập sự, đến đào tạo tại chức và bồi dưỡng thường Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 14/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018. Liên hệ: Trần Thị Yến, e-mail: tranthiyensp@yahoo.com.vn 188 Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm... xuyên. Quá trình này được gọi là “phát triển nghề liên tục”, trong đó có cả những yêu cầu mới như chuẩn bị và tạo điều kiện đề GV tham gia vào phát triển trường lớp và nghiên cứu khoa học. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng hỗ trợ GV trẻ trong hướng nghiên cứu thu thập được của đề tài nhiệm vụ cấp Bộ năm 2017 của Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên thuộc Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp vừa có tính vĩ mô và vi mô về hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho GV trẻ ở trường phổ thông trong giai đoạn tới đây. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến hỗ trợ nghề nghiệp giáo viên trẻ 2.1.1. Hỗ trợ nghề nghiệp giáo viên trẻ Hỗ trợ GV trẻ được hiểu là sự giúp đỡ họ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để họ bù đắp được những thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng, vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn đầu mới bước vào nghề và làm gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người GV (thông qua quá trình chỉ dẫn, hướng dẫn, tư vấn, khuyên bảo, chia sẻ kinh nghiệm. . . ). Từ đó, họ tự thay đổi và hoàn thiện mình, phát huy được tiềm năng và phát triển các kĩ năng nghề nghiệp. Việc hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ của các trường đại học sư phạm (ĐHSP) là quá trình tác động, hướng dẫn có chủ định, được xem xét với tư cách là một chương trình hoạt động (hoặc các dịch vụ) của nhà trường làm cho việc phát triển nghề nghiệp của GV trẻ được thực hiện một cách bền vững, thường xuyên, liên tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu của GV ngay trong quá trình dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Hiệu quả của việc hỗ trợ được thể hiện qua những thay đổi tích cực của bản thân GV trẻ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh phổ thông của họ [7]. 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa Hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ giúp họ nhanh chóng vượt qua rào cản tâm lý và những khó khăn ban đầu để bắt nhịp với môi trường làm việc mới - nhà trường phổ thông. Đồng thời, giúp bù đắp những thiếu hụt, non yếu về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để có sự thành thạo, tự tin trong hoạt động nghề nghiệp. Sự hỗ trợ này có tác động ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển hoạt động tự học và tự bồi dưỡng của GV trẻ. Trong quá trình hỗ trợ, cần tạo cơ hội cho GV trẻ thảo luận chuyên môn với người đi trước cũng như được tiếp xúc và làm việc với nhiều người khác - chuyên gia, giảng viên đại học. . . Từ đó mang lại những thay đổi cho cá nhân mỗi GV trẻ và cho cả hệ thống giáo dục. Các trường ĐHSP, trong quá trình tham gia hỗ trợ sẽ phát huy tính tích cực cũng như khuyến khích sự tự tin trong GV trẻ về việc phát triển nghề nghiệp của họ. Đồng thời, làm tăng thêm vai trò, chức năng và nhiệm vụ ĐHSP trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phổ thông về lâu dài; tạo gắn kết giữa trường ĐHSP - nơi đào tạo giáo viên với việc sử dụng giáo viên của trường phổ thông sẽ xóa đi quan niệm bấy lâu nay là sư phạm xa rời phổ thông [6, 7]. Hỗ trợ GV trẻ nhằm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lối sống và những tri thức, kĩ năng cần thiết về dạy học và giáo dục, giúp họ vững vàng từng bước phát triển, nâng cao năng lực nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên phổ thông. Chương trình hỗ trợ có các mục tiêu cụ thể như sau: - Đào tạo tiếp tục sau tốt nghiệp để GV trẻ hoàn thiện thêm về nghề dạy học, giúp họ vững vàng, yên tâm gắn bó lâu dài với nghề nghiệp. 189 Trần Thị Yến - Bồi dưỡng cho GV trẻ có tiềm lực và niềm tin tiếp cận, thích ứng với những thay đổi trong giáo dục phổ thông và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học bộ môn để vận dụng vào công tác dạy học và giáo dục. 2.1.3. Thuận lợi và thách thức của giáo viên trẻ khi mới ra trường Để tìm hiểu khó khăn và thách thức của GV trẻ khi mới vào nghề, chúng tôi đã điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám hiệu, Tổ trường chuyên môn, giáo viên có kinh nghiệm và GV trẻ ở một số trường phổ thông thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Điện Biên, Sơn La,Thái Bình, Ninh Bình và Hòa Bình vào tháng 10/2017, về kết quả cho thấy: * Thuận lợi Hầu hết GV trẻ có kiến thức chuyên môn vững vàng nên họ không gặp khó khăn gì liên quan đến kiến thức chuyên môn khi giảng dạy ở nhà trường phổ thông. GV trẻ còn là người có hiểu biết về vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. GV trẻ là những người không chỉ trẻ về tuổi đời mà còn trẻ về tuổi nghề. Phần lớn họ có tư cách đạo đức tốt, tác phong chững chạc, tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp cũng như với HS. Đồng thời, họ có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách nhà giáo và nâng cao năng lực chuyên môn. Ban Giám hiệu, các Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có kinh nghiệm ở trường THPT Thái Ninh - Thái Bình cho rằng: “GVT rất tự tin, giàu nhiệt huyết và cảm xúc nghề nghiệp, thích và hay thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa người học, kiến thức tốt, về chuyên môn: đủ khả năng dạy học, trẻ tuổi nên nắm bắt thông tin nhanh hơn. . . ”. * Những thách thức Dạy học và giáo dục HS như thế nào để đạt được mục tiêu và hiệu quả là một nhiệm vụ đầy khó khăn trước mắt đối với GV mới vào nghề. Vào thời điểm bắt đầu nghề dạy học, những kinh nghiệm của GV trẻ thường có được đều từ quan sát và trải nghiệm khi ở vai trò là SV trong trường sư phạm. Các kiến thức về mặt lí luận và thực tiễn được học từ trường sư phạm chưa đủ để đảm bảo chắc chắn rằng khi ra trường họ có thể bắt tay ngay vào công việc thực sự của một nhà giáo ngay sau khi tốt nghiệp. Thực tiễn cho thấy, ở thời điểm GV trẻ mới vào nghề (khoảng 3 - 5 năm), họ rất lúng túng về nghiệp vụ dạy học. Họ không chỉ yếu một số kĩ năng dạy học và giáo dục cần thiết (kĩ năng thiết kế giáo án, kĩ năng phân bố thời gian giảng dạy, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng giáo dục HS cá biệt, kĩ năng quản lí lớp học, kĩ năng phối hợp với cha mẹ HS và cộng đồng, kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm, kĩ năng lập kế hoạch giảng dạy, kĩ năng thiết lập mối quan hệ với HS). . . mà còn rất thiếu kĩ năng mềm (thiếu nhất là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiềm chế cơn nóng giận và kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực). Về chuyên môn, GV trẻ cũng chưa thực sự tự tin biết lựa chọn, sử dụng đúng và đủ liều lượng nội dung kiến thức phù hợp vào khi thiết kế bài dạy. Phỏng vấn nhóm GV trẻ trẻ trường THPT Thái Ninh - Thái Bình và trường THPT Kim Bôi - Hòa Bình cùng cho rằng: “Kiến thức chuyên môn của chúng em không khó để dạy theo chương trình và SGK hiện hành, cái khó với chúng em là đưa nội dung kiến thức bao nhiêu cho một tiết học là vừa và phù hợp với đối tượng từng lớp. Kinh nghiệm này chúng em phải quan sát, học hỏi các thầy cô đi trước rất nhiều. . . ”. Bởi thế, họ có nhu cầu cao (trên 90%) mong muốn được hỗ trợ nhằm hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân để đáp ứng với công việc và yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay. Theo kết quả điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài cho thấy: có 95,4% GV trẻ (GV tập sự) hiện công tác tại một số trường THPT thuộc 7 tỉnh thành phía bắc (Điện Biên, Sơn La, 190 Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm... Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An) có trình độ đại học trở lên có nhu cầu được bồi dưỡng, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian mới vào nghề. Về tâm lí: “Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm xúc bị “sốc” với thực tế và bị “vỡ mộng” là vấn đề mà đa số GV trẻ trải qua trong những năm đầu mới vào nghề. Đó là “sự sụp đổ” của những lí tưởng giáo điều được tạo nên từ các chương trình đào tạo GV khi đối diện với sự lộn xộn của thực tế lớp học. . . ” [1]. Đồng thời, qua thảo luận, trao đổi trực tiếp ở trường phổ thông, chúng tôi biết được nhiều GV mới ra trường lại có tâm lí né tránh hoặc sợ bị phân công làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc công tác đoàn thể của trường do phải đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ, khó xử lí trong giáo dục HS xảy ra. Hiện nay, giáo viên trong các nhà trường phổ thông phần lớn vẫn có thói quen dạy học theo phương pháp truyền thống, nghĩa là chủ yếu dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều cho HS dẫn đến hoạt động của HS là ghi nhớ kiến thức rời rạc, có sẵn, không được vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống - GV trẻ không nằm ngoài cách dạy trên vì nếu vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng nâng cao năng lực thì GV trẻ sẽ rất khó khăn trong kiểm soát thời gian và kiến thức cần dạy trong một tiết học. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông mới còn đòi hỏi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, phân hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực HS. Một đòi hỏi nữa là chương trình GD phổ thông mới yêu cầu tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS. Vì thế, GV trẻ bên cạnh việc phải có năng lực sáng tạo còn phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn và đánh giá các hoạt động này và xem đây như là những cơ hội để thực hiện phát triển năng lực, hình thành kĩ năng mềm cho HS thông qua nhiều hoạt động đa dạng. Những điều này cũng đã được khẳng định trong đánh giá nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Dung. Qua số liệu điều tra của GV trẻ, cán bộ quản lí và GV hướng dẫn về những khó khăn mà GV trẻ gặp phải khi giảng dạy cũng như những điểm yếu nhất thì gần như 100% GV trẻ, và cán bộ quản lí đều cho rằng họ không gặp khó khăn gì liên quan đến kiến thức chuyên môn. Những khó khăn hoặc điểm yếu mà họ nêu ra chỉ liên quan đến các vấn đề về phương pháp giảng dạy - giáo dục, xử lí các tình huống, không hiểu đặc điểm tâm lí HS, khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp... tức là các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ sư phạm. Đây là điểm mạnh nổi trội nhất được tất cả các GV trẻ, SV năm cuối cũng như Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn nhận xét. Họ đều khẳng định sự vững vàng về kiến thức chuyên môn của GV trẻ và SV năm cuối: các em nắm chắc và sâu lĩnh vực bộ môn mà mình phụ trách dạy [4]. Như vậy, GV trẻ rất cần được giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ từ các tổ chức, đồng nghiệp, nhất là từ phía trường ĐHSP - nơi trực tiếp đào tạo họ. 2.2. Một số giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm đối với giáo viên trẻ Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp vừa có tính vĩ mô và vi mô về hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường ĐHSP cho GV trẻ ở trường phổ thông. Do đào tạo, bồi dưỡng GV liên quan đến cả hệ thống giáo dục quốc dân. Riêng các trường sư phạm, nơi đào tạo đội ngũ nhà giáo, nhằm mục tiêu phục vụ sự đổi mới ở trường phổ thông thì sự liên kết trường sư phạm với trường phổ thông mang ý nghĩa vô cùng quan trọng - trong các giải pháp, chúng tôi 191 Trần Thị Yến sẽ tập trung đi sâu trình bày giải pháp liên kết trường sư phạm với trường phổ thông. Bởi nó góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo, giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. 2.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách và tạo lập mối liên kết giữa các trường ĐHSP với các trường phổ thông trong việc hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp đối với giáo viên trẻ Nhiệm vụ hỗ trợ GV trẻ trong xu thế ngày nay đỏi hỏi sự vào cuộc theo tinh thần hợp tác, chủ động và sáng tạo của bộ ba cơ quan quản lí, Bộ Giáo dục & Đào tạo - trường ĐHSP - nhà trường phổ thông. Nhưng hiện nay Giáo dục của chúng ta vẫn thiếu sự gắn kết bên trong giữa trường phổ thông với trường ĐHSP, vẫn đang là rào cản cho sự nhất quán trong hỗ trợ GV trẻ. Do vậy, việc cần có cơ chế, chính sách và tạo lập mối liên kết hoạt động hỗ trợ GV trẻ của trường ĐHSP sau đào tạo là việc làm cấp bách trước mắt của toàn ngành giáo dục. * Bộ Giáo dục & Đào tạo Để tạo cơ chế thuận lợi cho việc hỗ trợ GV trẻ nâng cao năng lực nghề nghiệp và sớm thích ứng với môi trường làm việc ở trường phổ thông. Cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục & Đào tạo cần: - Phân cấp quản lí và trao quyền tự chủ: Bộ giao nhiệm vụ cho các trường ĐHSP hỗ trợ GV trẻ sau khi ra trường và xem đây là một quá trình “phát triển nghề liên tục” trong đào tạo GV của các trường ĐHSP. - Ban hành các văn bản pháp lí quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trường ĐHSP trong việc hỗ trợ GV trẻ. - Cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả cho các hoạt động hỗ trợ cho GV trẻ ở trường phổ thông. - Xây dựng và ban hành các văn bản quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách hỗ trợ GV trẻ ở trường phổ thông cho các trường ĐHSP. - Tạo cơ chế chính sách, chế tài tạo sự liên kết trong hỗ trợ GV trẻ về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học giữa các trường ĐHSP với các trường THPT. Theo đó: Cần có cơ chế phối kết hợp giữa giảng viên ĐHSP với GV trẻ trong việc hỗ trợ họ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học của bản thân khi mới vào nghề. Hay, cần có cơ chế phối kết hợp giữa giảng viên đại học với giáo viên có kinh nghiệm (người tư vấn) ở trường phổ thông làm nhiệm vụ hỗ trợ GV trẻ trong việc hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp cho GV trẻ. Trong cơ chế phối kết hợp giữa trường ĐHSP với trường phổ thông cũng cần quy định rõ trường ĐHSP làm gì và trường phổ thông làm gì giúp cho các cơ quan này hoạt động một cách hiệu quả. * Trường đại học sư phạm Trường ĐHSP là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho trường phổ thông, là nơi “tạo ra sản phẩm” - là những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất nghề nghiệp và những kĩ năng sư phạm cần thiết [3]. Vì thế, để đáp ứng đổi mới giáo dục cũng như làm tăng vai trò, vị thế của trường ĐHSP trong công cuộc đổi mới giáo dục. Các trường sư phạm cần khắc phục ngay các bất cập, đặc biệt là gắn mục tiêu, yêu cầu giáo dục phổ thông mới vào việc đào tạo. Đồng thời, cần tính toán điều chỉnh cơ chế phối hợp với trường phổ thông nhằm hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ mới vào nghề. Đây vừa là trọng trách và cũng là một cơ hội để các trường ĐHSP khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong đào tạo, bồi dưỡng theo tính chất chuỗi liên thông, khép kín. 192 Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm... Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm và trường cán bộ quản lí giáo dục trong cả nước (ngày 27/12/2017) vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị: “Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, các trường sư phạm nhanh chóng xây dựng danh mục giảng viên sư phạm chủ chốt ở tất cả các môn học, đội ngũ này cần tham gia tích cực để góp ý cho các môn học theo hướng kiến thức phải sát với thực tiễn và kế thừa hiện hành. Đồng thời, tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới” [5]. Từ những điều vừa nêu, chúng tôi đề xuất trường ĐHSP cần phải tiến hành một số công việc sau: - Xây dựng quy chế và các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên trong việc hỗ trợ GV phổ thông. Cụ thể là, quy định nhiệm vụ của giảng viên phải có thêm chức năng hỗ trợ SV sau tốt nghiệp (GV trẻ), khi thực hiện nhiệm vụ này có kiểm tra đánh giá chất lượng của hoạt động. - Có hợp đồng trách nhiệm giữa trường ĐHSP với cơ quan quản lí (Sở GD&ĐT), với cơ sở giáo dục phổ thông (trường phổ thông) trong hoạt động hỗ trợ GV trẻ. - Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ 2 chiều giữa giảng viên các trường ĐHSP với GV trẻ ở các trường phổ thông. - Có chương trình, tài liệu hỗ trợ GV trẻ. - Có đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, giàu kinh nghiệm và rất am hiểu thực tiễn phổ thông. - Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ bằng công nghệ thông tin: trang Web, trang bị thiết bị công nghệ. . . để kết nối với GV trẻ các trường phổ thông. - Liên kết với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ GV trẻ. Khảo sát đề tài còn cho thấy: “Một số GV trẻ giữ được quan hệ tốt với giảng viên ở trường phạm, với bạn bè cùng học thời SV thì vượt qua những khó khăn dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của mạng lưới này khi cần thiết”. Vì thế, thiết lập mối quan hệ và tận dụng được mạng lưới này rất cần thiết cho GV trẻ mới vào nghề và cần chuẩn bị từ lúc họ còn là SV sư phạm. Bên cạnh đó, những kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp, tra cứu tài liệu. . . cũng cần chú ý bồi dưỡng và tích luỹ ngay từ khi còn học trong các trường sư phạm. Khuyến nghị: Các trường ĐHSP, cần “xây dựng mỗi nhà trường thành một cộng đồng phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục trong đó cần thiết phải có giải pháp xây dựng giáo vên chủ chốt” [2]. *Trường phổ thông Trường phổ thông là cơ sở sử dụng “sản phẩm” của trường ĐHSP, đồng thời là nơi GV trẻ làm việc và cống hiến. Vì thế, ngay từ khi tiếp nhận GV trẻ, các nhà trường phổ thông cần: - Có cơ chế, quy định phù hợp cho GV trẻ được tham gia các chương trình hỗ trợ từ trường ĐHSP. - Tạo ra môi trường học tập, môi trường phát triển nghề để giảng viên và GV trẻ hợp tác, chia sẻ một cách hiệu quả. - Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên có kinh nghiệm (bồi dưỡng GV trẻ) ở trường phổ thông với trường ĐHSP giúp hai bên trao đổi, học hỏi lẫn nhau để cùng thực hiện nhiệm
Tài liệu liên quan