Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại trường Đại học Tây Bắc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học công lập của tỉnh Sơn La

ABSTRACT In recent years, in the context of educational innovation, the task of improving the quality of preschool and primary school teacher training in the Primary - Preschool Faculty, Tay Bac University has been increasingly concerned. Many solutions to improve training quality are given. However, these solutions are mainly viewed from the perspective of students' professional competencies that meet the learning outcomes. To achieve optimal effectiveness in teacher training, it is necessary to strengthen solutions to improve the training quality from the perspective of recruitment of preschool and primary teachers. The research results show a correlation between the evaluation and forecast of the recruitment of preschool teachers, public primary teachers and the improvement of the quality of preschool and primary school teacher training. This is a correlation that needs attention to contribute to improving the quality of teacher training.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại trường Đại học Tây Bắc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học công lập của tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 11-15 ISSN: 2354-0753 11 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC CÔNG LẬP CỦA TỈNH SƠN LA Điêu Thị Tú Uyên1,+, Nguyễn Thanh Tịnh2 1Trường Đại học Tây Bắc; 2Sở Nội vụ tỉnh Sơn La + Tác giả liên hệ ● Email: tuuyentbu@gmail.com Article History Received: 09/3/2020 Accepted: 20/3/2020 Published: 30/4/2020 Keywords improving, quality, teacher training, teacher recruitment, public, early childhood teacher, Son La province. ABSTRACT In recent years, in the context of educational innovation, the task of improving the quality of preschool and primary school teacher training in the Primary - Preschool Faculty, Tay Bac University has been increasingly concerned. Many solutions to improve training quality are given. However, these solutions are mainly viewed from the perspective of students' professional competencies that meet the learning outcomes. To achieve optimal effectiveness in teacher training, it is necessary to strengthen solutions to improve the training quality from the perspective of recruitment of preschool and primary teachers. The research results show a correlation between the evaluation and forecast of the recruitment of preschool teachers, public primary teachers and the improvement of the quality of preschool and primary school teacher training. This is a correlation that needs attention to contribute to improving the quality of teacher training. 1. Mở đầu Chất lượng đào tạo là mục tiêu quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác đào tạo giáo viên (GV) nói chung, đào tạo GV mầm non, tiểu học nói riêng. Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, người GV không chỉ cần bảo đảm chuẩn chức danh nghề nghiệp mà còn phải có trình độ chuyên môn tốt và năng lực nghề nghiệp vững vàng. Yêu cầu này đặt ra cho cơ sở đào tạo GV nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao và bảo đảm chất lượng đào tạo GV. Ở Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng đào tạo GV mầm non, tiểu học đã được quan tâm. Nhiều giải pháp quan trọng được thực hiện như cập nhật chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường hỗ trợ học tập cho sinh viên (SV), đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá Nhưng để công tác đào tạo GV mang tính hệ thống, đồng bộ, đạt hiệu quả tối ưu, bên cạnh việc bảo đảm chất lượng học tập, nghiệp vụ sư phạm của SV, cần quan tâm đến chuẩn đầu ra dưới sự tác động của nhu cầu nhân lực từ thị trường lao động. Công tác tuyển dụng GV mầm non, tiểu học là một “kênh” tham khảo có giá trị trong việc đánh giá và tìm kiếm giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo GV. Thực tiễn đặt ra từ công tác tuyển dụng cũng như những dự báo nguồn nhân lực GV sẽ giúp các nhà quản lí giáo dục tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, đào tạo được đội ngũ GV làm nòng cốt trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học công lập của tỉnh Sơn La năm 2019 2.1.1. Thuận lợi Công tác tuyển dụng GV mầm non, tiểu học công lập ở tỉnh Sơn La năm 2019 diễn ra trong bối cảnh nhu cầu về nguồn nhân lực GV tăng do tăng tỉ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (ở cấp tiểu học). Trong năm 2019, tỉnh Sơn La đã tuyển được 443 GV mầm non, 452 GV tiểu học vào các trường công lập (Sở Nội vụ tỉnh Sơn La, 2019). Cơ quan tuyển dụng xây dựng kế hoạch tuyển GV phù hợp với nhu cầu thực tế. Nguồn ứng viên là SV tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo GV dồi dào. Các ứng viên tham gia dự thi về cơ bản bảo đảm các tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định. Các địa phương làm tốt công tác thông báo tuyển dụng, tổ chức thi tuyển và xét tuyển. 2.1.2. Khó khăn Tuy nguồn ứng viên dồi dào nhưng cơ quan tuyển dụng không tuyển đủ chỉ tiêu. Nguyên nhân thứ nhất là do một bộ phận ứng viên không đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ. Nguyên nhân thứ hai, chủ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 11-15 ISSN: 2354-0753 12 yếu là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận ứng viên chưa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể trong thi tuyển, xét tuyển. Vẫn có sự “vênh nhau” giữa tiêu chuẩn trên hồ sơ dự tuyển và năng lực thực tế của ứng viên. Năm 2019, toàn tỉnh chỉ tuyển được 895 chỉ tiêu so với 1191 chỉ tiêu cần tuyển theo kế hoạch (đạt 75%). Có một số địa phương, số lượng GV tuyển được thấp so với yêu cầu đạt ra (huyện Mường La, Sông Mã, Vân Hồ, Thuận Châu). Đây là một khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sắp xếp, bố trí đủ nguồn nhân lực GV cho các trường trên địa bàn tỉnh. 2.2. Dự báo nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học của tỉnh Sơn La năm 2020 2.2.1. Dự báo về số lượng giáo viên cần tuyển Trong năm 2020, ở tỉnh Sơn La, nhu cầu nguồn nhân lực GV mầm non, tiểu học trong hệ thống các trường công lập tiếp tục tăng. Năm 2020, tỉnh Sơn La đề ra chỉ tiêu sẽ tuyển 376 GV mầm non, 233 GV tiểu học (Sở Nội vụ tỉnh Sơn La, 2019). Bảng. Dự kiến số lượng GV mầm non và tiểu học cần tuyển năm 2020 STT Đơn vị cần tuyển dụng GV mầm non, tiểu học Số lượng GV mầm non Số lượng GV tiểu học 1 Huyện Thuận Châu 65 13 2 Huyện Mai Sơn 38 57 3 Huyện Yên Châu 23 09 4 Huyện Mộc Châu 23 12 5 Huyện Sông Mã 58 20 6 Huyện Sốp Cộp 04 03 7 Huyện Quỳnh Nhai 34 13 8 Huyện Bắc Yên 20 24 9 Huyện Phù Yên 23 18 10 Huyện Vân Hồ 26 23 11 Huyện Mường La 62 41 Tổng số 376 233 2.2.2. Yêu cầu về chất lượng giáo viên tham gia dự tuyển viên chức - SV tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non, tiểu học phải bảo đảm chuẩn đầu ra, bảo đảm các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của GV mầm non, tiểu học. - SV tốt nghiệp cần có hiểu biết vững về các chính sách, quy định tuyển dụng và những thay đổi trong quy định tuyển dụng; có kiến thức vững về quản lí hành chính nhà nước. - SV tốt nghiệp cần có kĩ năng tham gia thi tuyển dụng. - SV tốt nghiệp cần chủ động, sáng tạo trong việc thể hiện ý tưởng đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường (Bộ GD-ĐT, 2015a, 2015b). 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học đáp ứng yêu cầu tuyển dụng Nhìn từ góc độ nhu cầu tuyển GV mầm non, tiểu học công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020 và những năm tiếp theo cũng như những khó khăn trong công tác tuyển dụng, có thể thấy vấn đề cốt lõi là phải nâng cao chất lượng đào tạo GV ngay từ trong các cơ sở đào tạo. Chỉ khi cơ sở đào tạo có chất lượng đào tạo tốt, SV tốt nghiệp mới được tăng cơ hội việc làm và phát triển năng lực nghề nghiệp. Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc có nhiệm vụ đào tạo GV hai ngành: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học từ trình độ cao đẳng trở lên. Khoa chủ yếu đào tạo SV khu vực Tây Bắc (Sơn La chiếm khoảng 90 %) và lưu học sinh các tỉnh phía Bắc của Lào. Năm học 2019-2020, Khoa đào tạo 984 SV hệ chính quy. Trong số SV cuối khoá của khoa, hằng năm có khoảng 25-30% SV tốt nghiệp sớm (học vượt tiến độ). Năm học 2019 - 2020, khoa có 62/280 SV khoá cuối tốt nghiệp sớm 1 học kì (tốt nghiệp tháng 2/2020), chiếm 22,1%. Chất lượng đào tạo của khoa những năm gần đây đã và đang được nâng cao. Khoa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học, rèn nghề của SV. Các hoạt động hỗ trợ học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sớm cho SV cũng được đẩy mạnh. SV được tăng cường cơ hội tham gia, trải nghiệm các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, tiểu học để bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp. SV đạt học lực khá, giỏi chiếm 70%. SV đạt kết quả thực hành nghề đợt 1 (năm học 2019-2020) loại khá, giỏi chiếm 85%. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo GV mầm non, tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, bảo đảm chuẩn đầu ra và cơ hội việc làm tốt nhất cho SV của Khoa Tiểu học - Mầm non trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa cấp thiết. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 11-15 ISSN: 2354-0753 13 Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyển dụng và nhu cầu tuyển dụng GV công lập tỉnh Sơn La, Khoa Tiểu học - Mầm non cần quan tâm thực hiện các giải pháp cơ bản sau: - Tham vấn với Nhà trường điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh phù hợp: Theo Điều 72 của Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo quy định: “có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với GV mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV trở lên đối với GV tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông” (Quốc hội, 2019); theo Thông tư số 09/2020 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non thì năm 2020 chính thức dừng tuyển sinh trung cấp sư phạm, chỉ tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non và đại học các ngành khác (Bộ GD-ĐT, 2020). Thực hiện quy định của Luật Giáo dục, từ năm 2020, tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch tuyển GV bảo đảm trình độ đạt chuẩn. Vì vậy, Khoa cần tham vấn với Nhà trường kịp thời điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh, không tuyển và đào tạo GV tiểu học không đạt chuẩn về trình độ; đồng thời, cần có kế hoạch tuyển sinh liên thông chính quy từ cao đẳng lên đại học đối với ngành giáo dục tiểu học để bảo đảm quyền lợi được đào tạo đạt chuẩn cho SV khối cao đẳng giáo dục tiểu học đang học tập tại khoa hiện nay. Trong những năm gần đây, nguồn tuyển sinh của Khoa sụt giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do cạnh tranh trong đào tạo GV mầm non, tiểu học giữa các cơ sở đào tạo; do học sinh có xu hướng thi vào các trường dạy nghề hoặc đi làm ngay cho các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp phổ thông. Năm học 2019-2020, Khoa tuyển được 88/135 chỉ tiêu đối với ngành đại học giáo dục tiểu học (65,19%); 84/90 chỉ tiêu đối với ngành đại học giáo dục mầm non (93,33%), 41/45 chỉ tiêu đối với ngành cao đẳng giáo dục tiểu học (91,11%), 34/45 chỉ tiêu đối với ngành cao đẳng giáo dục mầm non (Trường Đại học Tây Bắc, 2019). SV tốt nghiệp ngành giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học vẫn có nhiều cơ hội việc làm, nên việc sụt giảm nguồn tuyển sinh cũng là một vấn đề mà lãnh đạo Khoa và Nhà trường cần quan tâm, có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong công tác quảng bá tuyển sinh. Khác với những năm trước đây, hiện nay, nguồn tuyển sinh của Khoa và Nhà trường tập trung chủ yếu ở địa bàn tỉnh Sơn La. Năm 2019, số SV K60 của Trường tuyển được trên địa bàn tỉnh Sơn La chiếm 70,78%. Trên cơ sở nắm bắt xu hướng dịch chuyển nguồn tuyển sinh và những dự báo về nhu cầu tuyển GV mầm non, tiểu học của địa phương, Khoa cũng cần xây dựng các phương thức quảng bá tuyển sinh phù hợp nhằm thu hút người học. - Rà soát, đánh giá, chỉnh sửa, xây dựng chương trình đào tạo GV, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được những thay đổi trong chính sách tuyển dụng GV; những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông; đáp ứng được nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực GV chất lượng cao: Năm 2018, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Chương trình được thực hiện theo định hướng đổi mới giáo dục, chuyển từ chú trọng dạy kiến thức sang chú trọng dạy kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực cho người học (Bộ GD-ĐT, 2018a); Quyết định số 1677/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” (Bộ GD-ĐT, 2018b). Trong bối cảnh giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đang thực hiện đổi mới chương trình, Khoa Tiểu học - Mầm non cũng đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo GV mầm non, tiểu học đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Năm học 2019-2020, Khoa đã tiến hành rà soát, tự đánh giá chương trình đào tạo giai đoạn 2016-2020. Bước tiếp theo, lãnh đạo Khoa cần chỉ đạo đẩy mạnh việc điều chỉnh, xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Theo đó, chuẩn đầu ra phải sát với yêu cầu chuẩn chức danh nghề nghiệp của GV mầm non, tiểu học; bổ sung thêm những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới như năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; năng lực kiến tạo môi trường học tập hợp tác, thân thiện, bình đẳng, dân chủ; năng lực dạy học phân hoá; năng lực đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục (Phạm Hồng Quang và cộng sự, 2019; Đoàn Thị Minh Trinh và Nguyễn Hội Nghĩa, 2014). Chương trình đào tạo cũng cần được điều chỉnh, xây dựng theo hướng phù hợp với những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, giảm tải kiến thức lí thuyết hàn lâm, tăng cường rèn luyện phương pháp, nghiệp vụ sư phạm, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cho SV. Chỉ khi công tác rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho SV được chú trọng mới có thể thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo với thực tế, giữa năng lực đầu ra của SV với chuẩn nghề nghiệp của GV (Bộ GD-ĐT, 2016). Ở góc độ công tác tuyển dụng GV, việc rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV cũng có ý nghĩa quan trọng (Bùi Văn Quân, 2016). Cấu trúc của đề thi tuyển dụng GV ở Sơn La những năm gần đây, nhất là năm 2019 đã có sự thay đổi. Nội dung lí thuyết giảm xuống chỉ còn 40%, 60% nội dung đề thi yêu cầu ứng viên thể hiện trực tiếp năng lực nghề nghiệp. Đây là phần nội dung để các nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn những GV có đủ năng lực nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nếu được rèn luyện năng lực nghề nghiệp vững vàng, SV có nhiều cơ hội hơn trong quá trình dự tuyển GV. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 11-15 ISSN: 2354-0753 14 Bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh, xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, lãnh đạo Khoa cũng cần chú trọng hơn đến công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV. Với mô hình đào tạo gắn kết với thực tiễn, ngoài kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của Nhà trường, Khoa chủ động tăng cường mối quan hệ với các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh để thực hiện các hoạt động kết nối cho SV trải nghiệm các hoạt động giáo dục tại các trường, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sư phạm. Được trải nghiệm môi trường sư phạm sớm, SV sẽ chủ động, tự tin, đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ khi tham gia thi tuyển dụng và khi trở thành GV. Kết hợp với nhiệm vụ rèn nghề tại trường phổ thông cho SV, Khoa cũng phải xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học, nhất là đối với các môn giáo học pháp. Chủ động, tăng cường cử giảng viên các môn phương pháp đi tập huấn, hội thảo, cập nhật thay đổi của chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để thay đổi quan niệm, tư duy dạy học, trang bị cho SV kĩ thuật dạy học tích cực, kĩ năng sư phạm năng động, linh hoạt, sáng tạo. Mặt khác, cần quan tâm đẩy mạnh và đổi mới công tác nghiên cứu khoa học của SV, coi nghiên cứu khoa học là một nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Đa số SV của Khoa Tiểu học - Mầm non tham gia nghiên cứu khoa học đều theo định hướng nghiên cứu ứng dụng. Trong các đề tài khoa học của SV nhiều năm qua, các giải pháp ứng dụng dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học các môn, các lĩnh vực, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh đã được nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm, thể hiện tính khả thi nếu được ứng dụng vào thực tiễn. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Khoa cần đặt ra nhiệm vụ cho giảng viên tích cực hơn trong công tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học; phát huy trí tuệ của các giảng viên dày dặn kinh nghiệm nghiên cứu khoa học để định hướng nghiên cứu mũi nhọn cho SV. Đó là tập trung vào đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình dạy học mới, phân hoá, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh gắn với thực tiễn giáo dục tại các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng cao biên giới. Những kết quả nghiên cứu theo định hướng ứng dụng này vừa góp phần cung cấp tư liệu để phát triển giáo dục miền núi vừa là kinh nghiệm SV đúc kết, phục vụ cho quá trình công tác sau này. - Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV: Trước đây, công tác kiểm tra, đánh giá chủ yếu nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của SV. SV đáp ứng được các yêu cầu của bài kiểm tra, bài thi, các kỳ thực hành nghiệp vụ sư phạm trong suốt quá trình học là bảo đảm chất lượng đào tạo. Những năm gần đây, khi yêu cầu chuẩn đầu ra được xây dựng một cách chặt chẽ, hệ thống thì công tác đánh giá kết quả học tập của SV cũng thay đổi nhằm bảo đảm phù hợp với mức độ của chuẩn đầu ra. Tiêu chí, hình thức, phương pháp, quy mô của kiểm tra, đánh giá đã hướng đến việc đánh giá được năng lực của SV, tạo cơ hội để SV phát huy năng lực, sở trường cá nhân trong học tập, thực hành nghề nghiệp. Trong bối cảnh Nhà trường đang đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục như hiện nay, đổi mới kiểm tra, đánh giá SV để nâng cao chất lượng đào tạo càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, chính thực tiễn chất lượng công tác tuyển dụng GV mầm non, tiểu học tại địa phương cũng đặt ra vấn đề cần phải tích cực đổi mới hơn nữa phương pháp kiểm tra, đánh giá SV. Để khi tốt nghiệp, tham gia tuyển dụng, SV phải chủ động, tự tin, thể hiện tốt các năng lực nghề nghiệp đã được trang bị từ trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu lựa chọn những GV tốt nhất cho ngành giáo dục. Muốn vậy, lãnh đạo khoa cần chỉ đạo giảng viên thống nhất quan điểm: SV là người tham gia chủ động vào quy trình kiểm tra, đánh giá. Trong quy trình đó, giảng viên phải đa dạng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá, theo hướng mở sao cho đánh giá đúng được năng lực, sở trường của SV, để SV được chủ động thể hiện kiến thức, kĩ năng, năng lực sáng tạo của bản thân. Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, đánh giá, cần khuyến khích đối với những SV có khả năng tạo ra các “sản phẩm học tập” đáp ứng được yêu cầu dạy học sau này như thiết kế đồ dùng dạy học, thiết kế mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá còn phải đạt được mục tiêu hỗ trợ SV học tập. Kết quả của việc kiểm tra, đánh giá theo năng lực là căn cứ để giảng viên phân hoá được SV, từ đó có giải pháp hỗ trợ học tập kịp thời, hiệu quả đối với SV chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng. - Quản lí chặt chẽ tiến độ học tập của SV và nắm bắt kế hoạch tuyển dụng GV thường quy nhằm tăng cường tư vấn học tập và tư vấn đăng kí tuyển dụng cho SV: Theo Quy chế đào tạo hệ cao đẳng, đại học theo hệ thống tín chỉ của Bộ GD-ĐT hiện nay, SV có thể đăng kí học vượt tiến độ và tốt nghiệp sớm từ 6 tháng trở lên. Đồng thời, từ năm học 2019-2020, chương trình đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Tây Bắc đã áp dụng khung 135 tín chỉ. SV được đào tạo theo khung chương trình này rút ngắn thời gian đào tạo đại học chỉ khoảng 3,5 năm. Như vậy, việc quản lí chặt chẽ tiến độ học tập của SV giúp Khoa và Nhà trường tư vấn kịp thời cho SV chủ động chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia tuyển dụng GV khi tốt nghiệp, như: điều kiện về trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn; về chuẩn chức danh nghề nghiệp GV mầm non, GV tiểu học; kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục; kĩ năng lựa chọn môi trường công tác, vị trí việc làm phù hợp với năng lực; kĩ năng tham gia phỏng vấn dự tuyển GV. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 11-15 ISSN: 2354-0753 15 Mặt khác, việc theo dõi và quản lí chặt chẽ tiến độ học tập của SV còn giúp Khoa nắm bắt được chất lượng học tập của SV. Đối với những SV học lực yếu, bị cảnh báo học tập, Khoa phải kịp thời xây dựng kế hoạch hỗ trợ học tập, hỗ trợ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, bảo đảm cho SV có trình độ đạt chuẩn khi tốt nghiệp để tham gia tuyển dụng. - Tăng cường mối q
Tài liệu liên quan