Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý cho học sinh khiếm thính ở cấp trung học cơ sở

1. Đặt vấn đề Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trẻ khuyết tật luôn chiếm một tỉ lệ nhất định trong thành phần dân cư của mọi chế độ xã hội. Trong thời đại ngày nay, có thể nói, mức độ đảm bảo cho người khuyết tật và trẻ em khuyết tật hòa nhập vào đời sống xã hội được xem là thước đo của sự phát triển, sự tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, giáo dục cho trẻ khuyết tật là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Những năm gần đây, giáo dục học sinh khiếm thính (HSKT) cấp trung học cơ sở (THCS) đã được triển khai. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có chương trình, sách giáo khoa (SGK) dành riêng cho trẻ bị khiếm thính. Hầu hết giáo viên đều căn cứ trên chương trình đại trà phải thiết kế lại chương trình, bài học cho phù hợp. Để giúp cho học sinh khiếm thính khi trưởng thành có thể trở thành người lao động tốt, hoà nhập vào xã hội hiện đại, việc giáo dục cho các em học vấn THCS là rất cần thiết. Vì vậy nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cho học sinh khiếm thính đang là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý cho học sinh khiếm thính ở cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 79-85 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Viết Thịnh, Bùi Thị Lâm và Kiều Văn Hoan Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: kieuvanhoan@hnue.edu.vn 1. Đặt vấn đề Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trẻ khuyết tật luôn chiếm một tỉ lệ nhất định trong thành phần dân cư của mọi chế độ xã hội. Trong thời đại ngày nay, có thể nói, mức độ đảm bảo cho người khuyết tật và trẻ em khuyết tật hòa nhập vào đời sống xã hội được xem là thước đo của sự phát triển, sự tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, giáo dục cho trẻ khuyết tật là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Những năm gần đây, giáo dục học sinh khiếm thính (HSKT) cấp trung học cơ sở (THCS) đã được triển khai. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có chương trình, sách giáo khoa (SGK) dành riêng cho trẻ bị khiếm thính. Hầu hết giáo viên đều căn cứ trên chương trình đại trà phải thiết kế lại chương trình, bài học cho phù hợp. Để giúp cho học sinh khiếm thính khi trưởng thành có thể trở thành người lao động tốt, hoà nhập vào xã hội hiện đại, việc giáo dục cho các em học vấn THCS là rất cần thiết. Vì vậy nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cho học sinh khiếm thính đang là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học địa lý cho học sinh khiếm thính 2.1.1. Điều chỉnh trong quá trình dạy học cho học sinh khiếm thính Học sinh khiếm thính có những đặc điểm riêng về nhận thức, cách học, cách tiếp nhận thông tin và kinh nghiệm sống, do đó đòi hỏi giáo viên khi dạy học địa lý cho HSKT cần thực hiện những phương pháp chuyên biệt để phát huy khả năng và đáp ứng nhu cầu của các em. Do đặc điểm môn học, đặc điểm thiết kế chương 79 Nguyễn Viết Thịnh, Bùi Thị Lâm và Kiều Văn Hoan trình, SGK và các học liệu hỗ trợ, môn địa lý là một trong các môn khoa học phù hợp với cách học tập thông qua thị giác và các hoạt động thực hành, hai yếu tố của việc giảng dạy này phù hợp với các khả năng học tập của nhiều HSKT. Điều chỉnh mục tiêu dạy học các bài học địa lý Khi xác định các mục tiêu dạy học, cần quan tâm đến trình độ học tập khác nhau của học sinh. Trong rất nhiều các thí nghiệm, hoạt động thực hành, hoạt động khám phá thực tiễn các kiến thức địa lý bậc học THCS cho phép nhiều học sinh thuộc các trình độ thực hiện và đạt được các mức độ khác nhau về mục tiêu dạy học. Điều cốt lõi là giáo viên đặt ra các mục tiêu dạy học khác nhau phù hợp với trình độ học tập của học sinh. Học sinh khiếm thính có năng lực khác so với trẻ bình thường và bản thân mỗi HSKT lại có những năng lực và nhu cầu khác nhau. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên cần phải thay đổi nội dung và yêu cầu của từng bài sao cho phù hợp với mọi đối tượng. Cụ thể là: - Điều chỉnh về mức độ yêu cầu của kiến thức; - Điều chỉnh về thời lượng cho từng nội dung; - Điều chỉnh về mức độ vận dụng kiến thức. Điều chỉnh nội dung Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được chương trình và sách giáo khoa địa lý cho trẻ khiếm thính. Vì vậy, các giáo viên địa lý đều dựa vào sách giáo khoa và chương trình THCS thường để dạy cho HSKT nhưng có sự điều chỉnh về nội dung nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển tối đa những khả năng trên cơ sở những kinh nghiệm vốn có của mình. Đối với nội dung dạy học địa lý THCS cần thực hiện các điều chỉnh sau: - Xác định nội dung trọng tâm của chương trình địa lý trên cơ sở phân tích mối quan hệ hệ thống giữa các đơn vị kiến thức, các khái niệm, thuật ngữ, từ đó lựa chọn cách thức rút gọn nội dung dạy học địa lý và định hướng các hoạt động dạy học nhằm giúp HSKT học được các nội dung trọng tâm này. - Xác định hệ thống các khái niệm địa lý cần giải thích cho HSKT giúp các em lĩnh hội được các nội dung học tập của chương trình để tránh những bất cập giữa kiến thức, kỹ năng hiện có của HSKT với nội dung của môn học Địa lý. Chẳng hạn, với bài học Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất trong SGK Địa lý lớp 6 có một số khái niệm và thuật ngữ mà học sinh bình thường có thể hiểu được từ trước và không cần giải thích, song đối với HSKT lại phải giải thích để trẻ hiểu được rõ ràng như: trái đất, hệ mặt trời, hành tinh. . . - Quan điểm về mức độ khó tăng dần, về hình thành hệ thống kiến thức địa lí không phải chỉ ở một lớp, mà phải ở cả cấp học. Ví dụ, có những khái niệm địa lí đại cương (lớp 6), phải được củng cố khi học xong ở lớp 7, lớp 8 thậm chí cả lớp 9. Như vậy, kiến thức lớp 6 sẽ là nền tảng để học tốt lớp 7, lớp 8. Ngược lại kiến thức lớp 7, lớp 8 củng cố kiến thức lớp 6. Điều này là quan trọng để đánh giá thực 80 Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý cho học sinh khiếm thính... tế hiệu quả dạy học cho HSKT vốn rất hạn chế về tiếp cận ngôn ngữ, nên tốc độ nắm kiến thức chậm lại. + Điều chỉnh nội dung bài học là một giải pháp hữu hiệu của nhà trường. Trong dạy học địa lý bậc THCS cho học sinh khiếm thính, có thể thực hiện điều chỉnh nội dung theo hai hướng: + Phân tích các mục tiêu và nội dung dạy học thành nhiều mức độ và yêu cầu HSKT đạt được ở mức độ phù hợp hoặc thay đổi hình thức thể hiện nội dung. - Thay thế những nội dung trừu tượng mà HSKT chưa thể tiếp cận để hiểu được do sự hạn chế về kinh nghiệm, ngôn ngữ, sự thiếu hụt kỹ năng nghe cũng như các khái niệm địa lý có liên quan bằng những nội dung thiết thực và phù hợp hơn với các em. Chẳng hạn, các nội dung đòi hỏi tiếp thu thông qua tín hiệu thính giác cần được thay đổi cách mô tả để HSKT có thể tiếp thu thông qua tín hiệu thị giác và chấp nhận một số nội dung liên quan đến tín hiệu âm thanh mà HSKT không thể tiếp thu được tinh tế như ở học sinh nghe bình thường, hoặc có thể cần thay thế bằng một nội dung khác. Điều chỉnh về phương pháp dạy học Với những đặc trưng về nhận thức và giao tiếp, trong quá trình dạy học địa lý cho HSKT cần áp dụng các biện pháp điều chỉnh về phương pháp dạy học. - HSKT có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiếp nhận và biểu đạt thông tin trong giao tiếp cũng như trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh. Trong dạy học cần sử dụng phối hợp các phương tiện giao tiếp khi dạy học cho HSKT như lời nói, đọc hình miệng, chữ cái ngón tay, cử chỉ điệu bộ, ký hiệu. . . Điều này cũng đặt ra một đòi hỏi đối với giáo viên dạy HSKT cần tìm hiểu và học cách sử dụng các kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, chữ cái ngón tay để giao tiếp có hiệu quả hơn với HSKT. - Để tạo điều kiện thuận lợi cho HSKT tiếp nhận thông tin tốt nhất và chính xác nhất, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần có sự kết hợp tiếng nói và những phương tiện khác khi diễn giải một nội dung nào đó như kết hợp nói với hình vẽ, tranh ảnh, kết hợp nói viết, kết hợp nói với cử chỉ điệu bộ, kết hợp nói với kí hiệu. - Tăng cường sử dụng phương pháp trực quan và các phương tiện trực quan: Trực quan trong giảng dạy địa lý cho HSKT thể hiện trong lời nói của giáo viên, vì vậy giáo viên cần nói trước mặt học sinh, nói rõ ràng, rành mạch, dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, vừa nói vừa vẽ, vừa nói vừa chỉ vào đối tượng đang được đề cập (tranh vẽ, hình vẽ, chữ viết trên bảng). . . Sử dụng bảng và cách trình bày bảng sẽ giúp HSKT theo dõi bài hiệu quả. Trong các giờ học địa lý, giáo viên ghi lại những từ chính lên bảng để HSKT theo dõi và ghi nhớ. Các phương tiện trực quan khác như: vật thật, các loại mô hình, các loại tranh ảnh, biểu đồ. Sử dụng một số đoạn phim mô phỏng các hiện tượng khó quan sát thực tế cũng là một cách hiệu quả để giúp HSKT tiếp thu kiến thức. Mặt khác, 81 Nguyễn Viết Thịnh, Bùi Thị Lâm và Kiều Văn Hoan hướng dẫn HSKT tự làm các mô hình phục vụ cho việc tiếp thu các kiến thức địa lý cũng là một cách để giúp các em học tập phù hợp với cách học tập của phần đông HSKT là học thông qua làm việc. - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú cũng là cách điều chỉnh để phù hợp với cách học thông qua thực hành của HSKT và đặc trưng kiến thức của môn Địa lý, cách này cũng có lợi cho tất cả học sinh trong lớp. GV nên cung cấp nhiều hoạt động (các hoạt động thí nghiệm, hoạt động hợp tác, hoạt động dựa trên kinh nghiệm, tham quan thực tế, liên kết khoa học với các hoạt động cuộc sống hàng ngày. . . ). - Tạo cơ hội cho HSKT giao tiếp với các học sinh. Tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất để được trao đổi, nói chuyện về những vấn đề có liên quan đến khoa học địa lý với những người khác. Các cuộc trao đổi, tương tác với giáo viên và với bạn cùng trang lứa là rất quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội của HSKT. Trong suốt quá trình tham gia vào các hoạt động thực hành, cần khuyến khích HSKT phát biểu để giúp các em có thể tạo lập, xây dựng suy nghĩ về một khái niệm khoa học nào đó. - Công nghệ là một trong những giải pháp mở ra con đường để HSKT đến với khoa học địa lý (nội dung của các đoạn phim, sơ đồ, bản đồ. . . ). Nhưng nói chung, cũng giống như bất kỳ kỹ thuật dạy học nào, việc sử dụng công nghệ nên được dựa trên việc đánh giá các lợi ích của đối với việc học. Điều chỉnh đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính Việc đánh giá kết quả học tập của HSKT không thể áp dụng hoàn toàn cách đánh giá đối với học sinh bình thường, mà cũng cần có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Đối với HSKT, việc đánh giá cần vận dụng một cách linh hoạt, dựa trên mục tiêu riêng để động viên, khích lệ các em đạt kết quả ngày càng tốt hơn. Do hạn chế về nghe - nói, nên các hình thức đánh giá đối với HSKT cần linh hoạt, coi trọng việc học sinh biểu đạt kiến thức bằng các hình thức khác nhau: thông qua chữ viết, chữ cái ngón tay, ngôn ngữ ký hiệu hoặc sự tham gia vào bài học. Giáo viên cũng lựa chọn các hoạt động mà có thể khơi gợi tốt nhất kiến thức và kĩ năng mà các HSKT tiếp thu được ở môn Địa lý. Có thể áp dụng các hình thức sau để đánh giá kết quả học tập môn Địa lý của HSKT: - Sử dụng các bài tập trắc nghiệm hoặc bài luận ngắn nhưng có sự điều chỉnh về cách trình bày để phù hợp với khả năng ngôn ngữ của HSKT. - Sử dụng bảng từ vựng. Các từ và các kí hiệu được dạy trực tiếp cho HSKT trong các bài học địa lý nên được kiểm tra lại để củng cố kiến thức cũng như giúp giáo viên biết được kết quả học tập của HSKT. - Bản đồ khái niệm: Bản đồ khái niệm xuất hiện ở nhiều hình thức, cách kiểm tra bằng bản đồ khái niệm phù hợp với HSKT vì: Cách kiểm tra này không nhấn mạnh đến việc học sinh phải viết ra các kiến thức bằng những câu hoàn chỉnh. Đây cũng là một phương pháp đơn giản để giúp học sinh tổ chức suy nghĩ, nhìn thấy 82 Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý cho học sinh khiếm thính... được các mối quan hệ và các mô hình, có thể được sử dụng để giúp học sinh ghi nhớ các thông tin. Một lợi thế quan trọng là hình thức này có thể được tiến hành là một hoạt động cá nhân hay là một hoạt động nhóm. Do đó, dù được sử dụng trong môi trường học tập hoà nhập hay là như một hoạt động cá nhân, thì việc lập bản đồ khái niệm là một chiến lược dạy học và kiểm tra kết quả học tập hiệu quả đối với việc hỗ trợ HSKT hiểu các khái niệm, các ý tưởng khoa học, cả những khái niệm đơn giản cũng như phức tạp. 2.1.2. Xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ dạy và học địa lý THCS Song song với việc triển khai giáo dục THCS cho HSKT, tạo cho các em cơ hội được học tập ở cấp cao hơn, thì việc tạo ra các công cụ, trang thiết bị hỗ trợ học tập sẽ là điều kiện cần thiết để giáo dục có hiệu quả. Đối với HSKT, khó khăn lớn nhất của các em là vấn đề ngôn ngữ và giao tiếp. Các em gặp nhiều trở ngại trong việc học tập các kiến thức khoa học xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan. Để giúp HSKT học tập có hiệu quả môn địa lý, bên cạnh việc trực quan hoá các nội dung kiến thức, các em cần có sự hỗ trợ của ngôn ngữ kí hiệu. Các nguồn tư liệu hỗ trợ dạy và học địa lý THCS bao gồm: - Các tư liệu hỗ trợ để trực quan hóa các nội dung kiến thức địa lý bằng hình ảnh, mô hình, video, sơ đồ trực quan theo nội dung chương trình Địa lý hoặc minh họa cho hệ thống thuật ngữ cần giải thích. - Xây dựng hệ thống kí hiệu của người khiếm thính mô tả các thuật ngữ địa lý. Thu thập, xây dựng ký hiệu của hệ thống thuật ngữ địa lý cần có sự phối hợp với các câu lạc bộ người khiếm thính tại các địa phương.Việc nghiên cứu, thu thập và xây dựng các thuật ngữ địa lý bằng kí hiệu của người khiếm thính góp phần phát triển thêm vốn ngôn ngữ kí hiệu, đặc biệt là các kí hiệu về các lĩnh vực khoa học và phổ biến các kí hiệu trong quá trình dạy học ở lớp học hòa nhập. Điều này sẽ giúp cho HSKT học tập dễ dàng hơn ở các cấp học cao, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về người khiếm thính. - Xây dựng các phần mềm hỗ trợ dạy học địa lý bậc THCS cho HSKT. Hiện nay, nhóm cán bộ nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh khiếm thính THCS đã xây dựng các phần mềm hỗ trợ dạy học cho các lớp học ở bậc THCS, các phần mềm bao gồm các phần chính: - Các bài học địa lí theo chương trình SGK, phần tóm tắt kiến thức cốt lõi của bài học, trực quan hóa các nội dung kiến thức, điều chỉnh cách viết nội dung. - Các bài kiểm tra trắc nghiệm. - Từ điển các thuật ngữ: Mỗi phần mềm của từng lớp thống kê hơn 200 thuật ngữ được giải thích bằng kênh chữ; hình ảnh, mô hình, video minh họa; kí hiệu của người khiếm thính. - Thư viện hình ảnh: cung cấp hệ thống các hình ảnh về nội dung chương 83 Nguyễn Viết Thịnh, Bùi Thị Lâm và Kiều Văn Hoan trình địa lý, giáo viên có thể lựa chọn, copy ra để dùng theo cách thiết kế riêng của từng bài. - Các phần mềm được thiết kế để giảng dạy và học tập môn Địa lý cho HSKT với tính trực quan cao, kết hợp nhiều kênh tín hiệu để đưa thông tin đến cho học sinh, phù hợp với khả năng học tập của HSKT thông qua việc sử dụng thư viện hình ảnh, video, mô hình mô phỏng... Bên cạnh đó, các nội dung kiến thức như chương trình quy định còn có thêm phần giải thích các thuật ngữ bằng kí hiệu, các bài học địa lý cũng có những điều chỉnh cả về nội dung, hình thức thể hiện để phù hợp hơn với HSKT. Những điều chỉnh về nội dung, phương pháp, cách thể hiện nội dung kiến thức địa lý trong các phần mềm cũng chính là những gợi mở cho giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật nói chung HSKT nói riêng. 2.1.3. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về kiến thức và kỹ năng dạy học địa lý cho học sinh khiếm thính Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về kiến thức và kỹ năng dạy học địa lý cho HSKT là một trong những giải pháp hết sức quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng cũng như hiệu quả của giáo dục HSKT, nên cần phải được chú trọng. Để đón đầu nhu cầu thực tiễn triển khai giáo dục hòa nhập và cũng là giải pháp lâu dài về nguồn nhân lực cho giáo dục học sinh khuyết tật nói chung và giáo dục HSKT nói riêng cần đưa một học phần về giáo dục hoà nhập vào chương trình đào tạo của ngành sư phạm Địa lý ở các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm với thời lượng 3 đơn vị học trình hoặc 2 tín chỉ. Trước mắt, là một học phần tự chọn và có thể sau này phát triển thành một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Học phần này sẽ giúp cho sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập và đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học địa lý theo năng lực và nhu cầu của học sinh. Nội dung học phần cần đề cập đến các vấn đề học sinh có nhu cầu đặc biệt, giáo dục hoà nhập, cách thiết kế và tiến hành hoạt động dạy học hoà nhập và dạy học địa lý cho các đối tượng học sinh có nhu cầu đặc biệt trong đó có HSKT. Bên cạnh giải pháp trang bị kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về dạy học địa lý cho HSKT để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục hoà nhập nói chung và dạy học cho HSKT nói riêng cho các giáo viên đang trực tiếp dạy HSKT. Trước mắt, tập trung bồi dưỡng giáo viên cốt cán, làm nòng cốt cho các trường các cơ sở giáo dục. Hiện nay, số lượng giáo viên được bồi dưỡng còn rất ít, mặt khác việc bồi dưỡng chủ yếu dựa vào các dự án triển khai giáo dục hòa nhập bậc THCS. Do phạm vi khuôn khổ các dự án nên vẫn mang tính chất manh mún chưa có sự thống nhất, đồng bộ, cả về nội dung, hình thức và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được bồi dưỡng. Ngoài ra cũng cần xây dựng, phổ biến hệ thống tài liệu tham khảo về dạy học địa lý cho HSKT bậc THCS để giúp cho giáo viên không có điều kiện được bồi 84 Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý cho học sinh khiếm thính... dưỡng, tập huấn cũng có thể tự tìm hiểu để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học địa lý cho HSKT. Hiện nay, nguồn tài liệu tham khảo về dạy học cho HSKT ở bậc học mầm non và tiểu học đã có một số tài liệu được phổ biến, song vấn đề dạy học cho HSKT bậc THCS hầu như chưa có và đây vẫn là nhu cầu cấp thiết của các giáo viên đang dạy học cho HSKT bậc THCS. 3. Kết luận Tiếp cận đa dạng trong dạy học đang là xu thế mới cần được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Lớp học hiện nay không còn đồng nhất nữa mà các học sinh có sự khác biệt lớn về khả năng, ngôn ngữ mẹ đẻ và nền văn hóa các em đang thụ hưởng. Lớp học sẽ không chỉ có trẻ em bình thường, mà có cả trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em đến từ những nền văn hóa khác nhau. Xu hướng này đang đặt ra những yêu cầu mới cho hệ thống các trường sư phạm trong vấn đề đào tạo giáo viên, hệ thống các trang thiết bị, đồ dùng học tập và hỗ trợ học tập cho học sinh. Trong bài viết này sẽ không chỉ đưa ra các giải pháp thực tiễn cho việc triển khai giáo dục THCS cho HSKT hiện nay mà đề xuất cả những giải pháp cho vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng được xu hướng mới trong giáo dục, cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy môn Địa lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược (Chủ biên) và nnk, 2003. Địa lý 6. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Phan Huy Xu (Chủ biên) và nnk, 2004. Địa lý 7. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Đỗ Minh Đức (Chủ biên) và nnk, 2005. Địa lý 9. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] David A. Stewart, Thomas N. Klwin, 2001. Teaching deaf and hard of hearing students: Content, strategies and curriculum. Allyn & Bacon. [5] Marshall, D., Cottingham, C., Healey, M. & Gravestock, P, 2001.Providing Learn- ing Support for Disabled Students in Higher Education, with particular reference to Geography, Earth and Environmental Sciences: A Selective Annotated Bibliography. ABSTRACT Solutions to increase effectiveness of teaching Geography for hearing - impaired students in secondary schools In this paper, the authors study and propose the solutions for teaching ge- ography for hearing-impaired students in secondary schools. The first solution is adjusting the teaching process including objectives, tailoring teaching contents and methods, as well as learning outcomes assessment of hearing impaired students. The second solution is building and developing resources and materials to support teaching and learning Geography. The third solution is delivering training courses for teachers in order to improve their knowledge and skills and quality in teaching Geography for hearing-impaired students. 85
Tài liệu liên quan