Khu vực ven biển và hải đảo nước ta tập trung phần lớn các đô thị, điểm
dân cư nong thôn, khoảng 130 đô thị các loại trong tổng số 750 đô thị, hệ thống
cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật với khoảng 90 cảng biển, 2/3 tổng số sân bay.
của cả nước. Tại đây hội tụ những tài nguyên quan trọng và có giá trị phục vụ
phát triển kinh tế xã hội: hệ thống cảnh quan sinh thái tự nhiên hấp dẫn của trên
3.200km bờ biển, các vịnh, bãi biển và hàng ngàn hòn đảo, các di sản thiên
nhiên, văn hoá khu dự trữ sinh quyển thế giới, các hệ sinh thái vùng ngập nước,
hệ sinh thái biển đảo,. hệ thống di sản văn hoá, lịch sử dầy đặc gắn với truyền
thống dựng nứơc và bảo vệ đất nước gồm hàng ngàn di tích văn hoá, lễ hội,
lịch sử, ki ến trúc nghệ thuật, trong đó nhiều di sản có giá trị cấp quốc gia, quốc
tế ( hiện có gần 1000 trong khoảng 3.800 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng
quốc gia, 4 di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, chưa kể nhiều di
sản văn hoá được xếp hạng cấp địa phương trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố
vùng ven biển, hải đảo nước ta).
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nào ứng phó với hiện tượng nước biển dâng trong quản lý phát triển các đô thị ven biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
GIẢI PHÁP NÀO ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIỂN DÂNG
TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM
TS.KTS. Lê Trọng Bình
Trưởng Khoa quản lý Đô thị-Học viện
Cán bộ QLXD&ĐT-Bộ XD.
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
158/TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu (CTMTQG), đã xác định nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, toàn xã
hội, các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân, là chuẩn bị các giải pháp
ứng phó với những tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với nước ta.
Trong lĩnh vực QHXD và phát triển đô thị Việt nam, nhiệm vụ trên cần
được quán triệt và khẩn trương tổ chửc triển khai thực hiện. Bài viết này đề
xuất một số quan điểm và giải pháp ứng phó với hiện tượng nước biển dâng
trong công tác QHXD các đô thị ven biển.
1. Khái quát đặc điểm các đô thị ven biển
Khu vực ven biển và hải đảo nước ta tập trung phần lớn các đô thị, điểm
dân cư nong thôn, khoảng 130 đô thị các loại trong tổng số 750 đô thị, hệ thống
cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật với khoảng 90 cảng biển, 2/3 tổng số sân bay..
của cả nước. Tại đây hội tụ những tài nguyên quan trọng và có giá trị phục vụ
phát triển kinh tế xã hội: hệ thống cảnh quan sinh thái tự nhiên hấp dẫn của trên
3.200km bờ biển, các vịnh, bãi biển và hàng ngàn hòn đảo, các di sản thiên
nhiên, văn hoá khu dự trữ sinh quyển thế giới, các hệ sinh thái vùng ngập nước,
hệ sinh thái biển đảo,.. hệ thống di sản văn hoá, lịch sử dầy đặc gắn với truyền
thống dựng nứơc và bảo vệ đất nước gồm hàng ngàn di tích văn hoá, lễ hội,
lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, trong đó nhiều di sản có giá trị cấp quốc gia, quốc
tế ( hiện có gần 1000 trong khoảng 3.800 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng
quốc gia, 4 di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, chưa kể nhiều di
sản văn hoá được xếp hạng cấp địa phương trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố
vùng ven biển, hải đảo nước ta).
Trong thời gian qua, các đô thị khu vực ven biển và hải đảo đã và đang
phát triển mạnh mẽ về chất và lượng; hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, kết cấu hạ
tầng kinh tế đang từng bước được phát triển và hoàn thiện. Phát huy lợi thế về
tài nguyên và vị thế của khu vực biển đảo, nhiều đô thị trở thành trung tâm
công nghiệp, thương mại dịch vụ của vùng, cả nước và khu vực, trở thành cầu
nối quan trọng giữa Việt Nam với thế giới trên con đường hội nhập kinh tế và
hệ thống đô thị khu vực ven biển đã đóng góp quan trọng trong tiến trình phát
triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2
Công tác quản lý xây dựng đô thị từng bước được hoàn thiện, nâng cao
chất lượng và hiệu quả, góp phần quản lý đô thị phát triển bền vững. Nội dung
quy hoạch xây dựng đô thị đang từng bước phù hợp với đặc thù của đô thị ven
biển thông qua việc tổ chức phân khu chức năng, phát triển không gian, xây
dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các khu giải trí, công trình
dịch vụ du lịch, khu cây xanh, bảo vệ cảnh quan tài nguyên môi trường đô thị
và khu dân cư.
2. Tồn tại và thách thức
Trong quá trình phát triển đô thị, bên cạnh những kết quả, thành tựu, chủ
yếu về đầu tư, đang nảy sinh những bất cập trong tiến trình phát triển nói chung
và quản lý QHXD đô thị nói riêng, cộng với hậu quả của hiện tượng biến đổi
khí hậu toàn cầu, trong đó vấn đề nước biển dâng, tiến trình đô thị hoá khu vực
ven biển nước ta phải đối mặt với những thách thức chủ yếu sau:
2.1. Về phát triển đô thị:
Một hiện tượng chung là tài nguyên phát triển như đất đai, cảnh quan,
sinh thái ở một số khu vực trọng điểm phát triển đô thị và công nghiệp ven
biển đang bị khai thác quá mức hoặc chưa bảo đảm yêu cầu phát triển bền
vững. Các hoạt động xây dựng và phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp,
cơ sở hạ tầng đô thị, thậm chí các khu du lịch đang theo hướng khai thác tối đa
quỹ đất xây dựng hiện có, san lấp vùng ngập nước để tăng quỹ đất đầu tư xây
dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối hạ tầng .. đang dẫn đến sự
xuống cấp, biến đổỉ hệ cân bằng sinh thái khu vực ven biển. Một số dự án chỉ
chú trọng đến mục đích kinh doanh đất đai, bất động sản, hoặc chưa thực sự
quan tâm đến các yếu tố biến đổi khí hậu, cụ thể là nước biển dâng trong tương
lai. Một số dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị có nguy cơ không
bảo đảm mục tiêu dự kiến trước hiện tượng triều cường, nước biển dâng đang
xay ra ngày một nhiều hơn. Hệ luỵ của tiến trình phát triển đó là các khu đô
thị, khu du lịch, kể cả một số đô thị ven biển sẽ phải hứng chi hậu quả khó
lường của hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ 21.
Còn tồn tại thực trạng thiếu đồng bộ trong công tác quy hoạch phát triển
gồm QHPT các ngành, quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch xây dựng trên
địa bàn đô thị cả nước nói chung, trong đó có khu vực ven biển; tình trạng
chồng chéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên sinh thái; công tác quản lý
quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành; sự tản mạn trong hệ thống
luật pháp và cơ chế, chính sách quản lý phát triển dẫn đến tình trạng thiếu các
quy định pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù phát triển đô thị,
điểm dân cư nông thôn trong điều kiện nước biển dâng, sự phối kết hợp liên
3
ngành, liên vùng trong quản lý đầu tư xây dựng các công trình kinh tế, xã hội,
phát triển hạ tầng đô thị...
Một bất cập khác trong công tác lập Quy hoạch phát triển các đô thị nói
chung, trong đó có quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị khu vực
biển đảo, là bên cạnh sự chồng chéo về nội dung chưa có giải pháp lồng ghép
hiệu quả, chất lượng các quy hoạch phát triển, trong đó có quy hoạch xây dựng
nhìn chung còn yếu. Các đô thị ven biển đã được lập, phê duyệt Quy hoạch
chung, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng với thời hạn đến năm 2020, một
số đô thị có thời hạn quy hoạch đến năm 2030. Nội dung quy hoạch xây dựng
đô thị chưa dự báo và có giải pháp ứng phó các biến động khi hậu, tổ chức
không gian đô thị gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan và ứng phó nước biển
dâng cho giai đoạn lâu dài hơn, bảo đảm tính trường tồn của tiến trình phát
triển đô thị. Yếu tố này cũng được thể hiện mờ nhạt trong "Điều chỉnh Định
hướng Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050", mới xác định quan điểm chủ đạo trong phát triển
đô thị Việt Nam là phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững và trường
tồn, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái..
2.2. Hiện tượng nước biển dâng và hậu quả đối với khu vực ven biển
Việt Nam:
Khi mực nước biển dâng, hậu quả là nhiều vùng ven biển nước ta sẽ bị
ngập, bờ biển bị xâm thực, chế độ thủy văn, thủy lực trên từng địa bàn và trên
cả đồng bằng sẽ có những thay đổi, khiến cho động thái bồi xói bờ sông, cù
lao, cồn bãi, bồi lắng phù sa trên hệ thống sông chính và vùng cửa sông cũng
thay đổi. Điều dó dẫn đến toàn bộ hệ thống điểm dân cư cùng với cơ sở hạ
tầng kinh tế-xã hội và cuộc sống của nhiều triệu người khu vực ven biển bị đe
dọa nghiêm trọng.
Theo dự báo của các tổ chức khoa học quốc tế và trong nước, Việt nam
là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tuợng
nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu mực nước biển dâng cao 1
mét thì VN sẽ mất 5% diện tích đất đai, 23% dân số sẽ thiếu đất, 11% người
mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP.
Trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong 3 vùng của cả nước
bị thiệt hại nhất: 10 tỉnh vùng ĐBSCL sẽ mất khoảng 38-39% diện tích đất khi
nước biển dâng cao 1m ở giữa thế kỷ XXI; vùng duyên hải miền Trung chịu
tác động bởi hiện tượng bờ biển bị xâm thực, địa mạo trở nên ngày càng
không ổn định, sự đe doạ của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ
sở đô thị, điểm dân cư ven biển (đánh giá của Trung tâm quốc tế về Quản lý
môi trường ICEM). Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng
4
cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và từ 15 đến 90 cm vào năm 2070; các vùng ảnh
hưởng năng nhất gồm địa bàn khu vực ven biển Đông nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long, khu vực ven biển Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng
(trong đó có các tỉnh chịu ảnh hưởng nhất như Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình).
3. Một số giải pháp
3.1. Trước hết cần quán triệt quan điểm và phương châm tổ chức triển
khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã được xác định tại Quyết
định số 158/TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (CTMTQG), là: " việc
ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn
xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân, cần được tiến hành
với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến
toàn cầu; phải được thực hiện trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm
tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới,
xóa đói, giảm nghèo; có trọng tâm, trọng điểm; cần có giải pháp ứng phó với
những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; phải
được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát
triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy
phạm pháp luật..".
3.2. Thứ hai, áp dụng các nguyên tắc và quan điểm phát triển đô thị Việt
Nam xác định tại " Định hướng Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
Việt Nam đến năm 2020" và " Điều chỉnh Định hướng Qui hoạch tổng thể
phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050",
trong đó chú trọng các nguyên tắc:
i) Phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững và trường tồn, trên
cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm
năng lượng, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái;
ii) Tổ chức hợp lý môi sinh và bảo vệ môi trường, đảm bảo giữ gìn cân
bằng sinh thái đô thị, phòng chống thiên tai và các sự cố công nghệ có thể xảy
ra;
iii) Cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị hợp lý, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, quy luật phát triển kinh tế xã hội.
3.3. Thứ ba, triển khai một số nhiệm vụ được định tại Quyết định
158/QĐ-TTg, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
i) Trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành liên quan,
đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng
5
nước biển dâng ở khu vực ven biển; dự báo các kịch bản và tác động và ảnh
hưởng đến QHXD và phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng trên;
ii) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận và hướng
dẫn thực hiện quản lý QHXD và phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn trong
điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhiệm vụ này cần hoàn thành
trong giai đoạn 2010-2011 (theo Quyết định 158);
iii) Đề xuất các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng
trong quản lý QHXD và phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn khu vực ven
biển Việt Nam, hoàn thành trước 2015.
iv) Thực hiện lập, phê duyệt, điều chỉnh QHXD ( gồm QHXD vùng,
QHCXD, QHCT) hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn theo kịch bản nước
biển dâng.
3.4. Một số giải pháp cụ thể :
i) Rà soát lại quy hoạch XD các đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu kinh
tế đặc thù và các khu chức năng khác có nguy cơ ảnh hưởng bởi biển dâng tại
khu vực ven biển;
ii) Lập bản đồ địa hình, hiện trạng và dự báo các vùng đô thị, điểm dân
cư nông thôn bị ảnh hưởng do nước biển dâng, gồm bản đồ địa hình, hiện trạng
vùng đô thị, điểm dân cư nông thôn nằm trong khu vực ảnh hưởng;
iii) Dự báo, phân bố, xác định các đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ
thống công trình kết cấu hạ tầng vùng bị đe dọa do biển dâng;
iv) Nghiên cứu, dự báo một số chỉ tiêu phát triển đô thị, điểm dân cư
nông thôn trên địa bàn, xác định nguồn lực, tài nguyên đặc biệt về đất đai làm
cơ sở điều chỉnh các định hướng Quy hoạch xây dựng và phát triển các đô thị,
điểm dân cư nông thôn trên địa bàn trong điều kiện nước biển dâng;
v) Đề xuất các nguyên tắc, quan điểm, giải pháp đối với công tác Quy
hoạch xây dựng và phát triển các đô thị, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn
theo các phương án mức nước biển dâng;
vi) Xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch hành động về
QHXD, ĐTXD các đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình kết cấu
hạ tầng khu vực ĐBSCL theo Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ.
vii) Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện quy trình quản lý QHXD, ĐTXD,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các đô
thị, điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện nước biển dâng.
6
viii) Tổ chức thực hiện các khoá bồi dưỡng, nâng cao năng lực các chủ
thể tham gia quản lý, phát triển trên địa bàn về công tác QHXD, ĐTXD trong
điều kiện biến đổi khi hậu và nước biển dâng.
4. Kết luận
Việc tìm kiếm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của
"toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức,
mọi người dân,.." như đã được xác định tại Quyết định số 158/QĐ-TTg. Đối
với công tác QHXD và phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn khu vực biển
đảo nước ta thì nhiệm vụ xây dựng giải pháp ứng phó với nước biển dâng có ý
nghĩa quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết, cần được triển khai thực hiện.
Nhằm góp phần phát triển đô thị nước ta ổn định, bền vững và trường tồn trong
thế kỷ 21 và tương lai xa hơn nữa
L.T.B