Giải pháp nhằm nâng cao năng lực đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở các trường đại học của Việt Nam

Tóm tắt. Bài viết đã tập trung phân tích những khó khăn khách quan và chủ quan dẫn đến những bất cập trong đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn thuộc tư tưởng, nhận thức, thể chế luật pháp, cơ chế tổ chức hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực, sự thiếu kiện toàn của các tổ chức bộ máy, điều kiện cơ sở vật chất liên quan đến chất lượng đào tạo và cả những khó khăn thực tế và trực tiếp mà các cơ sở đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội đang gặp phải. Trên cơ sở đó, bài viết đã luận chứng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học ngành Công tác xã hội. Các giải pháp bao gồm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hướng nghiên cứu khoa học – công nghệ và hợp tác quốc tế; Đảm bảo cơ sở vật chất, nội dung chương trình, giáo trình; Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành và nâng cao trình độ đội ngũ kiểm huấn viên; Đồng thời đề cập giải pháp ở tầm vĩ mô liên quan đến việc kiến nghị tích cực tới các Bộ, Ngành, Chính phủ trong việc kiện toàn môi trường pháp lí đồng bộ, thống nhất, tạo các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở các trường đại học của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0025 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 3-10 This paper is available online at GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM Vũ Thị Kim Dung Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đã tập trung phân tích những khó khăn khách quan và chủ quan dẫn đến những bất cập trong đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn thuộc tư tưởng, nhận thức, thể chế luật pháp, cơ chế tổ chức hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực, sự thiếu kiện toàn của các tổ chức bộ máy, điều kiện cơ sở vật chất liên quan đến chất lượng đào tạo và cả những khó khăn thực tế và trực tiếp mà các cơ sở đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội đang gặp phải. Trên cơ sở đó, bài viết đã luận chứng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học ngành Công tác xã hội. Các giải pháp bao gồm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hướng nghiên cứu khoa học – công nghệ và hợp tác quốc tế; Đảm bảo cơ sở vật chất, nội dung chương trình, giáo trình; Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành và nâng cao trình độ đội ngũ kiểm huấn viên; Đồng thời đề cập giải pháp ở tầm vĩ mô liên quan đến việc kiến nghị tích cực tới các Bộ, Ngành, Chính phủ trong việc kiện toàn môi trường pháp lí đồng bộ, thống nhất, tạo các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội ở Việt Nam. Từ khóa: Công tác xã hội, sau đại học, chất lượng đào tạo, năng lực đào tạo, Việt Nam. 1. Mở đầu Công tác xã hội là một khoa học, đồng thời là một nghề trong xã hội. Việc xây dựng và phát triển công tác xã hội với tư cách một khoa học và với tư cách là một nghề có những điểm tương đồng và khác biệt. Một trong những nét tương đồng là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặt ra yêu cầu khách quan đối với đào tạo công tác xã hội ở trình độ cao. Với tư cách là một nghề chuyên môn, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp cần được đào tạo cơ bản, chuyên sâu. Họ không chỉ là người chăm sóc, hỗ trợ, trực tiếp cung ứng các dịch vụ công tác xã hội cho cá nhân, nhóm, cộng đồng, mà còn có thể đóng vai trò là nhà quản lí, đào tạo, nhà hoạch định chính sách. . . Do đó, để có thể cung cấp cho nghề công tác xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, giữ vai trò chủ lực trong hệ thống nghề nghiệp, nhu cầu đào tạo ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành công tác xã hội được đặt ra là rất lớn. Với tư cách là một khoa học, công Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Vũ Thị Kim Dung, e-mail: quynhvu9960@yahoo.com 3 Vũ Thị Kim Dung tác xã hội cũng đòi hỏi có một đội ngũ những nhà khoa học, những nghiên cứu viên có trình độ chuyên sâu về mặt lí luận cũng như có khả năng phân tích, luận giải, nắm bắt, dự báo, định hướng thực tiễn để xây dựng, phát triển khoa học về công tác xã hội, tạo ra nền tảng phát triển thực sự bền vững cho nghề công tác xã hội, hướng đến trợ giúp tốt hơn, hiệu quả hơn, chuyên nghiệp cho người dân, nhằm thúc đẩy an sinh xã hội. Từ cả hai phương diện đó, nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội ở trình độ sau đại học là yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng được một nền khoa học, một nghề công tác xã hội chuyên nghiệp, vững mạnh, có chiều sâu và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Trong cuộc khảo sát năm 2010 của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH về nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, có đến 10.146 người trên tổng số 65046 người có nhu cầu được đào tạo ở trình độ sau đại học (Thạc sĩ: 9357 người; tiến sĩ: 789 người). Có thể thấy rằng nhu cầu đào tạo công tác xã hội trình độ cao là rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng và nhu cầu của xã hội trong đào tạo công tác xã hội trình độ cao, một số cơ sở đào tạo ở Việt Nam đã mở các chương trình đào tạo thạc sĩ về công tác xã hội. Hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 53 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành CTXH nhưng trong đó chỉ có 4 cơ sở đã có đào tạo hệ thạc sĩ chuyên ngành CTXH: Đại học Lao động xã hội (cơ sở 1 và cơ sở 2), Học viện Khoa học xã hội; Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và Đại học Thăng Long. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học về CTXH? Vấn đề này đang là mối quan tâm, trăn trở rất lớn của những người làm công tác quản lí lãnh đạo, những người làm công tác đào tạo ở các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. Đã có nhiều sinh hoạt khoa học, hội thảo chuyên môn, nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà giáo ỏ các trường đại học, các Viện nghiên cứu trao đổi xoay quanh nội dung này. Tuy nhiên cho đến nay, đó vẫn đang là vấn đề rất mới và rất lớn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những khó khăn, bất cập hiện nay trong đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội Trước hết, đó là những khó khăn khách quan thuộc bối cảnh chung của ngành Công tác xã hội Việt Nam trong tương quan với sự phát triển ngành Công tác xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực tế Công tác xã hội ở Việt Nam mới trong giai đoạn hình thành. Từ cuối thập kỉ 40 của thế kỉ XX, ngành Công tác xã hội ở Việt Nam đã có những hoạt động bước đầu mang dáng dấp và ý nghĩa của những phong trào xã hội nhằm tới những mục tiêu nhân đạo, nhưng sau đó không được tiếp tục triển khai do những nguyên nhân khách quan. Cho đến trước năm 2004, mã ngành đào tạo về công tác xã hội vẫn chưa được đưa vào chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học trong phạm vi cả nước. Mãi đến tháng 03 năm 2010, Chính phủ mới thông qua Đề án phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam. Việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại cả về nhận thức, thể chế luật pháp, cơ chế tổ chức và nguồn nhân lực. Với những tổn thất, mất mát nặng nề gắn với hậu quả khốc liệt của chiến tranh, với sự thường xuyên phải đối đầu, gánh chịu sự tàn phá trên diện rộng của thiên tai, bão lũ, môi trường sinh thái 4 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực đào tạo Sau đại học ngành Công tác xã hội... bị xâm hại nặng nề, trong điều kiện một nước nghèo, mới ra khỏi trình độ nước chậm phát triển, cơ sở kinh tế - xã hội còn có rất nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh cần giải quyết. Thực trạng ấy đặt ra yêu cầu và trọng trách lớn cho ngành công tác xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội còn rất thiếu về số lượng và chưa đạt yêu cầu về chất lượng, chưa đủ điều kiện để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp. Ở Việt Nam chưa có được hệ thống an sinh xã hội tiên tiến thực hiện đầy đủ các chức năng bảo đảm xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra. Theo TS. Nguyễn Hải Hữu - nguyên Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội thì ở nước ta hiện nay số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội và số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn bản lên tới 162.000 người. Trong đó chỉ có số ít cán bộ được đào tạo ở trình độ Đại học và Cao đẳng, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, họ làm việc theo kinh nghiệm, lòng thiện tâm mà chưa được đào tạo kĩ năng khoa học cần thiết về công tác xã hội, hoặc chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kĩ năng và hiểu biết về Công tác xã hội. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư không cao, thiếu bền vững. Trong những năm gần đây, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp (năm 2004), số người được đào tạo về công tác xã hội trong các trường đại học, cao đẳng đã nâng lên nhanh chóng, nhưng phần nhiều trong số họ sau khi tốt nghiệp lại làm việc hoặc tiếp tục làm việc trong các cơ quan, ban ngành của Nhà nước, trong các tổ chức chính quyền hoặc làm công việc nghiên cứu và giảng dạy, hoặc các công việc khác, chưa có cơ hội làm đúng với ngành nghề đào tạo, gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo chuyên sâu về công tác xã hội. Đồng thời với việc yếu và thiếu về năng lực và đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội chuyên nghiệp, với điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đâu người thấp, hệ thống an sinh ở nước ta chưa được xây dựng hoàn thiện, công tác bảo trợ xã hội hầu như mới tập trung nhiều vào vấn đề trợ giúp khẩn cấp, giải quyết, khắc phục những hậu quả cấp thiết trước mắt, chưa chú ý được đầy đủ, toàn diện đến các chức năng của công tác xã hội. Những bất cập nói trên dẫn đến thực trạng thiếu môi trường xã hội - nghề nghiệp cho đào tạo ngành Công tác xã hội ở các trường đại học, đặc biệt là đào tạo ở trình độ sau đại học. Thứ hai, đó là những khó khăn thuộc về hệ thống pháp lí và sự kiện toàn của các tổ chức thiết chế xã hội liên quan đến hoạt động của ngành Công tác xã hội và đào tạo ngành Công tác xã hội. Về mặt thể chế chính sách, trong một thời gian dài chúng ta chưa có chiến lược phát triển công tác xã hội. Cơ sở pháp lí cho sự phát triển nghề này còn thiếu và chưa được hình thành một cách hệ thống. Trong hệ thống chính sách xã hội, trong nhiều năm qua chúng ta còn thiếu những văn bản pháp luật liên quan tới việc tạo môi trường pháp lí đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội. Trên các tỉnh thành của Việt Nam, từ cấp cơ sở đến Trung ương, hệ thống an sinh xã hội và các trung tâm Công tác xã hội trong đó cán bộ công tác xã hội giữ vị thế, vai trò là hạt nhân chưa được xác định rõ ràng. Vì thế, việc đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở các trường đại học để có đội ngũ những người làm công tác xã hội có trình độ thạc sĩ chuyên ngành còn nhiều khó khăn bất cập vì chưa thu hút được một cách chuẩn xác đối tượng “đầu vào”, do đó cũng chưa thể 5 Vũ Thị Kim Dung xác định được “đầu ra”. Với Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Công tác xã hội đã chính thức được coi là một nghề và các cán bộ, nhân viên công xã hội sẽ có môi trường làm việc và khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội trong hệ thống của chính phủ cũng như phi chính phủ. Điều đó sẽ mở ra hành lang pháp lí và môi trường xã hội - nghề nghiệp thuận lợi cho đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội ở Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. Thứ ba, đó là những khó khăn chủ quan thuộc tư tưởng, nhận thức về ngành công tác xã hội và đào tạo nghề công tác xã hội dẫn đến tâm thế, quan điểm chưa đúng trong phương châm, cách thức tổ chức hoạt động và bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao yêu cầu và chất lượng đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội. Sau khoảng 100 năm hình thành và phát triển, ngành công tác xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Vị thế của ngành Công tác xã hội, cũng như của các cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trọng. Công tác xã hội được khẳng định là hoạt động chuyên nghiệp tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội thông qua hoạt động tăng cường năng lực giải quyết cũng như phòng ngừa những vấn đề xã hội cho cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay, cán bộ ở các ngành, các cấp và người dân chưa biết nhiều đến ngành công tác xã hội. Ngay cả cán bộ, nhân viên đang làm công tác xã hội tại các cơ quan, tổ chức, các trung tâm bảo trợ, nhiều người cũng chưa thực sự hiểu công tác xã hội là gì, vai trò, chức năng, nhiệm vụ ra sao? Sự khác biệt của công tác xã hội với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác như thế nào? Trong nhận thức của các nhà hoạt động xã hội, các nhà khoa học và cả các nhà giáo dục đang đảm nhiệm nhiệm vụ đào tạo cử nhân các chuyên ngành xã hội ở các trường đại học, cao đẳng không phải ai cũng có hiểu biết đúng và đầy đủ về ngành công tác xã hội. Nhiều người cho rằng công tác xã hội tương tự như các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội gắn với các tổ chức như Công tác Đảng, công tác chính trị, công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, công tác Hiệp hội. . . Cũng không ít người hiểu đồng nhất công tác xã hội với hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội trợ giúp những người yếu thế, người có hoàn cảnh và số phận không may mắn. Sự hiểu biết chưa đúng và không đầy đủ đó về ngành công tác xã hội dẫn đến một nhận thức phiến diện khác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường đại học, đó là quan điểm cho rằng chỉ cần được trang bị kiến thức cơ bản về các ngành khoa học xã hội là có đầy đủ khả năng và điều kiện để có thể “tự nghiên cứu”, đọc thêm sách vở, tài liệu và trở thành giảng viên công tác xã hội. Hiện nay, đội ngũ giảng viên công tác xã hội ở các trường đại học đa số có xuất phát điểm được đào tạo từ Xã hội học, Tâm lí học, Quản lí xã hội, Triết học,. . . họ có thể là chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học xã hội, nhưng chưa hề có kinh nghiệm và kĩ năng tác nghiệp về công tác xã hội. Họ có thể chỉ được tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao thêm về kiến thức, kĩ năng công tác xã hội qua các khóa học ngắn hạn. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ hữu ngành công tác xã hội được đào tạo chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có đủ năng lực và kinh nghiệm để có thể tham gia đào tạo ở bậc sau đại học thực sự là một khó khăn, thách thức đối với hầu hết các cơ sở có đào tạo sau đại học công tác xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, đó là những khó khăn thực tế và trực tiếp ngay tại cơ sở đào tạo và ngay trong hoạt động đào tạo sau đại học Công tác xã hội ở các trường đại học. Có thể khái quát một cách sơ bộ 6 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực đào tạo Sau đại học ngành Công tác xã hội... như sau: + Tình trạng yếu và thiếu về nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ cơ hữu có đủ điều kiện, năng lực, trình độ và kĩ năng, nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về công tác xã hội có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội. Số lượng giảng viên công tác xã hội cơ hữu có thâm niên và bằng cấp trong các trường đại học hiện nay còn quá ít. Những chuyên gia được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm về công tác xã hội thì quá hiếm hoi, hoặc họ lại quá bận với công việc tại các cơ quan ban ngành. Trong khi đó, nhu cầu tham gia hoạt động đào tạo tại các trường lại quá lớn. + Chưa có được mạng lưới cơ sở thực hành và đội ngũ kiểm huấn viên đủ điều kiện và năng lực để trực tiếp tham gia vào hoạt động đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội. Trên các tỉnh thành của cả nước có khoảng 500 trung tâm bảo trợ xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người tàn tật, người già neo đơn. . . Nhưng những nhân viên làm việc trong các trung tâm đó phần lớn chưa phải là những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp, chưa qua đào tạo cơ bản, chuyên sâu, chưa đủ khả năng để đảm nhiệm vai trò kiểm huấn viên trong đào tạo sau đại học. + Chưa có chuẩn chương trình đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội đáp ứng được yêu cầu về tính khoa học, hiện đại và cập nhật, vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam. Về cơ bản các cơ sở đào tạo hiện nay vẫn đang độc lập trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội. Còn thiếu Hội đồng cấp Quốc gia đảm nhiệm việc thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình đảm bảo tiêu chí chung cho đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở Việt Nam. + Cùng với những bất cập về nội dung chương trình, còn là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo, cho việc bổ sung các nguồn tài liệu, giáo trình, sách vở, tư liệu tham khảo phục vụ đào tạo sau đại học, nhất là nguồn tài liệu từ các nước có truyền thống, kinh nghiệm và trình độ tiên tiến về đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội. . . Những khó khăn, bất cập nêu trên thực sự đang là thách thức lớn đối với sự nghiệp đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học ngành Công tác xã hội 1/ Các trường cần xây dựng một chiến lược về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo mới, đào tạo lại, tìm những giải pháp tối ưu nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kĩ năng cho cán bộ, giảng viên ngành công tác xã hội. Cần có sự quan tâm, đầu tư thích đáng về nguồn kinh phí; tổ chức và khai thác triệt để khả năng liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, các trường đại học trong và ngoài nước, đội ngũ chuyên gia quốc tế; Khai thác và tận dụng hiệu quả sự quan tâm, chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong việc thực thi chiến lược này. Đây là giải pháp cần ưu tiên số 1 vì nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội hiện nay trước hết là ở chất lượng nguồn nhân lực. 2/ Cần tập trung các hướng nghiên cứu khoa học – công nghệ trong các trường đại học vào việc tìm hiểu nội dung chương trình, quy trình, kinh nghiệm và phương pháp đào tạo sau đại học 7 Vũ Thị Kim Dung ngành công tác xã hội tại các nước có ngành đào tạo Công tác xã hội tiên tiến trên thế giới và bài học ứng dụng cho đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam. Cần có sự phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học của các truờng đại học, các Viện nghiên cứu để đi tới xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo trình đào tạo có chất lượng về Công tác xã hội; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế và phù hợp với đặc thù về văn hoá, lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội và thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam. Đồng thời cần có sự phối hợp nghiên cứu và đào tạo, hình thành cơ chế gắn kết hoạt động nghiên cứu và đào tạo ở trong các trường Đại học và các cơ sở nghiên cứu. Xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các trung tâm thực hành công tác xã hội. 3/ Cần xúc tiến xây dựng mạng lưới thông tin - tư liệu để trao đổi thông tin và khai thác các nguồn tư liệu; nâng cao chất lượng thông tin - tư liệu, xây dựng các trung tâm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội. Cần tranh thủ các nguồn kinh phí cho việc viết và xuất bản giáo trình, tài liệu, mua và biên dịch các tài liệu quý, có giá trị thiết thực về công tác xã hội của các cơ sở đào tạo tiên tiến trên thế giới làm tài liệu tham khảo cho học viên. 4/ Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng, khoa học thực tiễn, vừa là một ngành, lại vừa là một nghề có chức năng xã hội đặc thù. Chính bởi thế, trong đào tạo công tác xã hội, đặc biệt trong đào tạo sau đại học, vai trò của hoạt động thực hành là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại nhiều nước có kinh nghiệm đào tạo chuyên sâu, có tới trên 50% thời lượng dành cho thực hành. Hiện nay vấn đề thực hành và cơ sở thực hành đang là một bất cập của đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng cơ sở thực tập và đội ngũ kiểm huấn viên. Như đã nêu trong các nội dung trên, hầu hết đội ngũ cán bộ tại cơ sở rất ít được đào tạo bài bản về kiến thức, kĩ năng công tác xã hội và công tác kiểm huấn, họ làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình công tác, vì thế không đáp ứng được yêu cầu là người thầy hướng dẫn tại cơ sở, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thực hành, thực tập của học viên. Một trong những giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành công tác xã hội hiện nay là phải xây dựng được mạng lưới cơ sở thực hành và đội ngũ kiểm huấn viên đáp ứng được ở mức cao yêu cầu của công tác đào tạo. Cần có sự khảo sát, nghiên cứu về thực trạng và điều ki
Tài liệu liên quan