Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi to
lớn về nhiều mặt. Sự chuyển hướng phát triển nền kinh tế đất nước từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường là nền tảng cho những thay
đổi tích cực đó.
Kinh tế thị trường đã đặt ra trước mắt các doanh nghiệp nhiều thử thách
nhưng cũng mang tới những cơ hội để doanh nghiệp có thể tự khẳng định mình.
Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải biết áp dụng
những kiến thức mới về quản trị doanh nghiệp vào thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ
biến của doanh nghiệp công nghiệp và là điều kiện để doanh nghiệp thích ứng
và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Trong những khó khăn chung của nền kinh tế mới phát triển, nhiều doanh
nghiệp đã vươn lên từ sức mạnh nội lực, luôn duy trì được sản xuất và đảm bảo
thu nhập ổn định cho người lao động. Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y
tế TRAPHACO là một doanh nghiệp như vậy. Có được thành công này là do
doanh nghiệp đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn "Đa dạng hoá sản
phẩm mang tính chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương
trường "
Trong quá trình thực tập tại công ty, cùngvới những lý luận được trang bị
trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và xuất
phát từ thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài: "Giải pháp phát triển đa dạng
hoá sản phẩm ở Công ty CP Dược và TBVTYT Bộ GTVT TRAPHACO" để
thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm các phần chính sau :
Phần I: Những vần đề cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm trong doanh
nghiệp công nghiệp.
Phần II: Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại công ty TRAPHACO
Phần III : Một số giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm ở công ty
TRAPHACO
84 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển đa dạng hoá sản phẩm ở Công ty CP Dược và TBVTYT Bộ GTVT TRAPHACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và giải
pháp phát triển đa
dạng hoá sản phẩm ở
Công ty CP Dược và
TBVTYT Bộ GTVT
TRAPHACO
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 5 - trÇn ngäc v©n
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi to
lớn về nhiều mặt. Sự chuyển hướng phát triển nền kinh tế đất nước từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường là nền tảng cho những thay
đổi tích cực đó.
Kinh tế thị trường đã đặt ra trước mắt các doanh nghiệp nhiều thử thách
nhưng cũng mang tới những cơ hội để doanh nghiệp có thể tự khẳng định mình.
Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải biết áp dụng
những kiến thức mới về quản trị doanh nghiệp vào thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ
biến của doanh nghiệp công nghiệp và là điều kiện để doanh nghiệp thích ứng
và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Trong những khó khăn chung của nền kinh tế mới phát triển, nhiều doanh
nghiệp đã vươn lên từ sức mạnh nội lực, luôn duy trì được sản xuất và đảm bảo
thu nhập ổn định cho người lao động. Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y
tế TRAPHACO là một doanh nghiệp như vậy. Có được thành công này là do
doanh nghiệp đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn "Đa dạng hoá sản
phẩm mang tính chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương
trường "
Trong quá trình thực tập tại công ty, cùng với những lý luận được trang bị
trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và xuất
phát từ thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài: "Giải pháp phát triển đa dạng
hoá sản phẩm ở Công ty CP Dược và TBVTYT Bộ GTVT TRAPHACO " để
thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm các phần chính sau :
Phần I : Những vần đề cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm trong doanh
nghiệp công nghiệp.
Phần II : Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại công ty TRAPHACO
Phần III : Một số giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm ở công ty
TRAPHACO
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 6 - trÇn ngäc v©n
Phần I: Những vấn đề cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm
trong doanh nghiệp công nghiệp.
I . Thực chất của đa dạng hoá:
1. Sản phẩm :
1.1. Khái niệm sản phẩm công nghiệp :
Sản phẩm công nghiệp hiểu theo cách đơn giản nhất chính là yếu tố đầu ra
của doanh nghiệp, là kết quả của quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào dưới sự
tác động của tư liệu sản xuất.
Theo quan niệm cổ điển, sản phẩm công nghiệp là tổng hợp các đặc trưng
vật lý hoá học có thể quan sát và được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là
vật mang giá trị sử dụng.
Trong nền kinh tế hàng hoá cùng với sự phát triển của các quan hệ trao đổi
buôn bán, sản phẩm công nghiệp còn chứa đựng các thuộc tính hàng hoá,
không chỉ là vật mang giá trị sử dụng mà còn mang giá trị trao đổi hay giá trị.
Theo quan điểm Marketing, sản phẩm được định nghĩa là " mọi thứ có thể
chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả mãn
được một mong muốn hay nhu cầu ".
Như vậy khái niệm về sản phẩm hàng hoá mang tính chất phức tạp bởi lẽ
mỗi sản phẩm đều có những nét đặc trưng về vật chất và tâm lý như: chất
lượng, mầu sắc, nhãn mác, cách sử dụng, giao hàng và thực hiện thanh toán,
dịch vụ sau bán hàng...Sản phẩm với những nhãn hiệu cụ thể tạo ra cho người
tiêu dùng một hình ảnh, một tín hiệu để nhận biết về doanh nghiệp và xác nhận
sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường .
Mỗi sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp phải đáp ứng một nhu cầu, vì
đó là lời hứa hẹn với khách hàng hay người tiêu dùng. Người mua thường quan
niệm sản phẩm hàng hoá là của cải vật chất hay dịch vụ mà họ mua để thoả
mãn nhu cầu của mình do đó mỗi sản phẩm được coi là lời giải đáp cho một
nhu cầu đã tìm thấy trên thị trường, doanh nghiệp phải bán cái mà khách hàng
cần chứ không phải cái mình có.
Nghiên cứu sản phẩm về thực chất là tìm hiểu thái độ chấp nhận của khách
hàng đối với sản phẩm của mình.
1.2. Phân loại sản phẩm :
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 7 - trÇn ngäc v©n
Các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hoá là để bán và do sản phẩm
hàng hoá của doanh nghiệp mang tính chất đa dạng nên phải phân loại để tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh. Trong thực tiễn người ta phân loại
sản phẩm theo rất nhiều cách khác nhau nhưng để phục vụ cho việc tìm hiểu về
đa dạng hoá có thể xem xét một số cách phân loại chủ yếu sau.
1.2.1. Phân loại theo tính chất sử dụng :
Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: sản phẩm công
cộng và sản phẩm cá nhân.
- Sản phẩm công cộng là sản phẩm mà việc tiêu dùng của người này không
làm ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của người khác như đường xá, cầu cống, các
công trình văn hoá, các di tích lịch sử...
- Sản phẩm cá nhân là sản phẩm mà khi một người đã tiêu dùng thì người
khác không thể tiêu dùng sản phẩm đó .Ví dụ như quần áo, thực phẩm...
Sản phẩm cá nhân có tính cạnh tranh mạnh mẽ còn sản phẩm công cộng
không có tính cạnh tranh.
1.2.2. Phân loại sản phẩm theo mối quan hệ với thu nhập :
Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm hàng hóa thông
thường và hàng xa xỉ.
- Hàng thông thường là những sản phẩm mà mọi tầng lớp trong xã hội có
thể tiêu dùng một cách bình thường như giày dép, chất đốt...
- Hàng xa xỉ là những sản phẩm dành cho các đối tượng có thu nhập cao
trong xã hội như kim cương, áo lông thú...
1.2.3. Phân loại sản phẩm theo khả năng thay thế lẫn nhau:
Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá bổ
sung và hàng hoá thay thế
- Hàng hoá bổ sung là hàng hoá khi tiêu dùng phải theo một cơ cấu và
đồng bộ nhau, không thể tách rời nhau được như: ô tô và xăng, thuốc lá và bật
lửa..
- Hàng hoá thay thế là hàng hoá tiêu dùng độc lập với nhau và khi cần có
thể thay thế cho nhau như: bếp điện và bếp ga, dầu và than..
1.2.4. Phân loại sản phẩm theo tuổi thọ của sản phẩm:
- Hàng hoá lâu bền là hàng hoá có thể sử dụng được trong một thời gian
dài như ô tô, xe máy, nhà cửa...
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 8 - trÇn ngäc v©n
- Hàng hoá không lâu bền như những vật rẻ tiền nhanh hỏng: đũa tre, guốc
mộc...
1.2.5. Phân loại sản phẩm theo tần số mua:
- Hàng mua thường xuyên: là hàng hoá rất cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày mà người tiêu dùng phải sử dụng thường xuyên như quần áo, giày dép..
- Hàng mua không thường xuyên: là loại hàng hoá mà người tiêu dùng
không tiêu dùng chúng thường xuyên như quần áo cưới ...
1.2.6. Phân loại sản phẩm theo mức độ chế biến sản phẩm:
- Sản phẩm trung gian: là những sản phẩm còn phải trải qua một số bước
chế biến nữa mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho tiêu dùng như sợi
để dệt vải, vải để may quần áo..
- Sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm hoàn chỉnh có thể phục vụ cho
tiêu dùng như xe máy, văn phòng phẩm..
1.3. Năm mức độ của sản phẩm:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi lập kế hoạch sản phẩm của mình
nhà kinh doanh cần suy nghĩ đầy đủ về năm mức độ của sản phẩm.
Mức độ cơ bản nhất chính là ích lợi cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ
bản mà khách hàng thực sự mua. Ngưòi kinh doanh phải luôn coi mình là
người cung ứng ích lợi. Ví dụ như trong trường hợp khách sạn, người khách
nghỉ đêm mua " sự nghỉ ngơi và giấc ngủ ".
ở mức độ thứ hai, người kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản
phẩm chung chính là dạng cơ bản của sản phẩm đó vì thế khách sạn phải là một
toà nhà có các phòng để cho thuê.
ở mức độ thứ ba, ngưòi kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm mong đợi,
tức là tập hợp các thuộc tính và điều kiện người mua thường mong đợi và chấp
nhận khi họ mua sản phẩm đó. Ví dụ như khách đến khách sạn mong đợi một
cái giường sạch sẽ, xà bông, khăn tắm và một mức độ yên tĩnh tương đối. Vì
hầu hết các khách sạn có thể đáp ứng được mong muốn tối thiểu này nên khách
du lịch thường không có thiên vị đối với khách sạn nào mà họ sẽ vào bất kì
khách sạn nào thuận tiện nhất .
ở mức độ thứ tư, người kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện
thêm tức là sản phẩm bao gồm những dịch vụ và ích lợi phụ thêm làm cho sản
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 9 - trÇn ngäc v©n
phẩm của công ty khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khách sạn
có thể hoàn thiện thêm sản phẩm của mình bằng cách đăng kí khách nhanh
chóng, bổ sung sữa tắm, bữa ăn ngon và phục vụ tốt v.v..Cuộc cạnh tranh của
các doanh nghiệp ngày nay chủ yếu ở mức độ hoàn thiện sản phẩm.
ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và
biến đổi mà sản phẩm đó cuối cùng có thể nhận được trong tương lai. Trong
khi sản phẩm hoàn thiện thể hiện những gì đã được đưa vào sản phẩm ngày
hôm nay thì sản phẩm tiềm ẩn lại chỉ nêu ra hướng phát triển khả dĩ của nó.
Đây chính là nơi các công ty tìm kiếm tích cực những cách thức mới để thoả
mãn khách hàng và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Sự xuất hiện của
một số khách sạn thượng hạng mà ở đó khách có thể ở nhiều phòng là một sự
đổi mới khách sạn truyền thống.
Một số công ty đã bổ sung cho sản phẩm của mình những ích lợi không
những thoả mãn mà còn làm cho khách hàng vui lòng bằng cách mang đến
những sự ngạc nhiên bất ngờ cho họ khi tiêu dùng sản phẩm của công ty mình
1.4. Danh mục sản phẩm :
Một danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt
hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho người mua. Danh mục sản
phẩm của một công ty sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và một mật độ
nhất định
Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản
phẩm khác nhau.
Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng của công ty .
Chiều sâu danh mục thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm
trong một loại.
Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức
độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết
bị sản xuất hay kênh phân phối nào khác.
Bốn chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xây
dựng chiến lược sản phẩm của công ty. Công ty có thể khuyếch trương doanh
nghiệp của mình theo nhiều cách. Công ty có thể mở rộng danh mục sản phẩm
bằng cách bổ sung những sản phẩm mới. Công ty có thể kéo dài từng loại sản
phẩm. Công ty có thể bổ sung thêm các phương án sản phẩm cho từng sản
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 10 - trÇn ngäc v©n
phẩm và tăng chiều sâu của danh mục. Cuối cùng công ty có thể tiếp tục tăng
hay giảm mật độ của loại sản phẩm tùy theo ý đồ của công ty muốn có uy tín
vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực.
Việc lập kế hoạch danh mục sản phẩm chủ yếu tùy thuộc vào trách nhiệm
của những người hoạch định chiến lược của công ty căn cứ vào những thông tin
do người làm công tác marketing của công ty cung cấp. Họ phải đánh giá
những loại sản phẩm cần phát triển, cần duy trì, cần thu hoạch và cần loại bỏ.
2. Đa dạng hoá sản phẩm và sự cần thiết của đa dạng hoá sản phẩm trong
doanh nghiệp công nghiệp :
2.1. Thực chất của đa dạng hoá sản phẩm:
Trong hệ thống mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi doanh nghiệp có hai mục
tiêu được coi là cơ bản, tạo tiền đề cho các mục tiêu khác đó là việc tạo ra sản
phẩm với chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường và xã hội và việc
đạt được lợi nhuận tối đa sau mỗi chu kỳ kinh doanh trên cơ sở nâng cao hiệu
quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện có hiệu quả hệ thống
mục tiêu kinh tế-xã hội nói chung và hai mục tiêu nói riêng mỗi doanh nghiệp
phải xác định được cơ cấu sản phẩm hợp lý của mình. Tính hợp lý của mỗi cơ
cấu sản phẩm chỉ thích ứng với những điều kiện nhất định trong mỗi kỳ kinh
doanh do đó khi những điều kiện ấy có sự thay đổi thì cơ cấu sản phẩm cũng
phải thay đổi để đạt tính hợp lý mới điều đó có nghĩa là cơ cấu sản phẩm của
công ty phải mang tính " động " để thích ứng với nền kinh tế thị trường cạnh
tranh sôi động.
Sự hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được thực
hiện theo nhiều cách khác nhau như :
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời,
những sản phẩm kém sức cạnh tranh và những sản phẩm không có khả năng tạo
ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn
thiện những sản phẩm ấy về hình thức, về nội dung, tạo thêm nhiều kiểu dáng
và thế hệ sản phẩm mới .
- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với
nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ.
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 11 - trÇn ngäc v©n
- Chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp,
đưa những sản phẩm ở vị trí hàng thứ lên vị trí hàng đầu hoặc ngược lại bằng
cách thay đổi định lượng sản xuất mỗi loại.
Trong thực tế, các hướng trên đây được thực hiện xen kẽ lẫn nhau. Nếu cơ
cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại, đảm bảo sự
tập trung cao hơn về sản xuất thì doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên
môn hoá. Ngược lại cơ cấu sản phẩm được mở rộng ra, doanh nghiệp phát triển
theo hướng đa dạng hoá...Trong những thời kì nhất định và trên một thị trường
nhất định doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá thông qua hình thức cải
tiến , hoàn thiện sản phẩm đã có hoặc là đưa ra những sản phẩm mới hoàn toàn
có thể cùng loại hoặc khác biệt so với những sản phẩm cũ nhưng doanh nghiệp
cũng có thể kết hợp cả hai hình thức trên nhằm thỏa mãn đáp ứng cao nhất nhu
cầu của thị trường.
Như vậy đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp là việc mở rộng danh
mục sản phẩm, nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản
phẩm, nhằm đảm bảo doanh nghiệp thích ứng được với sự biến động của môi
trường kinh doanh.
Đa dạng hoá sản phẩm là một nội dung cụ thể của đa dạng hoá sản xuất và
đa dạng hoá kinh doanh công nghiệp. Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm,
doanh nghiệp chỉ mở rộng danh mục các sản phẩm công nghiệp của mình,
nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp vẫn chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp. Khi thực hiện đa dạng hoá sản xuất, thì ngoài lĩnh vực truyền
thống là sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp còn có thể thâm nhập sang các
lĩnh vực sản xuất khác. Chẳng hạn, thâm nhập sang các lĩnh vực sản xuất công
nghiệp không phải truyền thống, sang lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, xây
dựng cơ bản...Còn khi thực hiện đa dạng hoá kinh doanh ( hay kinh doanh tổng
hợp ) doanh nghiệp có thể phát triển sang cả lĩnh vực thương mại, dịch vụ...
Mối quan hệ giữa đa dạng hoá sản phẩm và kế hoạch hoá sản xuất - kinh
doanh được thể hiện ở chỗ khi xác định phương án đa dạng hoá sản phẩm đòi
hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ chủng loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm
của mỗi loại, thị trường tiêu thụ, khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, khả
năng huy động vốn đầu tư và dự kiến lợi nhuận sẽ đạt được.
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 12 - trÇn ngäc v©n
Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ
biến trong các doanh nghiệp công nghiệp. Các tổ chức kinh tế lớn như tập đoàn
kinh doanh thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh đa ngành và đa lĩnh
vực hoạt động. Số lượng và chủng loại hàng hoá lưu thông trên thị trường thực
chất cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của mỗi doanh nghiệp
cũng như của nền kinh tế nói chung. Nhiều doanh nghiệp độc lập với các quy
mô khác nhau cũng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và trong thực tế việc thực
hiện đa dạng hoá sản phẩm đã không những giúp doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu kinh tế và phi kinh tế như lợi nhuận hay thế lực trên thị trường mà còn
đóng góp rất lớn vào sự phát triển của toàn xã hội nhờ tạo ra nhiều loại hàng
hoá mang lại lợi ích và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá :
2.2.1. Nhu cầu thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và thường xuyên biến
đổi :
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đời sống xã
hội cũng ngày càng được nâng cao về nhiều mặt. Trong cuộc sống ngày nay,
nhu cầu của con người không chỉ bó gọn ở mức độ thấp như có ăn, có mặc mà
phải là ăn ngon mặc đẹp ngoài ra còn có nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu
thẩm mĩ rất cao. Như vậy so với trước kia trong thời kì kế hoạch hoá tập trung
tự cung tự cấp, nhu cầu thị trường mang tính cứng nhắc và bị áp đặt bởi chính
các yếu tố cung, giờ đây nhu cầu mới là nhân tố thực sự quyết định sự vận động
của thị trường. Các sản phẩm không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường
khi chúng chỉ mang " ích lợi cốt lõi " đơn thuần mà còn phải mang tính thẩm
mĩ, sự tiện nghi và phong phú về chủng loại. Việc một loại sản phẩm có cùng
giá trị sử dụng nhưng có thêm một số đặc tính khác để thoả mãn từng đoạn thị
trường nhất định chính là một biểu hiện của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm.
Đa dạng hoá sản phẩm tạo ra nhiều mặt hàng mới phong phú với chất lượng
cao tăng phương án sản phẩm để người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn.
Theo quy luật tất yếu, thị trường luôn vận động và biến đổi không ngừng làm
nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phong phú hơn tạo ra những thách thức
và cũng đồng thời mang đến những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong
môi trường kinh doanh sôi động mà người thành công là người biết " nắm lấy
các cơ hội ", doanh nghiệp phải luôn bám sát các diễn biến của quan hệ cung
khoa qtkd cn & xdcb trêng ®hktqd
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - 13 - trÇn ngäc v©n
cầu trên thị trường, xây dựng cơ cấu sản phẩm tối ưu thich ứng với sự linh hoạt
của thị trường. Thực tế cho thấy hiện nay các doanh nghiệp luôn cố gắng làm
mới và mở rộng danh mục sản phẩm của mình dựa trên sự hoàn thiện không
ngừng các sản phẩm hiện có song song với việc đưa vào sản xuất những mặt
hàng mới đón đầu nhu cầu thị trường, tạo thế chủ động của doanh nghiệp trên
thương trường. Sự phong phú và biến đổi không ngừng của thị trường đã đòi
hỏi các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong việc tạo ra một cơ cấu sản
phẩm " động " thông qua hoạt động đa dạng hoá sản phẩm mới có thể tồn tại
và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt " thương trường là chiến trường ".
2.2.2. Do tiến bộ của khoa học công nghệ nên chu kỳ sống của sản phẩm bị rút
ngắn
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra với tốc độ
nhanh như vũ bão. Một khối lượng đồ sộ các phát minh sáng chế ra đời đã tạo
ra ngày càng nhiều công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên liệu mới. Điều đặc
biệt là hàm lượng tri thức hay tỷ trọng phần mềm trong các công nghệ mới này
là rất lớn chính vì vậy thời gian tồn tại của các công nghệ này rất ngắn và điều
này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp bị đào thải nhanh
hơn. Chu kỳ sống của một sản phẩm được chia ra 4 pha: bắt đầu, phát triển, bão
hoà, suy thoái. Các thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng ngày càng
rộng rãi vào sản xuất làm cho giai đoạn bão hoà và suy thoái của một sản phẩm
đến nhanh hơn. Sự lạc hậu nhanh chóng của công nghệ và sản phẩm không cho
phép doanh nghiệp tự hài lòng với những gì hiện có mà phải tranh thủ nắm bắt
kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ và sử dụng những
thành tựu ấy như một lợi thế cạnh tranh. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn xem
xét, đánh giá sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống nếu đang ở giai
đoạn bão hoà doanh nghiệp sẽ tìm cách cải tiến sản phẩm đó để kéo dài tuổi thọ
của sản phẩm hoặc chuẩn bị nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu phong phú của thị trường. Sự xuất hiện của các ngành công nghệ mới vừa
tạo điều kiện vừa thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới, thực hiện
đa dạng hoá sản phẩm như một