Để thực hiện được mức tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như mục tiêu quy hoạch đã đề ra, nhu cầu huy động tổng vốn
đầu tư toàn xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu trong thời kỳ quy hoạch là khá lớn. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho cả thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 58.512 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015 vốn đầu tư khoảng 17.245 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 vốn đầu tư khoảng 41.259 tỷ đồng.
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
4.1 Một số giải pháp chủ yếu
4.1.1 Huy động vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua
giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ v à vừa
Để thực hiện được mức tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội, môi trường như mục tiêu quy hoạch đã đề ra, nhu cầu huy động tổng vốn
đầu tư toàn xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu trong thời kỳ quy hoạch là khá
lớn. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho cả thời kỳ 2011 - 2020 khoảng
58.512 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015 vốn đầu tư khoảng 17.245 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 vốn đầu tư khoảng 41.259 tỷ đồng.
Trong điều kiện khan hiếm nguồn vốn đầu t ư, cần chuyển đổi cơ cấu đầu
tư theo hướng nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, phải đầu t ư theo chương trình, dự
án có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu d ài và tạo các khâu
đột phá cho các ngành kinh tế của quận. Điều quan trọng là đề xuất tháo gỡ
những vướng mắc về cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân và
chú trọng trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư thông qua một số giải pháp như sau:
a) Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp
Trước hết, đó là vấn đề mặt bằng kinh doanh. Tuy có cải thiện so với
trước đây, nhưng việc tiếp cận với quyền sử dụng đất l àm mặt bằng kinh doanh
vẫn là vấn đề khó khăn, cản trở lớn nhất là đối với đầu tư mới cũng như đầu tư
mở rộng.
Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh c ùng các dịch vụ hạ tầng
với thủ tục nhanh chóng, với chi phí hợp lý thông qua xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp tương đối hiệu quả trong thu
hút đầu tư.
b) Tạo lập môi trường thuận lợi đi cùng với các điều kiện trợ giúp doanh
nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tạo lập môi trường thuận lợi là chưa đủ cho sự phát triển và nâng cao
năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nói chung v à của từng doanh
nghiệp nói riêng, mà phải có trợ giúp tích cực nhiều mặt của nhà nước. Đặc
biệt, là đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho chủ sở hữu và người quản lý
doanh nghiệp. Các trợ giúp của cơ quan nhà nước các cấp không thể chỉ dựa
72
vào lòng nhiệt tình, hăng hái, làm theo phong trào, mà phải có tính chuyên
môn, chuyên nghiệp cao.
Thực tế, mấy năm qua cho thấy chỉ có nỗ lực c ủa Nhà nước, của các cơ
quan và công chức nhà nước là chưa đủ, mà phải tạo cơ chế huy động được sự
tham gia của các tổ chức xã hội như hiệp hội, các tổ chức quần chúng, các
trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn về hỗ trợ khởi nghiệp và
phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng chỉ có hiệu
quả, phát huy được tác dụng như mong muốn khi doanh nghiệp được tổ chức
theo loại hình hiện đại với địa vị pháp lý rõ ràng, được quản lý một cách minh
bạch, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, văn hoá
kinh doanh.
c) Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
việc huy động vốn phát triển sản xuất.
Trước những khó khăn trong việc vay vốn ngân h àng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là khả năng cho vay của các ngân
hàng còn hạn chế, chưa nói đến năng lực đánh giá hiệu quả dự án của cán bộ
ngân hàng còn yếu, nguồn lực của các ngân hàng chưa mạnh.
Một mặt, cần có các giải pháp đối với ngành ngân hàng, mặt khác, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần năng động, sáng tạo trong việc tạo ra và tiếp
cận các nguồn tài chính khác quan trọng hơn rất nhiều, thay vì, phải cố sức đi
vay ngân hàng như hiện nay.
Phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề, tổ chức cho doanh nghiệp tiếp
cận với các chính sách hỗ trợ của Nh à nước. Cơ chế chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế tư nhân của thành phố phải thực sự khuyến khích và đưa
doanh nghiệp vào trạng thái phải luôn đổi mới công nghệ sản xuất, ho àn thiện
công nghệ quản lý. Thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng của các doanh nghiệp mới,
nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có công nghệ mới. Phải đặt
mọi sự trợ giúp, ưu đãi trong khuôn khổ của cơ chế thị trường và bằng những
giải pháp có tính thị trường. Các chính sách này phải thể hiện sự ưu đãi có
trọng điểm, thứ tự ưu tiên, thể hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
quận.
Từ góc độ doanh nghiệp, phát triển mạnh các ng ành công nghiệp phụ trợ
là một trong những nội dung cơ bản của Chương trình phát triển doanh nghiệp
được triển khai tích cực ở quận trong giai đoạn tới. Quận xác định hướng phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể, đồng thời, gắn liền với sự hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ vừa thúc
đẩy phát triển doanh nghiệp .
73
4.1.2 Thực hiện chương trình, quận "công nghệ xanh"
Liên Chiểu là trung tâm phát triển công nghiệp của thành phố, với mục
tiêu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện chương trình
quận “công nghệ xanh” được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải
quyết các vấn nạn môi trường. Mục tiêu của chương trình là:
- Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường,
không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại
đến những thế hệ tương lai.
- Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một
quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác.
- Giảm thiểu tối đa phế thải độc hại v à tăng cường khả năng tái tạo sản
phẩm cũ thành nguyên liệu mới.
- Công nghệ xanh đòi hỏi cần phải sử dụng năng lượng hợp lý, giảm
thiểu tác hại đến môi trường, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Một số nội dung của chương trình, triển khai thực hiện đến năm 2020:
Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch và tổ chức thực hiện phát triển
các ngành kinh tế tác động mạnh mẽ tới môi trường nhằm hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý, bảo đảm tỷ trọng công nghệ sạch ng ày càng tăng. Nhất là ngành
công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp bền vững, sử dụng tiết kiệm t ài
nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải một cách có hiệu quả.
Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, phải ưu tiên phát triển các ngành
công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư đổi mới công nghệ nâng dần tỷ lệ công nghệ sạch. Phát triển v à đẩy mạnh
việc sử dụng công nghệ, thiết bị bảo vệ môi tr ường thích hợp và tiên tiến.
Thể chế hoá các chủ trương, chính sách, chỉ định rõ các cơ quan chủ trì
và mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh li ên quan với bảo vệ
môi trường. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, cần sớm phối hợp với các Sở,
ngành xây dựng mới hoặc hoàn thiện các văn bản và kiến nghị UBND thành
phố Đà Nẵng ban hành đồng bộ khung pháp lý về bảo vệ môi trường trên địa
bàn quận, như:
- Tiêu chuẩn và nguyên tắc đối với sản xuất sạch trên địa bàn quận Liên
Chiểu, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Tiêu chuẩn môi trường và đưa vào danh mục tiêu chuẩn để lựa chọn
các ngành nghề, công nghệ sản xuất và sản phẩm khuyến khích đầu tư trên địa
bàn quận Liên Chiểu.
74
- Tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường đối với các ngành công
nghiệp được phát triển trên địa bàn quận Liên Chiểu, đặc biệt, là công nghiệp
hoá chất, cao su, công nghiệp điện, điện tử và công nghiệp sản xuất mô tô, xe
máy.
- Quy trình đánh giá tác động môi trường và cơ chế giám sát chặt chẽ
việc thực hiện các nội dung đánh giá tác động môi tr ường trước khi cấp phép
đầu tư cho doanh nghiệp vào địa bàn quận Liên Chiểu.
- Văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp
ở địa bàn quận Liên Chiểu để thúc đẩy quá trình thay thế công nghệ sản xuất
lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu bằng những công nghệ tiên tiến,
hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Quy định một số chế tài buộc mỗi khu công nghiệp, doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh quy mô lớn và vừa ở địa bàn quận Liên Chiểu phải thiết lập
các hệ thống tự quan trắc, giám sát về môi tr ường để cung cấp thông tin về chất
thải và mức độ ô nhiễm do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp, doanh
nghiệp gây nên.
Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô
nhiễm trên địa bàn quận. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức
của cộng đồng doanh nghiệp, người dân về tầm quan trọng và lợi ích của sản
xuất sạch hơn trong quá trình phát triển bền vững.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghi ên cứu, phát triển công
nghệ, thiết bị sản xuất sạch. Làm đầu mối tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
sở sản xuất và các nhà nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch, đồng thời, đẩy
mạnh ứng dụng trong sản xuất.
Phối hợp với các cơ quan của thành phố áp dụng các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các c ơ sở
hiện có gây ra. Tiến hành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, buộc các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát v à xử lý ô
nhiễm.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các hệ
thống năng lượng không gây hại cho môi trường, bao gồm: các nguồn năng
lượng mới và nguồn năng lượng có khả năng tái sinh. Khuyến khích sử dụng
các công nghệ tiêu tốn ít năng lượng và tích cực thực hiện chương trình tiết
kiệm năng lượng.
Ưu tiên đầu tư kinh phí đào tạo lực lượng cán bộ về quản lý môi trường
trên địa bàn quận. Hình thành một hệ thống tổ chức chuyên trách chăm lo bảo
vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong từng cơ sở sản xuất. Xây dựng
75
một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất, để có thể quản lý chặt chẽ
hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp.
Thực hiện chương trình “công nghệ xanh” với sản phẩm cuối cùng,
thương hiệu “Quận công nghệ xanh” là vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách. Cần
phối hợp đồng bộ với các Sở, ngành của thành phố, phối hợp tốt giữa các
phòng chuyên môn, các cấp chính quyền ở quận, với sự đồng thuận cao của
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, cần củng cố và duy
trì hoạt động này thường xuyên, toàn diện, rộng khắp trong suốt cả thời kỳ quy
hoạch. Tất cả những điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong sự nghiệp
phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn quận Liên Chiểu.
4.1.3 Giải pháp phát triển khoa học, công nghệ
Chính sách khoa học, công nghệ hợp lý là giải pháp quan trọng đối với
việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Liên
Chiểu đến năm 2020. Do vậy, trong những năm tới cần đổi mới hoạt động của
hệ thống quản lý khoa học và công nghệ hướng mạnh về phục vụ cơ sở. Tăng
cường phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật, th ông tin kinh tế thị trường đến
mọi tầng lớp nhân dân để họ vận dụng, ứng dụng v ào thực tiễn đời sống và sản
xuất. Tăng cường công tác ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,
xây dựng mô hình trình diễn, tổng kết, nhân rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong việc áp dụng các thành tựu khoa khọc - công nghệ. Nhất là, trong lĩnh
vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin nhằm giải
quyết các vấn đề thiết yếu trong phát triển kinh tế, x ã hội, bảo vệ môi trường,
phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân… Đẩy mạnh đ ào tạo, bồi
dưỡng, thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ trong
các khu vực hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận.
Xây dựng chương trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Trước
hết, liên kết với các Viện, các trường, các Trung tâm, các nhà khoa học hiện
đang có trên địa bàn quận để thực hiện các đề tài, dự án khoa học, rút ngắn
khoảng cách về khoa học và công nghệ của quận với các địa phương khác trong
thành phố, trong nước, phục vụ đắc lực cho quá tr ình hội nhập quốc tế. Khuyến
khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn
quận.
4.1.4 Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội
Trong thời kỳ quy hoạch, các ngành công nghiệp, dịch vụ ở quận Liên
Chiểu dự kiến phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các dự án
phát triển đô thị với mức độ nhanh hơn. Từ đó, bên cạnh dân số tăng tự nhiên,
76
lượng người nhập cư cũng sẽ lớn, đặt ra nhiệm vụ phải tập trung giải quyết các
vấn đề xã hội mang tính chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn
công nghiệp hoá-hiện đại hoá nhằm bảo đảm sự nghiệp phát triển bền vững.
a/ Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chuyển đổi
nghề
Đổi mới chương trình, nội dung theo yêu cầu chung. Chủ động, sáng tạo
đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho người học trên địa bàn quận. Tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng
thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn. Bổ sung
những kiến thức về thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả
năng tiếp thu của người học. Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông, đào tạo
nghề ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tăng cường đầu tư cho đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn,
tay nghề cho lực lượng lao động. Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động quản lý
đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đào tạo nghề cho lao
động trong nông, ngư nghiệp, nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ
bản về những ngành nghề công nghiệp, dịch vụ và các nghề phù hợp với độ
tuổi. Tạo điều kiện để chuyển nghề cho lao động nông, ngư nghiệp ở các khu
vực thực hiện dự án phát triển đô thị , đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh
doanh của ngư dân để tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xoá hộ nghèo
(hiện đang còn 815 hộ). Hình thành và phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ v à tạo việc làm.
Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong tất cả
các lĩnh vực và ngành nghề để phục vụ phát triển kinh tế v à văn hóa - xã hội.
Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2020 v à sớm triển khai để
đưa vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Trong giai đoạn đầu (2009-2015), quận cần đào tạo nghề cho người lao
động vào những ngành sử dụng nhiều lao động như điện tử, dệt, may, giày da
xuất khẩu... Cần tuyển chọn những lao động có khả năng về chuy ên môn và
học vấn để đào tạo về những ngành công nghiệp có yêu cầu kỹ năng nghề cao
hơn trong các khu công nghiệp trên địa bàn quận. Đào tạo lao động cho các
ngành dịch vụ mới (tài chính, ngân hàng, khách sạn cao cấp, tư vấn...).
Trong giai đoạn sau 2016-2020, cần đào tạo lao động trong các ngành
nghề đòi hỏi trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn, tiếp cận được với công
nghệ hiện đại và phương thức kinh doanh tiên tiến (công nghệ điện tử - viễn
thông, cơ khí chính xác, th ị trường chứng khoán, tư vấn, dịch vụ vận tải...) .
Một bộ phận ngày càng lớn các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn
Liên Chiểu có khuynh hướng phát triển các ngành công nghệ cao. Xu hướng
77
này dựa trên sự đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về lợi thế tiềm năng
lớn của Đà Nẵng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, nhu cầu nhân lực
chất lượng cao trong giai đoạn tới sẽ rất lớ n. Chính nhiệm vụ đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là cơ sở quyết định để tạo việc làm và thực
hiện dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Đồng thời, mở ra cho
Liên Chiểu khả năng trở thành một trung tâm cung cấp nhân lực có kỹ năng cao
cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn và vùng lân cận.
Để đạt mục tiêu đó, cần tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh
nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ xây dựng các Trung tâm đào tạo
nghề. Kết nối hệ thống đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Đảm bảo kinh phí xây dựng trường, lớp học đạt chuẩn và mua sắm trang thiết
bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy. Triển khai thực hiện chính sách xã hội hoá giáo
dục-đào tạo. Huy động toàn xã hội, toàn dân đóng góp xây dựng nền giáo dục,
đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo. Khai thác mọi nguồn lực trong
xã hội để phát triển giáo dục-đào tạo.
b/ Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ , cải thiện điều kiện lao động
và vệ sinh môi trường sống, an sinh xã hội.
Từng bước rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn, có chính sách
hỗ trợ hợp lý đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công, người
cao tuổi,…Huy động các nguồn lực từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong
xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội.
Củng cố và tăng cường hệ thống y tế theo phương hướng đa dạng hóa
các loại hình phục vụ và xã hội hóa lực lượng tham gia, trong đó, các cơ sở y tế
công phải đóng vai trò chủ đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ toàn diện tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh ở Trung tâm y tế
quận. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các trạm y tế
phường. Đào tạo các nhân viên y tế cộng đồng, các kỹ thuật viên y tế để bảo
đảm cho họ có khả năng tiến hành tốt các công việc chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ và triển khai các hoạt động y tế dự phòng.
Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh , bao gồm, các cơ sở của nhà
nước, y tế các ngành đóng trên địa bàn, cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư
nước ngoài, bán công và tư nhân.
Đẩy mạnh việc kết hợp chăm sóc sức khoẻ với các dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình, đồng thời, nâng cao chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đ ình và
sức khoẻ sinh sản. Cung cấp, đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ c ơ bản,
lấy đó làm nền tảng quan trọng, dựa trên mạng lưới y tế ba cấp đối với cả
78
phòng bệnh và chữa bệnh. Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh, chữa bệnh,
giải quyết các vấn đề sức khoẻ nổi cộm v à công tác phục hồi chức năng.
Tăng cường, phát triển hệ thống y tế cơ sở từ Trung tâm y tế quận đến
trạm y tế phường và đến tận hộ gia đình, phát triển thầy thuốc gia đình. Đào tạo
nhân lực y tế thích hợp. Củng cố và tăng cường công tác kiểm dịch . Khuyến
khích nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tệ nạn xã hội, ma
tuý, mại dâm. Phát triển y tế dự phòng, phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Củng cố và tăng cường các hoạt động giám sát và phòng chống các bệnh
truyền nhiễm. Củng cố và phát triển hệ thống các trạm, đơn vị giám sát bệnh
truyền nhiễm gây dịch như sốt xuất huyết, dịch viêm não Nhật Bản, sốt rét,
tả,... phát triển các phương pháp giám sát dịch, bảo đảm các biện pháp dự
phòng, chống dịch lây lan và công tác dập dịch hoạt động có hiệu quả.
Tăng cường phòng chống các bệnh không nhiễm trùng. Duy trì và tăng
cường công tác tiêm chủng mở rộng. Tăng cường các hoạt động phòng chống
HIV/AIDS. Phòng chống các bệnh truyền nhiễm đường ruột và các lây truyền
qua côn trùng, các bệnh ký sinh trùng. Kiểm soát nguy cơ từ môi trường liên
quan tới các bệnh truyền nhiễm. Tăng cường công tác y tế dự phòng, nâng cao
sức khoẻ.
Lập kế hoạch giám sát, thu gom v à xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải
bệnh viện, đặc biệt, chất thải nguy hại. Việc thực hiện kế hoạch phải đ ược các
cơ quan bảo vệ môi trường giám sát.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm. Thiết lập các cơ chế kết hợp chăm sóc sức khoẻ với bảo vệ
môi trường. Phối hợp với các Sở, ngành quản lý, giám sát môi trường lao động,
phòng chống bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp do ảnh
hưởng của các yếu tố độc hại, ô nhiễm trong môi tr ường lao động tại các cơ sở
sản xuất, khu công nghiệp .
Giảm đến mức thấp nhất tác động của đô thị hoá tới môi tr ường trên địa
bàn quận thông qua những hoạt động sau:
- Thực hiện giám sát để bảo đảm tốt công tác vệ sinh môi tr ường, phòng
bệnh trong xây dựng đô thị.
- Đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công
nghiệp trên địa bàn quận.
- Củng cố và tăng cường năng lực cho các cơ quan có nhiệm vụ quản lý
và bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị.
Cải thiện được điều kiện sống và làm việc của người nhập cư. Tổ chức
việc thực hiện nghĩa vụ của người nhập cư đối với cộng đồng nơi nhập cư. Bảo
79
vệ các quyền l