Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài thương mại theo luật trọng tài 2010

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tranh chấp thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Tranh chấp thương mại đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài thương mại theo luật trọng tài 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tranh chấp thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Tranh chấp thương mại đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những hình thức giải quyết tranh chấp được coi là hiệu quả và được đa số các công ty, doanh nghiệp trên thế giới sử dụng là Trọng tài thương mại. Bài viết sau đây xin đi phân tích tại sao trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp và nội dung của phương thức này. Nội dung I. Những vấn đề lí luận chung về trọng tài thương mại Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 (Khoản 1- Điều 3- Luật Trọng tài thương mại 2010). * Đặc điểm của trọng tài thương mại Trọng tài thương mại với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tồn tại song song với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như: thương lượng, hòa giải, tòa án và các phương thức tranh chấp lựa chọn ADR. Trọng tài và các phương thức ADR nói chung là các phương thức giải quyết ngoài tòa án, không cạnh tranh với tòa án, trọng tài và ADR là các phương thức bổ sung lẫn nhau. Thực tế trọng tài không thể phát triển mà không có sự hợp tác và kiểm soát cuối cùng của tòa án quốc gia. Trọng tài đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế và hiện là phương thức bắt buộc về mặt pháp lí duy nhất có thể thay thế cho tòa án. Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại - trọng tài thương mại có những nét đặc thù cơ bản sau đây: - Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có sự tham gia của bên thứ ba, đó là các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất, với tư cách là “người cầm cân nảy mực”, hoàn toàn độc lập, không “hành động như luật sư cho bên nào cả”. - Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài, trọng tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp lện trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó qui định. - Kết quả giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên bố với các bên đương sự của vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, vừa kết hợp yếu tố thỏa thuận (các bên đương sự có thể thỏa thuận về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với các cụ tranh chấp..), vừa kết hợp yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc với các bên). Trọng tài thương mại với tư cách là cơ quan giải quyết tranh chấp Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Ở các nước có nền kinh tế thị trường, trọng tài được thừa nhận là cơ quan tài phán độc lập tồn tại song song với tòa án. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra giữa các bên thỏa thuận đưa ra giải quyết tại trọng tài và thỏa thuận này có hiệu lực mà sau đó các bên lại đưa đơn yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ từ chối thụ lý vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình. Tuy nhiên xuất phát từ bản chất vốn có, trọng tài có những đặc trưng khác hẳn với tòa án thể hiện ở những điểm sau: - Trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp, không do Nhà nước thành lập mà do các trọng tài viên thành lập để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Do đó khi xét xử, trọng tài không nhân danh Nhà nước mà nhân danh “quyền lực tư” để đưa ra phán quyết. - Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà xuất phát từ sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể tranh chấp đối với trọng tài, có nghĩa là chính các chủ thể tranh chấp với việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình đã trao quyền lực xét xử cho trọng tài. - Phán quyết của trọng tài vừa có tính tài phán của cơ quan xét xử có thẩm quyền, vừa thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên trọng tài không phải là cơ quan xét xử nhà nước cho nên phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước. Phán quyết chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị bắt buộc với bên thứ ba. Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập, song song với tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các chủ thể tranh chấp lựa chọn. Các hình thức tổ chức trọng tài thương mại Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc: Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài đươc lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. Tính chất vụ việc của hình thức trọng tài này được thể hiện ở chỗ: trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành cố định, không có quy tắc tố tụng riêng cho mình… Khi tiến hành xét xử, hội đồng trọng tài không bị lệ thuộc vào bất kì quy tắc tố tụng nào, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc xét xử khách quan, vô tư và đúng pháp luật. Hoạt động của trọng tài vụ việc rất linh hoạt, phù hợp với những tranh chấp đơn giản. Trọng tài viên do các đương sự thỏa thuận lựa chọn không bị giới hạn bởi các trọng tài viên sẵn có. Thông thường trọng tài viên được chọn có thể là các thương gia có tu nghiệp pháp lí hay là các luật sư làm việc cho các công ty, họ không chỉ nắm vững kiến thức lập pháp mà còn am hiểu về hoạt động kinh doanh. Thỏa thuận trọng tài vụ việc thường được thiết lập khi tranh chấp đã xảy ra cho nên thường phàu hợp với tính chất, điều kiện cụ thể của tranh chấp. Thời gian giải quyết nhanh chóng theo sự định đoạt của đương sự, họ có toàn quyền trong việc xác định quy chế tố tụng. Tuy nhiên để soạn thảo được các thỏa thuận trọng tài vụ việc đòi hỏi các bên phải có luật sư chuyên gia tư vấn pháp lí có chuyên môn trong lĩnh vực trọng tài. Giữa các bên tranh chấp có thiện chí, hợp tác chặt chẽ. Mặt khác, do tính chất không ổn định, không có quy chế hoạt động chặt chẽ nên hiệu quả giải quyết các vụ tranh chấp của trọng tài vụ việc là không cao. Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): Khác với trọng tài vụ việc (ad-hoc), trọng tài thường trực luôn tồn tại không phụ thuộc vào tranh chấp của các bên. Trọng tài thường trực có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Trọng tài thường trực có thể được tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tài nằm bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp, hoặc dưới dạng công ty hay hiệp hội có đăng kí. Các tổ chức trọng tài này đều được tiến hành bới các chuyên gia trọng tài có nhiều kinh nghiệm. Với tư cách là cơ quan tài phán thương mại trọng tài thường trực có một số đặc trưng sau đây: - Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là các tổ chức phi Chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Thể hiện: +, Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi cơ quan nhà nước. Do đó chúng không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử Nhà nước. + Hoạt động của các trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phái từ ngân sách nhà nước. + Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết + Dù không được thành lập bởi Nhà nước nhưng trung tâm trọng tài vẫn luôn được đặt dưới sự quản lí và hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hoạt động như: ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài; hỗ trợ trung tâm trọng tài trong viêc hủy bỏ hoặc không hủy quyết định trọng tài… - Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau; giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên cấp dưới. - Thứ ba, tổ chức và quản lí ở trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Cụ thể, trung tâm trọng tài có ban điều hành bao gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư kí do các chủ tịch trung tâm trọng tài cử ra; các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định. - Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và các quy tắc tố tụng riêng. Việc xây dựng qui tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường dựa trên cơ sở một bản quy tắc tố tụng trọng tài hay một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín. - Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm đó. 3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại. Khi giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: - Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. - Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. - Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. - Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Phán quyết trọng tài là chung thẩm. Các nguyên tắc này đã được qui định tại điều 4 của Luật trọng tài thương mại năm 2010. II. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam. 1. Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng để một vụ việc tranh chấp thương mại được giải quyết bằng phương thức Trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, trong các trường hợp mà một bên tham gia thỏa thuận trọng tài mà gặp “vấn đề” như: 1/ nếu là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó; 2/ nếu là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác). 2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại . Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi thuộc một trong ba trường hợp sau: Một là, tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Hai là, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Ba là, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Khác với thẩm quyền của Tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định theo lãnh thổ, theo trụ sở hay chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuân của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kì một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu có thỏa thuận trọng tài. Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào được phát sinh trong lĩnh vực thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh và có ít nhất một bên có tham gia hoạt động thương mại hoặc trong những trường hợp mà pháp luật buộc phải giải quyết tại trọng tài. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên (Điều 2 Luật TTTM). Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới. 3. Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại. Tranh chấp giữa các bên có thể được giải quyết tại hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Giải quyết theo hình thức trọng tài nào là do các bên thỏa thuận, quyết định, các bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài nào thì chỉ có trọng tài đó mới có thẩm quyền giải quyết. 3.1. Trình tự giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài của trung tâm trọng tài - Đơn kiện và thụ lí đơn kiện: Để giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Đơn kiện phải được gửi đến trong thời hiệu mà pháp luật qui định đối với từng loại tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không qui định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là 2 năm, kể từ ngày tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp bất khả kháng. Khi nhận được đơn kiện, trung tâm trọng tài phải xem xét vụ kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không, nếu thỏa mãn các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì trung tâm trọng tài sẽ thụ lí đơn và bắt đầu có trách nhiệm giải quyết. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của bên nguyên đơn, những tài liệu kèm theo mà nguyên đơn cung cấp và danh sách trọng tài viên của trung tâm. - Tự bảo vệ của bị đơn Nếu các bên không có thỏa thuận khác, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn do trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ Bản tự bảo vệ với nội dung chính là : lí lẽ và dẫn chứng để tự bảo vệ, phản bác một phần hay toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn về thẩm quyền của trọng tài và thỏa thuận trọng tài; việc lựa chọn trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. - Thành lập hội đồng trọng tài tại Trung tâm trụng tài Thông thường việc giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài do một hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên giải quyết. Cụ thể, trong đơn kiện của mình, nguyên đơn đã lựa chọn cho mình một trọng tài viên; trong bản tự bảo vệ, bị đơn cũng đã chịn cho mình một trọng tài viên hoặc yêu cầu chủ tịch của trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình. Nếu bị đơn không lựa chọn trọng tài viên thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết hạn qui định, chủ tịch trọng tài sẽ chỉ định một trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên của trung tâm. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xác định được hai trọng tài viên, các trọng tài viên này phải chọn trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. - Chuẩn bị giải quyết Các trọng tài viên sau khi được chọn hoặc được chỉ định, phải hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết như: Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc; Thu thập chứng cứ. - Hòa giải Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là nguyên tắc, không phải là bắt buộc song hội đồng trọng tài vẫn phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên. Nếu các bên tự hòa giải với nhau thì theo yêu cầu của các bên, hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng. Các bên cũng có thể yêu cầu hội đòng trọng tài tiến hành hòa giải, khi đó các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận hòa giải thành. - Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài Trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp được đảm bảo quyền tự định đoạt tối đa, các bên có thể thỏa thuận cả thời gian giải quyết tranh chấp. Chỉ khi không có thỏa thuận các bên về thời gian tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp thì chủ tịch hội đồng trọng tài mới có quyền quyết định vấn đề này. Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai. Các bên có thể trực tiếp tham dự hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện của mình tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp. Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài phải đưa ra đa số được quyết định trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc. Quyết định của trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp hoặc sau đó nhưng chậm nhất là sáu mươi ngày kể từ ngày phiên họp cuối cùng kết thúc. Toàn bộ hồ sơ giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài và quyết định trọng tài được lưu trữ tại trung tâm trọng tài. 3.2 Trình tự giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập. - Đơn kiện Thủ tục này tương tự như việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài. Điểm khác ở đây là trọng tài viên của nguyên đơn chọn có thể là trọng tài viên ngoài danh sách hoặc trong danh sách của bất kì trung tâm trọng tài nào của Việt Nam. - Bản tự vệ của bị đơn Nếu không có thỏa thuân gì khác, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên của trọng tài viên mà mình lựa chọn. Bản tự bảo vệ gửi nguyên đơn cũng như bản tự bảo vệ gửi trung tâm trọng tài - Thành lập Hội đồng trọng tài Theo qui định của luật trọng tài, nếu bị đơn không chọn trọng tài viên và thông báo cho nguyên dơn trong thời gian qui định sẽ bị mất đi quyền chọn trọng tài viên của mình. Về cơ bản việc thành lập hội đồng trọng tài tương tự như tại trung tâm trọng tài nhưng việc chỉ định trọng tài viên thì không bắt buộc phải là trọng tài viên trong danh sách của trung tâm trọng tài. Trình tự tiếp theo của giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài theo các bên thành lập cũng giống như việc giải quyết tranh chấp của các bên tại trung tâm trọng tài. - Chuẩn bị giải quyết - Hòa giải - Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài 4. Việc thực thi quyết định của trọng tài . Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực từ ngày công bố. Quyết định của trọng tài không bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp, một trong các bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định của Trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực. Luật trọng tài thương mại 2010 qui định : “Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thực hiện quyết định của trọng tài”. Song để đảm bảo cho việc thực thi phán quyết của trọng tài thương mại thì pháp luật còn qui định về sự hỗ trợ của các cơ quan tư pháp đối với việc thực thi này. Cụ thể: Tòa án có thể quyết định thay đổi trọng tài viên; xem xét lại quyết định về thẩm quyền của hội đồng trọng tài; quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; có thể quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài. Trong Luật Trọng tài thương mại 2010 đã thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên. Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý quan trọng này: xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và liệt kê 8 nội dung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với Trọng tài bao gồm: thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thoả thuận trọng tài vô hi
Tài liệu liên quan