1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu
thế giới
Do giới hạn về mặt tư liệu, chúng tôi
xin được phép dừng lại ở một số quan niệm
của các nhà nghiên cứu folklore Nga, một
trong những nền học thuật ảnh hưởng rõ rệt
nhất đến folklore Việt Nam.
V. Ja Propp có lẽ là người đầu tiên chú
ý đến thể loại giai thoại cùng đặc điểm của
nó. Trong công trình Folklore và thực tại, ở
phần Cơ cấu thành phần thể loại, khi bàn
về cổ tích sinh hoạt, học giả uyên bác
người Nga xem giai thoại như một tiểu loại
của cổ tích sinh hoạt: “Nói về cổ tích sinh
hoạt hay truyện cổ tích hiện thực, cần phải
đề cập tới vấn đề giai thoại ( ). Theo ý
chúng tôi, nó không phải là một loại hình
riêng của sáng tác dân gian, khác biệt với
loại truyện cổ tích đoản thiên về con người
( ). Nghiên cứu kĩ càng hơn nữa những
truyện cổ tích sinh hoạt về con người, thì
có thể khẳng định được rằng trong folklore
không có ranh giới giữa truyện cổ tích sinh85
hoạt về con người và truyện giai thoại. Có
chăng thì cũng chỉ có thể xếp giai thoại
thành một tiểu loại riêng trong truyện cổ
tích sinh hoạt” [9, tr.325].
Cùng quan điểm với V. Ja Propp,
Guxep cũng xem giai thoại như một thể
loại văn học dân gian, nhưng ông tách hẳn
nó ra khỏi cổ tích sinh hoạt và đ nh nghĩa
như sau: “Chúng tôi tách giai thoại ra khỏi
cổ tích sinh hoạt và cổ tích trào phúng
(loại này dĩ nhiên có thể mang những yếu
tố giai thoại), vì nó có một số đặc điểm cho
phép nó như một thể loại độc lập. Chúng
tôi gọi là giai thoại tác phẩm tự sự trào
phúng hoặc hài hước, được xây dựng trên
một tình tiết có sự tăng tiến đến điểm cao,
biểu hiện rệt và kết thúc bất ngờ” [2,
tr.233]. Như vậy, nguyên nhân khiến
Guxep tách giai thoại ra khỏi cổ tích là tính
trào phúng và hài hước của nó. Soi chiếu
đ nh nghĩa ấy vào tình hình giai thoại Việt
Nam, có thể thấy, tác giả thiên về giai
thoại trào phúng, hài hước với tính cách
tiểu loại hơn là bản thân thể loại giai thoại
trong hình hài của một thể loại độc lập.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giai thoại – Đặc điểm và bản chất thể loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014
84
GIAI THOẠI – ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT THỂ LOẠI
NGUYỄN VĂN THƯƠNG (*)
TÓM TẮT
Giai thoại là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Mặc dù đã có nhiều công
trình nghiên cứu nhưng đến nay, hầu như các nhà nghiên cứu chưa có sự nhất trí cao về
đặc điểm thể loại này. Bài viết này tập trung vào những giác độ cơ bản nhất về lí thuyết
thể loại.
Từ khoá: bản chất thể toại, tự sự dân gian, giai thoại
ABSTRACT
Anecdote is a kind of folk forms of narrative. Although there have been many studies,
but until now, most researchers have not got consensus yet on the characteristics of this
genre. This article focuses on the most basic aspects of category theory.
Keywords: nature, genre, folk narratives, anecdotes
Xung quanh vấn đề lí thuyết thể loại
giai thoại, có thể hình dung một số khía
cạnh cơ bản như khái niệm, phân loại, các
bình diện thi pháp Những đặc điểm, khía
cạnh ấy phần nào đã được bóc tách, tìm
hiểu qua một số công trình nghiên cứu, sưu
tầm về giai thoại. Ở đây, chúng tôi chỉ đi
sâu vào các yếu tố cơ bản là khái niệm,
phân loại thể loại.
1. GIAI THOẠI LÀ GÌ? *
Khái niệm thể loại luôn là điều kiện
tiên quyết cho việc nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh, hệ thống thi pháp thể loại. Tuy
nhiên, trong khoa học, việc tồn tại nhiều
cách hiểu khác nhau về cùng một thuật ngữ
nào đó không phải là câu chuyện quá mới
mẻ. Trường hợp thể loại giai thoại cũng
nằm trong huống trạng tương tự. Xoay
quanh khái niệm này, đã có rất nhiều ý
kiến, quan niệm khác nhau, từ các nhà
nghiên cứu trong nước cho đến các nhà
nghiên cứu trên thế giới. Để có sự hình
(*)
ThS, Trường THPT Phạm Văn Sáng, Hóc Môn,
TP. Hồ Chí Minh.
dung một cách bao quát, chúng tôi xin
điểm qua một số ý kiến tiêu biểu nhất.
1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu
thế giới
Do giới hạn về mặt tư liệu, chúng tôi
xin được phép dừng lại ở một số quan niệm
của các nhà nghiên cứu folklore Nga, một
trong những nền học thuật ảnh hưởng rõ rệt
nhất đến folklore Việt Nam.
V. Ja Propp có lẽ là người đầu tiên chú
ý đến thể loại giai thoại cùng đặc điểm của
nó. Trong công trình Folklore và thực tại, ở
phần Cơ cấu thành phần thể loại, khi bàn
về cổ tích sinh hoạt, học giả uyên bác
người Nga xem giai thoại như một tiểu loại
của cổ tích sinh hoạt: “Nói về cổ tích sinh
hoạt hay truyện cổ tích hiện thực, cần phải
đề cập tới vấn đề giai thoại (). Theo ý
chúng tôi, nó không phải là một loại hình
riêng của sáng tác dân gian, khác biệt với
loại truyện cổ tích đoản thiên về con người
(). Nghiên cứu kĩ càng hơn nữa những
truyện cổ tích sinh hoạt về con người, thì
có thể khẳng định được rằng trong folklore
không có ranh giới giữa truyện cổ tích sinh
85
hoạt về con người và truyện giai thoại. Có
chăng thì cũng chỉ có thể xếp giai thoại
thành một tiểu loại riêng trong truyện cổ
tích sinh hoạt” [9, tr.325].
Cùng quan điểm với V. Ja Propp,
Guxep cũng xem giai thoại như một thể
loại văn học dân gian, nhưng ông tách hẳn
nó ra khỏi cổ tích sinh hoạt và đ nh nghĩa
như sau: “Chúng tôi tách giai thoại ra khỏi
cổ tích sinh hoạt và cổ tích trào phúng
(loại này dĩ nhiên có thể mang những yếu
tố giai thoại), vì nó có một số đặc điểm cho
phép nó như một thể loại độc lập. Chúng
tôi gọi là giai thoại tác phẩm tự sự trào
phúng hoặc hài hước, được xây dựng trên
một tình tiết có sự tăng tiến đến điểm cao,
biểu hiện rệt và kết thúc bất ngờ” [2,
tr.233]. Như vậy, nguyên nhân khiến
Guxep tách giai thoại ra khỏi cổ tích là tính
trào phúng và hài hước của nó. Soi chiếu
đ nh nghĩa ấy vào tình hình giai thoại Việt
Nam, có thể thấy, tác giả thiên về giai
thoại trào phúng, hài hước với tính cách
tiểu loại hơn là bản thân thể loại giai thoại
trong hình hài của một thể loại độc lập.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu
Nga khác cũng trình bày chính kiến về thể
loại này. Nhìn chung, các ý kiến vẫn thiên
về tính hài, trào phúng. Gipkop cho rằng:
“Giai thoại là một truyện kể ngắn gọn và
bất ngờ, là một sản phẩm chân chính của
các nhà trào phúng” (Những giai thoại về
Khotgia) [8, tr.16]. Davlevtop cũng khẳng
định: “Cái gì đã tạo ra bản chất của giai
thoại, của các hình thức quan trọng và phổ
biến nhất? Cũng dễ quan niệm rằng bản
chất đó dẫn đến sự biểu thị có tính hài
hước của một cái mâu thuẫn duy nhất
trong cuộc sống. Trong giai thoại, không
có cái gì ngoài cái đó” (Sáng tác dân gian,
một loại hình nghệ thuật) [8, tr.16].
Như vậy, dù có khác nhau về điểm này
hay điểm khác, song các học giả vẫn xem
giai thoại như một thể loại thuộc văn học
dân gian. Propp căn cứ vào tính hiện thực,
phản ánh những vấn đề có liên quan một
cách gần gũi đến cuộc sống thường nhật
của nhân dân và xem giai thoại như một
tiểu loại của cổ tích sinh hoạt. Trong khi
các nhà nghiên cứu khác như Guxep,
Gipkop, Davlevtop xem giai thoại như một
thể loại độc lập và đặc biêt chú ý ở tính
chất trào phúng hay hài hước. Đó là những
giềng mối cơ bản làm nảy sinh sự khác biệt
trong quan niệm về thể loại này.
Song, chúng tôi không nghĩ rằng lí
thuyết thể loại hay hẹp hơn là phân loại
folklore của dân tộc này sẽ đảm bảo được
tính khả thi khi áp dụng cho môi trường
folklore của dân tộc khác. Điều này cũng
đã được Propp lưu ý khá rõ: “Cơ cấu thành
phần thể loại được xác lập đối với folklore
một dân tộc lại không thể máy móc đem áp
dụng cho folklore một dân tộc khác” [9,
tr.310]. Chỉ có nguyên tắc phân loại là phổ
quát trong khi tư liệu phân loại vốn mang
tính độc lập, là tài sản riêng của từng dân
tộc. Do đó, những ý kiến trên, chỉ có thể
hữu ích khi và chỉ khi đem soi sáng vào
mảng giai thoại đảm bảo được tiêu chí trào
phúng, tức giai thoại hài. Trong khi, theo
quan niệm của các nhà nghiên cứu ở nước
ta, đó chỉ là một bộ phận của giai thoại.
Chúng ta có thể tìm được lời lí giải cho
những khác biệt trên qua lăng kính văn hóa
Đông – Tây. Nếu ở phương Tây, giai thoại
là những mẩu chuyện thiên về trào phúng,
hài hước để đề cao tư duy duy lí; thì ở
phương Đông, nội hàm đó có thể mở rộng
sang cả những câu chuyện hết sức nghiêm
túc về các nhân vật nổi tiếng được khúc xạ
qua tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ vô tận
của cộng đồng – tức tư duy duy cảm. Đó
không chỉ là những câu chuyện dí dỏm, vui
86
tươi mà còn là những câu chuyện đẹp. Do
đó, giai thoại Việt Nam nói riêng và giai
thoại phương Đông nói chung, ngoài tính
hài còn mang cả tính nghiêm trang, cẩn
trọng, hay thậm chí là những câu chuyện
nhuốm màu bi ai. Nói như Vũ Ngọc
Khánh, đối với người phương Đông, giai
thoại “là cuốn sổ biên niên của cuộc sống,
là người bạn thường xuyên của con người
và của các sự kiện lịch sử xã hội” [8, 10].
1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu
Việt Nam
Như chúng đã biết, công trình sưu tầm
có đề cập đến thuật ngữ giai thoại đầu tiên
ở Việt Nam là Giai thoại văn học Việt
Nam
(4). Trong công trình này, ở phần mở
đầu, tác giả Trần Thanh Mại cho rằng:
“Thoại có nhiều nghĩa nhưng trong trường
hợp chúng ta xét đây, thì thoại là một
truyện kể ngắn gọn, nhẹ nhàng, nói chung
chỉ gồm những sự việc diễn biến với một
vài tình tiết đơn giản. Giai thoại là một
truyện kể nhỏ mà hay, lí thú, có khả năng
gây cười cho người nghe, người đọc một
cảm giác vui thích thoải mái một cảm giác
sảng khoái nhẹ nhàng” [4, tr.9].
Tác giả Lại Nguyên Ân cũng có cách
hiểu tương tự. Trong công trình Từ điển
Văn học (Nxb Thế giới phát hành năm
2004), ở mục giai thoại, tác giả đ nh nghĩa
giai thoại như sau: “Một thể loại chuyện kể
truyền miệng, lưu truyền chủ yếu trong giới
nhà văn và lớp công chúng ưa thích thơ
văn, nhất là những người có hiểu biết Hán
học và văn chương chữ Hán. Thuật ngữ
giai thoại được mượn từ Trung Hoa (thoại:
truyện kể; giai: hay, đẹp, thú vị). Mỗi giai
thoại là một truyện kể ngắn gọn, lí thú,
xoay quanh những nhân vật có thực,
thường là những danh nhân (). Tuy vậy
giai thoại vẫn mang tính độc lập như một
thể loại độc đáo; nó thuộc về văn chương
bác học, gắn với sinh hoạt văn học thành
văn, nhưng lại tồn tại dưới dạng truyền
miệng, tức là dạng thức tồn tại của các
truyện kể dân gian” [10, tr.519].
Cách hiểu trên diễn giải theo lối chiết
tự và chú ý đối tượng ở hai tính chất: tính
ngắn gọn và tính lí thú. Ở đây, có vẻ không
khó khăn trong việc xác đ nh mâu thuẫn
trong cách nhìn nhận và lập luận. Khi
khẳng đ nh “giai thoại là một thể loại
chuyện kể truyền miệng”, “dạng thức tồn
tại của các truyện kể dân gian”, tức là
không thể không đồng ý rằng giai thoại
thuộc văn học dân gian. Nhưng đến một
chỗ khác, tác giả lại tự phản bác chính điều
vừa xác nhận khi cho rằng: “Nó (tức giai
thoại – NVT) thuộc về văn chương bác học,
gắn với sinh hoạt văn học thành văn”. Như
vậy, về chất, ý kiến này vẫn chưa thể đi xa
hơn điều mà Trần Thanh Mại đã từng
khẳng đ nh. Sự khác biệt duy nhất, có lẽ
nằm ở hình thức diễn đạt. Và một điểm
nữa, khiến chúng ta cảm thấy băn khoăn,
khi tác giả vẫn chưa thể chắc chắn rằng
giai thoại thuộc lĩnh vực nào, bác học hay
bình dân.
Sau đây, là những ý kiến cho rằng giai
thoại là một thể loại độc lập của văn học
dân gian.
Về khái niệm giai thoại, nhà nghiên
cứu Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Thuật ngữ
này là dùng theo ngôn ngữ Trung Quốc, có
nghĩa là câu chuyện đẹp. Câu chuyện -
thoại - là một chuyện! Chuyện thì có chuyện
dài, chuyện ngắn, chuyện giàu hoặc ít tình
tiết lại và chủ yếu được kể bằng lời. Chúng
ta đã quan niệm giai thoại là tương đương
với thuật ngữ anecdote của phương Tây.
Anecdote không phải là câu chuyện, mà là
mẩu chuyện. Mẩu chuyện này bao giờ cũng
ngắn, có khi rất ngắn”[8, tr.9 - 10]. Theo
cách hiểu của Vũ Ngọc Khánh, rõ ràng,
87
không thể áp dụng thuật ngữ anecdote của
phương Tây vào tình hình thể loại ở nước
ta. Nói cách khác, không thể xem dung
lượng như một tiêu chí xác đáng để xác
đ nh thể loại.
Gần đây nhất, công trình biên soạn
công phu về thể loại giai thoại là quyển
Giai thoại văn học Việt Nam (6) (Tập 11,
Tổng tập văn học dân gian người Việt) do
Kiều Thu Hoạch chủ biên. Ở phần Khải
luận, tác giả đưa ra cách hiểu về thuật ngữ
giai thoại như sau: “Giai thoại vốn là một
thuật ngữ gốc Hán. Giai có nghĩa là hay,
đẹp, thoại là câu chuyện kể. Như vậy giai
thoại là câu chuyện kể hay, đẹp, mà lâu
nay giới nghiên cứu vẫn coi thuật ngữ này
tương đương với anecdote của phương
Tây” [6, tr.23].
Tóm lại, cách hiểu thuật ngữ giai thoại
trong giới nghiên cứu nước ta gần như tách
thành hai nhánh đối lập. Trong khi các nhà
nghiên cứu văn học dân gian (như Vũ
Ngọc Khánh, Kiều Thu Hoạch,) đều cho
rằng giai thoại là thể loại văn học dân gian;
thì các nhà nghiên cứu không thuộc lĩnh
vực folklore có nhận đ nh ngược lại. Phải
chăng, nguyên nhân sâu xa nhất làm nới
rộng thêm hố sâu ngăn cách giữa họ không
nằm ở phương pháp nghiên cứu, tiếp cận
vấn đề? Và trong cách hiểu xem giai thoại
như một thể loại văn học dân gian, các ý
kiến vẫn chưa có sự thống nhất cao ở một
số đặc điểm thuộc về nội hàm thuật ngữ.
Chẳng hạn như một số ý kiến xem giai
thoại tương đương với thuật ngữ anecdote
của phương Tây và xem sự ngắn gọn là đặc
trưng tất yếu về hình thức. Trong khi đó,
Vũ Ngọc Khánh căn cứ vào thực tế sinh
hoạt folklore để phủ đ nh điều đó và đề
ngh mở rộng nội hàm sang cả những giai
thoại có dung lượng lớn.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mặc
dù còn chưa thống nhất ở một số điểm
nhưng nhìn chung, giới nghiên cứu nước ta
đều xem giai thoại như một thể loại độc lập
của văn học dân gian.
Tóm lại, theo cách hiểu trên tinh thần
kế thừa những nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi quan niệm về giai thoại như sau:
Giai thoại là một thể loại tự sự dân gian, là
cầu nối giữa lịch sử và truyền thuyết; nội
dung xoay quanh những vấn đề có liên
quan đến các nhân vật nổi tiếng trong cộng
đồng, chủ yếu dưới giác độ riêng tư, cá
nhân; có hình thức đa phần ngắn gọn; sử
dụng ít nhiều yếu tố hư cấu, tưởng tượng;
ngôn ngữ giàu tính trí tuệ, uyên bác; phần
lớn được chuyển tải bằng giọng điệu hóm
hỉnh, hài hước.
2. ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT VÀ VẤN ĐỀ
PHÂN LOẠI GIAI THOẠI
2.1. Đặc điểm và bản chất thể loại
giai thoại
Về đặc điểm giai thoại, Trần Thanh
Mại cho rằng: giai thoại là “một loại văn
chương bác học mà lại truyền miệng” [4,
tr.9]. Như vậy, theo cách nhìn nhận của tác
giả, giai thoại nói chung (hay giai thoại văn
học nói riêng) là một thể loại văn học viết.
Bởi lẽ: “Giai thoại văn học là một thể loại
văn học truyền miệng, nhưng trừ một số cá
biệt nói chung thì giai thoại văn học không
thuộc phạm vi văn học dân gian” [22, tr.9].
Ở một chỗ khác, tác giả viết: “giai thoại
văn học chủ yếu là truyện của những người
có điều kiện biết đọc, biết viết, biết thưởng
thức thơ văn chữ Hán và chữ Nôm”
[15, tr.9]. Và như thế, có thể thấy rằng, yếu
tố khiến tác giả quan tâm nằm ở lực lượng
sáng tác và thưởng thức – những người có
vốn kiến thức nhất đ nh về Hán Nôm và
qua đó, tác giả cũng khước từ sự lưu ý ở
dạng thức tồn tại của tác phẩm – phương
thức truyền miệng – một đặc điểm thuộc
88
quyền năng của văn học dân gian.
Trong lần tái bản công trình Giai thoại
văn học Việt Nam, nhóm tác giả cũng khẳng
đ nh: “Giai thoại văn học là một loại văn
chương vừa có tính chất bác học lại vừa có
tính chất truyền miệng mang trong cốt cách
của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy sức
hấp dẫn” [5, tr.5]. Rõ ràng, khái niệm được
nêu ra chưa hề phân đ nh một cách chính
xác, giai thoại văn học (một tiểu loại của
giai thoại) thuộc văn học bình dân hay bác
học. Tính chất nước đôi này thể hiện khá rõ
nét trong cách diễn giải vấn đề: “giai thoại
văn học là một loại văn chương vừa có tính
chất bác học lại vừa có tính chất truyền
miệng”. Do đó, có thể nói dù thời gian xuất
hiện có độ lùi so với lần xuất bản đầu tiên,
nhưng về mặt lí luận thể loại, vẫn chưa thể
khắc phục được sở đoản trong quan niệm về
giai thoại của Trần Thanh Mại.
Công trình nghiên cứu văn học dân
gian đầu tiên có đề cập và xem giai thoại
như một thể loại văn học dân gian là quyển
Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam của Cao Huy Đỉnh. Trong công trình
này, mặc dù chưa đưa ra khái niệm, cũng
như nhận diện về thi pháp thể loại nhưng
tác giả, trong một nhận xét ngắn gọn về nội
dung, cũng đã gợi mở một số ý tưởng đáng
chú ý: “Giai thoại thể hiện lòng tự hào dân
tộc, và những nguyện vọng tự chủ của
nhân dân. Giai cấp phong kiến càng suy
tàn, hệ thống quan liêu càng cồng kềnh sa
đọa, thì tính chất châm biếm, đả kích của
giai thoại càng mạnh mẽ và nó sẽ lẫn lộn
với truyện cười” [1, tr.55]. Cách đánh giá
của Cao Huy Đỉnh có phần thiên về chức
năng thể loại. Ở đây, sự quy đ nh về tính
l ch sử đã mở ra một vùng giao thoa của
hai thể loại (giai thoại và truyện cười) ở
tính châm biếm, đả kích.
Trong công trình Kho tàng giai thoại
Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Khánh không
phủ nhận tính bác học của giai thoại văn
học nhưng lại khẳng đ nh những giai thoại
đậm chất văn chương bác học ấy không thể
khước từ phong cách, thi pháp của văn học
dân gian; tức là đặc trưng được dân gian
hoá: “Nói giai thoại là văn chương truyền
miệng mà lại bác học cũng chỉ là một cách
nói Những câu thơ, câu đối ở đây có vẻ
giàu chữ nghĩa, điển tích như ở văn chương
bác học, song điều bắt buộc là phải vận
dụng theo phong cách dân gian, lấy chất
liệu và cả biện pháp quen thuộc của ca dao,
câu đốtác phẩm văn học bác học được
xem như tác phẩm dân gian và có thể sống
trong quần chúng” [7, tr.13 – 14].
Sau công trình trên, Vũ Ngọc Khánh
tiếp tục giới thiệu quyển Giai thoại folklore
Việt Nam. Sách gồm 2 phần: lí luận thể loại
và giới thiệu tiểu loại giai thoại folklore,
một trong 3 tiểu loại của giai thoại theo
quan niệm của tác giả. Nhìn chung, phần
giới thuyết thể loại là sự phát triển những
quan điểm đã được đưa ra ở công trình Kho
tàng giai thoại Việt Nam trước đó. Tuy
nhiên, tác giả cũng không quên đưa vào
một số lưu ý then chốt về đặc điểm thể
loại, xem như điểm nhấn quan trọng trong
cách hình dung vấn đề thể loại. Sự khác
nhau ấy, theo tác giả, giai thoại của nước
ta, trong không ít trường hợp thiếu hẳn yếu
tố k ch tính, một đặc trưng thi pháp bắt
buộc phải có theo đ nh nghĩa của Guxep:
“Chuyện mà không có chuyện, chỉ là
những nhận xét tình hình. Nếu theo cách
nghiên cứu lí luận của các nhà chuyên môn
(nhất là phương Tây) rằng anecdote phải
có tính kịch, có cao trào, có đỉnh điểm thì
hoàn toàn ở đây không có” [8, tr.39]. Có
lẽ, Vũ Ngọc Khánh không đồng tình lắm
với quan niệm xem giai thoại tương đương
với thuật ngữ anecdote. Theo tác giả, giai
89
thoại không nhất thiết phải là những mẩu
chuyện kể ngắn gọn: “Tiếu lâm, truyện
cười, dù là cười liên hoàn đi chăng nữa, thì
cũng phải ngắn gọn, sinh động, còn với
giai thoại thì dài ngắn không quan trọng”
[8, tr.56]. Ở một chỗ khác, tác giả hiểu nội
hàm thuật ngữ này khác hẳn với quan niệm
thông lệ của phương Tây, xem giai thoại
như những mẩu chuyện hài hước, trào
phúng. Tác giả cho rằng, giai thoại không
chỉ vui, hài mà còn dung chứa cả những
cung bậc khác: “Rồi còn những câu chuyện
buồn, buồn mà vẫn là giai thoại. Qua thực
tế sưu tầm, tôi đã gặp nhiều câu thơ, câu
đối, hoặc những mẫu chuyện xứng đáng là
những câu chuyện đẹp, hay song lại không
vui tí nào. Vì nó không vui nên không được
xem là giai thoại ư? Nếu như vậy thì hoá
ra bắt thực tế phải tuân theo lí luận” [8,
tr.20], và “trong cái hay, cái đẹp có cả cái
đúng, cái vui có cả vui buồn lẫn lộn”
[8, tr.26].
Như vậy, theo quan niệm của Vũ Ngọc
Khánh, cần lưu ý hai điểm khác biệt so với
quan niệm của phương Tây. Thứ nhất,
không thể căn cứ vào dung lượng để xác
đ nh thể loại; và thứ hai, giai thoại có thể
dung chứa nhiều cung bậc tình cảm
(bi, hài).
Trong khi đó, tác giả Kiều Thu Hoạch
nhấn mạnh đến tính lí thú và xem đây như
một đặc trưng của thể loại này: “giai thoại
không phải là câu chuyện, mẩu chuyện kể
bình thường, mà đó phải là những câu
chuyện hay, lí thú, gợi được những khoái
cảm thẩm mĩ” [6, tr.23]. Xét về mặt l ch
sử, nhận đ nh này có phần gần với quan
niệm của Trần Thanh Mại: “Có lẽ ngắn
gọn và lí thú là hai đặc điểm chủ yếu của
giai thoại” [4, tr.9].
Cũng trong phần khải luận công trình
Giai thoại văn học Việt Nam, Kiều Thu
Hoạch có ý đồng tình với quan điểm của Vũ
Ngọc Khánh khi xem giai thoại như một thể
loại không thể chối bỏ, thuộc thẩm quyền
của văn học dân gian. Tác giả cũng đã tiến
hành so sánh nhiều nguồn tài liệu khác nhau
và tiến đến sự khẳng đ nh theo quan điểm
nghiên cứu của folklore hiện đại: “Với cách
nhìn nhận như vậy thì giai thoại rõ ràng là
các sáng tác dân gian, là folklore, và đương
nhiên nó phải là một thể loại nằm trong loại
hình tự sự dân gian” [6, tr.29].
Chúng tôi nhận thấy, quan niệm của
Kiều Thu Hoạch ch u ảnh hưởng ít nhiều
từ cách hiểu của Guxep. Trong rất nhiều
trường hợp, tác giả đã dẫn ra quan niệm
của học giả người Nga và xem nó như kim
chỉ nam cho cách hiểu của mình. Không ít
lần, tác giả đề cập đến yếu tố tính lí thú hay
kịch tính, một đặc điểm theo tác giả, không
thể vắng bóng trong thể loại: “Một giai
thoại, sở dĩ được gọi là giai thoại là do
tính lí thú (intéressant, plaisant) tạo nên
(), một giai thoại mà không đem lại cho
người ta cái cảm giác lí thú thì không còn
là giai thoại (). Điều mà Guxep gọi là
tình tiết có sự tăng tiến tới cao điểm, và kết
thúc bất ngờ, chính là nói đến tình huống lí
thú của giai thoại. Hay nói khác đi, đó
chính là kịch tính, dẫn câu chuyện tới chỗ
thắt bút rồi bất ngờ mở nút, dẫn người
nghe đến một khoái cảm thẩm mĩ cao độ,
đầy hứng thú” [6, tr.31]. Ở một chỗ khác,
tác giả cũng lưu ý