Giảm thiểu rủi ro khi bạn lướt Web với “chế độ riêng tư”

Trên Internet hiện nay, bạn sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định như nhiễm virus, bị hack mất dữ liệu, ăn cắp các tài khoản ngân hàng. Nếu bạn không biết quản lý việc thanh toán trực tuyến một cách chặt chẽ, hậu quả về kinh tế sẽ rất khó lường. Chính vì thế, hầu hết các trình duyệt đều cho phép bạn sử dụng chế độ riêng tư “Private Mode”

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảm thiểu rủi ro khi bạn lướt Web với “chế độ riêng tư”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảm thiểu rủi ro khi bạn lướt Web với “chế độ riêng tư” Trên Internet hiện nay, bạn sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định như nhiễm virus, bị hack mất dữ liệu, ăn cắp các tài khoản ngân hàng. Nếu bạn không biết quản lý việc thanh toán trực tuyến một cách chặt chẽ, hậu quả về kinh tế sẽ rất khó lường. Chính vì thế, hầu hết các trình duyệt đều cho phép bạn sử dụng chế độ riêng tư “Private Mode”. Cơ bản, Private Mode là chế độ bảo vệ trình duyệt khỏi việc lưu thông tin cá nhân trên máy. Khi bạn ở trình duyệt Private Mode đểu thực hiện 2 công việc chính : làm sạch cookies, xoá lịch sử và dữ liệu tạm thời. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình duyệt web và khiến các hacker khó lòng ăn cắp được thông tin. Lưu ý : Bạn đừng quá ỷ lại vào công nghệ bởi đôi khi nó sẽ phản bội lại bạn. Trình duyệt Chrome Khi bạn chọn New Incognito Window trong menu của Chrome, bạn sẽ bắt đầu sử dụng trình duyệt này dưới dạng bí mật. Chrome cũng chấp nhận cookies tạm thời nhưng sẽ xoá sạch chúng ngay khi chế độ riêng tư được vô hiệu hoá. Trên Chrome cách thức hoạt động của chế độ riêng tư khi cũng sử dụng thêm một cửa sổ mới. Tuy nhiên, Chrome là “con cưng” của Google và sẽ được đồng bộ hoá với các sản phẩm khác. Nếu đã đăng nhập vào tài khoản Google trước đó, mọi lịch sử web của bạn sẽ được lưu trên Google Web bất chấp việc bạn có sử dụng chế độ riêng tư hay không. Do đó, hãy lưu ý xoá dấu triệt để dấu vết trên Chrome bằng cách vô hiệu hoá chức năng lịch sử Web ở tài khoản Google. Trình duyệt Firefox Về cách thức hoạt động, hệ điều hành “cáo lửa” cũng không ngoại lệ so với trình duyệt sừng sỏ kể trên. Trên Firefox sử dụng phím tắt nhanh bạn, chỉ phải ấn “Ctrl+ Shift+P” để mở ra chế độ Private Mode. Tuy nhiên, Mozilla đã cung cấp cho Firefox khả năng tuỳ chọn sâu hơn ở chế độ riêng tư bằng việc cung cấp khả năng luôn bật chế độ này khi duyệt web. Trình duyệt Internet Explorer Microsoft gọi chế độ Private của mình là “InPrivate Browsing” – với tính năng tương tự như Safari là tăng cường bảo mật cho người dùng khi lướt web. Để kích hoạt cửa sổ InPrivate trong Windows, bật IE > Tools > InPrivate Browsing. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của chế độ riêng tư trên IE tương đối khác. Khi kích hoạt InPrivate Browsing, IE sẽ mở ra một cửa sổ mới. Tại đây, người dùng có thể sử dụng bình thường mọi chức năng như khi chế độ tăng cường bảo mật chưa được bật. Điểm đặc biệt ở chế độ InPrivate Browsing là người dùng có thể đăng nhập cùng lúc vào 2 tài khoản Gmail. Trình duyệt Safari Nếu là người thường dùng Safari, hẳn bạn sẽ không khó để tìm ra nó trong menu của Safari. Khi nhấn vào chế độ này, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận xem có thực sự muốn sử dụng tính năng lướt web an toàn hay không. Điều lạ là, Safari không yêu cầu bạn xác nhận khi bạn muốn dừng lại. Khi đang trong chế độ lướt web an toàn, Safari sẽ chấp nhận cookies tạm thời vì thế ban vẫn có thể đăng nhập vào những trang thanh toán qua mạng để mua hàng. Tuy nhiên, bất kì khi nào bạn vô hiệu hoá chế độ Private Browsing, mọi cookies có liên quan đến việc thanh toán sẽ bị xoá sạch. Một điều bạn cần lưu tâm, để làm sạch cookies và lịch sử duyệt web, chế độ Private Browsing sẽ xoá hoàn toàn thống kê tải về từ cửa sổ tải về của Safari. Ngoài ra, mọi từ khoá tìm kiếm và đường dẫn bạn đã từng truy cập trước đó cũng không còn tồn tại nữa. Trong quá trình này, Safari thậm chí sẽ ngăn chặn việc bạn đồng bộ dữ liệu với tài khoản iCloud. Trình duyệt Oprea Trên Opera cũng không kém cạnh, đã trang bị “ chế độ duyệt web riêng tư “Private Browsing Mode”. Để truy nhập, các bạn điều hướng theo “Tabs and windows > New private tab / New private window“. Khi mở một cửa sổ hoặc tab riêng tư, các bạn sẽ nhìn thấy một tin thoại dạng dưới kèm liên kết trình bày đầy đủ về cách thức làm việc của “Private Mode”. Chú ý rằng nếu một tab hoạt động ở “Private Browsing Mode” thì chỉ riêng tab đó, toàn bộ thông tin mới được xóa vết khi kết thúc duyệt. Các tab còn lại vẫn như bình thường. Hạn chế của Private Mode Lỗ hổng lớn nhất trong chế độ riêng tư là các hacker vẫn có thể theo dõi quá trình duyệt web của bạn qua địa chỉ IP. Trên thực tế, những trình duyệt trên không cách ly các trang web riêng tư khỏi những trang web bình thường khác. Và các hacker có thể lần theo các dấu vết này để tìm thông tin. Vì vậy, chế độ riêng tư chỉ có thể giảm thiểu sự rủi ro cho người dùng khi duyệt web chứ không hoàn toàn an toàn 100%. Do đó, bạn cũng không nên quá ỷ lại vào công nghệ bởi biết đâu một ngày, công nghệ sẽ có thể hại lại chính bạn.
Tài liệu liên quan