Bài mở đầu: CÔNG NGHIỆP ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG
I/Mục tiêu: Nắm được tính ưu việt của điện năng
Công nghiệp điện nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ
Biết cách tiết kiệm điện năng
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
13 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Điện điện tử - Bài 1 đến bài 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỆN 90 tiết
GIÁO ÁN SỐ : 1 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 1-2-3 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài mở đầu: CÔNG NGHIỆP ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG
I/Mục tiêu: Nắm được tính ưu việt của điện năng
Công nghiệp điện nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ
Biết cách tiết kiệm điện năng
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước ta?
Giải thích mạng điện cao thế?
Tại sao ngành công nghiệp điện nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ?
Kể tên một số dạng năng lượng có thể chuyển hóa thành điện năng?
Tại sao phải tiết kiệm điện năng?
Yêu cầu của người làm điện?
Các nhà máy thủy điện như: Hòa bình, thác bà, uông bí, yali....
Trên 6KV
Do trữ lượng lớn về than đá ,dầu mỏ
Cơ năng, quang năng, hóa năng...
Sử dụng điện đúng mục đích, dây dẫn phù hợp, không tiêu thụ điện năng vô ích...
I/Tình hình phát triển công nghiệp điện ở nước ta:
-Nước ta nguồn điện năng được cung cấp chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
-Để truyền tải điện năng người ta xây dựng nhiều lưới điện bao gồm các đường dây cao thế, các trạm biến áp có công suất lớn.
-Với trữ lượng khá lớn về than đá, dầu mỏ...công nghiệp điện nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ.
II/Tính ưu việt của điện năng:
1.Sản xuất điện năng: Nhiều dạng năng lượng có thể chuyển hóa thành điện năng như: nhiệt năng, cơ năng, hóa năng, quang năng, năng lượng gió...
2.Truyền tải điện năng: Điện năng truyền tải rất nhanh với vận tốc 300.000km/s
3.Sử dụng điện năng: Điện năng dễ dàng chuyển sang các dạng năng lượng khác nhờ các thiết bị điện.
III/Tiết kiệm điện năng:
-Sử dụng hết công suất các thiết bị đã chọn
-Chọn đúng loại dây dẫn điện
-Giảm thời gian tiêu thụ điện năng vô ích
-Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về điện.
IV/Yêu cầu của người làm công việc điện:
-Có trình độ văn hóa
-Có kĩ năng về đo lường, sử dụng, bão dưỡng, các thiết bị điện, và mạng điện.
-Có đủ điều kiện về sức khỏe không mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc...
IV/Củng cố: 1. Tính ưu việt của điện năng
2. Cách tiết kiệm điện năng
V/Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG Ngày tháng năm 2008
(Ký, duyệt) Chữ ký GV
GIÁO ÁN SỐ : 2 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 4-5-6 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 1: AN TOÀN ĐIỆN
I/Mục tiêu: Nắm được các yếu tố quyết định mức độ nguy hiểm khi bị điện giật
Biết được các nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật
Biết cách phòng tránh khi xảy ra tai nạn điện.
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Tranh vẽ tai nạn điện giật
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
.
I.Các yếu tố quyết định mức độ nguy hiểm khi bị điện giật:
-Điện áp cao, cường độ dòng điện lớn
-Đờng đi dòng điện qua tim
-Thời gian dòng điện qua người lâu
-Tần số dòng điện thấp
II.Nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật:
-Chạm vào vật mang điện
-Chạm vào những bộ phận vốn không mang điện trở thành mang điện
-DO phóng điện hồ quang
-Do điện áp bước
III.Những biện pháp an toàn khi lắp đặt điện:
-Phải cách điện tốt giữa những phần tử mang điện với những phần tử không mang điện
-Phải che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như: cầu dao, cầu chì...
-Phải nối đất hoặc nối trung hòa đối với các thiết bị điện
IV.Những qui tắc an toàn khi vận hành và sử dụng điện:
-Chổ làm việc phải đủ rộng để tránh chạm vào vật mang điện
-Phải cắt nguồn điện trước khi di chuyển hoặc sửa chữa các thiết bị điện
-Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc với các phần tử mang điện thì nhất thjiết phải có các phương tiện bảo hiểm như: kìm điện, thảm cao su, ủng...
-Đối với các thiết bị điện mới mua về hoặc để lâu ngày mới sử dụng lại phải kiểm tra về điện trước khi dùng
-Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống nối đất hoặc nối trung hòa (nếu có)
IV/Củng cố: 1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật và cách phòng tránh
2.Những biện pháp an toàn khi lắp đặt điện
V/Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG Ngày tháng năm 2008
(Ký, duyệt) Chữ ký GV
GIÁO ÁN SỐ : 3 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 7-8-9 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN GIẬT
I/Mục tiêu: Nắm được sự nguy hiểm của điện năng
Nắm được các phương pháp cứu người khi bị điện giật
Biết cách phòng tránh khi xảy ra tai nạn điện.
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Tranh vẽ tai nạn điện giật
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
.
Khi có tai nạn điện giật cần nhanh chóng giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện và tiến hành cấp cứu.
I.Cấp cứu ngay khi bị điện giật:
-Nhanh chóng cắt nguồn điện
-Dùng gậy khô để tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện
II.Cấp cứu sau khi kéo nạn nhân ra khỏi vật mang điện
-Sau khi bị điện giật nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn chưa mất tri giác thì đưa đến chổ ấm và thoáng khí, đặt nằm yên tỉnh thỏa mái.
-Nếu nạn nhân đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở được thì đưa đến chổ ấm và thoáng khí đặt nằm yên tỉnh, nếu thở khó khăn hoặc suy nhược dần thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
*Chú ý:
-Đối với điện cao áp phải chờ cắt điện
-Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện.
-Không nắm vào người bị nạn bằng tay không
-Không tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn.
III.Các phương pháp làm hô hấp nhân tạo:
1/Phương pháp hà hơi thổi ngạt
2/Phương pháp nắn sau lưng
3/Phương pháp xoa bóp tim
IV/Củng cố: 1.Cách giải thoát nạn nhân ra khỏi vật mang điện?
2.Các phương pháp làm hô hấp nhân tạo?
V/Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG Ngày tháng năm 2008
(Ký, duyệt) Chữ ký GV
GIÁO ÁN SỐ : 4 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 10-11-12 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
VẬT LIỆU DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
I/Mục tiêu: Nắm được các khái niệm mạng điện, mạng điện sinh hoạt
Phân biệt được điện áp pha và điện áp dây. Mạch chính, mạch nhánh
Biết cách sử dụng các vật liệu dùng trong MĐSH
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Mô hình mạch điện
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
I/Khái niệm về mạng điện:
Để truyền tải và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ điện người ta xây dựng các mạng điện
Mạng điện bao gồm: mạng điện cung cấp và mạng điện phân phối
Mạng điện phân phối điện áp thấp thường là mạng 3pha 4 dây trong đó gồm 3 dây pha (dây nóng) và dây trung hòa (dây nguội). Mạng điện này có cấp điện áp 380V/220V hoặc 220V/110V. Trong đó có điện áp pha (Up) và điện áp dây (Ud)
-Cấp 380V/220V có Ud = 380V, Up = 220V
-Cấp 220V/110V có Ud = 220V, Up = 110V
II/Đặc điểm mạng điện sinh hoạt:
MĐSH là mạng điện 1 pha nhận điện từ mạng điện 3 pha 4 dây, gồm dây pha và dây trung hòa có trị số điện áp định mức 220V hoặc 110V. Mạng điện này gồm các mạch chính và các mạch nhánh, ngoài ra còn các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ...
III/Các vật liệu dùng trong MĐSH:
1.Dây dẫn và dây cáp: Dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ điện.
Dây dẫn có 2 loại: dây dẫn và dây cáp
a-Dây dẫn: Chế tạo từ đồng, nhôm, hoặc thép...
Dây dẫn không có phần bọc cách điện gọi là dây trần
Dây dẫn có phần bọc cách điện gọi là dây dẫn bọc (dây mềm)
Dây dẫn có nhiều loại: 1sợi, 2sợi hoặc nhiều sợi.
b-Dây cáp: Dùng để truyền tải và phân phối điện năng tới các phụ tải
-Cáp có 2 loại: cáp điện lực và cáp điều khiển
-Cáp có nhiều loại: 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi...
2.Phạm vi sử dụng:
-Cáp không vỏ bảo vệ sử dụng điện áp dưới 1000V
-Cáp có vỏ bảo vệ sử dụng điện áp trên 1000V
-Cáp ruột đồng được sử dụng rộng rãi
-Cáp ruột nhôm không được sử dụng trong các trường hợp sau:
Truyền điện từ máy phát điện
Truyền điện cho những hộ đông người
Truyền điện cho phụ tải cấp 1
Nối tiếp với cáp ruột đồng
IV/Củng cố: 1. Nêu đặc điểm MĐSH?
2. Phạm vi sử dụng của dây cáp?
V/Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG Ngày tháng năm 2008
(Ký, duyệt) Chữ ký GV
GIÁO ÁN SỐ : 5 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 13-14-15 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 4: CÁC DỤNG CỤ CƠ BẢN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN
I/Mục tiêu: Nắm được cấu tạo các dụng cụ thường dùng trong lắp đặt điện
Phân biệt được dụng cụ lao động và dụng cụ kiểm tra
Biết cách sử dụng các dụng cụ điện
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Kìm điện, tuavit, khoan điện, búa...
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
.
I/Các vật lót điện:
Thảm cao su đặc biệt dùng để lót chổ đứng khi sửa chữa điện
Gía cách điện bằng gỗ khô chân có sứ cách điện
Găng tay, ủng, yếm...bằng cao su đặc biệt tăng cường khả năng cách điên
II/Dụng cụ lao động:
Kìm điện, tuavit, clê...phải có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn bằng cao su, nhựa hay chất dẽo, có đủ độ dày cần thiết, có gờ cao để tránh trượt tay hoặc phóng điện lên tay cầm
Các dụng cụ này chỉ sử dụng điện áp dưới 1000V
III/Dụng cụ kiểm tra:
1.Bút thử điện: Kiểm tra điện áp dưới 1000V
Trong bút thử điện có bóng đèn báo nối tiếp với điện trở. Với điện áp dưới 40V thì bóng đèn báo không sáng
Cách sử dụng: Tay cầm bút phải chạm vào phần kim loại ở nắp bút.Chạm đầu bút vào chổ cần thử điện nếu bóng đèn báo sáng là chổ đó có điện.
2.Gậy điện thế: Dùng để kiểm tra điện áp trên 1000V
Gậy điện thế có nguyên lý giống bút thử điện song có cán dài hàng mét và được cách điện tốt.
IV/Củng cố: 1. Nêu đặc điểm MĐSH?
2. Phạm vi sử dụng của dây cáp?
V/Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG Ngày tháng năm 2008
(Ký, duyệt) Chữ ký GV
GIÁO ÁN SỐ : 6 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 16-17-18 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 5: MỘT SỐ KHÍ CỤ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
I/Mục tiêu: Nắm được một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
Phân biệt được khí cụ điện và thiết bị điện
Biết cách sử dụng và lắp đặt khí cụ điện và thiết bị điện
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Cầu chì, ổ cắm, công tắc...Bóng đèn, quạt điện...
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
.
I/Khí cụ điện:
1.Công tắc điện: Là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện có cường độ nhỏ.
Công tắc điện được mắc ở dây pha sau cầu chì trước phụ tải.
Công tắc có nhiều loại: xoay, bấm, giựt...
2.Cầu dao điện: Là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện có cường độ lớn.
Cầu dao được mắc vào dây pha và dây trung hòa
Cầu dao có nhiều loại: 1 cực, 2 cực, 3 cực...
3.Cầu chì: Là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng điện ngắn mạch, quá tải...
Cầu chì được mắc ở dây pha trước phụ tải
Cầu chì có nhiều loại: hộp, ống, cá...
4.Ổ điện, phích điện: Là khí cụ điện dùng để lấy điện đơn giản
Ổ điện được mắc vào dây pha và dây trung hòa
Ổ điện có nhiều loại: vuông, tròn....
II/Thiết bị điện:
1.Đèn sợi đốt: Gồm 3 bộ phận chính: Sợi đốt, bóng thủy tinh và đuôi đèn.
2.Đèn huỳnh quang: Gồm 2 bộ phận chính:
Cực điện và đuôi đèn.
Bóng đèn bên trong được hút hết không khí
và được bơm vào loại khí trơ như acgon kripton để tăng tuổi thọ của sợi đốt. Mặt trong của bóng đèncó lớp bột huỳnh quang.
IV/Củng cố: 1. Phân biệt khí cụ điện và thiết bị điện?
2. Phạm vi sử dụng của các loại khí cụ điện?
V/Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG Ngày tháng năm 2008
(Ký, duyệt) Chữ ký GV
GIÁO ÁN SỐ : 6 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 16-17-18 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 5: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
I/Mục tiêu: Nắm được một số khái niệm chung về máy biến áp
Nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp 1 pha
Biết cách sử dụng máy biến áp
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Các loại máy biến áp
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Trong đời sống cũng như trong sinh hoạt ở đâu ta củng thấy MBA
Nhiệm vụ dùng để làm gì?
Giải thích máy tăng áp, giảm áp
Có bao nhiêu loại MBA?
MBA gồm có mấy phàn chính?
Tại sao lõi thép không đúc thành 1 khối?
.
Thay đổi điện áp
Nhiều loại
I/Khái niệm chung về máy biến áp:
1.Định nghĩa máy biến áp: MBA là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ dùng để biến đổi điện áp xoay chiều từ trị số điện áp này sang trị số điện áp khác mà vẫn giữ nguyên tần số
-Đầu vào của MBA nối với nguồn điện gọi là sơ cấp, ghi chỉ số 1
-Đầu ra MBA gọi là thứ cấp, ghi chỉ số2
-Máy biến đổi tăng điện áp gọi là máy tăng áp
-Máy biến đổi giảm điện áp gọi là máy giảm áp
2.Phân loại MBA:
a-Theo công dụng:
-MBA điện lực: Dùng trong truyền tải và phân phối điện năng
-MBA điều chỉnh: Dùng trong gia đình
-MBA chuyên dùng: Dùng trong thí nghiềm
máy hàn điện, mba đo lường...
b-Theo dòng điện: MBA 1 pha, MBA 3 pha
II/ MBA1pha:
1.Cấu tạo: Gồm 4 phần chính: Lõi thép, dây quấn, lớp cách điện và vỏ máy
-Lõi thép được bằng nhiều lá thép KTĐ có dạng hình chữ U, I, O, E...làm nhiệm vụ dẫn từ
-Dây quấn có 2 cuộn: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau làm nhiệm vụ dẫn điện
-Lớp cách điện làm nhiệm vụ cách điện giữa các vòng dây, cách điện giữa cuộn dây với lõi thép, cách điện giữa phần mang điện với phần không mang điện.
-Vỏ máy thường làm bằng kim loại có gắn đồng hồ đo vôn kế, ampe kế, đèn báo, cầu chì...
2.Ký hiệu:
3.Các số liệu định mức:
GIÁO ÁN SỐ : 7 Thời gian thực hiện: 3tiết
Tiết thứ(PPCT): 19-20-21 Thực hiện ngày tháng năm 08
Bài 5: LẮP ĐẶT DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
I/Mục tiêu: Nắm được qui trình lắp đặt dây dẫn và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
Phân biệt được lắp đặt hở và lắp đặt kín
Biết cách lắp đặt dây dẫn
II/Chuẩn bị:
1-Giáo viên: Giáo án
Dây điện, các loại sứ, ống nhựa...
2-Học sinh: Sách vở
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
.
I/Lắp đặt thiết bị điện: