1. Kiến thức
Ôn lại kiến thức :
- Nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
- Hệ thống hóa tính chất vật lí, hoá học của đơn chất và hợp chất trong nhóm halogen và oxi – lưu huỳnh.
2. Kĩ năng
- Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Giải bài tập : xác định thành phần hỗn hợp, tên nguyên tố, bài tập về chất khí
- Áp dụng giải các bài tập dựa vào phương trình đại số, định luật bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4248 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hóa học lớp 11 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 ÔN TẬP
Ngày soạn: 22/8/2010
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Ôn lại kiến thức :
- Nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
- Hệ thống hóa tính chất vật lí, hoá học của đơn chất và hợp chất trong nhóm halogen và oxi – lưu huỳnh.
2. Kĩ năng
- Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Giải bài tập : xác định thành phần hỗn hợp, tên nguyên tố, bài tập về chất khí
- Áp dụng giải các bài tập dựa vào phương trình đại số, định luật bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình.
3. Tình cảm thái độ
II. Chuẩn bị
- Giáo án, nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm về nguyên tử ?
Cho biết cấu tạo nguyên tử ?
Hoạt động 2
Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố sau : 11Na, 13Al, 17Cl, 26Fe
Hoạt động 3
- Nhắc lại khái niêm về liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
Hoạt động 4
- Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học là gì ?
Hs tự thảo luận rồi đưa ra kết quả.
HS thảo luận rồi lên bảng viết cấu hình e
HS đứng lên trả lời các khái niệm về liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
HS trả lời câu hỏi
A. Lý thuyết.
I. Nguyên tử
Gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm
+Vỏ gồm các hạt electron
me : 0,00055u; qe = 1-
+ Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron
* mp = 1u ; qp = 1 +
* mn = 1u ; qn = 0
II. Cấu hình electron nguyên tử
* Cách viết cấu hình electron
III. Liên kết hóa học
1. Liên kết cộng hóa trị
Là lk được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
VD: NaCl
Na+ + Cl- " NaCl
2. Liên kết cộng hóa trị
Là liên kết được hình thành bằng một hay nhiều cặp electron ghép chung
VD: HCl
IV. Tốc độ pư và cân bằng hóa học
* Tốc độ pư là độ biến thiên n.độ của 1 chất pư hoặc sp trong một đơn vị thời gian
* CBHH là t. thái của pư thuận nghịch khi tốc độ pư thuận bằng tốc độ pư nghịch
B. Bài tập
Bài 1 : Hãy so sánh tính chất vật lí và hoá học của axit H2SO4 và HCl
Bài 2 : So sánh lk ion và lk CHT. Trong các chất sau đây, chất nào có lk ion, chất nào có lk CHT : NaCl, HCl, Cl2 ?
Bài 3 : Hãy so sánh các halogen, oxi, lưu huỳnh dựa vào bảng sau :
ND SS
Nhóm X
O - S
1.Các NTHH
2.vị trí
3.Đ2 e lớp ngoài cùng
4.T/c của đơn chất
5.H/c quan trọng
Bài 5 : Hoàn thành các phương trình sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử :
Bài 6 : Cho phương trình hóa học
Phân tích đặc điểm của phảnm ứng điều chế lưu huỳnh trioxit, từ đó cho biết các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng hiệu quả tổng hợp SO3
Bài 7 : Cho 20g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thấy có 11,2 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là bao nhiêu ?
A. 50,0g B. 55,5g C. 60,0g D. 60,5g
Bài 8 : Hoà tan 1,12g kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl thu được 0,448 lit khí (đktc). Kim loại đã cho là :
A. Mg B. Zn C. Cu D. Fe
IV. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 SỰ ĐIỆN LI
Ngày soạn: 24/8/2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Học sinh biết : -Khái niệm về sự điện li, chất điện li
Học sinh hiểu : - Nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Cơ chế của quá trình điện li.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát, so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng suy luận
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Dụng cụ + hóa chất thí nghiệm đo độ dẫn điện và tranh vẽ hình 1.2 và 1.3 SGK.
2.Học sinh : Ôn lại hiện tượng dẫn điện đã được học ở chương trình vật lí 7.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- GV: làm thí nghiệm biểu diễn tính dẫn điện của dung dich . Cũng có thể hướng dẫn, cho HS làm thí nghiệm để rut ra kết luận.
Hoạt động 2
- GV: Đặt vấn đề: Tại sao dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện?
Hoạt động 3
- GV: Đặt vấn đề: Tại sao nước nguyên chất và NaCl khan không dẫn điện, nhưng khi hoà tan NaCl và nước thì được dd dẫn điện?
GV: Điều đó chứng tỏ giữa phân tử nước và tinh thể NaCl có sự tương tác với nhau tạo ra các ion. Ta nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của phân tử nước.
- GV: Khi hòa tan p.tử NaCl vào nước thì có hiện tượng gì xảy ra?
GV: Dùng hình vẽ phóng to, phân tích, giúp HS hiểu rõ quá trình
GV trình bày thêm: Trong dd ion Na+ và Cl – không tồi tại độc lập mà bị các p.tử nước bao vây. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng hiđrat hóa.
- GV nêu vấn đề: Ở trên chúng ta đã thấy các p.tử có lk ion khi tan trong nước điện li thành các ion. Vậy các p.tử có lk CHT trị khi tan trong nước có điện li thành các ion không? Điện li thế nào?
GV: Phân tử ancol etylic, saccarozơ, glixerol là những phân tử p/c rất yếu nên dưới td của các p.tử nước phân cực, chúng không điện li thành các ion được.
HS: Quan sát và rút ra nhận xét, kết luận:
- Dung dịch NaCl dẫn điện.
- Nước cất và dung dịch Saccarozơ không dẫn điện.
HS: Vận dụng kiến thức về dòng điện đã học ở môn vật lí trả lời: Dung dịch axit, bazơ, muối có chứa các tiểu phân mang điện tích và chuyển động tự do (được gọi là các ion). Các phân tử axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion.
HS: Mô tả những đặ điệm cấu tạo của phân tử nước:
- Liên kết O – H là lk CHT phân cực. Cặp e chung bị lệch về phía Oxi.
Nước là p.tử có cực : Ở Oxi có dư điện tích dương còn ở H có dư điện tích âm.
HS: Nhắc lại đặc điểm cấu tạo của tinh thể NaCl: tinh thể ion, các ion Na+ và Cl – phân bố luân phiên đều đặn trên các nút mạng.
HS: Nhắc lại đặc điểm cấu tạo của phân tử HCl: Liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực. Cực dương vềphía H và cực âm về phía Cl.
I. Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm
- Dd axit, dd bazơ, dd muối dẫn được điện.
- NaCl khan, NaOH khan, rượu etylic, glixerol, nước nguyên chất ... không dẫn địên.
2. Nguyên nhân dẫn điện của các dd axit, bazơ và muối trong nước
- Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion làm cho dd của chúng dẫn điện.
- Sự điện li là quá trình phân li các chất thành ion.
- Những chất tan trong nước phân li thành ion gọi là chất đ. li
" Vậy axit, bazơ, muối là những chất điện li.
II. Cơ chế quá trình điện li:
1. Cấu tạo của phân tử nước:
Phân tử nước là phân tử có cực.
2. QT điện li của NaCl trong nước
- Dưới tác dụng của các phân tử nước phân cực, các ion Na+ và Cl – tách ra khỏi tinh thể và đi vào dd.
- Quá trình điện li của NaCl biểu diễn bằng phương trình điện li :
NaCl " Na+ + Cl –
3. Quá trình điện li của HCl trong nước
Dưới sự tương tác của các phân tử nước phân cực, phân tử HCl điện li thành các ion H+ và Cl - .
HCl " H + + Cl-
IV. Củng cố
Phiếu học tập
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được:
A. KCl rắn, khan. B. Nước biển
C. Nước sông, hồ, ao D. Dung dịch KCl trong nước
E. KOH nóng chảy F. HI trong dung môi nước.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự điện li:
Sự điện li là sự cho nhận electron.
Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
Sự điện li là sự phân li một chất thành cation và anion khi chất đó ở trạng thái nóng chảy hoặc tan
trong nước.
Sự điện li là sự hoà tan axit hoặc bazơ hoặc muối vào nước tạo thành dung dịch.
V. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 PHÂN LOẠI CÁC CHẨT ĐIỆN LI
Ngày soạn: 29/8/2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS hiểu : - Thế nào là độ điện li, cân bằng điện li.
- Thế nào là chất điện li mạnh ,chất điện li yếu.
2. Kỹ năng
Vận dụng độ điện li đê biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
II. Chuẩn bị
Giáo viên : - Bộ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch.
- Dung dịch HCl 0,1M và dung dịch CH3 COOH 0,1M.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1/. Ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
a. Sự điện ly, chất điện ly là gì? Những loại chất nào là chất điện ly ?
b. Lấy 3 về chất điện ly và chất không điện ly.
3/. Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- Yêu cầu HS đọc SGK trước và gọi HS lên làm thí nghiệm biểu diễn để nh.xét h.tượng?
- GV K:: các chất khác nhau có khả năng điện ly khác nhau
- - Để chỉ mức độ điện ly ra ion của 1 chất điện ly trong dd, người ta dùng KN độ điện ly.
- Viết biểu thức và giới thiệu các đại lượng " yêu cầu HS nêu khái niệm độ điện ly.
- Dựa vào KN hãy cho biết a có giá trị trong khỏang nào?.
- GV lấy 1 số VD để
Hoạt động 2
_ Phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ có ghi các yêu cầu và yêu cầu học sinh điền vào.
_ GV lưu ý chất điện li mạnh được biễu diễn bănng dấu 1 chiều
_ GV điều khiển học sinh thảo luận nhóm
Hoạt động 3
* Lưu ý: Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều.
- Giải thích cho học sinh biết sự điện li của chất điện li yếu cũng là quá trình thuận nghịch.
- Hãy viết biểu thức hằng số điện li cho quá trình này?
- Giáo viên nêu câu hỏi: Khi pha lõang dd đđl của các cđl li tăng hay giảm? Tại sao?
- Dung dịch HCl bóng đèn sáng rõ hơn so với dung dịch CH3 COOH
- Độ điện ly a của chất điện ly là tỉ số giữa số phân tử phân ly ra ion và tổng số phân tử.
0 < < 1
* KN: Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li ra Ion
= 1
_ HCl, HNO3, H2SO4….
_ NaOH, KOH,Ca(OH)2...
_ NaCl, KNO3, CuSO4
VD:
Na2SO4 à 2Na+ + SO42-
-Là chất tan trong nước chỉ có một phần tử hòa tan phân li ra Ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
0 < a < 1
- CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3,…
- Bi(OH)3, Mg(OH)2…
CH3COOHD CH3COO-+H+
K =
I. Độ điện li
1. Thí nghiệm (SGK)
2. Độ điện li : điện li của một chất là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hoà tan (no)
= 0 < < 1
n : số phân tử phân li ra ion
no : số phân tử hoà tan
II.Chất điện li mạnh và chất điện li yếu
1. Chất điện li mạnh
* Khái niệm : Là chất khi tan trong nứoc các phân tử hoà tan đều phân li ra ion
* Độ điện li = 1
* Các chất điện li mạnh là :
- Các Bazơ mạnh : NaOH, KOH, Ba(OH)2 …
- Các axit mạnh : HCl, HNO3, HClO4 …
- Hầu hết các muối : NaNO3, NaCl, Al(NO3)3 …
2. Chất điện li yếu
* Khái niệm : Là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử số phân tửhoàtan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tửtorng dd
* Độ điện li 0 < < 1
* Các chất điện li yếu là :
- Các axit yếu : CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3 …
- Các bazơ yếu : Bi(OH)3, Mg(OH)2 …
VD:CH3COOH D CH3COO+H+
a) Cân bằng điện li
- Sự điện li của cđl yếu là quá trình thuận nghịch. Cân bằng điện li là cân bằng động.
CH3COOH D CH3COO- + H+
K =
b) Ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li
Khi pha loãng dd thì độ điện li tăng
IV. Củng cố
Tính nồng đọ mol của cation và anion trong các dung dịch sau
a) Ba(NO3)2 0,1M
b) HNO3 0,02M
c) KOH 0,01M
V. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4-5-6 AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
Ngày soạn: 5/9/2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Khái niệm axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và thuyết Bron-stêt.
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính
- Ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
- Muối là gì sự phân li của muối.
2. Kĩ năng
- Vận dụng thuyết axit- bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stêt để phân biệt được axit, bazơ.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit,bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo đn.
- Biết viết phương trình phân li của axit, bazơ và muối.
- Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ ion H+ và ion OH- trong dung dịch.
2. Trọng tâm.
- Axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và thuyết Bron-stêt
- Phương trình phân li của axit, bazơ và muối.
- Hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ: ống nghiệm
- Hoá chất: dung dịch NaOH, HCl, NH3, muối kẽm và quì tím.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ki ểm tra bài cũ: Cho biết độ điện li là gì? Thế nào là cđl mạnh, cđl yếu? Cho 1lit dd chứa 0,1
mol Na3PO4. Tính nồng độ mol của cation kl trong dd.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- GV giới thiệu có 2 quan niệm khác nhau về axit và bazơ.
Viết ptđl của 2 axit và yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra định nghĩa axit theo A-rê-ni-ut.
Viết ptđl của 2 bazơ và yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra đn bazơ theo A-rê-ni-ut.
GV ghi chú t/c của các dd axit và bazơ là do ion H+ và OH-.
Hoạt động 2
- GV dẫn dắt đối với HCl, NaOH chúng chỉ điện li 1 nấc (tương ứng 1 ptđl) cho ra ion H+ và OH-, chúng là các axit và bazơ 1 nấc. - GV viết ptđl của H3PO4 và Mg(OH)2 từ đó yêu cầu học sinh cho biết chúng là axit và bazơ mấy nấc ?
Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa axit và bazơ nhiều nấc
Hoạt động 3
- GV dẫn dắt một số hiđroxit Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 trong nước không chỉ thể hiện tính bazơ mà còn thể hiện tính axit gọi là các hiđroxit lưỡng tính. GV viết ptđl CM tính lưỡng tính của Zn(OH)2. Yêu cầu học sinh viết ptđl của các hiđroxit còn lại.
Hoạt động 4
- Đặt vấn đề : Tại sao đối với NH3 trong p.tử không có nhóm OH nhưng vẫn được xem là một bazơ.
- GV đặt câu hỏi: HCO3- vừa nhận proton, vừa có thể cho proton vậy có phải là chất lưỡng tính không? Viết pứ CM.
Yêu cầu HS rút ra đn clt theo thuyết Bron-stêt.
Đặt câu hỏi: H2O có phải là clt không? Vì sao?
- Chia lớp thành nhóm yêu cầu HS so sánh 2 thuyết để tìm ra ưu điểm của thuyết Bron-stêt.
Hoạt động 5
- Dẫn dắt tiếp: Đối với các axit và bazơ yếu thì qtđl của chúng cũng là qttn và ở ttcb cũng có thể áp dụng biểu thức hscb cho nó. Yêu cầu HS viết ptđl của CH3COOH theo A-rê-ni-ut viết biểu thức tính hscb
GV yêu cầu HS viết ptđl của CH3COOH theo Bron-stêt và viết biểu thức tính hscb. GV giải thích thêm nếu viết ptđ theo Bron-stêt thực chất ra là không thay đổi, H+ và H3O+ là một.
GV kết luận hằng số cân bằng đó gọi là hspl của axit. Hỏi: hằng số phân li của axit phụ thuộc vào các yêu tố nào?
- GV yêu cầu HS viết phương trình điện li của NH3 và CH3COO- và viết biểu thức tính hằng số cân bằng
Hoạt động 6
Cho một số ví dụ về phương trình điện li của muối, yêu cầu HS nhận xét các ion tạo thành, từ đó nêu định nghĩa muối.
Cho ví dụ vài muối tan: NaHCO3, (NH4)2SO4 và yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình điện li.
GV nêu các loại muối và cho ví dụ từng loại.
GV diễn tả sự điện li của từng loại muối trong dung dịch nước và gọi HS lên bảng viết phương trình điện li cho từng loại.
HS chú ý theo dõi.
HS nhận xét: Axit phân li H+, từ đó rút ra đn axit theo thyết A-rê-ni-ut.
HS nhận xét: Bazơ phân li ra OH-, từ đó rút ra định nghĩa bazơ theo thyết A-rê-ni-ut.
HS chú ý và trả lời câu hỏi.
HS nêu định nghĩa.
HS chú ý và lên bảng viết các phương trình điện li.
HS chú ý giải quyết vấn đề và dựa vào ví dụ rút ra định nghĩa axit, bazơ theo thuyết Bron-stêt.
HS trả lời: HCO3- vừa thể hiện tính axit và tính bazơ nên là chất lưỡng tính. HS lên bảng viết ptcm
Từ đó rút ra đn chất lưỡng tính theo thuyết Bron-Stêt.
HS trả lời: là chất lưỡng tính.
HS thảo luận nhóm rút ra ưu điểm.
HS nhớ lại cách tính hằng số cân bằng đã học. HS lên bảng viết phương trình điện li của CH3COOH theo A-rê-ni-ut và viết biểu thức của hằng số cân bằng.
HS lên bảng viết biểu phản ứng và biểu thức tính hằng số cân bằng.
HS chú ý trả lời.
HS lên bảng viết biểu phản ứng và biểu thức tính hằng số cân bằng.
HS nhận xét và nêu định nghĩa hợp chất muối.
HS lên bảng viết phương trình điện li các muối.
HS lên bảng viết phương trình điện li của từng loại muối.
I. Axit và Bazơ theo thuyết A-rê-nut
1. Định nghĩa
- Axit: Là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
CH3COOH D H+ + CH3COO-
- Bazơ: Là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
Ví dụ :
NaOH → Na+ + OH-
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc:
Axit nhiều nấc: Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+.
Ví dụ: H3PO4 là axit 3 nấc:
H3PO4 D H+ + H2PO4-
H2PO4- D H+ + HPO42-
HPO42- D H+ + PO43-
Bazơ nhiều nấc: Những bazơ khi tan trong nước phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH-
Ví dụ: Mg(OH)2 là bazơ 2 nấc:
Mg(OH)2 D Mg(OH)+ + OH-
Mg(OH)+ D Mg2+ + OH-
3. Hiđroxit lưỡng tính:
Là các hiđroxit khi tan trong nước vừa p.li như axit, vừa có thể p.li như bazơ.
Một số hiđroxit lt thường gặp là: Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2.
Ví dụ : Zn(OH)2 lưỡng tính vì:
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH-
H2ZnO2 D 2H+ + ZnO22-.
II. Khái niệm axit và bazơ theo thuyết Bron-stêt
1. Định nghĩa
Axit là chất nhường proton (H+). Bazơ là chất nhận proton.
Axit D Bazơ + H+
* CH3COOH + H2OD H3O+ + CH3COO-
* NH3 + H2O D NH4+ + OH-
* HCO3- + H2O D H3O+ + CO32-
HCO3- + H2O D H2CO3 + OH-.
" HCO3-, H2O : là chất lưỡng tính
2. Ưu điểm của thuyết Bron-stêt. (Sgk)
III. Hằng số phân li của axit và bazơ
1. Hằng số phân li của axit:
Sự điện li của axit yếu trong nước là một quá trình thuận nghịch. Ví dụ:
CH3COOH D H+ + CH3COO- (1)
Hằng số cân bằng :
Ka =
Hay có thể viết theo Bron-stêt:
CH3COOH + H2OD H3O+ + CH3COO- (2).
Ka =
2. Hằng số phân li bazơ
Ví dụ: NH3 và CH3COO- ở trong nước đều là các bazo yếu
NH3 + H2O D NH4+ + OH-
Kb =
CH3COO- + H2O DCH3COOH + OH-
Kb =
IV. Muối
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc ion NH4+) và anion của gốc axit.
VD :
NaHCO3 → Na+ + HCO3
(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42-
* Phân loại
- Muối trung hòa : KCl, NaCl
- Muối axit: NaHCO3, KHCO3
- Muốikép NaCl.KCl;
KCl.MgCl2.6H2O
Muốiphức:
[Ag(NH3)2]Cl,[Cu(NH3)4]SO4
2. Sự điện li của muối trong nước:
Ví dụ:
NaHSO3 → Na+ + HSO3-
HSO3- D H+ + SO32-
- Phức chất khi tan trong nước phân li thành các ion phức, sau đó ion phức phân li ra thành các cấu tử thành phần
VD:
[Ag(NH3)2]Cl→[Ag(NH3)2]++Cl-[Ag(NH3)2]+ D Ag+ + 2NH3
IV. Củng cố
1) Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: K2CO3, NaClO