Giáo án Ngữ văn lớp 11 (Cơ bản): Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo)

Giáo án lớp 11 (Cơ bản) Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo) I.Mục tiêu Giúp HS: 1. Về kiến thức - Nắm vững đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ ( Từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ.) của ngôn ngữ chính luận - Nắm vững đặc trưng cơ bản của PCNNCL: Tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục 2. Về kỹ năng - Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn từ trong văn bản thuộc PCNNCL - Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của đặc trưng cơ bản trong PCNNCL - Viết văn nghị luận CT-XH: Dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản - Rèn luyện kỹ năng sống cơ bản: Tư duy sáng tạo, giao tiếp 3. Về thái độ - Có quan điểm, lập trường chính trị xã hội đúng đắn - Có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ khi viết văn bản CL

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 (Cơ bản): Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16-03-2016 Ngày giảng: 19-03-2016 Giáo án lớp 11 (Cơ bản) Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo) I.Mục tiêu Giúp HS: Về kiến thức Nắm vững đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ ( Từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ..) của ngôn ngữ chính luận Nắm vững đặc trưng cơ bản của PCNNCL: Tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục Về kỹ năng Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn từ trong văn bản thuộc PCNNCL Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của đặc trưng cơ bản trong PCNNCL Viết văn nghị luận CT-XH: Dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản Rèn luyện kỹ năng sống cơ bản: Tư duy sáng tạo, giao tiếp Về thái độ Có quan điểm, lập trường chính trị xã hội đúng đắn Có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ khi viết văn bản CL II.Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị của giáo viên Phương pháp thuyết giảng, phân tích, kết hợp trao đổi, thảo luận Tích hợp phân môn: Làm văn, tiếng việt, đọc văn SGK, giáo án, đọc tài liệu tham khảo Chuẩn bị của HS HS chủ động tìm hiểu bài qua đề bài kiểm tra lần trước SGK, vở ghi, đồ dùng phục vụ học tập III. Tiến trình bài học Ổn định tổ chức lớp học Sĩ số: Lớp 11 Toán:.... Kiểm tra bài cũ (5 Phút) Câu hỏi 1: Hãy nêu các thể loại của văn bản chính luận hiện đại? Câu hỏi 2: Phân biệt nghị luận và chính luận? Tiến trình bài học mới Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung kiến thức cần đạt Ghi chú Đọc ngữ liệu Trà lời câu hỏi Cho HS đọc đoạn văn: “Cao trào kháng Nhật cứu nước” trong SGK tr97 ? Trong văn bản này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ mang màu sắc chính trị, hãy chỉ ra những từ đó? II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Các phương tiện diễn đạt a. Từ ngữ - Các từ ngữ: Thực dân, chân đài chính trị, phát xít, đội quan, biên giới, thống nhất, kháng chiến, công cuộc kháng chiến, nhân dân, quân giải phóng Việt Nam - Lực lượng quân đội Pháp ở Đông Dương: + Thực dân Pháp: Kẻ thù trước khi Nhật đảo chính + Một vài quân đội Pháp/họ: Người Pháp đồng minh với ta chống Nhật + Quân Pháp ở Đông Dương: Chỉ quân đội nói chung, không phân biệt một số lực lượng có thiện chí -Sự thua cuộc của Pháp: + Hạ súng xin hàng + Nhằm biên giới cắm đầu chạy + Bỏ ta chạy Tỏ ý phê phán => Kết luận: -Ngoài vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, VBCL còn dùng nhiều từ ngữ chính trị có liên quan đến lập trường, quan điểm của người sử dụng -Từ ngữ sử dụng linh hoạt, chau chuốt, phong phú -> Tạo độ tin cậy, công khai 25 phút Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi b. Ngữ pháp -Cho HS Tiếp tục tìm hiểu đoạn trích “Cao trào kháng Nhật cứu nước” ? Câu văn trong văn bản có kết cấu như thế nào? -Thành phần câu - Xác định câu chủ đề - Mục đích của việc sử dụng từ nối b. Ngữ pháp - Các câu có đầy đủ thành phần, ngoài ra còn có các thành phần mở rộng - Sắp xếp theo cách quy nạp - Chốt lại vấn đề bằng từ nối: Có thể nói nhằm làm sáng tỏ quan điểm: Bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh của ta nữa => Kết luận: - Kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán loogic thông thường-> Nhằm diễn đạt một ý trọn vẹn, dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc - Sử dụng linh hoạt các kiểu câu nhằm biểu thị các sắc thái, ý nghĩa biểu đạt khác nhau - Thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết: Do vậy, cho nên, vì thế c. Các biện pháp tu từ - Nhắc lại các biện pháp tu từ thường gặp: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc câu, - Cho HS đọc đoạn trích: Việt Nam đi tới c. Các biện pháp tu từ Câu 1: Ẩn dụ: Sinh khí mới= Phát triển tươi đẹp Câu 2: Liệt kê, điệp, lặp cấu trúc câu Câu 3: Điệp ( Lặp ngữ) Câu 4: Ẩn dụ: Căng tràn sức sống = đổi mới Câu 5: Nói cường điệu, phóng đại Câu 6: Điệp từ: Mới, lặp cấu trúc câu =>Kêt luận: - Văn bản chính luận sử dụng rộng rãi, hợp lí các biện pháp tu từ nhằm lập luận thêm hấp dẫn, giàu sức thuyết phục - Ở dạng nói, chú trọng cách phát âm, diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc Suy nghĩ, trả lời câu hỏi 2.Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận - Cho HS trở lại với ví dụ - Giảng: Ở ví dụ: Các từ ngữ được chọn lọc cẩn thận, rõ ràng, không sử dụng phương ngữ do đó thể hiện chính xác quan điểm lập trường của người nói, người viết ? Từ ví dụ, em rút ra được điều gì về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận Cho HS theo dõi ví dụ: Bản tuyên ngôn độc lập ? Cho biết Bác Hồ đã dùng những lí lẽ dẫn chứng nào, tác dụng của lí lẽ dẫn chứng đó ? Từ ví dụ, em rút ra được đặc trưng gì của phong cách ngôn ngữ chính luận c. Tính truyền cảm thuyết phục - Cho HS xem lại ngữ liệu: Việt Nam đi tới ? Từ ví dụ cho thấy đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ chính luận? 2.Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận a. Tính công khai về quan điểm chính trị - Ngôn từ chính luận có chức năng thông tin khách quan và thể hiện thái độ chính trị của người nói (viết) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở - Từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh mơ hồ nghĩa -> Từ ngữ quy định tính công khai về quan điểm chính trị b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận - Bác Hồ đưa ra một câu chủ đề: Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do - Đưa ra các dẫn chức lịch sử: 1776, 1791 để minh chứng, thuyết phục người nghe (đọc) - Sử dụng các từ: Đó là, và, có nghĩa là tạo sự liên kết, logic -> Kết luận: - Lập luận chặt chẽ với các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục - Sử dụng các từ nối -> Ngữ pháp, từ ngữ quy định tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận c. Tính truyền cảm thuyết phục - Ẩn dụ: Tạo ấn tượng - Điệp, liệt kê: Tạo khí thế cảm xúc hân hoan - Phóng đại, cường điệu: Truyền cảm hứng mãnh liệt về những đổi mới, từ đó tự hào về đất nước -> Giọng văn trở nên sinh động, hấp dẫn, tránh sự nhàm chán => Kết luận: -Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày , thuyết phục, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (nghe) - Các biện pháp tu từ góp phần thể hiện tính truyền cảm, hấp dẫn Làm bài tập Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập SGK Hướng dẫn HS sáng tạo văn bản -Yêu cầu: + Sử dụng từ ngữ rõ ràng, mạch lạc + Lập luận chặt chẽ + Bám sát nội dung đề: Tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc xây dựng đất nước ? Xác định nội dung trọng tâm của câu nói IV. Luyện tập Bài 1: Đoạn văn sử dụng: -Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai códùng -Liệt kê -Ngắt đoạn câu (Phối hợp với các phép tu từ trên để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ. Bài 2: Gợi ý: -Luận cứ: Ở thời điểm nào thì Thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước -Luận chứng: + Thế hệ thanh niên trong CM tháng 8 + Thế hệ TN trong kháng chiến chống Pháp-Mỹ +Thế hệ thanh niên trong công cuộc hội nhập ->Kết luận: Thanh niên phải học tập để gây dựng đất nước Bài 3: -Luận điểm: Yêu nước là yêu những điều gần gũi, nhỏ bé nhất -Luận chứng: +Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực, nhỏ bé +Lòng yêu nước trở thành thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi con người +Yêu nước là phải bảo vệ, xây dựng đất nước 10 phút Sơn Tây, ngày 16 tháng 03 năm 2016 Phê duyệt của GV hướng dẫn Người soạn Nguyễn Thị Hồng Hải Nguyễn Thị Như Mai
Tài liệu liên quan