Giáo án Tin học 10 bài 2: Thông tin và dữ liệu (tiết 1/2)

§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 1/2) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Thông tin và dữ liệu. 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ 2.1. Kiến thức: - Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính. - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. - Hiểu đơn vị đo thông tin là Bit và các đơn vị bội của Bit. 2.2. Kĩ năng: Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy Bit. 2.3. Thái độ: Rèn luyện cho HS phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học, ham hiểu biết, say mê môn học.

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 bài 2: Thông tin và dữ liệu (tiết 1/2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2015 Ngày dạy: 29 /08/2015 Lớp dạy: 10B1 §2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 1/2) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Thông tin và dữ liệu. 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ 2.1. Kiến thức: Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính. Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. Hiểu đơn vị đo thông tin là Bit và các đơn vị bội của Bit. 2.2. Kĩ năng: Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy Bit. 2.3. Thái độ: Rèn luyện cho HS phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học, ham hiểu biết, say mê môn học. 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Nội dung Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu Câu hỏi / bài tập định tính - Nhận biết được k/n thông tin và DL. - Chỉ ra được dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. Bài tập định lượng - Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và DL. - Hiểu và đưa ra một số ví dụ về thông tin và DL trong thực tế. Bài tập thực hành 2. Đơn vị đo lượng thông tin. Câu hỏi / bài tập định tính - Nhận biết được mọi sự vật đều có khối lượng thì thông tin cũng vậy. - Hiểu được thông tin có các đơn vị đo Bit, Byte, KB, MB, GB, TB, PB. . Bài tập định lượng - Biết được tầm quan trọng của các đơn vị đo thông tin. - Làm được một số bài tập về đo lượng thông tin. - HS có thể kiểm tra dung lượng của một bài hát, 1 đoạn phim, 1 file bất kỳ, một thư mục có dung lượng là bao nhiêu? Bài tập thực hành 3. Các dạng thông tin. Câu hỏi / bài tập định tính - Nhận biết được các dạng thông tin. - Hiểu được thông tin này rất gần gủi với chúng ta. Bài tập định lượng - Biết được các dạng thông tin cụ thể. - Hiểu được sự phát triển của KHKT, trong tương lai con người sẽ có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác. - HS đưa ra được 1 số ví dụ về thông tin thường gặp trong thực tế. Bài tập thực hành 4. Mã hoá thông tin trong máy tính. Câu hỏi / bài tập định tính - Nhận biết máy tính chỉ hiểu 2 trang thái: 0 và 1. - Vì máy tính chỉ hiểu 2 trạng thái 0 và 1 nên mới mã hó thông tin. Bài tập định lượng - Biết được vai trò của mã hóa thông tin. - Hiểu được nếu không mã hóa thông tin thì máy tính không thể hiểu và xữ lý được. - Đưa ra 1 số ví dụ mã hóa thông tin đã gặp trong thực tế. Bài tập thực hành 4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới: Biết thông tin luôn gắn với một đối tượng nhất định, nghĩa là ta luôn nói thông tin về một đối tượng (hay thực thể) nào đó; Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó. Biết trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào trong máy tính Biết và nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. Biết đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu I. Khái niệm thông tin và dữ liệu: · Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó. Ví dụ: – Bạn Hoa 16 tuổi, nặng 50Kg, học giỏi, chăm ngoan, đó là thông tin về Hoa. · Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. Đặt vấn đề: Đối tượng nghiên cứu của Tin học là thông tin và MTĐT. Câu hỏi: Vai trò của thông tin là gì? Câu hỏi: Thông tin muốn máy tính xử lý được thì phải làm gì? Vậy thông tin là gì? nó được đưa vào trong máy tính ntn? · Tổ chức các nhóm nêu một số ví dụ về thông tin. · Muốn đưa thông tin vào trong máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trả lời: Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết Trả lời: Phải được đưa vào MTĐT · Các nhóm thảo luận và phát biểu: – Nhiệt độ em bé 400C cho ta biết em bé đang bị sốt. – Những đám mây đen trên bầu trời báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo thông tin II. Đơn vị đo thông tin: · Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit (viết tắt của Binary Digital). Đó là lượng TT vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện của 2 trạng thái đó là như nhau. Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 và 1. Đặt vấn đề: Muốn MT nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ TT về đối tượng nầy. Có những TT luôn ở một trong 2 trạng thái. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn TT trong MT. Câu hỏi: Một bóng đèn có bao nhiêu trạng thái? Đó là những trạng thái nào? Câu hỏi: Một mạch điện có bao nhiêu trạng thái, đó là những trạng thái nào? · Cho HS nêu 1 số VD về các thông tin chỉ xuất hiện với 1 trong 2 trạng thái. · Hướng dẫn HS biểu diễn trạng thái dãy 8 bóng đèn bằng dãy bit, với qui ước: S=1, T=0. Trả lời: Có hai trạng thái -Sáng -Tắt Trả lời: Có hai trạng thái -Đóng -Mở · HS thảo luận, đưa ra kết quả: – công tắc bóng đèn – giới tính con người · Các nhóm tự đưa ra trạng thái dãy bóng đèn và dãy bit tương ứng. · Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin: – 1B (Byte) = 8 bit – 1KB (kilo byte) = 1024 B – 1MB = 1024 KB – 1GB = 1024 MB – 1TB = 1024 GB – 1PB = 1024 TB Hoạt động 3: Giới thiệu các dạng thông tin III. Các dạng thông tin: · Có thể phân loại TT thành loại số (số nguyên, số thực, ) và phi số (văn bản, hình ảnh, ). · Một số dạng TT phi số: – Dạng văn bản: báo chí, sách, vở – Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, – Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, Câu hỏi: Thông tin các em nhận được dưới các hình thức nào? -Dạng văn bản -Dạng âm thanh -Dạng hình ảnh Câu hỏi: Trong các dạng trên thì dạng nào tin học chưa thu thập và xử lý được · Cho các nhóm nêu VD về các dạng thông tin. Mỗi nhóm tìm 1 dạng. GV minh hoạ thêm 1 số tranh ảnh. Trả lời: -Các thông tin trên báo, sách vở... ta có thể đọc được là dạng VB, ta có thể xem được là dạng hình ảnh -Ta có thể nghe nhạc, tiếng nói của con người... là dạng âm thanh -Ta có thể ngửi được: Dnạg mùi vị Trả lời: Dạng mùi vị · Các nhóm dựa vào SGK và tự tìm thêm những VD khác. Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học – Trong tương lai, máy tính có khả năng xử lí các dạng thông tin mới khác. – Tuy TT có nhiều dạng khác nhau, nhưng đều được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở một dạng chung – mã nhị phân. · GV hướng dẫn HS thấy được hướng phát triển của tin học. III.Hoạt động củng cố: Nhắc lại khái niệm thông tin, dữ liệu, các đơn vị đo thông tin, các dạng dữ liệu, quá trình mã hoá thông tin dạng văn bản. IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Học các nội dung: Khái niệm thông tin và dữ liệu, đơn vị đo thông tin, các dạng thông tin. Chuẩn bị bài mới: Mã hoá thông tin, Hệ đếm là gì? Cách biểu diễn thông tin dạng số nguyên và số thực trong MTĐT – Bài 1, 2 SGK – Cho một vài ví dụ về thông tin. Cho biết dạng của thông tin đó? – Đọc tiếp bài "Thông tin và dữ liệu"
Tài liệu liên quan