Giáo án Tin học 10 tiết 8: Bài thực hành 2: Làm quen với máy tính (t1/2)

Tiết 8 BTTH 2: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH (T1/2) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Thực hành làm quen với máy tính. 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: – Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, ổ đĩa, cổng USB; Kĩ năng: – Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím. Thái độ: – Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người. 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 8: Bài thực hành 2: Làm quen với máy tính (t1/2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4- Tiết 8 Ngày soạn: 25/08/2015 Ngày dạy: Lớp dạy: 10B1 Tiết 8 BTTH 2: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH (T1/2) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Thực hành làm quen với máy tính. 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: – Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, ổ đĩa, cổng USB; Kĩ năng: – Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím. Thái độ: – Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người. 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Nội dung Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Làm quen với máy tính. Câu hỏi / bài tập định tính - Biết các bộ phận chính của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Bài tập định lượng Bài tập thực hành - Quan sát và nhận biết các thiết bị máy tính. - Biết thao tác khởi động máy. - Hiểu và lắp ráp đúng các bộ phận của máy tính. 2. Sử dụng bàn phím Câu hỏi / bài tập định tính - Nhận biết các phím. - Bàn phím là thiết bị vào. Bài tập định lượng - Phân được phím chức năng và phím ký tự. Bài tập thực hành - Thực hiện các thao tác, trên bàn phím. 4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và các thiết bị ngoại vi của máy tính. Thực hiện được khởi động/tắt máy tính đúng quy trình. Hiểu và có ý thức chấp hành nội quy phòng máy. Làm quen với bàn phím: Nhận dạng được vùng phím. Biết cách gõ phím. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với máy tính 1. Làm quen với máy tính · Các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác như : ổ đĩa, bàn phím, màn hình, máy in, nguồn điện, cáp nối, cổng USB, .. · Cách bật/tắt một số thiết bị như máy tính, màn hình, máy in, ® Không nên bật/tắt máy tính và các thiết bị nhiều lần trong phiên làm việc. ® Trước khi tắt máy phải đóng tất cả các chương trình ứng dụng đang thực hiện. · Cách khởi động máy. + Cách 1: Bật nút Power. + Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del. + Cách 3: Ấn nút Reset. · GV sử dụng máy tính (hoặc tranh minh hoạ) để giới thiệu và hướng dẫn cho hs quan sát và nhận biết một số bộ phận của máy tính. -CPU, Ram, Rom, Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa CD, Đĩa USB, Màn hình, Máy in, Máy quét Modem, Bàn phím, Chuột... · GV hướng dẫn cách bật tắt an toàn máy tính và các thiết bị ngoại vi: + Bật các thiết bị ngoại vi (màn hình, máy in) trước, bật máy tính sau. + Tắt theo thứ tự ngược lại. · GV hướng dẫn và giải thích khi nào nên dùng cách khởi động nào. · HS chỉ ra các thiết bị và phân loại. HS:Quan sát và nhận biết các thiết bị này. Lắp ráp đúng các bộ phận của máy tính. Theo sự hướng dẫn cử giáo viện. HS tiến hành khởi động máy để bắt đầu làm việc. Sau khi khởi động nóng xong, HS tiến ha hành khởi động lại máy tính theo các bước mà GV đã hướng dẫn HS xem các hiện tượng xẩy ra trên màn hình, bàn phím, ổ đĩa, CPU và viết vào bảng tường trình · HS ghi chép các bước và thao tác đồng loạt một lần. (HS đã biết hướng dẫn cho những bạn chưa biết). HS theo sự hướng dẫn của giáo viên để tiến hành tắt máy. Có thể chọn lần lượt các mục Stand by, Restart, Restart in MS_DOS mode, Shut down. Quan sát hiện tượng và kết quả của các thao tác trên. Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bàn phím 2. Sử dụng bàn phím a) Các nhóm phím: · Nhóm chữ cái. · Nhóm chữ số. · Nhóm các dấu. · Nhóm phím điều khiển. · Nhóm phím chức năng. b) Cách gõ phím: Phân biệt việc gõ một phím và một tổ hợp phím: + Nhóm phím 1 chức năng: gõ bình thường. + Nhóm phím 2 chức năng: chức năng hàng dưới: gõ bình thường; chức năng hàng trên: ấn giữ phím Shift và gõ phím. + Tổ hợp 2 phím: Ấn giữ phím thứ nhất, gõ phím thứ hai. + Tổ hợp 3 phím: Ấn giữ 2 phím đầu, gõ phím thứ ba. · GV sử dụng bàn phím (hoặc tranh minh hoạ) để giới thiệu vị trí, chức năng các nhóm phím. · GV đưa ra một số yêu cầu gõ phím, các nhóm trình bày thao tác. VD muốn có: $ ® ấn giữ Shift, gõ $ (hoặc 4) VD muốn gõ Ctrl + B ® ấn giữ Ctrl, gõ B VD muốn gõ Ctrl + Q + A ® ấn giữ Ctrl + Q, gõ A · HS theo dõi và ghi chép. · Các nhóm trình bày cách thực hiện của mình. Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học · GV cho các nhóm nêu lại cách thực hiện một số công việc: khởi động máy, tắt máy, cách gõ phím. · Các nhóm trình bày nhận biết của mình. III. BÀI TẬP VỀ NHÀ – Đọc kĩ hướng dẫn để tiết sau thực hành ở phòng máy. GV nhắc lại nội qui phòng máy, nhấn mạnh thái độ nghiêm túc khi thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tài liệu liên quan