I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch.
- Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Biết các thành phần cơ sở của Pascal: bảng chữ cái, tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
2. Kĩ năng: Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Về tư duy và thái độ
Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học nhằm giải các bài toán thực tiễn ngày càng phức tạp.
Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Trường THPT Nam Yên Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch.
- Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Biết các thành phần cơ sở của Pascal: bảng chữ cái, tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
2. Kĩ năng: Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Về tư duy và thái độ
Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học nhằm giải các bài toán thực tiễn ngày càng phức tạp.
Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ
? Phân biệt giữa Hằng và Biến? Cho một số biến đúng?
HS1: trả lời
? Đâu là từ khóa trong các tên sau đây?
Integer Begin Do int chan tong
- Nhận xét, đánh giá cho điểm
Hs2: trả lời (Begin và Do)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
ĐVĐ: Trước khi giải bài tập trong SGK, các em tự ôn lại một số kiến thức mà chúng ta đã học ở các bài trước dựa trên yêu cầu của câu hỏi trang 13 SGK.
?Câu 1: Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung hướng dẫn cho học sinh trả lời câu 1:
@ Câu 1:Ngôn ngữ bậc cao
+ gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn,
+ không phụ thuộc vào phần cứng máy tính và một chương trình có thể thực hiện trên nhiều máy tính khác nhau;
+ dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp;
+ cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuộc toán.
?Câu 2: Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?
Phân tích câu trả lời của học sinh.
@Câu 2:
Trình biên dịch: duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không? dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau khi cần thiết.
Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc báo lỗi nếu không dịch được.
{?Chương trình dịch
Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy}
?Câu 3: Hãy cho biết các điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn? Viết 3 tên đúng quy tắc trong Pascal?
- Gọi hs trả lời và cho ví dụ
- Phân tích câu trả lời của học sinh.
@Câu 3: Tên dành riêng không được dùng khác với ý nghĩa đã xác định, tên chuẩn có thể dùng với ý nghĩa khác.
Hoặc {Người sử dụng có thể định nghĩa lại các tên chuẩn, dùng tên chuẩn vào việc khác (nếu muốn). Còn từ khoá thì bị nghiêm cấm dùng vào việc khác trái với quy định}
VD:
Tên dành riêng trong Pascal: program, uses, const, type, var, begin, end.
Tên chuẩn: trong Pascal abs, integer.
?Nêu lại quy tắc đặt tên trong Pascal?
- Gọi 3 học sinh lên bảng cho ví dụ về tên do người lập trình đặt.
*Nhận xét, sửa chữa, góp ý
?Câu 4: Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Pascal và chỉ rõ lỗi trong từng trường hợp:
- Nhận xét, giải thích
Câu 4:
1
150.0
hằng số
2
–22
hằng số
3
6,23
K
4
‘43’
hằng xâu
5
A20
K
6
1.06E-15
hằng số
7
4+6
b/thức hằng
8
‘C
K
9
‘TRUE’
hằng xâu
- HS đọc yêu cầu của câu hỏi và bài tập cuối chương trang 13 SGK.
I- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
I- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
I- HS suy nghĩ, trả lời, giải thích
I- HS lên bảng cho VD
-Trả lời giải thích từng câu một
-Gọi HS lên bảng
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI (5phút)
Câu hỏi & BT về nhà
Xem trước Chương 3 gồm các bài: Cấu trúc chương trình và Một số kiểu dữ liệu chuẩn. Xem trước nội dung phụ lục B phần 3: Một số kiểu dữ liệu chuẩn. (trang 129 Sgk)
BT KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM CUỐI CHƯƠNG (15 phút)
Câu 1:Chương trình viết bằng hợp ngữ không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
Ngắn gọn hơn so với chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao.
Tốc độ thực hiện nhanh hơn so với chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao.
Diễn đạt gần với ngôn ngữ tự nhiên.?
Sử dụng trọn vẹn các khả năng của máy tính
Câu 2: Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
Không phụ thuộc vào loại máy, chương trình có thể thực hiện trên nhiều loại máy.
Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và nâng cấp.
Kiểu dữ liệu cà cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán.
Máy tính có thể hiểu và thực hiện trực tiếp chương trình này.?
Câu 3: Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau?
Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa. C. Phát hiện được lỗi cú pháp.
Thông báo lỗi cú pháp. D. Tạo được chương trình dịch.
Câu 4: Nhận biết đúng/sai trong Pascal?
STT
Tên biến
Đúng(Đ)/Sai(S)
1
1hoten
S
2
Hoten
Đ
3
Ho ten
S
4
Ho_ten
Đ
5
Ho-ten1
S
6
Hoten1
Đ
Câu 5: Ghép mỗi câu ở cột 1 với một câu thích hợp ở cột 2 trong bảng sau.
Cột 1
Cột 2
(1) Biên dịch
(A) là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
(2) Thông dịch
(B) dịch và thực hiện từng câu lệnh, nếu còn câu lệnh tiếp theo thì quá trình này còn tiếp tục.
(3) Chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao.
(C) là những đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
(4) Biến
(d) dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
(5) Hằng
(E) phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.