§ 3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Tiết 4 § 4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
I. Xác định mục tiêu:
1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Cấu trúc chương trình – Một số KDL chuẩn
2. Xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
§ 3:
Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình
Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần
Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản
§ 4:
Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic
Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản
* Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh biết được cấu trúc một chương trình trong NNLT Pascal.
* Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức đúng đắn từng thao tác cụ thể
4 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 bài 3 + 4: Cấu trúc chương trình. Một số kiểu dữ liệu chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
---------- & ----------
Ngày soạn :10/08.................
Lớp dạy: 11B1, 2, 3, 4, 5, 8
Ngày giảng :..........................
§ 3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Tiết 4
§ 4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
I. Xác định mục tiêu:
1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Cấu trúc chương trình – Một số KDL chuẩn
2. Xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
§ 3:
Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình
Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần
Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản
§ 4:
Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic
Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản
* Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh biết được cấu trúc một chương trình trong NNLT Pascal.
* Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức đúng đắn từng thao tác cụ thể
3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Cấu trúc chung
Câu hỏi/ bài tập định tính
- HS biết được cấu trúc của một chương trình đơn giản
Câu hỏi/ bài tập định lượng
2. Các thành phần của chương trình.
Câu hỏi/ bài tập định tính
- Hiểu được các thành phần của một chương trình
Câu hỏi/ bài tập định lượng
- Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện
3. Một số kiểu dữ liệu chuẩn
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết được một số KDL chuẩn đơn giản
Câu hỏi/ bài tập định lượng
Xác định được KDL cần khai báo trong chương trình
4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới:
Xác định được cấu trúc của một chương trình đơn giản trong NNLT Pascal
II. Phương pháp dạy học: Gợi mở, nêu vấn đề
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1. GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên,
2. HS: Vở ghi chép, sách giáo khoa,
IV. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Không
Đặt vấn đề, giới thiệu bài mới
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức – kĩ năng cơ bản
1. Ổn định lớp
2. Nội dung bài mới:
* HĐ 1:
GV: Cấu trúc của một bài tập làm văn gồm có mấy phần?
HS: 3 phần
GV: Chương trình trong ngôn ngữ lập trình gồm 2 phần
GV: Để mô tả cú pháp của NNLT ta dùng ngôn ngữ tự nhiên, qui ước:
[ ]: phần có thể có hoặc không
: diễn giải bằng NN tự nhiên
GV: Theo em, phần khai báo làm nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời
GV: Phần này bắt buộc luôn có hay không?
HS: Không bắt buộc
GV: PROGRAM thuộc loại tên nào?
HS: Tên dành riêng
GV: có phải tuân theo qui tắc đặt tên không?
HS: phải tuân theo qui tắc đặt tên của TP
GV: Gọi HS cho ví dụ tương tự
HS: Thực hiện
GV: Thư viện chương trình thường chứa những đoạn chương trình lập trình sẵn giúp người lập trình thực hiện một số công việc thường dùng
GV: Muốn sử dụng các đoạn chương trình đó phải khai báo tên thư viện chứa nó trước khi dùng
GV: Khai báo thư viện có tên CRT?
HS: Trả lời
GV: Khai báo hằng là việc đặt tên cho hằng để tiện sử dụng và phải tránh việc lặp lại nhiều lần cùng một hằng trong chương trình
GV: Lập trình bằng NN nào cần tìm hiểu cách khai báo hằng của ngôn ngữ đó
GV: Có thể dùng một từ khoá để khai báo nhiều giá trị hằng
GV: Cho ví dụ và HS xác định loại hằng
HS: Trả lời và ghi vào vở
GV: Thế nào là biến?
HS: Trả lời
GV: Tại sao, tại mỗi thời điểm biến chỉ nhận được một giá trị?
HS: Trả lời
GV: Mọi NNLT khac nhau có cách tổ chức chương trình khác nhau, thường thì phần thân chứa các câu lệnh của chương trình
GV: Các thành phần trong VD1, chương trình đúng hay sai. Nếu đúng có kết quả như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Đưa VD trong SGK để HS nhận biết được các thành phần trong một chương trình
* HĐ 2:
GV: Trong toán học, để thực hiện được tính toán ta cần phải có các tập số. Đó là các tập số nào?
HS: Trả lời
GV: Tương tự, trong NN Pascal, để lập trình giải quyết các bài toán cần có các tập hợp số, mỗi tập hợp có một giới hạn nhất định
GV: NNLT nào cũng đưa ra một số kiểu dữ liệu chuẩn đơn giản, từ những kiểu đơn giản này có thể xây dựng thành những kiểu DL phức tạp hơn
GV: Kiểu dữ liệu nào cũng có miền giới hạn của nó
GV: Tuỳ thuộc vào NNLT mà tên của cá kiểu dữ liệu khác nhau và miền giá trị cuãng khác nhau.
GV: Với mỗi kiểu dữ liệu, người lập trình cần ghi nhớ tên kiểu, miền giá trị và số lượng ô nhớ để lưu một giá trị thuộc kiểu đó
GV: Trong lập trình nói chung, kiểu kí tự thường là tập các kí tự trong các bảng mã kí tự.
GV: Kiểu kí tự sử dụng bao nhiêu byte để lưu trữ?
HS: 1 Byte
GV: Kiểu logic thường chỉ có 2 giá trị. Mỗi NN khác nhau lại có cách mô tả kiểu logic khác nhau
§ 3.
Cấu trúc chương trình
1. Cấu trúc chung:
Mỗi chương trình nói chung gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân
Cấu trúc của một chương trình được mô tả như sau:
[ ]
2. Các thành phần của chương trình:
a. Phần khai báo:
* Khai báo tên chương trình:
PROGRAM ;
Trong đó:
- PROGRAM: tên dành riêng
- : tên do người lập trình đặt
Vd:
Program giai_ptbac2;
* Khai báo thư viện:
USES ;
Vd:
Uses CRT;
- Muốn xoá màn hình, phả sử dụng lệnh CLRSCR; trong thư viện CRT
* Khai báo hằng:
CONST = ;
Vd:
Const N = 100;
Ok = ‘True’;
Pi = 3.14;
* Khai báo biến
- Mọi biến trong chương trình phải được đặt tên và phải khai báo để chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lý
- Biến chỉ nhận được một giá trị gọi là biến đơn
b. Phần thân:
Trong Pascal, có cấu trúc:
BEGIN
[ ];
END.
3. Ví dụ chương trình đơn giản:
VD1:
Begin
End.
VD2:
Program vi_du_2;
Begin
Writeln (‘ Xin chao cac ban’);
Writeln (‘ Moi lam quen voi Pascal’);
End.
§ 4.
Một số kiểu dữ liệu chuẩn
1. Kiểu nguyên:
Kiểu
Số byte
Miền giá trị
Byte
1
0 .. 255
Integer
2
-215 +215 – 1
Word
2
0 216 -1
Longint
4
-231 231 - 1
2. Kiểu thực:
Kiểu
Số byte
Miền giá trị
Real
Extended
3. Kiểu kí tự:
- Tên kiểu: CHAR
- Miền giá trị: Là các kí tự trong bảng mà ASCII
4. Kiểu logic:
- Tên kiểu: BOOLEAN
- Miền giá trị: TRUE và FALSE
IV. Củng cố kiến thức và dặn dò
Cấu trúc chương trình của NNLT: phần khai báo và phần thân
Phần khai báo: dạng khai báo tên chương trình, thư viện, hằng trong NN Pascal
Cấu trúc của phần thân trong NN Pascal
Các kiểu dữ liệu chuẩn: Tên kiểu, số byte, miền giá trị của từng kiểu
V. Rút kinh nghiệm: