Giáo án Tuần 20 - Lớp 4

Môn: Tập đọc Tiết 39 BÀI: BỐN ANH TÀI (tt) (Truyện dân tộc Tày) I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK). KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; Hợp tác; Đảm nhận trách nhiệm (Trình bày ý kiến cá nhân; Trải nghiệm; Đóng vai). II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ (hoặc băng giấy). III. Các hoạt động dạy học

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 20 - Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Thứ hai, ngày 11 tháng 01 năm 2016 Môn: Mĩ thuật (GVBM) ========================= Môn: Tập đọc Tiết 39 BÀI: BỐN ANH TÀI (tt) (Truyện dân tộc Tày) I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK). KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; Hợp tác; Đảm nhận trách nhiệm (Trình bày ý kiến cá nhân; Trải nghiệm; Đóng vai). II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ (hoặc băng giấy). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người + Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? + Bố giúp trẻ những gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài HĐ1: Luyện đọc - GV hoặc HS chia đoạn: 2 đoạn - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: - GV giải nghĩa một số từ khó: - GV đọc diễn cảm cả bài HĐ2: Tìm hiểu bài + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? + Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh + Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh. + Ý nghiã của câu chuyện này là gì? - Liện hệ giáo dục (Lồng ghép GDKNS): HĐ3: Đọc diễn cảm - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2 - Đọc mẫu đoạn văn. - Theo dõi, uốn nắn - Nhận xét. 4. Củng cố - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học? 5. Dặn dò, nhận xét - Dặn HS về nhà học bài, Chuẩn bị bài” Trống đồng Đông Sơn” - Nhận xét tiết học. - Hát – báo cáo sĩ số + Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc. + Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - HS luyện đọc câu văn dài - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: + Anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ - Đọc thầm đoạn 2 để trả lời các câu hỏi: + Có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc. + Yêu tinh tò đầu vào quy hàng. + Anh em Cẩu Khây đoàn kết, có sức khoẻ, có tài năng phi thường, có lòng dũng cảm + Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân làng của anh em Cẩu Khây. - HS đọc toàn bài. - Luyện đọc theo nhóm đôi - Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. - Bình chọn người đọc hay. Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân làng của anh em Cẩu Khây ================================= Môn: Toán Tiết 96 BÀI: PHÂN SỐ I. Mục tiêu Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số. * Bài 1, bài 2 II. Đồ dùng dạy - học - Các hình minh hoạ như SGK tr.106, 107. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ “Luyện tập” Gọi 2 HS lên bảng tính diện tích HBH khi biết chiều cao và cạnh đáy lần lượt là: a) 3cm,8cm b) 5dm, 10dm => GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp 1. Giới thiệu phân số - GV treo lên bảng hình tròn (như SGK) hướng dẫn HS quan sát một hình tròn: + Hình tròn đã được chia thành mấy phần bằng nhau? + Có mấy phần được tô màu? - GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn. - Năm phần sáu viết thành (viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5. - GV yêu cầu HS đọc và viết . - GV giới thiệu tiếp: Ta gọi là phân số, 5 là tử số, 6 là mẫu số. + Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở đâu? + Mẫu số của phân số cho em biết điều gì? => GV nêu: Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn phải khác 0. + Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu? + Tử số cho em biết điều gì? => Gv nêu: Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu. - GV đưa ra hình tròn (như SGK) và hỏi: + Đã tô bao nhiêu phần của hình tròn? Hãy giải thích? + Nêu tử số và mẫu số của phân số ? - GV tiến hành tương tự với các phân số: rồi cho HS tự nêu nhận xét. => GV nhận xét: ;;... là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang. 2. Luyện tập – Thực hành HĐ2: Cá nhân Bài 1: - Gọi HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình. => GV nhận xét Bài 2: - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập. Gọi 2HS lên bảng làm bài. Phân số Tử số Mẫu số 6 11 8 10 5 12 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét 4. Củng cố - GV tóm tắt nội dung kiến thức vừa học. * BT nâng cao: Dùng các số 0; 35; 137 để viết các phân số, mỗi số viết một lần. - Gọi HS nêu 1 phân số và cho biết tử số và mẫu số của phân số đó. 5. Dặn dò, nhận xét - Dặn HS về làm lại bài vào vở (nếu chưa xong), làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. a. S = 3 x8 = 24 (cm2) b. S = 5 x 10 = 50 (dm2) - Nhận xét bài làm của bạn. - HS quan sát hình. + 6 phần bằng nhau. + 5 phần. - HS lắng nghe. - HS viết và đọc năm phần sáu. - 2- 3 HS nhắc lại. + Viết ở dưới vạch ngang. + Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. - HS lắng nghe. + Viết ở trên vạch ngang. + Có 5 phần bằng nhau được tô màu. - HS lắng nghe. + Đã tô hình tròn. Vì hình tròn được chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần. + Phân số có tử số là 1 và mẫu số là 2. - HS cũng nêu và giải thích. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS lần lượt báo cáo trước lớp các phân số: . - Lớp làm bài vào SGK (dùng bút chì) Phân số Tử số Mẫu số 3 18 18 25 12 55 - Lớp nhận xét, sửa sai. - HS làm vào vở - nêu kết quả - Nhận xét, sửa chữa Buổi chiều THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 tiết) I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng đoạn, bài tập đọc đã học trong tuần và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng tốc độ qui định. - Viết đoạn văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích. II. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài dạy a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - Hỏi: Nội dung nói lên điều gì? * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. * Viết chính tả - GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu. * Soát lỗi và nhận xét bài chính tả c) Viết đoạn văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích. - Tổ chức cho HS đọc đoạn văn đã viết. - Nhận xét, góp ý. 2. Củng cố, dặn dò, nhận xét - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học; Tìm đọc tham khảo một số bài văn mẫu. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - HS TLCH. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nghe GV đọc và viết bài. - HS dùng bút chì, đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - HS làm bài vào vở - HS đọc bài viết trước lớp - Trình bày kết quả - nhận xét - sửa chữa. =================================== Môn: Thể dục (GVBM) =================================== THỰC HÀNH TOÁN (2 tiết) I. Mục tiêu Thực hành, vận dụng phân số và phép chia số tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài dạy a) Giới thiệu bài b) Thực hành Bài 1: (Bài 322 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 99) Bài 2: Toán văn (Bài 325 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 99) Bài 3: Toán văn (Bài 326 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 99) Bài 4: (Bài 329 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 99) 2. Củng cố, dặn dò, nhận xét - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS xem lại các tính chất đã học. - Nhận xét tiết học. - HS tìm và nêu hướng làm bài. - HS làm bài tập vào vở. - Chữa bài. ================================== Thứ ba, ngày 12 tháng 01 năm 2016 Môn: Chính tả (Nghe – viết) Tiết 20 BÀI: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I. Mục tiêu - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn. II. Đồ dùng dạy - học - Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a hay b, 3a hay b. - Tranh minh họa 2 truyện ở BT3. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 3. - Nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc bài viết. + Nêu nội dung của bài viết? * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. * Viết chính tả: - GV đọc bài cho HS viết. - GV đọc cho HS soát bài. - GV thu vở, chấm bài. - Nhận xét và sửa sai những lỗi cơ bản. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Điền vào chỗ trống. b) uốt hay uốc. - Nêu yêu cầu BT. - GV chốt lại lời giải đúng. Cuốc, buộc, thuốc, chuột. Bài 3: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống a) Tiếng có âm đầu tr hay ch. - Nêu yêu cầu BT, hướng dẫn quan sát tranh minh họa để hiểu thêm nội dung mẩu chuyện. - GV chốt lại lời giải đúng - Chuyện có tính khôi hài chỗ nào? 4. Củng cố - Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt. 5. Dặn dò, nhận xét - Yêu cầu HS nhớ 2 truyện để kể lại cho người thân nghe; nhắc những em hay viết sai chính tả về nhà viết lại lần nữa những từ ngữ đã được ôn luyện. - Nhận xét tiết học. - Hát – báo cáo sĩ số - HS lên bảng. 1. Nghe – viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp + Nói lên sự ra đời của chiế lớp xe đạp. + Luyện viết từ khó: nẹp sắt, Đân – lớp, suýt ngã, - HS viết bài. - Trao vở soát bài. - Nộp vở cho HS chấm. - HS sửa sai trong bài của mình. - Đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở. - Từng em đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét. - Vài em thi đọc thuộc lòng khổ thơ. - Làm bài vào vở. - Từng em đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét,. - Đọc lại truyện, nói về tính khôi hài của truyện: Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào. ================================= Môn: Luyện từ và câu Tiết 39 BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I. Mục tiêu - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2). - Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3). - Viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2, 3 câu kể đã học (BT3). II. Đồ dùng dạy - học GV: Kế hoạch bài học – SGK HS: Bài cũ – bài mới III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 em làm lại BT1, tiết trước. - 1 em đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3 - Nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp: Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau + Tìm câu kể trong bài tập? Bài 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu trên. - Gọi từng hs tự đặt câu hỏi tìm chủ ngữ, vị ngữ rồi gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ vừa tìm được. HĐ2: Cá nhân Bài 3: Viết đoạn văn có khoảng 5 câu kể Ai- làm gì? Để kể lại việc trực nhật của lớp em. + Đề bài yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em. Em cần viết ngay vào thân bài, kể công việc cụ thể của từng người; không cần viết hoàn chỉnh cả bài.Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì?. 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt. 5. Dặn dò, nhận xét - HS về nhà viết đoạn văn chưa đạt hoàn chỉnh lại vào vở. - Nhận xét tiết học. - Lớp theo dõi và nhận xét. - HS đọc nội dung BT. - Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả. - Các câu kể trong bài tập: Câu 3, 4, 5, 7. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lên bảng. C3: Tàu chúng tôi / buông neo trong vùng đảo Trường Sa C4: Một số chiến sĩ / thả câu. C5: Một số khác / quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. C7: Cá heo / gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui. - Đọc yêu cầu BT. + Cả lớp viết đoạn văn. - Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì?. - Cả lớp nhận xét. - Những em làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt đọc mẫu – khen - HS nêu lại ghi nhớ SGK. ================================= Môn: Toán Tiết 97 BÀI: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. * Bài 1, bài 2 (2 ý đầu), bài 3 II. Đồ dùng dạy - học - Hình vẽ SGK; phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS lên bảng viết các phân số do GV đọc. - GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp 1. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0: a) Trường hợp có thương là 1 số tự nhiên: - Nêu: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được mấy quả cam? - Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì? => GV nhận xét và kết luận: Khi thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là 1 số tự nhiên. Nhưng, không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện được như vậy. b) Trường hợp thương là phân số: - Nêu tiếp: 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh? - Em có thể thực hiện phép chia 3: 4 tương tự như thực hiện 8: 4 được không? - Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn. => GV: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được cái bánh. Vậy 3: 4 =? - GV nhận xét, ghi bảng: 3: 4 = + Thương trong phép chia 3: 4 = có khác gì so với thương trong phép chia 8: 4 = 2 không? + Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chi, số chia trong phép chia 3: 4? => GV nhận xét, kết luận. Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. - Cho hs nêu vài ví dụ 2. Luyện tập – Thực hành HĐ2: Cá nhân Bài 1: Viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số - Gọi 1HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét, sửa bài. Bài 2: Viết theo mẫu - Gọi 1HS lên bảng làm bài. => GV nhận xét. Bài 3: a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng 1 phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu) b) Qua bài tập a, em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào? => GV nhận xét, kết luận. 4. Củng cố * BT nâng cao: a) Viết phân số lớn nhất có tổng của tử số và mẫu số là 2015 b) Viết phân số bé nhất có tổng của tử số và mẫu số là 2015 - Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. 5. Dặn dò, nhận xét - Dặn HS về nhà làm trong VBT. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng. - Lớp theo dõi, nhận xét. + Mỗi bạn được 8: 4 = 2 (quả cam) + Là một số tự nhiên. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS thảo luận và nêu: Chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được cái bánh. + Vậy 3: 4 = - HS đọc: 3 chia 4 bằng + Thương trong phép chia 8: 4 = 2 là một số tự nhiên còn thương trong phép chia 3: 4 = là một phân số. + Số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương. - HS lắng nghe. - HS đọc đề bài. - Lớp làm bài vào vở. 7: 9 = 5: 8 = 6: 19 = 1: 3 = - HS lần lượt nhận xét bài làm trên bảng. - 1HS đọc - Lớp làm bài vào vở. 36: 9 = = 4 ; 88: 11 = = 8 0: 5 = = 0 ; 7: 7 = = 1 - HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - 1HS đọc yêu cầu và mẫu. - Lớp làm bài. 6 = ; 1 = ; 27 = ; - HS nhận xét chữa bài. - HS tìm hiểu - Làm vào vở - Nêu kết quả: a) ; b) - Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành 1 phân số có mẫu số là 1. - 2- 3 HS nhắc lại kết luận (b). ================================= Môn: Kể chuyện Tiết 20 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. II. Đồ dùng dạy - học - Một số truyện viết về người có tài (GV và HS sưu tầm). - Sách truyện đọc lớp 4. - Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 1 HS: Kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện - Cho HS đọc đề bài và gợi ý. - GV giao việc: Mỗi em sẽ kể lại cho lớp nghe một câu chuyện mình đã chuẩn bị về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở một mặt nào đó như người đó có trí tuệ, có sức khỏe. Em nào kể chuyện không có trong SGK mà kể hay, các em sẽ được điểm cao. - Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. HĐ2: HS thực hành KC và trao đổi ý nghĩa câu truyện **HS kể chuyện: a). Đọc dàn ý bài kể chuyện (GV đã viết trên bảng phụ). - Cho HS đọc dàn ý. - GV lưu ý HS: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ. - Cho kể theo nhóm. - GV theo dõi các nhóm kể chuyện. - Cho HS thi kể - GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - GV nhận xét, bình chọn HS chọn được câu chuyện hay, kể hay. 4. Củng cố - GV củng cố bài học. 5. Dặn dò, nhận xét - Yêu cầu các em về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài cho tiết kể chuyện tuần 21 (các em về nhà chuẩn bị trước câu chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặt biệt). - GV nhận xét tiết học, - 1 HS kể 2 đoạn Bác đánh cá và gã hung thần và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK. - Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình kể, nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã đọc ở đâu hoặc nghe ai kể - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Từng cặp HS kể. - Trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện. - Có thể HS xung phong lên kể. - Có thể đại diện các nhóm lên thi kể và nói về ý nghĩa của câu chuyện. - Lớp nhận xét. ================================= Buổi chiều Môn: Kỹ thuật; Tiết 20 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIEO TRỒNG RAU, HOA (1 tiết ) I. Mục tiêu - HS biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và bảo đảm an toàn lao động khi dùng dụng cụ gieo trồng rau hoa. II. Đồ dùng dạy - học - Mẫu: hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định Hát. 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài Vật liệu và dụng cụ gieo trồng rau hoa. b) Hướng dẫn cách làm * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. - Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK. Hỏi: + Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết? + Ở gia đình em thường bón những loại phân nào cho cây rau, hoa? + Theo em, dùng loại phân nào là tốt nhất? - GV nhận xét và bổ sung phần trả lời của HS và kết luận. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau,hoa. - GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. * Cuốc: Lưỡi cuốc và cán cuốc. + Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì? + Cuốc được dùng để làm gì ? * Dầm xới: + Lưỡi và cán dầm xới làm bằng gì ? + Dầm xới được dùng để làm gì ? * Cào: có hai loại: Cáo sắt, cào gỗ. - Cào gỗ: cán và lưỡi làm bằng gỗ - Cào sắt: Lưỡi làm bằng sắt, cán làm bằng gỗ. + Hỏi: Theo em cào được dùng để làm gì? * Vồ đập đất: - Quả vồ và cán