Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN

Các thủ tục trong phần này được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho phân hệ đa phương tiện IP. Các thủ tục đó được diễn tả bằng lươc đồ văn bản các luồng thông tin. Các thủ tục trong tài liệu này là phương tiện để cho phép phân hệ IMS hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 GIAO DIỆN GIỮA IMS VÀ CÁC PHẦN TỬ KHÁC TRONG NGN Các thủ tục trong phần này được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho phân hệ đa phương tiện IP. Các thủ tục đó được diễn tả bằng lươc đồ văn bản các luồng thông tin. Các thủ tục trong tài liệu này là phương tiện để cho phép phân hệ IMS hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP. 3.1 Thủ tục đăng kí mức ứng dụng Các phần sau đây nói đến các luồng thông tin của thủ tục đến đăng kí ở phân hệ đa phương tiện IP bằng cách sử dụng các luồng thông tin khác nhau sẽ được liệt kê một cách tương ứng. 3.1.1 Luồng thông tin đăng kí với người dùng chưa đăng kí Đăng kí mức ứng dụng có thể được thực hiện sau khi đã đăng kí truy nhập, và sau đó kết nối IP cho báo hiệu được tích cực từ mạng truy nhập. Mục đích của luồng thông tin đăng kí là để các thuê bao có thể chuyển mạng. Với các thuê bao di chuyển trong mạng nhà của nó, mạng nhà sẽ thực hiện vai trò của các thành phần mạng nhà và các thành phần của mạng khách. Hình 3.1 Đăng kí với người dùng chưa đăng kí 1. Sau khi UE nhận được kênh báo hiệu từ mạng truy nhập, nó có thể thực hiện đăng kí IMS. Để làm điều đó UE gửi luồng thông tin đăng kí tới Proxy (nhận dạng chung, nhận dạng riêng, tên miền mạng nhà, địa chỉ IP của UE). 2. Khi nhận thông tin đăng kí, P-CSCF thực hiện kiểm tra “tên miền mạng nhà” để tìm thực thể mạng nhà (e. g I-CSCF). Proxy sẽ gửi luồng thông tin đăng kí tới I-CSCF (tên/ địa chỉ P-CSCF, nhận dạng chung, nhận dạng riêng, nhận dạng mạng P-CSCF, địa chỉ IP của UE). Một kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ được sử dụng để quyết định mạng nhà từ tên miền mạng nhà. Nhận dạng P-CSCF là một chuỗi các nhận dạng tại mạng nhà, mạng đó là mạng mà ở đó P-CSCF được lắp đặt (ví dụ nhận dạng mạng P-CSCF có thể là tên miền của mạng P-CSCF). 3. I-CSCF sẽ gửi thông tin lên giao diện Cx để truy vấn HSS (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng, nhận dạng mạng P-CSCF). HSS sẽ thực hiện kiểm tra người dùng đã được đăng kí hay chưa. HSS sẽ chỉ thị người dùng đó có được phép đăng kí vào P-CSCF hay không tùy theo thuộc tính thuê bao của người dùng và những giới hạn của nhà khai thác mạng. 4. Đáp ứng truy vấn Cx sẽ được gửi từ HSS tới I-CSCF có chứa tên của S-CSCF mà HSS biết. Nếu như sự kiểm tra ở HSS không thành công, đáp ứng truy vấn Cx sẽ loại bỏ đăng kí. 5. Nếu như I-CSCF không được cung cấp tên của S-SCF thì I- CSCF sẽ gửi một bản tin Cx-Select-pull (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng) tới HSS để yêu cầu các thông tin liên quan đến S-CSCF được yêu cầu để nó có thể lựa chọn S-CSCF. 6. HSS sẽ gửi Cx-select-pull-resp tới I-CSCF. 7. I-CSCF sử dụng tên của S-CSCF để có thể quyết định địa chỉ của S-CSCF nhờ kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ. I-CSCF cũng sẽ quyết định tên của một điểm giao tiếp mạng nhà phù hợp nhờ thông tin nhận được từ HSS. Điểm giao tiếp mạng nhà có thể là chính S-CSCF hoặc một I-CSCF phù hợp trong trường hợp ẩn cấu hình mạng. Nếu một I-CSCF được lựa chọn như một điểm giao tiếp mạng nhà để thực hiện ẩn cấu hình mạng, nó sẽ khác với I-CSCF đóng vai trò tiếp nhận thông tin đăng kí, và nó sẽ cho phép nhận tên các S-CSCF từ thông tin giao tiếp nhà. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin đăng kí (tên/ địa chỉ của P-CSCF, nhận dạng chung, nhận dạng riêng, nhận dạng mạng P-CSCF, địa chỉ IP của UE, I-CSCF(THIG) trong trường hợp mạng muốn ẩn cấu hình) tới S-CSCF đã được chọn đó. Điểm giao tiếp mạng nhà sẽ được P-CSCF sử dụng để gửi báo hiệu thiết lập phiên tới mạng nhà. 8. S-CSCF sẽ gửi Cx-put (nhận dạng chung, nhận dạng riêng, tên S-CSCF) tới HSS. HSS sẽ lưu trữ tên S-CSCF cho thuê bao đó. 9. HSS sẽ gửi Cx-put-resp tới I-CSCF để báo nhận bản tin Cx- put đã gửi. 10. Khi nhận thông tin từ Cx-put- resp, S-CSCF sẽ gửi luồng thông tin Cx-pull (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng) tới HSS để cho phép tải về các thông tin có liên quan tới các thuộc tính thuê bao cho nó. S- CSCF sẽ lưu trữ các tên/ địa chỉ của P-CSCF khi được cung cấp từ mạng khách. Sự mô tả tên và địa chỉ này để mạng nhà có thể chuyển tiếp báo hiệu phiên kết thúc tiếp đó tới UE. 11. HSS gửi trả lời bằng bản tin Cx-pull-resp tới S-CSCF. Thông tin người dùng được chuyển từ HSS tới S- CSCF gồm một hay nhiều thông tin tên/ địa chỉ cần cho quá trình truy nhập các mặt bằng điều khiển dịch vụ khi người sử dụng đã được đăng kí tại S – CSCF. S-CSCF sẽ lưu trữ thông tin cho người dùng đã được chỉ định. Hơn nữa thông tin tên/ địa chỉ, thông tin bảo mật cũng có thể được gửi cho S-CSCF sử dụng. 12. Dựa trên bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin đăng kí tới mặt bằng điều khiển dịch vụ và thực hiện bất cứ thủ tục điều khiển dịch vụ thích hợp nào. 13. S-CSCF sẽ đáp lại luồng thông tin 200 OK (thông tin giao tiếp mạng nhà) tới I-CSCF. Nếu một I-CSCF được lựa chọn như một điểm giao tiếp mạng nhà để thực hiện ẩn cấu hình mạng, I-CSCF sẽ thực hiện mã hóa địa chỉ S-CSCF vào trong thông tin giao tiếp mạng nhà. 14. I-CSCF sẽ gửi thông báo 200 OK tới P- CSCF. I-CSCF sẽ giải phóng tất cả thông tin đăng kí sau khi gửi luồng thông tin 200 OK. 15. P-CSCF sẽ lưu trữ thông tin giao tiếp mạng nhà và sẽ gửi luồng thông tin 200 OK tới UE 3.1.2 Luồng thông tin đăng kí lại cho người dùng đã đăng kí Đăng kí lại mức ứng dụng theo định kì được thiết lập bởi UE để làm tươi lại một sự đăng kí đã tồn tại hoặc để cập nhật những thay đổi về trạng thái đăng kí của UE. Đăng kí lại được thực hiện theo cách sử lí như “luồng thông tin đăng kí với người dùng chưa đăng kí”. Khi được khởi tạo bởi UE dựa vào thời gian đăng kí đã được thiết lập trong lần đăng kí trước, UE sẽ giữ một bộ định thời ngắn hơn so với định thời đăng kí ở mạng. Hình 3. 2 Đăng kí lại với người dùng đã được đăng kí 1. Đến khi hết hạn thời gian đăng kí, UE sẽ thực hiện đăng kí lại. Để thực hiện đăng kí lại UE gửi một yêu cầu đăng kí mới. UE gửi luồng thông tin đăng kí mới tới Proxy (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng, tên miền mạng nhà, địa chỉ IP của UE). 2. Khi chấp nhận luồng thông tin đăng kí, P-CSCF sẽ kiểm tra “tên miền nhà” để tìm ra thực thể chỏ tới mạng nhà đó (e. g: I-CSCF). Proxy không sử dụng thực thể chỉ tới bộ lưu trữ sự đăng kí theo chu kì. Proxy sẽ gửi luồng thông tin đăng kí tới I-CSCF (tên/ địa chỉ I-CSCF, nhận dạng người dùng chung, nhận dạng người dùng riêng, nhận dạng mạng P- CSCF, địa chỉ IP của UE). Kĩ thuật phân tích tên và địa chỉ được sử dụng để quyết định địa chỉ của mạng nhà từ tên miền mạng nhà. Nhận dạng mạng P-CSCF là một chuỗi để nhận dạng ở mạng nhà–là mạng, mà P-CSCF đặt tại đó (ví dụ nhận dạng mạng P-CSCF có thể là tên miền của mạng P- CSCF). 3. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin Cx-Query tới HSS (gồm nhận dạng chung, nhận dạng riêng, và nhận dạng mạng P- CSCF). 4. HHS sẽ kiểm tra người dùng đó đã đăng kí hay chưa và sau đó chỉ thị rằng một S-CSCF đã được phân bổ. Cx-Query resp được gửi từ HSS tới I-CSCF. 5. I-CSCF sẽ sử dụng tên của S-CSCF để quyết định địa chỉ của S-CSCF thông qua kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ. I- CSCF cũng quyết định tên của điểm giao tiếp mạng nhà thích hợp nhờ nhận được những thông tin từ HSS. Điểm giao tiếp mạng nhà có thể là chính S-CSCF hoặc là một I- CSCF phù hợp khi muốn ẩn cấu hình mạng. Nếu như I- CSCF được lựa chọn như là một điểm giao tiếp mạng nhà khi muốn ẩn cấu hình mạng, nó sẽ khác biệt với các I-CSCF trong việc nhận lưu lượng đăng kí. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin đăng kí (địa chỉ/ tên của P-CSCF, nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao rieng nhận dạng mạng P- CSCF, địa chỉ IP của UE, I-SCF trong trường hợp muốn ẩn cấu hình mạng) tới S-CSCF đã được lựa chọn. Điểm giao tiếp mạng nhà sẽ được P-CSCF sử dụng để chuyển tiếp báo hiệu khởi tạo phiên tới mạng nhà. 6. S-CSCF sẽ gửi Cx-put (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng, tên S-CSCF) tới HSS. HSS sẽ lưu trữ tên S-CSCF cho thuê bao đó. Chú ý: S-CSCF có thể biết rằng đó là sự đăng kí lại và không làm hết bản tin Cx-put request 7. HSS sẽ gửi Cx-put resp tới S-CSCF để báo nhận bản tin Cx- put 8. khi nhận được luồng thông tin đáp ứng Cx-put resp, S- CSCF sẽ gửi luồng thông tin Cx-Pull (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng) tới HSS để cho phép tải về các thông tin có liên quan với thuộc tính thuê bao tới S- CSCF. S-CSCF sẽ lưu trữ tên và địa chỉ của P-CSCF khi được mạng khách cung cấp. Những mô tả tên và địa chỉ đó sẽ được mạng nhà chuyển tiếp đến sau khi đã quyết định phiên báo hiệu cho UE. 9. HSS sẽ đáp trả luồng thông tin Cx-pull-resp (thông tin người dùng) tới S-CSCF. S-CSCF sẽ lưu trữ thông tin của người dùng đã được chỉ thị. 10. Dựa vào bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin đăng kí lại tới mặt bằng điều khiển dịch vụ và bất kì mặt bằng các thủ tục điều khiển dịch vụ thích hợp nào. 11. S-CSCF sẽ gửi trả luồng thông tin 200 OK (thông tin giao tiếp mạng nhà) tới I-CSCF. Nếu I-CSCF được chọn như là điểm giao tiếp mạng nhà để ẩn cấu hình mạng thì I-CSCF sẽ mã hóa địa chỉ của S-CSCF trong thông tin giao tiếp mạng nhà. 12. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin 200 OK (thông tin giao tiếp mạng nhà) tới P-CSCF. I-CSCF sẽ phát hành tất cả các thông tin đăng kí sau khi đã gửi luồng thông tin 200 OK. 13. P-CSCF sẽ lưu trữ thông tin giao tiếp mạng nhà và sẽ gửi luồng thông tin 200 OK tới UE.
Tài liệu liên quan