Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên cáctrường đại học bằng các biện pháp truyền thông giáo dục

Tóm tắt. Truyền thông giáo dục là quá trình truyền và nhận thông tin mang định hướng giáo dục nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người học cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Có rất nhiều cách thức và phương tiện truyền thông giáo dục như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đội ngũ tuyên truyền viên, qua hội nghị, hội thảo, diễn đàn, qua sinh hoạt câu lạc bộ. . .Mỗi hình thức truyền thông đều có thế mạnh và hạn chế riêng của nó. Trong quá trình giáo dục phải kết hợp sáng tạo, nhuần nhuyễn các hình thức truyền thông với nhau và kết hợp với các biện pháp giáo dục khác mới có hiệu quả.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên cáctrường đại học bằng các biện pháp truyền thông giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0209 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 174-178 This paper is available online at GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO SINH VIÊN CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC Phan Thanh Long Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Truyền thông giáo dục là quá trình truyền và nhận thông tin mang định hướng giáo dục nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người học cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Có rất nhiều cách thức và phương tiện truyền thông giáo dục như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đội ngũ tuyên truyền viên, qua hội nghị, hội thảo, diễn đàn, qua sinh hoạt câu lạc bộ. . .Mỗi hình thức truyền thông đều có thế mạnh và hạn chế riêng của nó. Trong quá trình giáo dục phải kết hợp sáng tạo, nhuần nhuyễn các hình thức truyền thông với nhau và kết hợp với các biện pháp giáo dục khác mới có hiệu quả. Từ khóa: Đa văn hóa, giáo dục, truyền thông, sinh viên đại học. 1. Mở đầu Để giáo dục nói chung, giáo dục đa văn hóa nói riêng cho sinh viên có rất nhiều con đường và cách thức khác nhau, trong đó truyền thông giáo dục là một trong những con đường quan trọng [1, 2]. Truyền thông giáo dục là một tiến trình truyền thông tin và phản hồi thông tin mang tính định hướng giáo dục, là quá trình hoạt động kẹp giữa nguồn phát thông tin (nhà giáo dục, tập thể sinh viên) và đối tượng tiếp nhận thông tin (sinh viên). NHÀ GIÁO DỤC↔ SINH VIÊN (TẬP THỂ) (NHÓM SINH VIÊN) Hoạt động truyền thông giáo dục đa văn hóa đến sinh viên là nhằm cung cấp những kiến thức, hiểu biết để làm thay đổi nhận thức của sinh viên về giáo dục đa văn hóa như: xung đột văn hóa, khoan dung văn hóa, tương tác văn hóa, đồng hóa văn hóa, đối thoại văn hóa. . . từ đó làm chuyển biến về hành vi, tạo thành thói quen thực hiện các chuẩn mực hành vi có văn hóa trong giao tiếp (tương tác) đa văn hóa thường ngày của sinh viên [3-5]. Do đó, các biện pháp tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục liên quan đến giáo dục đa văn hóa cho sinh viên cần được xây dựng từ 2 chiều: một chiều là yêu cầu của nhà giáo dục tác động đến sinh viên (nhóm sinh viên) và chiều kia là phản hồi của sinh viên đến nhà giáo dục, thông qua đó để điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tác động sao cho phù hợp với sinh viên và các điều kiện thực tế. Ngày nhận bài: 10/6/2016. Ngày nhận đăng: 15/10/2016. Liên hệ: Phan Thanh Long , e-mail: phanthanhlongqb@gmail.com 174 Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học bằng các biện pháp truyền thông... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các hình thức truyền thông giáo dục 2.1.1. Tổ chức truyền thông giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Đây là biện pháp nhà giáo dục sử dụng và tận dụng các phương tiện kĩ thuật thông tin hiện có nhằm phổ biến những nội dung giáo dục đa văn hóa cần thiết cho sinh viên và các đối tượng có liên quan một cách nhanh nhất và rộng rãi nhất. Các hình thức tuyên truyền giáo dục thông qua những phương tiện thông tin đại chúng có thể là: trên kênh hình, kênh phát thanh, kênh viết, nói, qua sách, báo, truyện, tờ rơi, tranh ảnh, băng hình, pa nô, áp phích. . . Trước hết là thông qua các chương trình truyền thanh, truyền hình chính thống của nhà nước, của địa phương. Ngoài ra, các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo dục có thể phối hợp với đơn vị phát thanh truyền tin của trường, kí túc xá của nhà trường. . . để xây dựng chuyên mục “Văn hóa sinh viên trong thời đại @” theo từng chuyên đề và phát tin với thời lượng 7 - 15 phút/ngày và 1 tuần/ 2 lần; Có thể phối hợp với đoàn thể nhà trường (phòng Công tác Chính trị; Đoàn thanh niên; Hội sinh viên. . . ) để xây dựng những cụm pa nô, áp phích tuyên truyền các nội dung giáo dục cho sinh viên trong nhà trường. Đặc biệt, có thể phối hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành tham gia viết truyện, tranh ảnh, phim giáo dục, băng hình, biên tập sách, tài liệu về vấn đề giáo dục đa văn hóa cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Để có thể tổ chức thành công biện pháp này, các nhà quản lí giáo dục nên khéo léo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nhằm lồng ghép nội dung và huy động nguồn lực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục sinh viên. Hơn nữa, cần lựa chọn thông tin và hình ảnh phù hợp với nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên, hình ảnh sinh động, hài hước và giàu ý nghĩa để sinh viên nói chung và các tất cả mọi người nói chung có thể hiểu và hành động tốt để hòa nhập, hội nhập tốt trong thời đại đa văn hóa hiện nay. 2.1.2. Tổ chức giáo dục thông qua đội ngũ tuyên truyền viên Đây là biện pháp sử dụng nhân cách để giáo dục nhân cách, là biện pháp mang tính chiều sâu, cho nên đòi hỏi tuyên truyền viên phải là người có hiểu biết và kĩ năng nhất định về lĩnh vực hay vấn đề cần truyền thông giáo dục; đặc biệt phải có phẩm chất của người truyền thông, có ý thức tự tu dưỡng rèn luyện bản thân về nghề nghiệp. Các hình thức truyền thông có thể là: Chuyên gia (giảng viên chuyên nghiên cứu sâu về đa văn hóa) tuyên truyền tới sinh viên, sinh viên tuyên truyền cho sinh viên. . . Chuyên gia về giáo dục văn hóa, giáo dục đa văn hóa có thể là cán bộ giảng dạy, cũng có thể là các cán bộ nghiên cứu của Viện Văn hóa, Bộ Văn hóa thông tin. . . cán bộ giảng viên công tác tại các trường khác được nhà trường, khoa mời về thỉnh giảng, giao lưu, trao đổi. Sinh viên truyền thông đến sinh viên có thể là bạn bè đồng khóa, đồng khoa hoặc cũng có thể là sinh viên làm cán bộ các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền tới các bạn sinh viên khác. Đây là những người gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, tiếp xúc và giao lưu cùng nhau thường ngày cho nên sẽ dễ dàng tác động tới nhận thức và hành vi của các bạn sinh viên khác. Vậy nên, để đối tượng này phát huy được lợi thế của nó thì đối tượng sinh viên tham gia làm tuyên truyền viên cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như nhận thức chuyên sâu để có thể chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hoạt động chung, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục đa văn hóa cho sinh viên. Để thực hiện 2 hình thức cơ bản trên, nhà giáo dục có thể thành lập và duy trì hoạt động 175 Phan Thanh Long của các câu lạc bộ có liên quan đến sinh viên và vấn đề giáo dục đa văn hóa. Ví dụ: Câu lạc bộ phóng viên trẻ: Là hình thức thu hút đội ngũ những bạn trẻ sinh viên yêu thích và có khả năng, sẵn sàng tự nguyện tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ như biên tập bài, tin, băng hình giáo dục, chụp ảnh, vẽ tranh theo chủ đề trong các tờ rơi, tờ gấp để giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng sinh viên. Đối tượng tham gia cần tập hợp rộng rãi sinh viên ở tất cả các khoa, các vùng miền, dân tộc, các quốc gia, thậm chí có thể là sinh viên của các trường khác, chính điều này tạo ra sự đa dạng màu sắc văn hóa. Và trong quá trình tham gia các hoạt động chung, các thành viên của câu lạc bộ sẽ được trải nghiệm những “xung đột văn hóa” và sẽ từng bước tháo gỡ để “dung hòa” và “chấp nhận” sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, bên cạnh cơ hội trải nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu về đa văn hóa - giáo dục đa văn hóa, các thành viên của câu lạc bộ còn cần được tập huấn về nội dung và kĩ năng tuyên truyền về lĩnh vực này đối với từng đối tượng sinh viên. Tùy điều kiện cụ thể của từng khoa, từng lớp của trường mà nhà giáo dục có thể lồng ghép, đưa nội dung này vào trong các lớp học, các buổi sinh hoạt của sinh viên, thậm chí là các buổi bồi dưỡng chuyên môn của giảng viên nhằm đào tạo ra những đội ngũ tuyên truyền viên có chất lượng. Đây là hình thức mở rộng mạng lưới tuyên truyền viên có hiệu quả, có chiều sâu trong hoạt động truyền thông giáo dục. 2.1.3. Tổ chức truyền thông giáo dục thông qua hội nghị, hội thảo, diễn đàn sinh viên Hội nghị, hội thảo, diễn đàn là hình thức thu hút những người quan tâm hay liên quan đến một vấn đề, hay một chủ đề cùng nhau chia sẻ thông tin, cùng bàn bạc để đưa ra kết quả nào đó theo mục đích đặt ra. Đây là biện pháp giáo dục đồng đẳng có ý nghĩa cơ bản. Đối với sinh viên, việc tổ chức hoạt động diễn đàn là dịp tạo điều kiện cho sinh viên được bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đa văn hóa: hiểu biết, nhu cầu - mong muốn, khó khăn gặp phải, đề xuất hướng giải quyết. . . Đồng thời đây cũng là dịp nhà giáo dục lồng ghép các nội dung giáo dục đa văn hóa để chuyển tải tới sinh viên. Để biện pháp này có hiệu quả, nhà quản lí cần tổ chức các cuộc diễn đàn theo chủ để: Đa văn hóa trong thời kì hội nhập; Khác biệt văn hóa Đông - Tây; Giao thoa văn hóa và hội nhập toàn cầu; Xung đột văn hóa; Chấp nhận sự khác biệt văn hóa để tồn tại và phát triển; Khoan dung văn hóa; Hòa nhập hay hòa tan. . . Mỗi chủ đề giáo dục, tùy điều kiện cụ thể có thể tổ chức thành nhiều buổi khác nhau nhằm tạo cơ hội cho nhiều sinh viên tham gia, như: có thể chia theo nhóm đối tượng sinh viên (cùng khoa, cùng khóa; cùng sở thích); có thể diễn ra ở các cấp khác nhau (cấp lớp, cấp khoa, cấp trường). Trong một buổi diễn đàn, nhà giáo dục nên khéo léo đưa sinh viên hòa nhập một cách tự nhiên, thoải mái vào hoạt động chung, vào những tình huống có vấn đề theo chủ đề của buổi diễn đàn và mục đích giáo dục đa văn hóa đã đặt ra. Cụ thể như sau: Mở đầu buổi diễn đàn bằng một trò chơi hay một bài hát tập thể để mọi sinh viên cũng như nhà giáo dục đều có dịp gần gũi, hòa nhập và hiểu biết nhau - đây gọi là bước khởi động. Tùy theo mức độ hòa hợp mà tổ chức 1 hay 2 trò chơi, hay bài hát, hoặc các trò chơi đoàn kết thân ái khác nhau. Tuy nhiên, nhà giáo dục nên đưa nội dung phần khởi động gắn kết với chủ đề diễn đàn để dẫn dắt sinh viên vào phần nội dung một cách tự nhiên, tránh gò ép, khiên cưỡng; điều này đòi hỏi kĩ năng tổ chức của nhà giáo dục (có thể nhà giáo dục chủ động đề ra trò chơi hoặc có thể để sinh viên tự đưa ra trò chơi, bài hát cho phù hợp; và cũng có thể vận dụng hình thức thông qua trò chơi hay bài hát để hình thành các nhóm, tổ thảo luận chủ đề của diễn đàn một cách tự nhiên, vui vẻ. . . ). Nêu vấn đề: là đưa ra vấn đề cần trao đổi (mục tiêu truyền thông), hay tạo tình huống về những nội dung cần quan tâm - gọi là bước đặt vấn đề. Nhà giáo dục hoặc đại diện sinh viên có thể giới thiệu nội dung hay câu hỏi ngắn gọn, rõ ý và dễ hiểu với sinh viên (có thể bằng lời, bằng 176 Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học bằng các biện pháp truyền thông... câu chuyện kể, băng hình, hay đóng vai. . . ). Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh hay chủ đề truyền thông, nhà giáo dục có thể chia thành nhiều câu hỏi mang tính tuần tự, từ dễ đến phức tạp và được nêu ra trong từng thời gian thích hợp để gây hứng thú với sinh viên, tránh tạo không khí nặng nề làm giảm hiệu quả giáo dục. Trao đổi - thảo luận (tiến hành truyền thông): Đây là bước sinh viên đưa ra quan điểm, chia sẻ những suy nghĩ, cảm nghĩ hiểu biết của mình về vấn đề đặt ra trước nhóm, lớp. Điều này đòi hỏi nhà giáo dục cần động viên, khuyến khích để tất cả các sinh viên, các nhóm cùng thi đua, tích cực suy nghĩ, mạnh dạn bộc lộ nhiều ý kiến một cách chân thành, tự tin. Muốn vậy, nhà giáo dục hay nhóm trưởng nên ghi lại tất cả những ý kiến (dù đúng hay sai) của các thành viên trên bảng lớn hay giấy to và không bình luận hay phê phám để tránh cảm giác ngại ngùng, e sợ bị sai. Thực chất của trao đổi, thảo luận là tiến hành truyền thông nội bộ sinh viên, thông qua đó tác động đến nhận thức và thái độ của mỗi sinh viên tham gia. Tổng hợp - kết luận: đây là bước tổng kết vấn đề (định hướng thông tin). Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, nhà giáo dục gợi mở để các bạn sinh viên tự phân tích, lựa chọn phương án hay ý kiến tối ưu. Qua đó giúp sinh viên không những nhận thức đúng, có hành vi chuẩn mực mà còn biết phân biệt các mức độ hành vi đúng để phát huy hay sai để tránh; không chỉ vui mừng trước thành quả đạt được của mình, của nhóm, tập thể mà còn tự hào, tự tin về những ý kiến của mình được tôn trọng. Đó chính là hiệu quả của truyền thông giáo dục theo chủ đề. Như vậy, truyền thông giáo dục là nhóm biện pháp giáo dục cơ bản, có tính chiến lược và thường đi trước một bước nhằm truyền thông đến sinh viên một cách nhanh nhất và thiết thực nhất. Mỗi biện pháp truyền thông đều có những thế mạnh và hạn chế riêng của nó. Không có biện pháp nào là vạn năng, ưu điểm tuyệt đối. Trong công tác giáo dục, nhà giáo dục cần phải biết phối hợp linh hoạt các biện pháp với nhau tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Truyền thông giáo dục chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các hình thức tổ chức giáo dục khác như tổ chức câu lạc bộ, tổ chức ngoại khóa, tổ chức các hoạt động tập thể, tham quan, du lịch, thi tìm hiểu về các nền văn hóa, thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác. . . Mỗi biện pháp giáo dục muốn thành công, muốn có hiệu quả phải có những điều kiện riêng của nó. Biện pháp truyền thông giáo dục cũng có những yêu cầu riêng về điều kiện thực hiện. Cụ thể là: - Phải có các phương tiện chuyển tải thông tin truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, sách vở, báo chí, phòng đọc, thư viện. . . - Đội ngũ tuyên truyền viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về giáo dục đa văn hóa và có các kĩ năng truyền thông giáo dục cần thiết. - Các hội thảo, hội nghị khi kết hợp với truyền thông giáo dục đa văn hóa phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, chương trình và hình thức cụ thể. - Các cấp quản lí nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện cho công tác truyền thông giáo dục đa văn hóa cho sinh viên, nhất là tạo điều kiện về cơ chế và điều kiện cơ sở vật chất, con người, tổ chức. - Sinh viên có nhu cầu tiếp nhận thông tin truyền thông về giáo dục đa văn hóa để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp, cũng như cuộc sống cá nhân của mình trong hiện tại và tương lai. 3. Kết luận Truyền thông giáo dục là một trong những biên pháp giáo dục hiệu quả, trong đó có giáo dục đa văn hóa. Sinh viên các trường đại học là những người có trình độ học vấn cao, có kinh 177 Phan Thanh Long nghiệm nên công tác truyền thông càng có nhiều thuận lợi. Thực tế, trong quá trình thực nghiệm kết quả nghiên cứu của đề tài, biện pháp truyền thông cho thấy có nhiều lợi thế trong công tác giáo dục sinh viên. Nhất là biết phối hợp một cách hợp lí các phương pháp truyền thông và phối hợp với các biện pháp giáo dục khác thì hiệu quả giáo dục càng cao. Mặt khác, để công tác truyền thông diễn ra thuận lợi và đạt kết quả thì phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, nội dung, chương trình, người tham gia, đặc biệt là đội ngũ tham gia truyền thông phải có sự hiểu biết vấn đề sâu sắc. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài: Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học phục vụ quá trình hội nhập và toàn cầu hóa; Mã số V12.3-2013.07; PGS.TS. Phan Thanh Long làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo đề tài: Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học phục vụ quá trình hội nhập và toàn cầu hóa; Mã số V12.3-2013.07; PGS.TS. Phan Thanh Long làm chủ nhiệm [2] Gloria M. Ameny-Dicxon, 2004. Why Multicultural Education is more important in Higher Education now than ever: A global perspective. International Journal of Scholarly Academic Intellectual Diversity, 6 (1), 1-12. [3] Nguyễn Duy Mộng Hà, 2013. Chương trình giáo dục đa văn hóa ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, số 6/2013, tr. 30-37. [4] Paul C. Gorski, 2001. Multicultural Education and the Internet: Intersections and Intergrations. McGaw Hill. [5] Dominique Wolton, 2006. Toàn cầu hóa văn hóa. Nxb Thế giới, HN 2006. ABSTRACT Multicultural education for students at universities by educational communications Phan Thanh Long Personnel Department, Hanoi National University of Education Educational communications is the process of transmitting and receiving information in order to contribute educational orientation to alter the perceptions, attitudes and behavior of learners to match social requirements. There are many ways and means of educational communication such as the public media, the propaganda members, conferences, seminars, forums, club activities ... Each form of media has strengths and limitations itself. The process of education must combine creatively and skillfully these communication forms together and be linked with other educational means to be effective. Keywords: Multicultural, education, media, undergraduate students. 178
Tài liệu liên quan