1. Mở đầu
Để trở thành những nhà giáo dục thành công trong sự
nghiệp “trồng người”, ngoài kiến thức uyên bác thì điều
quan trọng hơn cả là đạo đức của người thầy. Đạo đức
của người thầy là phẩm chất cơ bản, quan trọng hàng đầu
tạo nên nhân cách, uy tín, sức hấp dẫn và cảm hóa đối
với học trò, là hành trang giúp GD-ĐT thế hệ trẻ thành
công. Tuy nhiên, những năm gần đây, hành vi bạo hành
trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non bộc lộ ngày càng
nhiều. Bên cạnh những thầy cô đáng kính, tận tâm với
nghề, vẫn còn có những người không xứng đáng làm
thầy, cô giáo. Điều đó, phản ánh phần nào sự xuống cấp
của đạo đức xã hội nói chung và đạo đức nghề giáo nói
riêng. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức
cho thế hệ trẻ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là
nghề giáo viên (GV) mầm non.
Bài viết trình bày đặc thù của nghề GV mầm non, tìm
hiểu thực trạng đạo đức của GV mầm non, từ đó đề xuất
một số biện pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục mầm
non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên trong thời
gian tới nhằm giúp cho công tác đào tạo GV mầm non
của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 39-43
39
Email: huongsensp@gmail.com
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN
Nguyễn Thị Sen - Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Ngày nhận bài: 12/8/2019; ngày chỉnh sửa: 29/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019.
Abstract: Educating professional ethics for students at pedagogical Colleges in general and for
students of preschool education at Dien Bien Teachers Training College in particular is always
respected, because teaching is a profession “using personality to educate personality”. In the paper,
we present the characteristics of preschool teacher professions, and current status of ethics of
preschool teachers; Since then, we propose a number of measures to promote the ethical education
for preschool pedagogical students at Dien Bien Teachers Training College in the future.
Keywords: Ethics, career, student, pedagogy, Kindergarten, Teachers College, Dien Bien.
1. Mở đầu
Để trở thành những nhà giáo dục thành công trong sự
nghiệp “trồng người”, ngoài kiến thức uyên bác thì điều
quan trọng hơn cả là đạo đức của người thầy. Đạo đức
của người thầy là phẩm chất cơ bản, quan trọng hàng đầu
tạo nên nhân cách, uy tín, sức hấp dẫn và cảm hóa đối
với học trò, là hành trang giúp GD-ĐT thế hệ trẻ thành
công. Tuy nhiên, những năm gần đây, hành vi bạo hành
trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non bộc lộ ngày càng
nhiều. Bên cạnh những thầy cô đáng kính, tận tâm với
nghề, vẫn còn có những người không xứng đáng làm
thầy, cô giáo. Điều đó, phản ánh phần nào sự xuống cấp
của đạo đức xã hội nói chung và đạo đức nghề giáo nói
riêng. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức
cho thế hệ trẻ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là
nghề giáo viên (GV) mầm non.
Bài viết trình bày đặc thù của nghề GV mầm non, tìm
hiểu thực trạng đạo đức của GV mầm non, từ đó đề xuất
một số biện pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục mầm
non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên trong thời
gian tới nhằm giúp cho công tác đào tạo GV mầm non
của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm “đạo đức”: Đạo đức là nhân tố cốt lõi
trong nhân cách mỗi con người. Đạo đức là một hình thái
ý thức - xã hội phản ánh tồn tại xã hội nên ở mỗi thời đại
khác nhau có một khung chuẩn mực đạo đức khác nhau.
Tuy nhiên, ở mức độ khái quát nhất, chúng ta có thể hiểu:
Đạo đức là một hình thái ý thức - xã hội, là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh,
đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư
luận xã hội [1; tr 6].
* Khái niệm “nghề nghiệp”: Nghề nghiệp là một
thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức lao động trong xã
hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng
lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần
đóng góp cho xã hội.
* Khái niệm “đạo đức nghề nghiệp”: Hoạt động nghề
nghiệp là phương thức sống chủ yếu nhất của con người.
Đạo đức nghề nghiệp chính là một phần quan trọng trong
đạo đức xã hội. Để sống con người phải lao động và để
lao động có kết quả tốt nhất con người phải tuân thủ đạo
đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, để tự giác tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp trong học tập, lao động, sản xuất trước hết
con người phải có nền tảng về đạo đức xã hội nói chung
và tích cực chủ động vận dụng chuẩn mực đạo đức vào
các mối quan hệ nghề nghiệp.
Theo chúng tôi, đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận
của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung
của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo
đức đặc biệt có liên quan đến việc tiến hành một hoạt
động nghề nghiệp nào đó; là tổng hợp các quy tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực của một nghề nghiệp trong đời
sống, nhờ đó mà mọi thành viên của nghề nghiệp đó tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích
và sự tiến bộ của xã hội. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
là một hệ thống các hoạt động, các giải pháp nhằm giáo
dục những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho SV để
khi hành nghề, mỗi cá nhân biết kết hợp hài hòa giữa
năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
2.2. Đặc thù của nghề giáo viên và giáo viên mầm non
2.2.1. Đặc thù của nghề giáo viên
- Mục đích của lao động sư phạm: Lao động sư phạm
có mục đích rất rõ ràng, mang ý nghĩa và giá trị xã hội quan
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 39-43
40
trọng, đó là thông qua quá trình giáo dục để hình thành nên
nhân cách của con người với đầy đủ phẩm chất và năng
lực, đáp ứng được nhu cầu tiến bộ của xã hội. Hay nói cách
khác, lao động sư phạm góp phần “sáng tạo ra con người”
đáp ứng nguồn lực cho sự phát triển của xã hội. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Nghề
dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những
con người sáng tạo. Lao động sư phạm không trực tiếp
sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội như các ngành khác
để góp phần tăng trưởng nền kinh tế, phát triển xã hội mà
lao động sư phạm lại tác động một cách gián tiếp nhưng
lại quyết định rất lớn vào tương lai cho sự phát triển của xã
hội thông qua đối tượng là con người.
- Đối tượng của lao động sư phạm: Khác với những
ngành nghề khác, đối tượng của lao động sư phạm chính
là con người và đặc biệt hơn đó là những con người đang
trong giai đoạn hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức
và lối sống. Do đó, sự phát triển nhân cách, đạo đức, lối
sống, của người học phụ thuộc rất nhiều vào môi
trường giáo dục cũng như nhân cách, lối sống, của các
thầy cô giáo. Vì vậy, các thầy, cô giáo là những người
chịu trách nhiệm chính để giáo dục, rèn giũa, cảm hóa
các em hình thành một nhân cách tốt để trở thành một
công dân tốt có đầy đủ phẩm chất, năng lực cống hiến
cho sự phát triển của xã hội.
- Công cụ của lao động sư phạm: Lao động sư phạm
là một loại lao động mang nét đặc trưng riêng nên công
cụ của lao động sư phạm cũng rất đặc biệt. Đó là hệ thống
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nhân cách, lối sống, của nhà
giáo. Vì vậy, để đào tạo, giáo dưỡng ra những con người
đầy đủ nhân cách, phẩm chất lối sống và định hướng
chúng theo hướng tích cực thì vai trò của GV vô cùng
quan trọng. GV phải là một tấm gương sáng để học trò
noi theo vì chính nhân cách của GV sẽ tác động rất lớn
đến việc hình thành nhân cách của các em học sinh. Từ
đó đòi hỏi GV ngoài trình độ chuyên môn, cần phải hội
tụ đầy đủ phẩm chất như lòng yêu nghề, tình thương vô
điều kiện đối với học sinh, đào tạo các em bằng cả tấm
lòng bác ái và tâm hồn cao thượng của mình. Điều đó
cho thấy, vai trò và vị trí của nhà giáo hết sức quan trọng.
Sự thành bại trong việc tạo ra nhân cách con người phụ
thuộc rất lớn vào GV.
- Sản phẩm của lao động sư phạm: Với đối tượng của
lao động sư phạm là con người, là thế hệ trẻ, thì sản phẩm
của lao động sư phạm chính là nhân cách toàn diện của
người học. Khi được rèn luyện trong môi trường giáo
dục, người học sẽ biến đổi dần về “lượng” và dần dần
dẫn đến sự biến đổi về “chất”. Đó là những biến đổi về
kiến thức, đạo đức, phẩm chất, kĩ năng, kĩ xảo, đó là
hành trang để các em đi vào xã hội, cuộc sống muôn màu
muôn vẻ với những nhân cách tốt đẹp và phục vụ cho xã
hội, cho đất nước. Sản phẩm của lao động sư phạm cũng
có thể được gói gọn bằng hai chữ đó là “Đức” và “Tài”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức
là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Vì vậy, nếu con người hội đủ cả “đức” và
“tài” thì điều đó rất quý và ngành Giáo dục luôn mong
muốn sản phẩm của mình được như vậy. Rõ ràng câu nói
trên của Bác cho thấy Bác nhấn mạnh chữ “đức” hơn chữ
“tài”; và các thầy, cô giáo cũng mong muốn sản phẩm
của mình tạo ra ít nhất cũng được chữ “đức” trước tiên,
bởi vì chữ “tài” không phải cá nhân nào cũng có và nó
còn phụ thuộc vào khả năng, trí tuệ của từng người.
- Môi trường sư phạm: Môi trường sư phạm được
hiểu là hoàn cảnh, điều kiện cần thiết cho các hoạt động
sư phạm. Có thể nói, môi trường sư phạm chính là điều
kiện cần cho việc hình thành nhân cách của con người.
Ngoài trường học ra, môi trường sư phạm cũng có thể kể
đến như gia đình, các tổ chức xã hội, Khi được đào tạo
bài bản trong môi trường sư phạm, người học sẽ được
tiếp thu những cái hay, cái đẹp, những tấm gương
sáng, để noi theo và các em dần dần hình thành nên
những nhân cách tốt, có đức, có tài và sẽ tạo ra giá trị
trong tương lai cho đất nước.
2.2.2. Đặc thù của nghề giáo viên mầm non
GV mầm non là người dạy trẻ những bài học đầu tiên
của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ. GV
mầm non là nghề có tính đặc thù rất cao. Bởi đặc điểm
của nghề này, ngoài chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,
còn phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và
lòng yêu trẻ. Đặc biệt khi tiếp xúc với trẻ, GV phải là
người biết vị tha, gần gũi, chu đáo và nâng niu trẻ em.
GV mầm non không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không
những giáo dục mà còn phải chăm sóc trẻ và điều quan
trọng hơn hết đây là nghề “làm việc tình yêu”. Muốn trở
thành GV mầm non, bạn phải có lòng yêu trẻ, đòi hỏi tình
yêu của người mẹ đối với trẻ.
Trong một ngày ở trường mầm non, hầu hết thời gian
sinh hoạt của trẻ là ở trường với cô. Cô giáo “làm mẹ”
cho trẻ ăn, dỗ trẻ ngủ. Cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần
thiết đầu đời như: Kiến thức về môi trường xung quanh,
kĩ năng sống, kiến thức về toán học, văn học, hội họa,
thẩm mĩ, âm nhạc và phát triển thể chất,... Không chỉ vậy,
trẻ còn mong chờ ở cô sự chăm sóc, quan tâm, sự giúp
đỡ, thái độ trìu mến và bảo vệ trẻ... Với thời gian 8 tiếng,
có khi là 10 tiếng mỗi ngày, các cô được chứng kiến rất
nhiều hoạt động của trẻ: khóc, vui đùa, chạy nhảy, va vào
nhau, ngã, đánh nhau, Về nhà, các cô phải soạn giáo
án, làm đồ dùng dạy học, làm đồ chơi Lượng công việc
lớn, áp lực đòi hỏi GV phải rất yêu trẻ, yêu nghề, phải
luôn giữ vững sự bình tĩnh, dịu dàng, tình yêu thương.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 39-43
41
2.3. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên
mầm non
Trong thời gian gần đây, những vụ bạo hành trẻ tại
một số trường mầm non đang gióng lên hồi chuông báo
động về đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của
đội ngũ GV mầm non hiện nay. Dù đã bị phát hiện và xử
lí, nhưng hành vi ngược đãi trẻ của một số cô nuôi dạy
trẻ dường như ngày càng có chiều hướng gia tăng. Mặc
dù đã có GV bị xử lí hình sự vì mức độ nguy hiểm của
hành vi bạo lực đối với trẻ nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe
một số cô nuôi dạy trẻ ưa thích sử dụng bạo lực khi chăm
sóc trẻ, mà bằng chứng là các vụ bạo hành vẫn tiếp tục
xảy ra. Thậm chí, để tránh bị phát hiện, khi đánh đập trẻ,
một số cô giáo đã né tránh các camera, nhưng bằng cách
này hay cách khác, những hình ảnh bạo lực này vẫn được
người dân, phụ huynh hoặc từ chính GV cùng trường
phát hiện, ghi lại và đưa ra trước công luận như một cách
để góp phần ngăn chặn hành vi phản giáo dục này.
Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt. Nhiều nghiên
cứu khoa học chỉ ra rằng, khi trẻ bị đánh đập, chửi rủa,
các em có nguy cơ bị tổn thương nặng nề về sức khỏe
và tâm, sinh lí, dễ bị mắc các chứng bệnh tâm thần. Vì
phải đối diện với bạo lực từ nhỏ cho nên trẻ có thể có
xu hướng thích quậy phá, ngang bướng, mất niềm tin
vào người lớn hoặc sống tự ti, khép kín. Những hành
động bạo lực này đều không tốt cho sự phát triển thể
chất, nhân cách của trẻ.
Để ngăn chặn, đẩy lùi, loại bỏ những hành vi phản
giáo dục nêu trên đối với trẻ em, điều quan trọng đặt ra
đối với các nhà quản lí giáo dục, các trường đại học, cao
đẳng sư phạm có đào tạo ngành Giáo dục mầm non là
phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV và
kiểm tra, siết chặt đầu ra đối với những SV không đáp
ứng được chuẩn của đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy,
chúng ta mới có thể cho “ra lò” được những cô giáo mầm
non có đủ “đức” và “tài” để gánh vác trọng trách cao quý
mà xã hội phân công là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước.
2.4. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Cao
đẳng Sư phạm Điện Biên
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên có nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng GV từ mầm non đến trung học cơ sở
cho tỉnh Điện Biên và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc
của nước ta. Những năm gần đây, nhà trường tập trung
đào tạo SV ngành Giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Tuy nhiên, do công tác tuyển sinh gặp nhiều
khó khăn nên chất lượng đầu vào của SV cũng thấp. SV
ngành Giáo dục mầm non của nhà trường có hơn 90% là
con em đồng bào dân tộc thiểu số, sự hiểu biết xã hội,
giao tiếp xã hội, sự va vấp trong cuộc sống của các em
không nhiều. Do điều kiện miền núi khó khăn, địa hình
hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, điều kiện học tập không
thuận lợi, lại ít được tiếp xúc với mọi người, với những
tiến bộ xã hội nên trong giao tiếp các em còn e ngại,
không biết cách giao tiếp ý nhị, lịch thiệp, văn minh. Khi
vào học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, các
em được thầy cô giáo tận tình uốn nắn, chỉ bảo trong hô
ứng, giao tiếp, thông qua giao tiếp ứng xử hằng ngày,
qua công tác chủ nhiệm lớp, thông qua các cuộc thi, hội
thi, các em được trải nghiệm nghề nghiệp và có phần
tự tin hơn.
Về hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV
ngành Giáo dục mầm non: Trường Cao đẳng Sư phạm
Điện Biên chú trọng đào tạo SV toàn diện về đức - trí
- thể - mĩ; trong đó, đặc biệt chú trọng rèn luyện đạo đức
cho SV thông qua: tuần sinh hoạt công dân đầu năm, định
hướng rèn luyện của GV chủ nhiệm lớp, hoạt động của
Đoàn Thanh niên, các cuộc thi, hội thi về tìm hiểu pháp
luật, kể chuyện Bác Hồ, nghiệp vụ sư phạm, giảng dạy
các học phần chuyên ngành, Các thầy cô giáo của nhà
trường đều đã chú trọng rèn luyện đạo đức cho SV. Tuy
nhiên, công tác giáo dục đạo đức mang tính chung chung
là đạo đức xã hội, văn hóa giao tiếp, ứng xử.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của nhà trường
chưa có một chuyên đề riêng, học phần riêng về giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục mầm non.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp chỉ được các giảng
viên đề cập, lồng ghép thông qua các học phần chuyên
ngành về phương pháp. Vì vậy, SV không được giảng
giải cặn kẽ, sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp của riêng
ngành mình bên cạnh đạo đức xã hội nói chung. SV
không được tập luyện nhiều thông qua các tình huống giả
định khi xảy ra mâu thuẫn, hiểu lầm, xung đột giữa GV
với học sinh, GV với phụ huynh và giữa các GV với nhau
trong cùng một trường, Bởi nghề GV mầm non là nghề
vất vả, có nhiều áp lực, giải quyết công việc trong nhiều
mối quan hệ đan xen; vì vậy, nếu không thực sự khéo léo,
ý nhị, nhường nhịn, nhẫn nại rất dễ xảy ra mâu thuẫn,
xung đột. SV ít được quan tâm, hướng dẫn, tư vấn tâm lí,
định hướng, trong việc giải quyết các mối quan hệ
trong cuộc sống, trong công việc liên quan tới nghề
nghiệp của bản thân.
Qua nghiên cứu khung chương trình đào tạo ngành
Giáo dục mầm non của nhà trường, đề cương chi tiết các
học phần chuyên ngành, có thể thấy không có nội dung
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục
mầm non. Qua phỏng vấn giảng viên trực tiếp giảng dạy
chuyên ngành Giáo dục mầm non của nhà trường, có thể
thấy, các thầy cô giáo chỉ dạy SV kiến thức hàn lâm, lí
thuyết, nghiệp vụ sư phạm giảng dạy chung chung, dạy
SV thực hành soạn giảng các học phần chuyên ngành
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 39-43
42
như: Phương pháp cho trẻ làm quen với văn học; Phương
pháp cho trẻ làm quen với toán; Khám phá môi trường
xung quanh; Phương pháp dạy trẻ hát, vẽ, đọc, kể diễn
cảm,... SV chưa được rèn luyện, đóng vai, đặt mình vào
tình huống thực để giải quyết những vấn đề xung đột,
mâu thuẫn liên quan tới nghề nghiệp sau này.
Qua phỏng vấn SV, có thể thấy, đa số các em chưa tự
tin khi giải quyết những vấn đề về nghiệp vụ thực xảy ra
khi được trải nghiệm 10 tuần làm cô giáo trong quá trình
đi thực tập. Chỉ có một số ít các em tự tin, có bản lĩnh,
lập trường vững vàng khi giải quyết những mâu thuẫn,
xung đột xảy ra giữa các học sinh với nhau, giữa các đồng
nghiệp, giữa GV với phụ huynh, Điểm khác biệt ấy là
do những SV này được học qua những lớp kĩ năng mềm
do Trung tâm Tâm Việt group giảng dạy 2 tuần với
những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng giải quyết xung đột,
kĩ năng quản trị cảm xúc, kĩ năng giao tiếp,
Thực trạng này cho thấy, để đào tạo GV mầm non
vững vàng về tri thức và nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhu cầu
của xã hội cần đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho SV chuyên ngành Giáo dục mầm non của nhà
trường trong thời gian tới.
2.5. Đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh công tác giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo
dục mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Trong quá trình đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường,
giảng viên luôn được quán triệt sâu sắc nhiệm vụ giáo
dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho SV nói chung,
SV chuyên ngành Giáo dục mầm non nói riêng thông
qua các hoạt động như: Tuần sinh hoạt công dân đầu
năm học, thông qua các học phần Lí luận chính trị,
thông qua các câu lạc bộ, các Hội thi Tìm hiểu pháp
luật, Hội thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Tuy nhiên, đứng trước thực trạng sự suy thoái
về đạo đức nhà giáo của một bộ phận GV mầm non, cần
phải có những biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành
Giáo dục mầm non của Trường Cao đẳng Sư phạm
Điện Biên. Cụ thể như sau:
2.5.1. Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức lối sống cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
- Mục đích: Nâng cao nhận thức của SV ngành Giáo
dục mầm non về đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về GD-ĐT, về luật cán bộ,
viên chức, luật lao động, Nâng cao nhận thức của SV
Sư phạm mầm non về đạo đức nhà giáo. Giáo dục các
em biết sống có lí tưởng, hoài bão, ước mơ, có sức đề
kháng với những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
và văn hóa ngoại lai phản giáo dục.
- Nội dung: Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh
thần tự hào dân tộc. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
Luật Giáo dục, Luật Công chức, Luật Lao động, Giáo
dục cho SV lối sống trong sạch, lành mạnh, mô phạm,;
giáo dục lí tưởng sống, hoài bão, ước mơ. Khi người học
hiểu được ý nghĩa, giá trị cao đẹp của đạo đức truyền
thống, biết sống có lí tưởng, hoài bão, ước mơ, sẽ sống
có ý nghĩa, có nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ, có
đức hi sinh và lòng dũng cảm; sự cao thượng và lòng vị
tha, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Cách thức thực hiện: Đẩy mạnh công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV ngành Giáo
dục mầm non thông qua việc giảng dạy các học phần: Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin; Pháp luật đại cương, Đồng thời,
đẩy mạnh hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và các Đội Thanh niên xung kích, tình nguyện
Nhà trường. Nâng cao chất lượng tuần sinh hoạt công
dân đầu năm học. Đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động
giữa Đoàn Thanh niên của nhà trường với giảng viên bộ
môn Lí luận chính trị trong việc xây dựng, tổ chức các
hội thi như: Hội thi tìm hiểu pháp luật; Hội thi Kể chuyện
Bác Hồ; Hội thi Nghiệp vụ sư phạm, Thông qua các
hội thi, SV có nhiều hiểu biết về đường lối chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, SV có lối
sống lành mạnh, có ước mơ, hoài bão, sống có lí tưởng
để lập thân, lập nghiệp.
2.5.2. Giáo dục sinh v