I, SƠLƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺVỊ
THÀNH NIÊN
II, GIÁO DỤC CỦA CHA MẸĐỐI VỚI TRẺVỊTHÀNH
NIÊN
III, THỰC TRẠNG ỞVIỆT NAM
IV, ĐỂTRẺVỊTHÀNH NIÊN GẮN BÓ VỚI GIA ĐÌNH
HƠN
28 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục gia đình nhóm 8 - Đề tài số 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
NHÓM 8 - ĐỀ TÀI SỐ 9
CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI TRẺ
13-18 TUỔI
Tóm tắt nội dung thuyết trình:
I, SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺVỊ
THÀNH NIÊN
II, GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TRẺVỊTHÀNH
NIÊN
III, THỰC TRẠNG ỞVIỆT NAM
IV, ĐỂTRẺVỊTHÀNH NIÊN GẮN BÓ VỚI GIA ĐÌNH
HƠN
I, SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các
quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy
sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Phát triển cơ thể chưa hài hòa, diễn ra một quá trình mất cân đối
tạm thời, với sự phát triển cơ thể rất nhanh, hệ xương kéo dài
nhanh hơn hệ cơ làm cho trẻ thường ở trạng thái căng nhức,
mỏi mệt; cơ tim phát triển nhanh, lượng máu bơm nhanh làm
cho mạch máu căng, trẻ có thể cao huyết áp tạm thời.
Trẻ thường hay so sánh mình với những
người khác trong gia đình, nếu phát triển
tương tự thì an tâm, còn nếu không giống sẽ
dẫn đến lo lắng, thắc mắc.
Ở tuổi vị thành niên, trẻ không chỉ quan tâm
về bản thân mình mà còn tò mò và thắc mắc
về người khác phái.
Những thay đổi của cơ thể ở tuổi vị thành niên
Nam Nữ
- Phát triển chiều cao - Phát triển chiều cao
- Phát triển cân nặng - Phát triển cân nặng
- Phát triển vú - Phát triển vú
- Phát triển lông mu - Phát triển lông mu
- Giọng nói trầm -Thay đổi giọng nói
-Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn -Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
- Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt - Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt
- Ngực và vai phát triển, các cơ rắn chắc - Ngực, vai và các cơ không phát triển như ở nam
- Lông trên cơ thể và râu phát triển - Hông nở rộng, vòng eo thu hẹp
- Dương vật và tinh hoàn trở nên phát triển - Đùi trở nên thon
- Bắt đầu xuất tinh -Tử cung và buồng trứng to ra
- Bộ phận sinh dục ngoài phát triển - Các tuyến nội tiết phát triển
- Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã
hoàn thiện
- Sự rụng trứng xảy ra, bắt đầu có kinh nguyệt
- Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện
NHU CẦU TÂM LÝ
KHUYNH HƯỚNG LÀM NGƯỜI LỚN
TỰ KHẲNG ĐỊNH TRONG NHÓM BẠN
XÁC ĐỊNH BẢN SẮC RIÊNG
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
a, Khuynh hướng làm người lớn:
Khả năng nhận thức phát triển rất tốt
Về thái độ khi trẻ cho mình đã lớn, trẻ
thích đối xử được tôn trọng, không bị
kiểm soát; được tự quyết, không bị áp
đặt, buộc phục tùng mệnh lệnh
Tính làm người lớn còn bộc lộ qua khả
năng của trẻ, do đã lớn nên trẻ đã có
thể gánh vác công việc của người lớn:
lau dọn, trang trí, sắp xếp nhà cửa ngày
Tết.
Trong khuynh hướng làm người lớn trẻ
vị thành niên còn phát triển về mặt tình
cảm.
b, Nhu cầu tự khẳng định trong nhóm bạn
Với biểu hiện đầu tiên là rất thích kết bạn,
các em rất hào hứng, chủ động lên các diễn
đàn, các trang mạng để kết bạn làm quen
với nhau.
Khi có bạn, các em sẽ quý trọng và gìn giữ
mối quan hệ bạn bè này bằng cách tỏ ra
trung thành với bạn và bảo vệ tình bạn của
mình.
Tuổi vị thành niên có một nhu cầu rất tha
thiết là muốn bạn thừa nhận, làm cho bạn nể
phục, tỏ ra có ích đối với bạn, làm cho bạn tin
tưởng, làm cho bạn quý mến.
Ngoài những trở ngại trong quan hệ bạn bè
bình thường, các em còn có những trở ngại
khi tiếp xúc với bạn khác giới. Khó khăn nhất
là khó kềm chế cảm xúc, dễ phân tâm.
c, Xác định bản sắc riêng
Với biểu hiện đầu tiên là mất thời giờ nắn
nót chữ ký, điều này thường xảy ra ở các
em lớp 6, lớp 7 (12-13 tuổi).
Bản sắc được bộc lộ rõ hơn khi các em
thường soi gương, chọn cách thể hiện
(khoảng 14 tuổi)
Bản sắc càng được xác định rõ hơn khi trẻ
vị thành niên tạo cho mình biệt danh
Bản sắc riêng sẽ càng sâu sắc hơn theo độ
tuổi khi xây dựng triết lý mới lạ
d, Nhu cầu định hướng nghề nghiệp
Đến cuối tuổiTHPT (16-18)
Thường trẻ vị thành niên rất mờ mịt về
định hướng do thiếu cơ sở, không biết
được năng lực của mình là gì.
Do không có được những hướng dẫn
thích hợp các em thường gặp phải những
khó khăn như chọn nghề theo sự kỳ vọng
và sự áp đặt của cha mẹ hơn là khả năng
của bản thân.
II, GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
GIÁO DỤC
CỦA CHA
Giáo dục các giá trị
sống, lao động,
Giáo dục nhân cách
ụ ớ
Giáo dục đạo đức
MẸ
Giáo dục trí tuệ
hướng nghiệp. Giáo d c gi i tính
Giáo dục thể mĩ
1. Giáo dục nhân cách
a, Thuận lợi: Cha mẹ là tấm gương đầu tiên để các em noi theo
Cha mẹ có thể chỉnh sữa những hành vi sai lệch của các em
Khoan dung, độ lượng thể hiện sự tôn trọng , tin tưởng yêu
thương của bố mẹ với con cái, không phải là quá dễ dãi, nuông
chiều mặc cho các em tự do hành động.
Tôn trọng nhân cách các em
Thực hiện quyền trẻ em là thể hiện sự tôn trọng nhân cách, xem
các em như là một công dân trong xã hội văn minh
Giáo dục nhân cách
b, Khó khăn:
Do sự thay đổi về tâm sinh lý nên việc trẻ vị thành niên mang
một cái “tôi” khá cao.
Trưởng thành thể chất và tình dục ảnh hưởng sâu sắc
đến hình thành nhân cách của trẻ và được thể hiện thông
qua cách giao tiếp đối xử với người khác, kể cả cha mẹ
(Jennifer S. Silk)
Khủng hoảng tuổi vị thành niên.
Tuổi này là tuổi rất dễ tự ái và nhạy cảm với mọi ánh mắt và
lời nói của người xung quanh, nhất là của bạn bè.
2.Giáo dục đạo đức
Các cách tiếp cận:
- Thu hồi tình yêu
thương
- Khẳng định quyền lực
- Dẫn dắt
Giáo dục đạo đức
Giáo dục về nội dung:
Giúp các em thấy được giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa của gia
đình. Giáo dục cho các em xây dựng lòng yêu thương, sự biết ơn đối
với ông bà, cha mẹ
Giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm
trong công việc học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày
Giáo dục cho các em về tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái,
yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Giáo dục về hình thức:
- Giáo dục đạo đức cho con cái thông qua những hoạt động chung trong
gia đình
- Thông qua các lớp dạy kỹ năng sống
- Nêu gương “người tốt việc tốt”, những tấm gương vượt khó học tập
3. Giáo dục giới tính
a, Thuận lợi:
Cha mẹ là người gấn gũi trẻ nhất
Cha mẹ, tham vấn ở học đường, thầy cô,
bác sĩ, y tá, đoàn thể thanh niên, thông tin
đại chúng là những đối tượng sẽ phối hợp
một cách tích cực trong các chương giáo
dục giới tính cho trẻ.
Giáo dục giới tính tốt nhất là từ cha mẹ,
nếu cha mẹ yêu thương, tôn trọng lẫn
nhau, hòa hợp trong cuộc sống gia đình, cởi
mở và chân tình với con cái.
Giáo dục giới tính
b, Khó khăn:
Ảnh hưởng của thông tin đại chúng hiện nay
ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực, hút
thuốc, uống rượu, ma túy...
Trình độ học vấn thấp, gia đình đông con
thiếu chăm sóc, tình trạng văn hóa xã hội
thấp, nghiện rượu, gia đình có người có thai
trước hôn nhân (mẹ, chị), cha mẹ ly hôn...
Một số quan điểm cha mẹ lo ngại rằng nếu
cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông
tin và giúp chúng phòng ngừa có thai và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ vô tình
thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và
bừa bãi.
Giáo dục giới tính bao gồm nhiều nội dung: sự phát triển của giới
tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại
hình, về vai trò của giới.
Cha mẹ là tấm gương, là chìa khoá giải đáp những thắc mắc của con
trẻ, nhưng đôi khi chính cha mẹ cũng không có những kiến thức về
giới tính để giải thích cho con.
Giáo dục giới tính
4. Giáo dục thể mĩ
Hướng dẫn trẻ tham gia luyện tập thể dục thể thao
Giáo dục thẩm mĩ thông qua các mối quan hệ trực tiếp của cha mẹ, anh
chị em. Cha mẹ là tấm gương cho trẻ
Định hướng cho trẻ hiểu cái đẹp không chỉ hình thức bên ngoài mà
quan trọng là nhân cách bên trong
Hướng dẫn cho trẻ vị thành niên biết tự chăm sóc bản thân, biết cách
ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, xã hội
Rèn cho trẻ tính tự giác, ngăn nắp.tạo cho trẻ tính tự lập
Luôn lắng nghe những thắc mắc và những quan điểm bày tỏ của các em
5. Giáo dục trí tuệ
a, Thuận lợi:
Cha mẹ có thể giải thích những thắc mắc của các em về sự
tò mò, ham học hỏi.
Cha mẹ giảng giải các kiến thức trong sách giáo khoa. (
theo mức độ hiểu biết của cha mẹ )
Cha mẹ tạo điều kiện cho các em có các phương tiện để
việc tiếp cận những tri thức dễ dàng hơn.
Giáo dục trí tuệ
b, Khó khăn:
Hầu hết thời gian là đi làm để lo cho kinh tế gia đình
Sự chênh lệch về trình độ học vấn của cha mẹ ở nông thôn
và thành thị
Thời gian tiếp xúc với trẻ ngày càng ít
Hạn chế về kiến thức tâm sinh lý lứa tuổi
6. Giáo dục các giá trị sống, lao động
hướng nghiệp
Giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, sự tôn trọng, lòng yêu thương,
lòng vị tha, sự kiên trì, ham học hỏi
Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vị thành niên học tập và lao
động có ích
Hướng dẫn, chỉ bảo cho trẻ lao động, làm những công việc
nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi
Chúng ta đề nghị trẻ giúp cha mẹ
Trẻ dành ít thời gian cho gia đình hơn-> cha mẹ hiểu và luôn
bên trẻ
Cha mẹ định hướng cho trẻ việc chọn nghề nghiệp tương
lai, tôn trọng sự lựa chọn của trẻ.
Cha mẹ và trẻ vị thành niên hình thành mối quan hệ
CHA MẸ
TRẺVỊTHÀNH NIÊN
TỰ CHỦ
XUNG
ĐỘT
HÒA HỢP
III, THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TRẺ VỊ
THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM
Ngoài một bộ phận những bậc cha mẹ biết cách giáo
dục và uốn nắn con cái trở thành những con ngoan, trò
giỏi thì còn không ít các bậc phụ huynh có những quan
điểm và lối giáo dục chưa đúng đắn, chưa phù hợp.
Thực trạng đạo đức của học sinh đang đi xuống,
những giá trị đạo đức truyền thống đang thay đổi.
Được cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu, các em đề cao giá
trị vật chất, lối sống ưa hưởng thụ. Cha mẹ bận rộn
với việc làm ăn kinh tế, không chăm lo giáo dục con
cái làm các em xa rời giá trị đạo đức, chuẩn mực của
gia đình.
IV, ĐỂ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN GẮN BÓ HƠN VỚI GIA
ĐÌNH
1. Hãy kiên nhẫn
2. Quan tâm đến cuộc sống của trẻ
3. Lập những quy định nền tảng
4. Giao cho trẻ trách nhiệm đối với công việc nhà
5. Cho trẻ thời gian “biến mất” khỏi gia đình
6. Tạo cho trẻ cảm giác thuộc về gia đình
7. Nói với con về giá trị của gia đình
8. Đừng nên lên mặt khuyên răn dạy bảo theo cách áp đặt
9. Bố mẹ cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng về dạy
con
10. Cha mẹ là điểm tựa tinh thần
Những lời khuyên về giáo dục con:
1. Con người không ai hoàn hảo cả
2. Đừng kỳ vọng về con cái quá mức
3. Chấp nhận con cái
4. Dành thì giờ để đối thoại với con cái
5. Cố gắng tạo quan hệ tình cảm với con cái
6. Phải làm sao cho con cái phải tin tưởng nơi ta
7. Đồng hành với con cái trên đường tiến tới hoàn mỹ
8. Phải tôn trọng phẩm giá của con cái
9. Hãy để con cái phát triển tính độc lập
10.Trao cho chúng trách nhiệm
Tình huống giáo dục
Mình có đứa em trai, năm nay 17 tuổi, trước nó cũng ngoan và chịu khó nghe
lời gia đình. Nhưng 3 năm đổ về đây, em mình sinh ra nhiều tật hư: 2 năm
trước là rất hay lấy trộm tiền của gia đình, giờ không còn hiện tượng này
nhưng nói dối thì như thần. Ở nhà bố mẹ mình quản lý rất chặt, rất hay liên
lạc với thầy cô để biết tình hình của em. Biết bố mẹ quản lý sát sao thế nhưng
vẫn cứ nói dối. Bị bố mẹ phát hiện nó vẫn nói dối quanh co, chỉ đến khi bố
mẹ mình nói hết nó mới chịu nói thật, nhưng sau đấy thì vẫn chứng nào tật
đấy. Hơn nữa có nhiều chuyện có thể em vẫn nói dối mình, vì thực sự giờ
mình không biết lúc nào mình được nghe nói thật và bị nghe nói dối. Em mình
cũng mê chơi điện tử, cũng kiếm tiền bằng cách chơi tú với bạn, cũng mới
bắt đầu thích bạn nữ (nhưng điều này bố mẹ mình không biết, bố mẹ mình
toàn cấm nên nó không nói, mình phải tìm hiểu mãi mới biết được thông tin
này) . Em mình là 1 trong 5 học sinh cá biệt trong lớp, trong bất cứ giờ nào
cũng cần ký sổ tu dưỡng, nhưng nó vẫn xé sổ giấu bố mẹ. Mình thấy có nhiều
trẻ vị thành niên, trong gia đình cảm thấy không vừa lòng là bỏ đi, may mắn
em cháu chưa như thế. Mình mong mọi người tư vấn làm thế nào để hiểu
được tâm lý em mình cũng như nên làm gì để giúp các em mình phát triển
tốt, đúng trong thời gian này?
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE NHÓM TRÌNH BÀY!