Giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non

Gia đình là một phạm trù xuất hiện sớm trong lịch sử loài ng-ời. Từ khi xã hội còn mông muội đến thời đại văn minh, mỗi con ng-ời sinh ra, tr-ởng thành và từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Có thể nói gia đình là môi tr-ờng xã hội hoá đầu tiên của mỗi cá nhân và là tế bào hợp thành đời sống xã hội. Về khái niệm gia đình, cho đến nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau, tuỳ theo góc độ nghiên cứu của mỗi lĩnh vực khoa học. D-ới góc độ văn hoá học, gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc, và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hoá. Đó là thiết chế cơ sở nằm cạnh các thiết chế xã hội khác nh-họ hàng, làng xóm, ph-ờng hội, dân tộc, nhà n-ớc., có những cá nhân và cộng đồng mà cá nhân đó tham gia (nh-họ, làng, các tổ chức xã hội, dân tộc, quốc gia). D-ới góc độ xã hội học, gia đình đ-ợc xem là một nhóm nhỏ xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, th-ờng gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái, sống chung với nhau d-ới một mái nhà và có một vốn kinh tế chung.

pdf66 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch−ơng 3 Giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non I. Gia đình Việt Nam và một số nét đặc thù của nó 1. Khái niệm gia đình Gia đình là một phạm trù xuất hiện sớm trong lịch sử loài ng−ời. Từ khi xã hội còn mông muội đến thời đại văn minh, mỗi con ng−ời sinh ra, tr−ởng thành và từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Có thể nói gia đình là môi tr−ờng xã hội hoá đầu tiên của mỗi cá nhân và là tế bào hợp thành đời sống xã hội. Về khái niệm gia đình, cho đến nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau, tuỳ theo góc độ nghiên cứu của mỗi lĩnh vực khoa học. D−ới góc độ văn hoá học, gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc, và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hoá. Đó là thiết chế cơ sở nằm cạnh các thiết chế xã hội khác nh− họ hàng, làng xóm, ph−ờng hội, dân tộc, nhà n−ớc..., có những cá nhân và cộng đồng mà cá nhân đó tham gia (nh− họ, làng, các tổ chức xã hội, dân tộc, quốc gia). D−ới góc độ xã hội học, gia đình đ−ợc xem là một nhóm nhỏ xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, th−ờng gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái, sống chung với nhau d−ới một mái nhà và có một vốn kinh tế chung. D−ới góc độ tâm lí học xã hội, gia đình đ−ợc xem là một nhóm xã hội, đ−ợc tồn tại và phát triển dựa trên các mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và tình cảm huyết thống sâu sắc, trong đó mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách. D−ới góc độ giáo dục, gia đình một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau trên cơ sở hôn nhân hoặc huyết thống sâu sắc sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ đang lớn lên. Từ những quan niệm trên đây, chúng ta thấy gia đình có những đặc tr−ng cơ bản sau đây: – Gia đình là một nhóm xã hội đ−ợc hình thành và phát triển từ quan hệ hôn nhân, là nơi sản xuất ra con ng−ời, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống. Đây là đặc tr−ng cơ bản nhất của gia đình. – Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ, gắn bó với nhau bởi quan hệ 157 tình cảm huyết thống, hoặc có quan hệ họ hàng... chịu ảnh h−ởng trực tiếp lẫn nhau về nếp sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán, truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. – Đời sống gia đình tồn tại và phát triển nhờ một ngân sách chung (cộng đồng kinh tế) do khả năng lao động của các thành viên đóng góp. Gia đình gắn kết với nhau bằng tình cảm, trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng nhất, đ−ợc quy định bởi quan hệ huyết thống. – Trong gia đình, những thành viên th−ờng sống chung một mái nhà, những lúc xa vắng họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với tổ ấm chung đó. – Bên cạnh những nét văn hoá chung của cộng đồng, xã hội, mỗi gia đình có những nét văn hoá riêng thể hiện ở nếp sống, nếp sinh hoạt, kiểu cách làm ăn... ảnh h−ởng đến sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, tạo ra những nét riêng ở mỗi cá nhân. Những nét riêng trong tâm lí, nhân cách của mỗi cá nhân này trở thành cơ sở (gốc) cho sự phát triển sau này. Các nhà tâm lí học khẳng định rằng: "Trong các lớp cấu trúc nhân cách, thì lớp căn bản, có ý nghĩa tạo dựng đ−ợc gọi là nhân cách cơ sở (hay nhân cách gốc), đ−ợc hình thành chủ yếu trong môi tr−ờng gia đình. Tính cách của cá nhân đứa trẻ sau này khi đã lớn, ph−ơng thức ứng xử, thái độ đối với bạn khác giới, ng−ời lớn tuổi, đạo đức, tình cảm... chịu ảnh h−ởng rất lớn của nhân cách cơ sở trong quá trình quan hệ gia đình mà cá nhân đó lớn lên và nhận sự giáo dục"(1). 2. Chức năng của gia đình Chức năng của gia đình là một nhân tố cơ bản trong hệ giá trị văn hoá gia đình. Cho đến nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của gia đình, song có bốn chức năng d−ới đây th−ờng đ−ợc đề cập đến. – Chức năng sinh sản ra con ng−ời và duy trì nòi giống. Đây là một chức năng quan trọng của gia đình, vì nó tái sản xuất ra con ng−ời – sản phẩm quý giá nhất của xã hội, là điều kiện và là nhân tố không thể thiếu để xã hội tồn tại và phát triển. Việc sinh con không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong −ớc của ng−ời vợ, ng−ời chồng mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục sinh học của xã hội. – Chức năng kinh tế. Gia đình là một đơn vị sản xuất kinh tế và tiêu dùng của xã hội, gia đình có trách nhiệm tổ chức cuộc sống vật chất cho mỗi thành viên, đảm bảo cho sự hoạt động bình th−ờng của họ (nuôi con, chăm sóc ng−ời già, ng−ời không có khả năng lao động...). Mặt khác, kinh tế gia đình còn hỗ trợ cho kinh tế đất n−ớc (dân có giàu thì n−ớc mới mạnh). Chức năng kinh tế của gia đình biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất n−ớc. Trong gia đình truyền thống, mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất. Các thành viên trong gia đình sống và làm việc cùng một nơi và cùng chia sẻ với nhau về cả kinh tế lẫn tình cảm. Ngày nay, kinh tế gia đình đang tiếp cận nhanh chóng với công nghệ, khoa học kĩ thuật hiện đại, không ít gia đình trở thành trung tâm kinh tế đ−ợc tín nhiệm, thực sự là nguồn lực góp phần phát triển đất n−ớc. (1) Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá, NXB Giáo dục, 1998, tr. 19. 158 – Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm. Nh− đã phân tích, gia đình là một cộng đồng đặc biệt mà đặc tr−ng là các thành viên có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống sâu sắc, họ có nhiều điều kiện để liên tục thoả mãn cho nhau các nhu cầu vật chất và tinh thần. Do vậy, những thành viên trong gia đình gắn bó sâu sắc với nhau về tình cảm, và trở thành nhu cầu không thể thiếu đ−ợc, và cũng không có mối quan hệ xã hội nào có thể thay thế đ−ợc. Có thể nói những tình cảm ấm áp, sâu sắc và thiêng liêng trong mái ấm gia đình là tình cảm đặc biệt, không có tổ chức, cộng đồng nào có đ−ợc. Hơn nữa, phần lớn gia đình đ−ợc hình thành từ cái gốc là tình yêu lứa đôi. Tình yêu th−ơng mặn nồng của vợ chồng chính là ngọn nguồn của mọi tình cảm tốt đẹp lan toả trong các thành viên gia đình, tạo nên môi tr−ờng văn hoá gia đình, giúp cho mọi thành viên cân bằng tâm lí tinh thần và góp phần thực hiện tốt các chức năng khác của gia đình. Gia đình trở thành chỗ dựa tình cảm và tinh thần của mỗi thành viên, nơi con ng−ời có thể bộc lộ rõ nhất bản chất, cá tính của mình, đồng thời cũng nhận đ−ợc sự quan tâm, khích lệ, đùm bọc của cộng đồng đặc biệt này. Tình cảm gia đình trở thành nét đặc tr−ng về tính chất, ảnh h−ởng lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách (giỏ nhà ai quai nhà nấy là vậy). – Chức năng giáo dục con cái. Chức năng giáo dục con cái hay còn gọi là chức năng xã hội hoá con ng−ời chính là quá trình biến thực thể tự nhiên thành thực thể xã hội, làm cho con ng−ời lĩnh hội đ−ợc kinh nghiệm xã hội – lịch sử, có thái độ và hành động phù hợp với yêu cầu xã hội. Gia đình là môi tr−ờng xã hội hoá đầu tiên và quan trọng nhất của cá nhân, là cầu nối giữa quá khứ với t−ơng lai, giúp cho trẻ em tiếp nhận nền văn hoá xã hội để hoà nhập với cuộc sống và h−ớng tới t−ơng lai. Đây là một cầu nối đặc biệt: một mặt là nó liên tục không bao giờ đứt đoạn, hai là nó sống động, luôn nảy nở và phát triển, diễn ra trong quá trình giao l−u, giao tiếp bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống sâu sắc, bằng trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của ng−ời làm cha, làm mẹ... Trong mỗi gia đình đều chứa đựng một tiểu văn hoá đ−ợc xây dựng trên nền tảng văn hoá chung của cộng đồng, xã hội. Các tiểu văn hoá này đ−ợc tồn tại, và phát triển thông qua lối sống gia đình, giáo dục gia đình, truyền thống gia đình... Trong quá trình sống, nhất là ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, mỗi con ng−ời tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hoá này, làm cho tâm lí nhân cách của họ vừa có những nét chung của cộng đồng, xã hội vừa có những nét đặc tr−ng của văn hoá gia đình. ở lứa tuổi mầm non, gia đình đ−ợc xem là tr−ờng học đầu tiên của trẻ thơ, ng−ời mẹ đ−ợc xem là ng−ời thầy đầu tiên của trẻ em. 3. Đặc thù của gia đình Việt Nam x−a và nay 3.1. Gia đình Việt Nam x−a Nh− đã trình bày, gia đình là một tế bào xã hội – một thiết chế xã hội phản ánh trình độ phát triển văn hoá – xã hội của một dân tộc, quốc gia trong một giai đoạn (thời kì) phát triển nhất định. Nói đến gia đình Việt Nam x−a ở đây là nói đến gia đình Việt Nam truyền thống, mà đặc tr−ng là gia đình nông thôn – nông nghiệp trong xã hội phong kiến Việt Nam. Gia đình 159 Việt Nam truyền thống có những đặc điểm đặc thù sau đây: – Hôn nhân mang tính áp đặt. Bố mẹ là ng−ời sắp đặt việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Con cái không có quyền lựa chọn hôn nhân, mà "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Hôn nhân đ−ợc xem là một công việc của cộng đồng thân tộc, làng xóm. – Đặc thù thứ hai là gia đình mở rộng "tam đại đồng đ−ờng", hoặc "tứ đại đồng đ−ờng". Trong gia đình, các cá nhân không tồn tại nh− một cá thể độc lập, thiếu tự chủ, mọi mặt cuộc sống đều gắn chặt vào gia đình, phải hoàn toàn phục tùng gia đình, phụ thuộc vào gia đình "xẩy nhà ra thất nghiệp". Đó là gia đình kiểu gia tr−ởng, ng−ời đứng đầu gia đình (ng−ời đàn ông cao tuổi trong gia đình: cụ, ông hay bố) có quyền quyết định tất cả, từ tài sản đến dựng vợ gả chồng cho con cái. – Đặc thù thứ ba đ−ợc thể hiện ở sự bất bình đẳng về vị trí, vai trò của vợ, chồng trong cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống gia đình ng−ời chồng "đứng mũi chịu sào", có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình. Ng−ời phụ nữ (ng−ời vợ) phải phục tùng những quyết định của ng−ời chồng (gia tr−ởng), không đ−ợc tham gia bàn bạc những công việc lớn trong gia đình, họ tộc, xóm làng. Vị thế của phụ nữ là "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tề gia nội trợ, sinh đẻ để duy trì nòi giống cho nhà chồng. Khi lấy chồng, rồi sinh con, cùng với thời gian, ng−ời phụ nữ mất dần tên của mình. Cộng đồng gọi theo tên chồng (Bà Minh: chồng bà tên là Minh, Bà V−ợng: chồng bà tên là V−ợng...). – Đặc thù thứ t− là, con trai có vị trí đặc biệt trong gia đình. Hoạt động tái sinh con ng−ời xã hội của gia đình Việt Nam x−a là nhằm vào việc "nối dõi tông đ−ờng". Sinh con trai trở thành mục tiêu và là trách nhiệm nặng nề của mỗi cặp vợ chồng đối với tổ tông. Nếu gia đình không có con trai, dòng dõi coi nh− bị tuyệt diệt. Chính vì vậy, trong gia đình truyền thống, ng−ời chồng chỉ hoàn thành nghĩa vụ của mình với tổ tông khi anh ta sinh đ−ợc con trai, và địa vị của anh ta khi ấy mới trở nên trọn vẹn. Còn đối với ng−ời vợ, khi sinh đ−ợc con trai họ đã tiến một b−ớc dài từ địa vị "ng−ời ngoài" hoà nhập hoàn toàn với gia đình, đ−ợc an toàn trong gia đình chồng vì đã tạo ra đ−ợc ng−ời nối dõi cho nhà chồng. – Đặc thù thứ năm trong gia đình Việt Nam truyền thống là "con đàn cháu đống" đ−ợc xem là một tiêu chuẩn của gia đình có phúc, có đức. Trong một không gian chật hẹp, có nhiều thế hệ cùng chung sống, quan hệ họ hàng chằng chịt. Nhiều gia đình, ng−ời năm m−ơi gọi kẻ lên m−ời là anh là chị... – Đặc thù thứ sáu là mỗi gia đình Việt Nam x−a là một đơn vị sản xuất kinh tế tự cung – tự cấp (khép kín). Mỗi gia đình hầu nh− sản xuất ra toàn bộ những sản phẩm tiêu dùng cho mình: Vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và buôn bán trao đổi trong cộng đồng xóm làng là chính. Mỗi cá nhân gắn bó với gia đình, cộng đồng làng xóm để sống. Bỏ gia đình trở thành "dân ngụ c−", là ng−ời mất gốc... Do vậy, xa cha mẹ, anh, em, họ hàng, quê h−ơng làng xóm là nỗi đau lớn nhất, là tổn thất khó có thể bù đắp đ−ợc trong quan niệm của ng−ời Việt x−a. 160 3.2. Gia đình Việt Nam ngày nay Cùng với những biến đổi của xã hội, gia đình Việt Nam cũng có những đổi thay đáng kể so với gia đình Việt Nam truyền thống. Bên cạnh sự kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam nh− cần cù lao động; hiếu học, th−ơng yêu, đùm bọc lẫn nhau; uống n−ớc nhớ nguồn (nhớ ơn tổ tiên); hết lòng vì con cái... gia đình Việt Nam ngày nay có những đặc điểm khác tr−ớc. – Thứ nhất, nếu hôn nhân trong xã hội Việt Nam tr−ớc đây mang tính áp đặt của bố mẹ đối với con cái thì ngày nay hôn nhân mang tính tự nguyện, đ−ợc xây dựng trên cơ sở tình yêu lứa đôi. Thanh niên nam, nữ tự do yêu đ−ơng, tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân của mình. Tuy nhiên, phải xin phép và đ−ợc sự đồng thuận của hai bên gia đình. – Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, gia đình hạt nhân trở nên phổ biến. Trong gia đình, các thành viên đ−ợc chủ động trong công việc phù hợp với bổn phận, trách nhiệm của mình; vợ chồng, ông bà, con cái bình đẳng với nhau trong công việc và sinh hoạt cuộc sống. – Thứ ba, vai trò của ng−ời phụ nữ đ−ợc đề cao – bình đẳng với nam giới. Phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mọi công việc của gia đình (nuôi dạy con cái, làm kinh tế, xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt, ph−ơng tiện sản xuất, sinh con...); đ−ợc tham gia lao động, tham gia vào các hoạt động xã hội, quản lí xã hội... và đ−ợc thụ h−ởng thành quả lao động và phúc lợi xã hội bình đẳng với nam giới. – Thứ t−, việc sinh con trai để "nối dõi tông đ−ờng", ở nơi này nơi khác vẫn còn nặng nề, song không còn là một gánh nặng cho các cặp vợ chồng. Điều quan trọng trong các gia đình hiện nay là nuôi dạy con nên ng−ời, có việc làm và thành đạt trong cuộc sống xã hội. – Thứ năm, nếu gia đình Việt Nam truyền thống "con đàn cháu đống" là tiêu chuẩn của gia đình có phúc, có đức, thì gia đình Việt Nam hiện nay đông con nhiều cháu là một nỗi cực nhọc, một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Không ít cặp vợ chồng, nhất là ở các thành phố lớn hiện nay, chỉ muốn sinh ít con (một con) để có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn, có thời gian và điều kiện để v−ơn lên trong sự nghiệp, để đ−ợc đi du lịch đây đó. – Thứ sáu, nếu mỗi gia đình Việt Nam x−a là một đơn vị sản xuất kinh tế tự cung, tự cấp (khép kín), thì mỗi gia đình Việt Nam hiện nay là một đơn vị kinh tế mở. Mỗi thành viên trong gia đình có một nghề nghiệp xã hội nhất định (trong biên chế hoặc ngoài biên chế nhà n−ớc, ở nông thôn hoặc thành thị). Sản phẩm lao động làm ra đ−ợc trao đổi, buôn bán rộng rãi (không bó hẹp trong luỹ tre làng nh− tr−ớc đây). II. Giáo dục gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non 1. Khái niệm về giáo dục gia đình Sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em diễn ra d−ới ảnh h−ởng của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền; môi tr−ờng sống (môi tr−ờng tự nhiên, môi tr−ờng xã hội); hoạt động tích cực 161 của bản thân đứa trẻ; thông qua sự tác động của nhiều lực l−ợng giáo dục: giáo gia đình, giáo dục nhà tr−ờng và giáo dục của các đoàn thể xã hội khác. Mỗi lực l−ợng giáo dục này có thế mạnh nhất định trong việc giáo dục trẻ em, thể hiện ở ph−ơng pháp, hình thức giáo dục và phụ thuộc vào tính chất quan hệ giữa ng−ời giáo dục và ng−ời đ−ợc giáo dục. Giáo dục gia đình là quá trình những ng−ời lớn tuổi trong gia đình truyền đạt cho con cái mình những giá trị văn hoá xã hội và văn hoá gia đình trong hoạt động, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày nhằm hình thành ở con cái những năng lực, phẩm chất và thói quen cần thiết để hoà nhập vào cuộc sống xã hội, phù hợp với mong đợi của gia đình. Giáo dục gia đình có những đặc điểm đặc tr−ng sau đây: – Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống sâu sắc, không một tổ chức xã hội nào có thể so sánh, thay thế đ−ợc. Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của tình mẫu tử, phụ tử, huynh đệ... giữa mẹ con, cha con, anh em... đ−ợc sử dụng nh− là một công cụ cơ bản, th−ờng xuyên để cảm hoá con em trong gia đình. Mỗi ng−ời lớn tuổi trong gia đình đều có trách nhiệm bảo ban giáo dục trẻ em. ở đây, anh, chị cũng đ−ợc xem là "ng−ời thầy" đối với trẻ em. – Nếu giáo dục nhà tr−ờng diễn ra một cách có tổ chức, có kế hoạch trong những hoạt động xác định, theo những đơn vị thời gian cụ thể, thì giáo dục gia đình diễn ra một cách th−ờng xuyên, không đứt đoạn ở mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Giáo dục gia đình phù hợp với từng ng−ời, theo đặc điểm tình hình, sức khoẻ, hoàn cảnh từng lúc cụ thể. – Nội dung giáo dục, ph−ơng pháp giáo dục, hình thức giáo dục của gia đình phụ thuộc vào quan điểm, truyền thống gia đình, phụ thuộc vào trình độ văn hoá, học vấn của những ng−ời lớn tuổi (ng−ời giáo dục con em họ) trong gia đình. – Trong xã hội hiện nay, giáo dục gia đình có mối liên hệ mật thiết với giáo dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội. Giáo dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội định h−ớng cho việc hình thành, phát triển nhân cách trẻ em, trang bị cho trẻ em những tri thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết giúp trẻ hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Giáo dục gia đình bổ sung, cụ thể hoá, tiếp nối giáo dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội, một mặt mở rộng, củng cố tri thức, kĩ năng, hình thành thói quen cho trẻ, mặt khác tạo nên ở trẻ chiều sâu tâm hồn, đạo đức và cảm xúc chân thật, làm nền tảng văn hoá nhân văn ở trẻ em... 2. ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với trẻ em lứa tuổi mầm non Có thể khẳng định rằng, gia đình là môi tr−ờng đầu tiên và mãi mãi ảnh h−ởng đến toàn bộ cuộc sống của con ng−ời. Trong môi tr−ờng đặc biệt này, ng−ời lớn (đặc biệt là ng−ời mẹ) là những ng−ời thầy đầu tiên của đứa trẻ. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đã đ−ợc tắm mình trong các mối quan hệ c− xử văn hoá đằm thắm tình ng−ời. ở giai đoạn đầu của cuộc đời, đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinh nghiệm xã hội không phải bằng lí trí và t− duy khái niệm mà đơn giản là sự bắt ch−ớc, thông qua cử chỉ, tình cảm của những ng−ời xung quanh. Từ một thực tế tự nhiên, vô thức, phụ thuộc và lúc đầu là cộng sinh với ng−ời mẹ, trẻ dần dần phát triển cảm giác, vận động, tách khỏi mẹ để trở thành con ng−ời 162 độc lập về sinh học, rồi tiến lên hình thành ý thức con ng−ời. Nh− đã trình bày trên đây, giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống sâu sắc. Tình yêu của bố mẹ đối với con cái là yếu tố có hiệu quả nhất trong quá trình dẫn dắt trẻ thơ thích nghi dần với đời sống xã hội. Hơn ai hết, bố mẹ là ng−ời không tiếc công sức, thời gian, vật chất nuôi dạy đứa trẻ từng b−ớc hoà nhập vào nền văn hoá chung của xã hội. Đối với cha mẹ, chăm sóc, dạy dỗ con nên ng−ời không chỉ là trách nhiệm mà cao hơn thế là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc. Tâm hồn của đứa trẻ sẽ nghèo nàn đi nếu thiếu vắng sự giao tiếp với bố mẹ. Tình th−ơng yêu và sự chăm sóc của bố mẹ đối với con cái trong những năm tháng đầu đời có ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển tâm hồn, tình cảm, đạo đức của cá nhân. Giọng nói, sự ôm ấp, cử chỉ vuốt ve âu yếm, che chở của ng−ời mẹ, xuất phát từ tình th−ơng yêu là những ấn t−ợng tốt đẹp có lợi cho sự hình thành tính thiện của đứa trẻ. Giáo dục gia đình giúp cho trẻ em tiếp cận, làm quen và lĩnh hội đ−ợc một thế giới văn hoá hiện thực. Những chuẩn mực của nền văn hoá xã hội đ−ợc đứa trẻ tiếp nhận thông qua giáo dục gia đình, tr−ớc hết là thông qua giáo dục của bố mẹ. Đối với đứa trẻ, gia đình là mô hình xã hội đầu tiên đ−ợc cảm nhận trực tiếp thông qua các mối quan hệ trong gia đình. Một −u thế nữa của giáo dục gia đình là gia đình có đ−ợc sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể đối t−ợng giáo dục về các mặt trí lực, sức khoẻ, cá tính, hoàn cảnh, điều kiện sống... Do đó, gia đình có thể áp dụng biện pháp giáo dục riêng, đặc thù phù hợp với từng cá nhân để đạt hiệu quả mong muốn. Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, cảm giác an toàn là tối cần thiết để trẻ hoạt động, giao l−u, giao tiếp. Môi tr−ờng gia đình với những quan hệ huyết thống sâu sắc là nơi tạo nên và duy trì cảm giác an toàn có hiệu quả nhất. Chính trong môi tr−ờng gia đình đã hình thành nên ở trẻ niềm tin vào những ng−ời xung quanh, niềm tin vào bản thân. Thông qua giáo dục gia đình, đứa trẻ có đ−ợc những kinh nghiệm nhất định trong các mối quan hệ xã hội. Và những kinh nghiệm này chi phối cuộc sống về sau của đứa trẻ. Nghiên cứu về vấn đề này, GS. Nguyễn Khắc Viện cho rằng: "Hình nh− khi đứa trẻ lựa chọn thái độ đối với gia đình thì phần lớn tr−ờng hợp nó cũng quyết định một