Giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Tóm tắt. Giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là con đường hiệu quả giúp sinh viên có những hiểu biết, ý thức về việc thực hành nghề đúng đắn và tích cực; giúp sinh viên sư phạm ứng dụng những giá trị sống không chỉ trong cuộc sống mà còn trong học nghề. Bời giá trị sống và giá trị nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bài báo phân tích các cách thức để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và những yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên khi thực hiện.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 280-286 This paper is available online at GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Trần Thị Cẩm Tú Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là con đường hiệu quả giúp sinh viên có những hiểu biết, ý thức về việc thực hành nghề đúng đắn và tích cực; giúp sinh viên sư phạm ứng dụng những giá trị sống không chỉ trong cuộc sống mà còn trong học nghề. Bời giá trị sống và giá trị nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bài báo phân tích các cách thức để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và những yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên khi thực hiện. Từ khóa: Giá trị sống, giáo dục giá trị sống, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, sinh viên. 1. Mở đầu Vấn đề giáo dục giá trị trong đó có giáo dục giá trị sống là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới trong các thời điểm bước ngoặt mở ra một thời đại mới trong nền văn minh của loài người. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, giáo dục giá trị sống mới nhận được sự quan tâm sâu rộng của các quốc gia trên thế giới khi xã hội phải đối diện với rất nhiều vấn đề như: Các tệ nạn xã hội, con người thiếu ý thức và thiếu sự tôn trọng đối với môi trường và cộng đồng. . . Chương trình giáo dục giá trị sống (Living Value Education – viết tắt là LVE) được bàn đến lần đầu tiên ở cấp độ toàn cầu vào năm 1996 do UNICEF tổ chức hội thảo với sự tham gia của 20 nhà giáo dục trên thế giới nhằm giúp người học có những trải nghiệm và ứng dụng các giá trị sống căn bản nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số quốc gia tích cực trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động giáo dục giá trị sống tiêu biểu như; Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan. . . Đến năm 2008, chương trình giáo dục giá trị sống đã phổ biến trên 8000 địa điểm thuộc 80 quốc gia khác nhau trên thế giới [1;18]. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tham gia vào mạng lưới thuộc chương trình giáo dục giá trị sống đặc biệt trong một thập kỉ trở lại đây. Từ năm 2000 đến năm 2013, đã có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu của mình trong thực tiễn; nhiều chương trình giáo dục giá trị và kĩ năng được chuyển dịch và thực hiện trong các cơ sở giáo dục khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về giáo dục giá trị sống cho sinh viên đại học sư phạm. Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu vấn đề này bởi xã hội phát triển không ngừng đặt ra cho các ngành nghề trong xã hội những thách thức mới trong đó có ngành giáo dục. Người dạy học hiện nay không chỉ là người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải là người biết chia sẻ, động Liên hệ: Trần Thị Cẩm Tú, e-mail: camtu118@gmail.com 280 Giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội... viên, khích lệ, là người định hướng giá trị cho người học và cho cả thế hệ trẻ, cho đời nay và cho mai sau. Trong nội dung chương trình học tập ngày nay bao gồm cả tri thức, kĩ năng và đặc biệt là thái độ và giá trị bởi “thái độ giá trị là cốt lõi của nhân cách” [2,181]. Đó cũng là một cách tiếp cận nhân văn trong giáo dục. Giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là con đường hiệu quả giúp sinh viên ý thức được sâu sắc về nghề nghiệp, từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và hoạt động rèn luyện nghề chính là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm các giá trị sống và giá trị nghề nghiệp một cách sâu sắc nhất. Bài báo tập trung phân tích cách thức tiến hành giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và những yêu cầu đặt ra cho giáo viên khi thực hiện. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận về giáo dục giá trị sống 2.1.1. Khái niệm về giáo dục giá trị sống Giá trị sống (living values) là những gì cá nhân nhận thức là quan trọng,cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi; chúng có khả năng chi phối thái độ, cảm xúc, tình cảm và hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày tạo động lực thúc đẩy con người sống theo một xu hướng nhất định. Giáo dục giá trị sống (GDGTS) là quá trình nhà giáo dục tác động, kích thích, hướng dẫn người được giáo dục, giúp họ tự nhận thức, có thái độ trân trọng và tích cực thể hiện những giá trị sống của bản thân với người khác và với cộng đồng. 2.1.2. Cách tiếp cận giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm dựa trên các cách tiếp cận cơ bản. Đó là mô hình giáo dục giá trị sống toàn cầu (LVEP): Đưa ra dựa trên hai quá trình hỗ trợ song song đó là tạo ra bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị và thực hiện các hoạt động giá trị và mô hình giáo dục giá trị sống theo quan điểm tiếp cận tích hợp giữa giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống và giáo dục nghề nghiệp (phẩm chất nghề và năng lực nghề). 2.1.3. Mục đích giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm Ngoài những mục đích chung của giáo dục giá trị sống, GDGTS cho sinh viên sư phạm còn có các mục đích sau: Thứ nhất, giáo dục giá trị sống giúp sinh viên nhận thức được đầy đủ các giá trị sống, xây dựng hành vi tích cực đối với bản thân, cộng đồng. Thứ hai, giáo dục giá trị sống trang bị cho sinh viên về việc nhận thức mối quan hệ giữa giá trị sống và giá trị nghề nghiệp của người giáo viên. Thứ ba, việc trang bị các kiến thức của giá trị sống còn giúp xây dựng động cơ phấn đấu cho nghề nghiệp tương lai. Thứ tư, tác dụng khơi dậy tính sáng tạo và tiềm năng có sẵn ở mỗi người học và nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên sư phạm 2.1.4. Nội dung giáo dục giá trị sống cho sinh viên đại học sư phạm Giá trị sống vừa mang tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Bởi lẽ, giá trị sống luôn vận động và biến đổi theo xã hội - lịch sử và mang tính đặc trưng cho cá nhân từng người. Do đó để giáo dục giá trị sống có hiệu quả cần phải xác định những nội dung phù hợp với đối tượng và hoàn 281 Trần Thị Cẩm Tú cảnh cụ thể. Nội dung giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm dựa trên những căn cứ như: (1) Hệ giá trị có tính chất phổ quát mang tính nhân loại: Năm 1995, nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc từ dự án: “Chia sẻ các giá trị vì một thế giới hòa bình”được UNESCO bảo trợ, các giá trị sống như: Hòa bình; tôn trọng; hợp tác; đoàn kết; trách nhiệm; khoan dung; khiêm tốn; giản dị; trung thực; yêu thương; tự do và hạnh phúc. Đã được đưa ra nhằm kêu gọi chia sẻ các giá trị vì một thế giới tốt đẹp hơn [1;20]. (2) Hệ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam: Nghị quyết TW khóa VII đã khẳng định: “Bản sắc dân tôc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua lịch sử ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, tinh giản trong lối sống” [3,14]. (3) Các giá trị nghề nghiệp (đặc trưng cho nghề dạy học): Căn cứ vào những yêu cầu về đạo đức nhà giáo được quy định trong Luật giáo dục, trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Nhà giáo cần có những giá trị cơ bản như: những giá trị hướng vào học sinh: Yêu thương, khoan dung, công bằng, bình đẳng, tôn trọng,. . . ; những giá trị mang bản sắc của người giáo viên: Lạc quan, ham học hỏi, kiên nhẫn, sáng tạo, thân thiện, thẳng thắn, trung thực. . . .; những giá trị phục vụ nghề nghiệp: Yêu nghề, trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác, sáng tạo. 2.1.5. Các phương pháp và kĩ thuật giáo dục giá trị sống Hiện nay, giáo dục giá trị sống dựa trên cơ sở sử dụng tất cả những phương pháp phổ biến thường dùng đó là: diễn giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, trò chơi, đóng vai, trải nghiệm, tình huống.... Giáo dục giá trị sống theo khuynh hướng hiện đại ngày nay thường được tổ chức với các kĩ thuật cụ thể như: (1) Hướng dẫn người học tự khám phá, suy ngẫm và chia sẻ; (2) Sử dụng các sự kiện có thật để cùng bàn luận và thực hành; (3) Trải nghiệm giá trị và kĩ năng thông qua từng trò chơi; (4) Cảm nhận về giá trị và kĩ năng thông qua các vai đa dạng; (5) Khám phá những ý tưởng mới, trải nghiệm mới của bản thân và những người xung quanh; (6) Hình dung, tưởng tượng các sự kiện, tình huống; (7) Hồi tưởng về quá khứ hoặc những trải nghiệm đã qua; (8) Thể hiện giá trị thông qua các hình thức đa dạng (âm nhạc, nghệ thuật, hình thể, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ...); (9) Nêu gương; (10) Rèn luyện, sử dụng và thể hiện KNS dựa trên nền tảng của những giá trị sống tích cực; (11) Bộc lộ những giá trị sống tích cực thông qua các kĩ năng tích cực; (12) lồng ghép giáo dục giá trị sống vào các môn học và hoạt động trong nhà trường [5;21]. 2.1.6. Các con đường giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm có thể thực hiện dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau như: Thông qua dạy học (giảng dạy giá trị sống như một môn học độc lập hoặc lồng ghép nội dung GTS với các môn học khác); thông qua hoạt động thực hành sư phạm; thông qua các hoạt động ngoại khóa; thông qua môi trường sư phạm thân thiện; thông qua tự giáo dục, tự học, tự rèn luyện của mỗi cá nhân. . . .. 282 Giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội... 2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) 2.2.1. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống cho sinh viên ĐHSPHN Để tìm hiểu về giáo dục giá trị sống cho sinh viên ĐHSPHN chúng tôi đã tìm hiểu trên 190 sinh viên Khoa Toán, Sinh, Hóa, Ngữ Văn, Tâm lí – Giáo dục, Giáo dục chính trị và 30 giảng viên của trường. Bảng 1. Hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm (TX: Thường xuyên; TT: Thỉnh thoảng; CBG: Chưa bao giờ) Hình thức Mức độ % X TB TX 26,6 1. Các buổi sinh hoạt, câu lạc bộ, phong trào sinh viên. TT 50 2,03 2 CBG 23,3 TX 23,3 2. Hoạt động thực hành nghề TT 50 1,96 3 CBG 26,7 TX 3. Lồng ghép thông qua các môn học trên lớp TT 30 2,46 1 CBG TX 16,7 4. Giảng dạy GTS như là một môn học TT 30 1,63 4 CBG 53,3 Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống được giáo viên sử dụng thường xuyên nhất là “Lồng ghép thông qua các giờ học trên lớp” (X = 2,46, xếp thứ nhất) và “Qua các buổi sinh hoạt, câu lạc bộ, phong trào sinh viên” với X = 2.03, xếp thứ hai. Hình thức “Giảng dạy GTS như là một môn học ” hay “Hoạt động thực hành nghề” ít được giáo viên lựa chọn trong quá trình giáo dục các giá trị sống cho sinh viên. Như vậy, nhìn chung giáo viên đã lựa chọn và sử dụng những hình thức giáo dục giá trị sống có hiệu quả. Tuy nhiên, các giảng viên vẫn chưa sử dụng hình thức giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện nghề ở mức độ thường xuyên. Giáo dục giá trị sống chưa phải là nội dung được đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường với tư cách là một môn học chính khóa, song những nội dung giáo dục này cũng đã được chuyển tải ít nhiều thông qua các môn học đặc biệt là các môn thuộc khoa học xã hội như Ngữ Văn, Lịch sử, Tâm lí Giáo dục, Giáo dục chính trị. . . Do đó, việc tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua các môn học trên lớp là hình thức được một số giáo viên quan tâm. Cô giáo Trần Thị L.T giảng dạy môn Tâm lí học có chia sẻ: “Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường sưu tầm các câu chuyện hay, có ý nghĩa về tình cảm gia đình, nhà trường, tình bạn và nghị lực sống để giúp các em có thêm động lực và lựa chọn các giá trị có ý nghĩa với bản thân. Hơn nữa, điều đó còn làm cho giờ học thêm sinh động và gắn kết tình cảm giữa cô và trò và tập thể lớp với nhau”. 2.2.2. Thực trạng về hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội Số liệu Bảng 2 cho thấy, hiệu quả của giáo dục giá trị sống bằng biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, sinh viên; biện pháp lồng ghép qua môn học được đánh giá cao. Tuy nhiên, biện pháp về tăng cường giáo dục giá trị sống trong hoạt động ngoại khóa và rèn luyện 283 Trần Thị Cẩm Tú NVSP còn xếp thứ bậc thấp với X = 2,03, xếp thứ 4. Lí giải cho điều này có thể thấy việc chưa nhận thức được mối quan hệ giữa giáo dục giá trị sống và giáo dục giá trị nghề nghiệp là một trong những khó khăn cho các giảng viên khi thiết kế các chương trình rèn luyện NVSP có gắn với nội dung GDGTS. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức về GDGTS, tiến hành các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giảng viên là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả GDGTS. Bảng 2. Hiệu quả các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội Biện pháp Phương án trảlời % X TB Tốt 36,7 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh Bình thường 43,3 2,16 1 Chưa tốt 20 Tốt 26,7 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch Bình thường 33,3 1,86 6 Chưa tốt 20 Tốt 30 3. Tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức liên quan đến giáo dục giá trị sống Bình thường 50 2,10 2 Chưa tốt 20 Tốt 30 4. Tăng cường lồng ghép với các môn học Bình thường 46,7 2,06 3 Chưa tốt 23,3 Tốt 26,7 5. Tăng cường giáo dục giá trị sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn luyện NVSP Bình thường 50 2,03 4 Chưa tốt 23,3 Tốt 20 6. Phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội Bình thường 53,3 1,93 5 Chưa tốt 26,7 2.3. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) là một hoạt động quan trọng trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Hoạt động nhằm giúp sinh viên vận dụng hệ thống tri thức về giảng dạy và giáo dục, hình thành năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó phát triển ở họ những phẩm chất của người giáo viên theo yêu cầu do xã hội đặt ra. Giáo dục giá trị sống được xem là nền tảng trong giáo dục nhân cách của sinh viên. Giá trị có ý nghĩa chi phối hành vi và thái độ của con người. Chính vì thế, GDGTS thông qua RLNVSP sẽ giúp sinh viên có những hiểu biết, động cơ, tinh thần trách nhiệm, ý thức về việc thực hành nghề đúng đắn và tích cực.; giúp sinh viên sư phạm ứng dụng những giá trị sống không chỉ vào cuộc sống nói chung mà con trong học tập đặc biệt là học nghề. Với đặc thù riêng của nghề sư phạm – dùng nhân cách để giáo dục nhân cách thì việc sinh viên được trải nghiệm các giá trị sống và thay đổi hành vi cho bản thân theo hướng tích cực là một cách rèn luyện rất tốt. GDGTS cho sinh viên thông qua rèn luyện NVSP có thể thông qua: giảng dạy các bộ môn 284 Giáo dục giá trị sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội... NVSP như Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy bộ môn . . . .và thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, thực tập sư phạm. . . 2.3.1. GDGTS thông qua việc giảng dạy bộ môn nghiệp vụ sư phạm Hiện nay, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống là nội dung rất được quan tâm ở các nhà trường. Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng đưa giáo dục giá trị sống vào giảng dạy như một môn học chính khóa và độc lập. Để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm thì việc lồng ghép giá trị sống vào giảng dạy các bộ môn là một trong những biện pháp hiệu quả. Việc lồng ghép giúp cho nhà trường tiết kiệm về thời gian, hơn nữa môn học đó sẽ giúp hình thành cho sinh viên niềm tin, thái độ đúng đắn về việc rèn luyện nghề. GDGTS thông qua giảng dạy bộ môn nghiệp vụ sư phạm cần đảm bảo các nguyên tắc như: - Lồng ghép những không làm thay đổi đặc trưng môn học. - Khai thác nội dung giáo dục có chọn lọc, có tính tập trung. - Phát huy cao độ hoạt động tích cực và sự trải nghiệm của người học Việc giảng dạy giá trị sống thông qua các môn nghiệp vụ sư phạm thường được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung giáo dục giá trị sống có thể lồng ghép. Ví dụ: Trong môn Giáo dục học, giáo viên có thể lựa chọn các phần như: Giáo dục và sự phát triển nhân cách; Tính quy luật và nguyên tắc dạy học, Nguyên tắc giáo dục, Công tác chủ nhiệm lớp, Nội dung giáo dục, Phương pháp giáo dục và giải quyết các tình huống sư phạm... Bước 2: Thiết kế bài học với sự đa dạng hóa các phương pháp dạy học và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, suy ngẫm về các giá trị. Đồng thời xây dựng bầu không khí học tập an toàn, thân thiện dựa trên nền tảng các giá trị. Ví dụ: Khi giảng dạy phần Giao tiếp sư phạm, giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai các tình huống nảy sinh trong quá trình giáo dục. Thông qua trải nghiệm, sinh viên không chỉ có được kiến thức và kĩ năng xử lí tình huống mà còn giúp họ hình thành xúc cảm, thái độ và hành vi giao tiếp tích cực dựa trên các giá trị như: tôn trọng. đồng cảm, không phán xét, biết chia sẻ.... Bước 3: Kiểm tra, đánh giá chú trọng đến sự phản hồi của người học về mặt nhận thức và thái độ. 2.3.2. GDGTS thông qua tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên và thực tập sư phạm Cơ chế hình thành giá trị theo các bước cơ bản ở các cấp độ sau: (*) Cấp độ nhận thức: hiểu sâu bản chất của giá trị để có thể thể hiện bằng hành vi phù hợp (**) Cấp độ tình cảm: giá trị được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân. Ở đây đảm bảo các giá trị được cá nhân đánh giá, lựa chọn tự nguyện qua kinh nghiệm, được suy ngẫm, và được khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí tưởng của cuộc sống (***) Cấp độ hành động: các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định hướng cho hành vi, qua đó giá trị được thể hiện qua hành vi của cá nhân. Đây chính là bước ứng dụng giá trị vào thực tế. Giáo dục giá trị sống thông qua rèn luyện NVSP thực chất là việc tổ chức cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm theo cơ chế hình thành giá trị. Thông qua việc tham gia các hoạt động rèn luyện, sinh viên được lĩnh hội các giá trị ẩn chứa trong từng hoạt động. Ví dụ: Thông qua việc rèn kĩ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, sinh viên sẽ trải 285 Trần Thị Cẩm Tú nghiệm giá trị yêu thương, khoan dung, tôn trọng,...; khi sinh viên đi thực tập sư phạm thông qua các hoạt động giáo dục, họ sẽ được trải nghiệm giá trị đoàn kết, hợp tác khi làm việc nhóm, kiên trì, năng động, sáng tạo... Khi giáo viên giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động rèn luyện NVSP cần chú ý: - Xác định các giá trị cần giáo dục thông qua từng hoạt động. - Khai thác hết các giá trị ẩn chứa trong hoạt động rèn luyện. - Xây dựng các tình huống và đa dạng các hoạt động để sinh viên có cơ hội trải nghiệm càng nhiều càng tốt - Đảm bảo cơ chế hình thành giá trị thông qua cấp độ nhận thức, thái độ, xúc cảm và thể hiện bằng hành vi. - Đánh giá sự rèn luyện của sinh viên và kết quả GDGTS bằng kĩ năng mà sinh viên thể hiện. Nghĩa là để chuyển tải các giá trị đó, trong quá trình rèn luyện họ đã có những hành vi, việc làm cụ thể như thế nào. 3. Kết luận Người thầy không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn là người định hướng giá trị và dùng nhân cách để giáo dục nhân cách. Chỉ khi nhân cách đó được xây dựng trên nền tảng các giá trị tích cực thì sức ảnh hưởng của họ đến học sinh mới hiệu quả. Việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Diane Tillman, 2009. Những giá trị sống cho tuổi trẻ. Nxb Tổng hợp TpHCM [2] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học- cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời nay. Nxb Giáo dục Việt Nam. [3] Trần Duy Hưng, 2013. Lựa chọn nội dung giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm” Cao đẳng sư phạm Hà Tây. [4] Neil Hawkes, 2009. Evidences of the Impact of Values Education. UniversityNewcastle [5] Trần Thị Lệ Thu, 2013. Tiếp cận tích hợp trong giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho sinh viên. Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm” Cao đẳng sư phạm