Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa

1. Mở đầu Xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra một cơ hội lớn cho giới trẻ Việt Nam được giao lưu văn hóa, mở rộng tầm nhìn, tiếp cận và hưởng thụ những thành tựu văn hóa đa dạng của thế giới. Thế nhưng, nếu không có đủ khả năng chọn lọc, giới trẻ dễ bị “nhấn chìm” trong các hệ giá trị văn hóa không phù hợp với chuẩn mực của dân tộc. Đứng trước thực tế đó, một số trường đại học đã ban hành quy chế, nội quy, quy tắc ứng xử có văn hóa áp dụng đối với sinh viên và giảng viên trên giảng đường. Mặt khác, nội dung giáo dục lối sống có văn hóa cũng được lồng ghép cho sinh viên trong một số hoạt động của nhà trường, đặc biệt là các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, vận động nên chưa có mục tiêu rõ ràng, nội dung còn chung chung, chưa có hình thức giám sát, kiểm tra và xử lí những hành vi vi phạm, chưa có biện pháp cụ thể để tác động đến hành vi của sinh viên. Những thực trạng này đã được nhiều tác giả như Phạm Minh Hạc [1], Phạm Thị Minh Hạnh [2], Phan Thanh Long [4], Đồng Thị Quyên [6], Nguyễn Thành Trung [7]. đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình. Những bất cập này cho thấy sinh viên trong các trường đại học sư phạm hiện nay cần được giáo dục hành vi văn hóa học đường với những nội dung cụ thể và hình thức tổ chức phù hợp, hiệu quả hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0203 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 151-157 This paper is available online at GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA Nguyễn Thúy Quỳnh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên các trường đại học. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề chung nhất về giáo dục hành vi văn hóa học đường (VHHĐ) cho sinh viên các trường đại học sư phạm (ĐHSP) trong xu thế toàn cầu hóa, bao gồm việc phân tích các khái niệm: văn hóa học đường, hành vi văn hóa học đường, giáo dục hành vi văn hóa học đường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đưa ra một số nội dung và hình thức giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học sư phạm. Từ khóa: Văn hóa học đường, hành vi văn hóa học đường, xu thế toàn cầu hóa, sinh viên đại học sư phạm. 1. Mở đầu Xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra một cơ hội lớn cho giới trẻ Việt Nam được giao lưu văn hóa, mở rộng tầm nhìn, tiếp cận và hưởng thụ những thành tựu văn hóa đa dạng của thế giới. Thế nhưng, nếu không có đủ khả năng chọn lọc, giới trẻ dễ bị “nhấn chìm” trong các hệ giá trị văn hóa không phù hợp với chuẩn mực của dân tộc. Đứng trước thực tế đó, một số trường đại học đã ban hành quy chế, nội quy, quy tắc ứng xử có văn hóa áp dụng đối với sinh viên và giảng viên trên giảng đường. Mặt khác, nội dung giáo dục lối sống có văn hóa cũng được lồng ghép cho sinh viên trong một số hoạt động của nhà trường, đặc biệt là các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, vận động nên chưa có mục tiêu rõ ràng, nội dung còn chung chung, chưa có hình thức giám sát, kiểm tra và xử lí những hành vi vi phạm, chưa có biện pháp cụ thể để tác động đến hành vi của sinh viên. Những thực trạng này đã được nhiều tác giả như Phạm Minh Hạc [1], Phạm Thị Minh Hạnh [2], Phan Thanh Long [4], Đồng Thị Quyên [6], Nguyễn Thành Trung [7]... đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình. Những bất cập này cho thấy sinh viên trong các trường đại học sư phạm hiện nay cần được giáo dục hành vi văn hóa học đường với những nội dung cụ thể và hình thức tổ chức phù hợp, hiệu quả hơn. Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ:Nguyễn Thúy Quỳnh, e-mail: quynh_tl85@yahoo.com 151 Nguyễn Thúy Quỳnh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về hành vi văn hóa học đường và giáo dục hành vi văn hóa học đường 2.1.1. Hành vi văn hóa học đường a) Văn hóa học đường Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Văn hóa hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của loài người”. Mặt khác văn hóa còn là những năng lực và thói quen từng người học được, đó chính là kết quả mà quá trình giáo dục mong đợi đạt tới: sự hình thành và phát huy nhân cách văn hóa - bản sắc văn hóa, văn hóa ứng xử - hệ giá trị của từng con người, từng tổ chức, từng nhà trường... [1] Thuật ngữ “văn hoá học đường” xuất hiện trong các nước nói tiếng Anh vào khoảng đầu những năm 1990 (Deal,T. & Peterson, 1993) [6]. Ở một số nước như Mỹ, Úc, bước đầu tìm hiểu cho thấy, đã có Trung tâm nghiên cứu vấn đề này, đã tổ chức khảo sát thực tiễn, đã xây dựng tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá. Tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhưng khái quát lại, văn hoá học đường có thể được hiểu là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. b) Hành vi văn hóa học đường Hành vi văn hóa học đường có thể hiểu là những hành vi được con người tự giác thực hiện, có động cơ phù hợp với chuẩn mực xã hội, giúp các cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có được nhận thức, thái độ và hành động tốt đẹp. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, người “có văn hóa” là người được giáo dục tử tế, có lối sống đẹp, biết cư xử đúng mức với mọi người, lịch thiệp, hòa nhã, quan tâm đến vệ sinh cá nhân và nơi công cộng, yêu cái đẹp, khao khát vươn tới cái đẹp chân chính, ghét cái thô bạo xấu xa, bẩn thỉu trong quan hệ với người, thể hiện sự hiểu biết, sự phong phú của tâm hồn, tức là thể hiện hành vi có văn hóa hay nói gọn hơn là hành vi văn hóa [7]. 2.1.2. Giáo dục hành vi văn hóa học đường Hình ảnh mẫu mực của một sinh viên đại học sư phạm không chỉ là tấm gương phản chiếu quá trình dạy - học trong nhà trường sư phạm, nó còn ảnh hưởng lớn đến môi trường hình thành, phát triển nhân cách của thế hệ trẻ mà sau này các sinh viên đó sẽ là người đảm nhiệm. Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm là quá trình tác động của nhà giáo dục đến các sinh viên, nhằm giúp họ hình thành những hành vi và thói quen mang tính chuẩn mực, giá trị trong các mối quan hệ thầy trò, bạn vè và quan hệ với môi trường xung quanh. Thực chất, việc giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên sư phạm cần được thực hiện đồng thời trên cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Trong đó, mục tiêu cuối cùng của quá trình này là tạo ra nét đẹp trong hành vi của sinh viên đối với các mối quan hệ mà họ tham gia trong phạm vi nhà trường. 152 Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế... 2.2. Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa 2.2.1. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đến văn hóa học đường của sinh viên đại học sư phạm Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẻ, nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của nó. Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình toàn cầu hóa tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là thách thức trong việc giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Những thách thức đó bao gồm cả nguy cơ suy thoái, đặc biệt là nguy cơ suy thoái về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay. Nhờ toàn cầu hóa, chúng ta tiếp cận được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử và tin học. Tuy nhiên, sự phát triển đó lại đặt ra nhiều vấn đề khó giải quyết về mối quan hệ giữa con người với nhau và con người với thế giới tự nhiên. Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỉ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, ưa dùng bạo lực, bàng quan, thờ ơ với công việc của cộng đồng và với những người xung quanh. Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn còn đề cao tự do cá nhân, không muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong quan hệ nam nữ. Có thể thấy, những hiện tượng tiêu cực kể trên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi. Vì vậy, việc giữ vững định hướng chính trị và định hướng giá trị tinh thần cho con người trong thực tiễn xây dựng đất nước là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Trong môi trường sư phạm - cái nôi đào tạo những thế hệ thầy, cô giáo tương lai của nền giáo dục nước nhà, những ảnh hưởng tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nếp nghĩ, thái độ và hành vi của sinh viên. Một bộ phận sinh viên thường xuyên nói tục, chửi bậy, sử dụng tiếng lóng không phù hợp trong giao tiếp với bạn bè. Tình trạng bỏ tiết, nhờ người điểm danh, nhờ người học hộ, sử dụng điện thoại và các phương tiện công nghệ khác trong giờ học, trốn tránh các hoạt động tập thể, cộng đồng v.v.. còn khá phổ biến. Nhiều sinh viên đến giảng đường với những trang phục không lịch sự, đầu tóc, trang sức không phù hợp với môi trường sư phạm. Trên giảng đường, một số ít sinh viên còn thể hiện tình cảm nam nữ ngay trong giờ học, không thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giảng viên yêu cầu, vứt rác bừa bãi sau giờ học v.v.. Trong giao tiếp với giảng viên, có những sinh viên tỏ thái độ bình đẳng một cách thái quá trong xưng hô, sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải những nội dung nói xấu giảng viên và cán bộ quả lí nhà trường, gọi thầy cô bằng những biệt danh không thiện cảm... Những hành vi không đúng với tác phong, chuẩn mực của sinh viên trong môi trường đại học sư phạm đang ngày một trở nên phổ biến và được các em đón nhận như một hiện tượng bình thường, không cần sự điều chỉnh. Chính tâm lí chấp nhận những hành vi tiêu cực, không phù hợp với chuẩn mực đó có thể dẫn đến việc nhân rộng các hành vi này ở một bộ phận sinh viên lớn hơn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình rèn dũa để trở thành người giáo viên mẫu mực trong tương lai của môi trường sư phạm. Đứng trước thực tế đó, vấn đề giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm là nhiệm vụ hàng đầu cần được quan tâm, chú trọng. 153 Nguyễn Thúy Quỳnh 2.2.2. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm hiện nay - Chưa xác định rõ mục tiêu giáo dục hành vi VHHĐ Việc xác định rõ mục tiêu của quá trình giáo dục hành vi VHHĐ cho sinh viên có vai trò hết sức quan trọng. Quá trình giáo dục hành vi VHHĐ trong nhà trường sư phạm nhằm giúp sinh viên hình thành những hành vi và thói quen mang tính chuẩn mực, giá trị trong các mối quan hệ thầy trò, bạn vè và quan hệ với môi trường xung quanh. Mục tiêu của quá trình này tại các trường ĐHSP hiện nay mới chỉ được xác định một cách chung chung qua thông tin của các nội quy, quy tắc, cẩm nang ứng xử dành cho sinh viên sư phạm. Do đó, nhiều sinh viên còn nhận thức chưa rõ ràng về những giá trị, hành vi văn hóa học đường cần hình thành, rèn luyện trong nhà trường sư phạm để trở thành người thầy, cô giáo tốt trong tương lai. - Nội dung giáo dục hành vi VHHĐ chưa cụ thể Nội dung giáo dục hành vi VHHĐ chưa được đưa vào các trường ĐHSP đúng với tầm quan trọng của nó. Thông qua các hoạt động học tập - rèn luyện của nhà trường, nội dung chủ yếu thường được chú trọng hơn cả là các chuẩn mực ứng xử của người giáo viên đối với học sinh. Các nội dung khác của hành vi văn hóa học đường, bao gồm hành vi ứng xử với bản thân, với bạn bè và những người xung quanh, hành vi ứng xử với môi trường... chỉ được đề cập với một tỉ lệ nhỏ trong các hoạt động giáo dục. Do đó, nội dung giáo dục hành vi VHHĐ phần nào có sự rời rạc, không hệ thống, ít có tác dụng điều chỉnh hành vi đối với những sinh viên có hành vi không phù hợp với chuẩn mực văn hóa của nhà trường. - Hình thức tổ chức giáo dục hành vi VHHĐ chưa hiệu quả Những nội dung của hành vi văn hóa học đường thường được tổ chức giáo dục dưới ba hình thức cơ bản: lồng ghép với một số môn học, phối hợp với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và thông qua các phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên nhà trường. Tuy nhiên, số môn học có tác dụng bồi dưỡng, hình thành hành vi VHHĐ cho sinh viên khá ít, thời lượng dành cho nội dung này trong từng môn học cũng hạn chế. Bên cạnh đó, việc lồng ghép những nội dung giáo dục hành vi VHHĐ thông qua một số hoạt động như rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, các phong trào hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc vận động thường mang tính chất tuyên truyền, vận động là chủ yếu. - Chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể việc thực hiện hành vi VHHĐ của sinh viên Muốn quá trình giáo dục hành vi VHHĐ cho sinh viên đạt hiệu quả, các trường sư phạm cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá nhằm khuyến khích những sinh viên tích cực, gương mẫu và hạn chế những hành vi “thiếu văn hóa” ở sinh viên. Hiện nay các trường mới chỉ đề ra yêu cầu thực hiện chứ chưa nêu rõ các tiêu chí và hành vi cụ thể để thể hiện nét đẹp văn hóa học đường đối với sinh viên. Mặt khác, cơ chế khen thưởng, kỉ luật cũng chưa được thực hiện trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên tại các trường ĐHSP. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính tự giác, tích cực khi thực hiện các hành vi văn hóa học đường - vốn là hệ thống các hành vi cần được rèn luyện thường xuyên để trở thành thói quen của sinh viên sư phạm. 2.2.3. Nội dung và hình thức giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa Quá trình giáo dục hành vi VHHĐ cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa cần quan tâm đến những nội dung sau: - Giáo dục hành vi VHHĐ trong xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm 154 Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế... Học đường là nơi tiến hành hoạt động dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trường học, cán bộ quản lí giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo dục. . . để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trường học. Do vậy, nói đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi trường, cảnh quan sư phạm, gồm: giảng đường, thư viện, thực hành thí nghiệm, cây xanh, vườn hoa, sân chơi, khu vui chơi, thể thao, giải trí, sinh hoạt. . . như thế nào. Tổng quan toàn cảnh nhà trường từ cổng, hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế, giảng đường học tập, nhà làm việc, nhà vệ sinh. . . đều toát lên nét văn hóa của trường học. Văn hóa học đường tuy không phải là vật thể nhưng văn hóa học đường thể hiện qua các vật thể ấy. Do đó, xây dựng, giữ gìn cảnh quan, môi trường sư phạm là trách nhiệm của mọi sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lí, nhân viên của nhà trường. Hiện nay, do chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân nên nhiều sinh viên đại học sư phạm còn có tâm lí ỷ lại, cho rằng trách nhiệm xây dựng cảnh quan và môi trường nhà trường là thuộc về các cán bộ quản lí, nhân viên. Việc giáo dục hành vi VHHĐ trước hết cần giúp các sinh viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm và có thái độ trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan của ngôi trường mình đang theo học. Nhưng trên hết, các em cần hình thành và thực hiện các hành vi cụ thể: + Giữ gìn vệ sinh công cộng ở giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, sân trường... + Bảo vệ tài các tài sản chung tại nơi học tập, vui chơi, sinh hoạt. + Bảo vệ và chăm sóc vườn hoa, cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên trường học. + Tiến hành các hoạt động vui chơi, học tập, giải trí, tụ tập bạn bè... đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. + Thực hiện đúng tác phong của sinh viên sư phạm trong mọi lời nói, cử chỉ, hành động, cách ăn mặc v.v.. - Giáo dục hành vi VHHĐ trong thực hiện nền nếp, kỉ luật của nhà trường Khi tham gia bất kì một tổ chức, đơn vị, câu lạc bộ, nhóm, lớp... nào, việc tôn trọng và thực hiện nền nếp của tổ chức đó là một yêu cầu cơ bản và thể hiện nét đẹp trong hành vi VHHĐ của con người. Trường học là một tổ chức, văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một tổ chức sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức. Cách hành vi VHHĐ trong thực hiện nền nếp, kỉ luật cần được giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm bao gồm: + Thực hiện nghiêm túc các nghi lễ truyền thống, các quy tắc, nội quy của nhà trường. + Mặc đồng phục đúng với yêu cầu của các buổi lễ, những dịp trọng đại do nhà trường tổ chức. + Xây dựng không khí học tập trật tự, sinh hoạt có nề nếp, đi học đúng giờ, nghiêm túc tham gia các hoạt động. + Hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ danh dự uy tín chung của nhà trường. - Giáo dục hành vi VHHĐ trong giao tiếp - ứng xử Văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học thể hiện như: + Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Được thể hiện như sự quan tâm đến học 155 Nguyễn Thúy Quỳnh sinh, sinh viên, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo. . . Thầy, cô luôn gương mẫu trước học sinh, sinh viên. + Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quý của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm. + Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường. + Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau. Trong giáo dục hành vi VHHĐ trong giao tiếp - ứng xử cho sinh viên đại học sư phạm, cần giúp các em hình thành hành vi, thói quen sau: + Đối với bản thân: loại bỏ các thói hư tật xấu như nói tục, chửi thề, lối sống thiếu lành mạnh, ham chơi v.v.. + Đối với người khác: Đối xử tôn trọng, hòa nhã, hợp tác, giúp đỡ bạn bè; Kính trọng, lễ phép, cư xử đúng mực với giảng viên; Lễ phép, kính trọng, hòa nhã với cán bộ quản lí và nhân viên của nhà trường. + Đối với tập thể: Tôn trọng ý kiến chung của tập thể, thực hiện nghiêm túc nội quy, nguyên tắc của tập thể; Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng truyền thống, dư luận tốt đẹp trong tập thể... Những nội dung trên có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: - Thông qua giảng dạy, học tập các môn học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội như: Tâm lí học đại cương, Tâm lí học giáo dục, Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử sư phạm v.v.. Có thể nói, nếu nội dung giáo dục hành vi VHHĐ được thực hiện một cách có chủ đích, xác định rõ mục tiêu và những nội dung cơ bản cần hình thành cho sinh viên thì đây là con đường cơ bản và hiệu quả hơn cả. - Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Đối với các trường đại học sư phạm, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành các phẩm chất, năng lực của người giáo viên trong tương lai. Thông qua hình thức này, các trường có thể giúp sinh viên nhận thức được đâu là những giá trị văn hóa tốt đẹp cần gìn giữ, phát huy trong thời đại mới, đâu là những giá trị văn hóa lạc hậu hoặc những giá trị văn hóa không phù hợp với dân tộc. - Thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên. Các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên trong trường sư phạm có ưu điểm lớn là nội dung phong phú, hấp dẫn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, thu hút đông đảo sinh viên tham gia và có sự quản lí, giám sát thường xuyên của các cán bộ Đoàn đối với mọi đoàn viên. Nếu tổ chức tốt, các nội dung giáo dục hành vi VHHĐ có thể thấm nhuần đến từng đoàn viên - sinh viên mà vẫn không mang nặng tính chất lí thuyết như các hoạt động học tập trên giảng đường. - Thông qua các đợt thi đua, phát động, tuyên truyền về lối sống có văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm. Công tác giáo dục hành vi VHHĐ cũng cần được tuyên truyền, phát động để trở thành một nét đẹp văn hóa trong môi trường sư phạm. Một môi trường tốt sẽ góp phần củng cố những hành vi tích cực, tốt đẹp và giảm thiểu những hành vi tiêu cực, không phù hợp với chuẩn mực, văn hóa 156 Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong xu thế... nhà trường. Các con đường này đều có những ưu, nhược điểm của nó. Các trường đại học sư phạm cần vận dụng linh hoạt và phối hợp nhiều hình thức khác nhau để quá trình giáo dục hành vi VHHĐ đạt hiệu quả cao. 3. Kết luận Giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học sư phạm là hết sức cần thiết trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Quá trình này nhằm giúp sinh viên hình thành, phát triển những phẩm chất cần có của một công dân toàn cầu trong thời kì hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc tốt đẹp
Tài liệu liên quan