Giáo dục kĩ năng ra quyết định - Một kĩ năng sống cốt lõi cho sinh viên

Tóm tắt. Kĩ năng ra quyết định là một kĩ năng sống cốt lõi cần giáo dục cho sinh viên. Có kĩ năng ra quyết định sẽ giúp sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và vững vàng trong cuộc sống. Để giáo dục kĩ năng ra quyết định cho sinh viên có rất nhiều hình thức hoạt động khác nhau trong nhà trường như tổ chức câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, tư vấn. . . Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục. Tuy nhiên, bản thân người học mới là người quyết định việc hình thành kĩ năng ra quyết định cho bản thân mình.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kĩ năng ra quyết định - Một kĩ năng sống cốt lõi cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 161-166 GIÁO DỤC KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH - MỘT KĨ NĂNG SỐNG CỐT LÕI CHO SINH VIÊN Lê Thị Thu Hà Trường Đại học Hồng Đức E-mail:ha.tlgd.hdu@gmail.com Tóm tắt. Kĩ năng ra quyết định là một kĩ năng sống cốt lõi cần giáo dục cho sinh viên. Có kĩ năng ra quyết định sẽ giúp sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và vững vàng trong cuộc sống. Để giáo dục kĩ năng ra quyết định cho sinh viên có rất nhiều hình thức hoạt động khác nhau trong nhà trường như tổ chức câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, tư vấn. . . Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục. Tuy nhiên, bản thân người học mới là người quyết định việc hình thành kĩ năng ra quyết định cho bản thân mình. Từ khóa: Quyết định, kĩ năng ra quyết định, giáo dục kĩ năng ra quyết định. 1. Mở đầu Hiện nay trong giáo dục, ngoài những nội dung có tính chất truyền thống như đạo đức, lao động, thẩm mĩ, môi trường, dân số. . . người ta còn bàn đến nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, định hướng giá trị, kĩ năng xã hội, thích ứng xã hội. . . Sự đa dạng đó thể hiện sự phát triển của lí luận giáo dục nhưng lại gây ra sự lúng túng cho các nhà quản lí cũng như các nhà giáo dục và xã hội. Chọn cái gì, bỏ cái gì, tiến hành cái nào trước, cái nào sau, tập trung vào nội dung nào hơn. . . là những vấn đề đang đặt ra cho ngành giáo dục. Chúng tôi cho rằng, việc giáo dục kĩ năng ra quyết định, một kĩ năng cốt lõi trong hệ thống kĩ năng sống của cá nhân cần phải được lựa chọn để giáo dục cho sinh viên trong quá trình đào tạo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quyết định và kĩ năng ra quyết định 2.1.1. Quyết định Để hiểu kĩ năng ra quyết định, trước hết phải hiểu thế nào là quyết định. Có thể hiểu ra quyết định trong cuộc sống là sự lựa chọn được phương án tối ưu từ các phương án có thể để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều cách phân chia các loại quyết định trong cuộc sống. 161 Lê Thị Thu Hà Theo các tác giả Sue Couch, Ginny Felstehausen, Pasty Hallman, có các kiểu phân chia quyết định như sau: Cách chia thứ nhất, căn cứ vào tính chất phức tạp của quyết định, có: - Quyết định nhỏ: Là những quyết định thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, là những quyết định dễ dàng, đơn giản, ít phải suy nghĩ. - Quyết định lớn: Thường là những quyết định khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian để suy nghĩ. Cách chia thứ hai, căn cứ vào thời gian tồn tại của quyết định, có: - Quyết định ngắn hạn: Đó là những lựa chọn để giải quyết các công việc trước mắt, không ảnh hưởng lâu dài đến chính bản thân người ra quyết định. - Quyết định dài hạn: Là những lựa chọn ảnh hưởng đến cuộc sống của người ra quyết định trong thời gian dài [4]. Theo chúng tôi, trong cuộc sống hàng ngày có thể phân chia các loại quyết định như sau: Cách chia thứ nhất: Căn cứ theo thời gian, gồm có: - Quyết định ngắn hạn: Là những quyết định để giải quyết những công việc hàng ngày, ít ảnh hưởng đến đến cuộc sống sau này của người ra quyết định. - Quyết định trung hạn: Là những quyết định ảnh hưởng tương đối đến cuộc sống của người ra quyết định trong khoảng thời gian vài ba năm. - Quyết định dài hạn: Là những quyết định ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người ra quyết định trong tương lai. Cách chia thứ hai: Căn cứ vào tính kế hoạch của quyết định có: - Quyết định có kế hoạch: Là những quyết định mang tính hoạch định, có chiến lược để giải quyết những vấn đề hệ trọng trong cuộc sống. - Quyết định bất chợt (không có kế hoạch): Là những quyết định nhanh, giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. 2.1.2. Kĩ năng ra quyết định Mỗi ngày con người phải đưa ra rất nhiều quyết định, có thể là quyết định lớn hay nhỏ, quyết định đơn giản hay phức tạp, có thể có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của con người. Cuộc sống có thể có lúc gặp phải khó khăn, rủi ro cũng cần phải có quyết định đúng đắn. Cuộc sống có lúc căng thẳng cũng cần lựa chọn quyết định để giải toả stress. Khi giao tiếp hay quan hệ với mọi người cũng cần có những quyết định phù hợp, đúng đắn để giải quyết công việc, cư xử, giao tiếp với mọi người xung quanh sao cho có hiệu quả. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, phức tạp, có khi có cả những cám dỗ, phải xử lý nhiều thông tin đa dạng, đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng của cuộc sống. . . đòi hỏi con người càng cần phải tỉnh táo, có những quyết định đúng đắn để giải quyết công việc sao cho vừa phù hợp với yêu cầu của cuộc sống vừa phù hợp với yêu cầu bản thân. Có thể nói, kĩ năng ra quyết định là kĩ năng “xương sống” của các loại kĩ năng sống. Để thực hiện các kĩ năng khác như: Kĩ năng nhận thức, kĩ năng đương đầu 162 Giáo dục kĩ năng ra quyết định - một kĩ năng sống cốt lõi cho sinh viên với xúc cảm, kĩ năng xã hội. . . , cũng như các vấn đề của cuộc sống, con người không thể thiếu kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng ra quyết định là kĩ năng cốt lõi, giúp con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, được vận dụng để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống và làm phát triển các kĩ năng sống. Có kĩ năng ra quyết định đúng sẽ giúp con người có được thành công trong cuộc sống. Nếu thiếu hoặc không có kĩ năng ra quyết định đúng sẽ làm cho con người có thể có những quyết định tiêu cực, sai lầm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Theo nhóm tác giả Hoàng Hòa Bình, “Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời” [1;22]. Tương tự như vậy, chúng tôi cũng quan niệm: Kĩ năng ra quyết định chính là khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu từ các phương án có thể để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống. Với cách hiểu này, con người có kĩ năng ra quyết định khi họ có khả năng lựa chọn một phương án tối ưu trong số các phương án có thể để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn. Phương án tối ưu là phương án tốt nhất, phù hợp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho con người. Kĩ năng ra quyết định trong cuộc sống chính là năng lực tâm lý xã hội của cá nhân, nên cần phải tiếp cận nó thiên về phương diện tâm lý - xã hội. Những kĩ năng này không phải rèn như kĩ năng mang tính thao tác kĩ thuật (viết chữ, đi xe đạp, động tác múa. . . ). Kĩ năng này phải giáo dục gắn liền với việc trang bị nhận thức, thái độ, niềm tin và rèn một số kĩ năng cụ thể liên quan đến việc ra quyết định. Kĩ năng ra quyết định còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, sự từng trải của cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể. Những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm thường có những quyết định hợp lí trước các tình huống xảy ra. Ngoài ra, người ta còn bàn đến khả năng nhạy cảm (linh tính) của từng cá nhân trong việc ra quyết định. Có một số người có khả năng này và không phải ai rèn luyện cũng có được. Đương nhiên khả năng này chỉ được phát huy khi cá nhân đã chiêm nghiệm nó trong cuộc sống nhiều lần. Kĩ năng ra quyết định liên quan đến ý chí của cá nhân, đến tính quyết đoán và kiên định. Nhiều người được đánh giá là có những quyết định táo bạo và bất ngờ. Nhưng cũng có những người rụt rè không dám quyết bất cứ việc gì, để tuột mất cơ hội hoặc không giải quyết được các tình huống nảy sinh trong cuộc sống, nhất là các tình huống bất thường. Kĩ năng ra quyết định cũng liên quan mật thiết và tình cảm với động cơ cá nhân. Trước một đối tượng có tình cảm mãnh liệt dễ dẫn đến những quyết định mạnh mẽ, nhất khoát. Nếu tình cảm không mạnh mẽ thì quyết định đưa ra cũng khó đi đến cùng. 163 Lê Thị Thu Hà 2.2. Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định, một kĩ năng cốt lõi trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên 2.2.1. Khái niệm Theo lí luận giáo dục hiện đại, để hình thành nhân cách cho người được giáo dục cần phải tổ chức các loại hình hoạt động. Các hoạt động càng phong phú, đa dạng thì quá trình giáo dục càng hiệu quả. Khi tổ chức hoạt động giáo dục thì đồng thời tiến hành giáo dục nhiều mặt khác nhau của nhân cách. Các hình thức hoạt động giáo dục gắn bó chặt chẽ với nhau. Không một hình thức giáo dục nào được coi là vạn năng, có thể thay thế cho các hình thức còn lại. Các hình thức tổ chức giáo dục có tính mềm dẻo. Việc lựa chọn nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau. Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục kĩ năng sống. Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định là quá trình nhà giáo dục thông qua các hình thức hoạt động khác nhau để rèn luyện kĩ năng ra quyết định cho đối tượng giáo dục. Nói cách khác, tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định là hình thành các năng lực tâm lí – xã hội liên quan đến việc ra quyết định để giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống đặt ra. Đây là quá trình vừa trang bị tri thức, thái độ, niềm tin liên quan đến quá trình ra quyết định, vừa rèn luyện kĩ năng để có một quyết định đúng trước một tình huống của thực tiễn. 2.2.2. Ý nghĩa của việc tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định cho sinh viên Chưa bao giờ xã hội loài người có sự thay đổi nhanh chóng như ngày nay, nền khoa học công nghệ mà nổi bật là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ. . . tiếp tục phát triển như vũ bão. Nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều đổi thay và biến động. Quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh chóng, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phim ảnh, internet. . . cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển nhân cách của thanh, thiếu niên. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống nói chung, kĩ năng ra quyết định nói riêng ngày càng không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên trong xã hội hiện nay. Cần phải rèn luyện, hình thành ở sinh viên thói quen, nếp sống lành mạnh, khả năng quản lý bản thân và ứng phó với những thách thức trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày để tránh được những rủi ro như: vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội, bỏ học,... Quyết định là yếu tố rất quan trọng của cuộc sống, vì đời sống con người có thể là một chuỗi các quyết định và thực hiện các quyết định để giải quyết tình huống, các vấn đề gặp trong cuộc sống. Việc ra quyết định đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cá nhân giải quyết công việc kịp thời, gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nhà trường, gia đình và xã hội không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy sinh viên làm người, có kĩ năng sống, kĩ năng ra quyết định giúp sinh viên hoàn thiện bản thân. Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định cho sinh viên ở trường đại học là thành phần then chốt quyết định thái độ cư xử, sự thành công và độc lập trong công việc, trong cuộc sống của 164 Giáo dục kĩ năng ra quyết định - một kĩ năng sống cốt lõi cho sinh viên sinh viên. Ngoài ra còn có thể giúp sinh viên hình thành thói quen học tập tốt, hỗ trợ cho những mục tiêu học tập của người học, đặc biệt trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ hiện nay. Bởi vì, đào tạo theo tín chỉ thực chất là trao quyền ra quyết định cho sinh viên trong việc lựa chọn và tổ chức quá trình học tập của bản thân. Nếu có quyết định đúng đắn sẽ giúp sinh viên đạt được mục đích trong học tập cũng như trong cuộc sống, tránh được những sai lầm có thể mang đến những hậu quả đáng tiếc. 2.2.3. Một số hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định cho sinh viên - Tổ chức câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống: Câu lạc bộ là một tổ chức tự nguyện, mọi người tham gia khi tìm thấy nguồn vui, sự bổ ích và hạnh phúc trong đó. Trong nhà trường có nhiều câu lạc bộ khác nhau và câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống là hình thức giáo dục khá phù hợp và hiệu quả ở lứa tuổi sinh viên. Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ để tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trong đó có kĩ năng ra quyết định. Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ hết sức đa dạng và phong phú. Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ để sinh viên bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, góp ý, tranh luận với nhau, qua đó hình thành kĩ năng ra quyết định đúng đắn. - Tổ chức các hoạt động tập thể thông qua tổ chức Đoàn và Hội sinh viên: Có rất nhiều hình thức hoạt động tập thể của sinh viên như tham quan du lịch, dã ngoại, hoạt động ngoại khóa. . . Những hình thức này có nhiều mục đích giáo dục khác nhau trong đó có mục đích rèn luyện các kĩ năng sống. Các hoạt động của con người luôn phải có kế hoạch, triển khai kế hoạch và phải có kĩ năng ra quyết định kịp thời, phù hợp. Tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội, tạo tình huống để sinh viên rèn luyện kĩ năng ra quyết định. - Tổ chức sinh hoạt tập thể lớp: Sinh hoạt tập thể thường được tiến hành trong phạm vi chi đoàn, lớp học. Thông qua sinh hoạt tập thể để người sinh viên trao đổi, thể hiện ý kiến, đưa ra những quyết định (phát biểu, không phát biểu. . . ). Các hình thức như đọc chuyện về những quyết định sáng suốt, thông minh, mang lại kết quả bất ngờ, thú vị, qua đó giúp sinh viên rút ra những bài học kinh nghiệm. - Tổ chức thi giải quyết tình huống thông qua đóng vai, viết chuyện. . . : Các tình huống có thể do nhà giáo dục xây dựng nên hoặc tình huống sinh viên gặp phải, những tình huống của người khác mà sinh viên biết. . . Thông qua đóng vai, sáng tác để sinh viên thể hiện kĩ năng ra quyết định của mình, từ đó nhà giáo dục có phương hướng tác động, điều chỉnh. - Tổ chức giáo dục thông qua hoạt động tham vấn: Đây là hoạt động khá mới mẻ nhưng hiệu quả rất cao. Thông qua dịch vụ tham vấn để giúp sinh viên biết cách ra quyết định đúng, lựa chọn những quyết định sáng suốt. Qua tham vấn, nhà giáo dục đưa ra các phương án khác nhau, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để sinh viên lựa chọn và đưa ra quyết định của mình. Thông qua đó, nhà giáo dục góp ý, điều chỉnh cho sinh viên lựa chọn phương án phù hợp. 2.2.4. Yêu cầu sư phạm trong quá trình tổ chức giáo dục Hoạt động trong nhà trường hết sức đa dạng và phong phú như dạy học, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động... Mỗi hoạt động 165 Lê Thị Thu Hà đều có vai trò riêng của nó trong quá trình giáo dục nhân cách sinh viên. Vai trò của mỗi hoạt động cũng rất khác nhau trong việc giáo dục kĩ năng ra quyết định cho họ. Chính vì vậy, nhà giáo dục phải biết lựa chọn loại hình hoạt động vừa phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, vừa phù hợp với điều kiện của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên. Việc tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định phải đi từ dễ đến khó, từ những tình huống đơn giản đến tình huống phức tạp, từ tổ chức tập luyện trong môi trường và tình huống giả định đến rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống thực. Kĩ năng ra quyết định là một dạng năng lực sống, vì thế nó không có khuôn mẫu khô cứng mà chúng rất mềm dẻo, linh hoạt. Vì thế, cuộc sống mới là thước đo trình độ kĩ năng ra quyết định của mỗi cá nhân. 3. Kết luận Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục. Tuy nhiên, bản thân người học mới là người quyết định việc hình thành kĩ năng ra quyết định cho bản thân mình. Tổ chức giáo dục kĩ năng ra quyết định thực chất là nhà giáo dục tổ chức các hoạt động khác nhau, tạo ra các tình huống. . . để giúp người học biết cách lựa chọn và đưa ra được quyết định đúng một cách kịp thời, giả quyết tốt các tình huống đặt ra, tuy nhiên, việc làm này phải tuân thủ theo các bước ra quyết định. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Hoà Bình và nnk, 2010. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học, Tài liệu dành cho giáo viên lớp 4. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Thanh Bình, 2010. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Phạm Minh Hạc, 2010. Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Sue Couch, Ginny Felstehausen, Pasty Hallman, 2000. Skills For Life. Nxb New York, Glencoe/ McGraw - Hill. [5] Nguyễn Tường Thuỵ (dịch), Phạm Vũ Lửa Hạ (hiệu đính), 1998. Kĩ năng ra quyết định. Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. ABSTRACT Educationing decision skill - one core skill for students Decision making is a necessary life skill which should be at the core of education. Such a skill would help students attain better results in learning and steadfastness in life. Decision-making skills can be learned by students when they take part in school activities such as clubs, extracurricular activities, collective activities and meeting advisors. Learn- ing the skill of decision-making is a long, complicated process, requiring greater effort to coordinate education. However, the students themselves will make their own decisions. 166
Tài liệu liên quan