Giáo dục kĩ năng sống thông qua học phần công dân với pháp luật môn Giáo dục công dân Lớp 12 ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Đặt vấn đề Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một yêu cầu cấp bách đối với thế hệ trẻ, nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay. Nếu không giáo dục kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị lệch lạc nhân cách. Tất cả những hành vi sai lệch đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm hay nói cách khác là các em chỉ mới được trang bị những kiến thức chứ chưa được trang bị cách vận dụng kiến thức đó như thế nào. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay. Môn Giáo dục công dân là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT vẫn chưa thực sự nghiêm túc và mang lại hiệu quả. Kĩ năng sống có vai trò hết sức quan trọng. Người càng có nhiều kĩ năng sống sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn; làm chủ được bản thân, chắc chắn rằng họ sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa thực sự được chú trọng và mang lại hiệu quả cao. Học sinh không có điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, thiếu đi các kĩ năng cơ bản như kĩ n

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kĩ năng sống thông qua học phần công dân với pháp luật môn Giáo dục công dân Lớp 12 ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016 189 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lam, Nguyễn Thị Phượng Vy (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: ThS Đỗ Công Nam 1. Đặt vấn đề Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một yêu cầu cấp bách đối với thế hệ trẻ, nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay. Nếu không giáo dục kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị lệch lạc nhân cách. Tất cả những hành vi sai lệch đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm hay nói cách khác là các em chỉ mới được trang bị những kiến thức chứ chưa được trang bị cách vận dụng kiến thức đó như thế nào. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay. Môn Giáo dục công dân là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT vẫn chưa thực sự nghiêm túc và mang lại hiệu quả. Kĩ năng sống có vai trò hết sức quan trọng. Người càng có nhiều kĩ năng sống sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn; làm chủ được bản thân, chắc chắn rằng họ sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa thực sự được chú trọng và mang lại hiệu quả cao. Học sinh không có điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, thiếu đi các kĩ năng cơ bản như kĩ năng sống về sức khoẻ, kĩ năng sống về bản thân, kĩ năng sống về nghề nghiệp. 2. Nội dung 2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản 2.1.1. Hệ thống các khái niệm - Khái niệm giáo dục Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là hoạt động giáo dục tổng thể được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Là một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể nhằm tổ chức, hướng dẫn, điều khiển người được giáo dục hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 190 - Khái niệm kĩ năng: là khả năng thực hiện một công việc có kết quả nhất định, trong một hoàn cảnh, một điều kiện nhất định. - Khái niệm kĩ năng sống (KNS): là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống con người. Hệ thống các kĩ năng sống: - Kĩ năng tự nhận thức, - Kĩ năng xác định giá trị, - Kĩ năng đặt mục tiêu, - Kĩ năng tư duy phê phán, - Kĩ năng tư duy sáng tạo, - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, - Kĩ năng kiềm chế căng thẳng, - Kĩ năng giao tiếp, - Kĩ năng lắng nghe tích cực, - Kĩ năng làm việc nhóm, - Kĩ năng từ chối, - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, - Kĩ năng giải quyết vấn đề, - Kĩ năng ra quyết định, - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, - Kĩ năng giữ gìn sức khỏe, - Kĩ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, - Kĩ năng phân biệt tình bạn – tình yêu, - Kĩ năng ngăn ngừa lây truyền HIV/AIDS, - Kĩ năng phòng tránh rượu, thuốc lá, ma túy. Riêng đối với mảng pháp luật thì cần phải kể đến các kĩ năng sau: - Kĩ năng thực hành pháp luật, - Kĩ năng phổ biến và tuyên truyền pháp luật, - Kĩ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lí để giải thích, hướng dẫn phù hợp với pháp luật. 2.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS THPT a. Đặc điểm của học sinh THPT – Đặc điểm tâm - sinh lí của HS THPT, – Đặc điểm nhận thức, – Đặc điểm hoạt động học tập và giao tiếp, – Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ, – Đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT. b. Cấu trúc chương trình Công dân với pháp luật môn giáo dục công dân lớp 12 Năm học 2015 - 2016 191 Chương trình GDCD lớp 12 được cấu trúc thành 10 bài về pháp luật. Nội dung chủ yếu tập trung về pháp luật trong nước, giúp học sinh nắm rõ khái niệm về pháp luật và thực hiện pháp luật, pháp luật với quyền bình đẳng của công dân, pháp luật và tự do dân chủ, pháp luật với sự phát triển của công dân đến pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước và sự tham gia của Việt Nam vào các điều ước quốc tế trong một số lĩnh vực liên quan đến đời sống công dân, hoà bình, hữu nghị và hợp tác kinh tế quốc tế. Và những nội dung trên đã được khái quát thành 10 đơn vị bài học. Ở mỗi bài học sẽ có những yêu cầu về kiến thức cũng như những kĩ năng cần trang bị. Cụ thể như yêu cầu về nội dung và kĩ năng cần đạt trong bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Bảng 1. Nội dung và kĩ năng cần đạt của bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Bài học Yêu cầu và gợi ý các kĩ năng cần trang bị Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Học sinh biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền cơ bản của công dân; biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác. - Cần kết hợp giáo dục các kĩ năng: + Kĩ năng thực hành pháp luật, + Kĩ năng nhận thức, + Kĩ năng xác định giá trị, + Kĩ năng giải quyết vấn đề, + Kĩ năng làm việc nhóm, + Kĩ năng tư duy phê phán. 2.1.3. Vai trò của môn Giáo dục công dân đối với việc giảng dạy kĩ năng sống từ nội dung chương trình Công dân với pháp luật lớp 12 Môn Giáo dục công dân có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng cho học sinh. Và đặc biệt đối với học phần công dân với pháp luật lớp 12, học phần trang bị cho học sinh mảng kiến thức vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi công dân. Việc dạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình trạng bạo lực trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc và đặc biệt là sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. 2.2. Tình hình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ hoạt động giảng dạy của bộ môn GDCD tại một số trường, ta có thể thấy, nhìn chung các trường đã có đầu tư vào công tác giáo dục kĩ năng cho các em bên cạnh nhiệm vụ giáo dục kiến thức. Song, do việc đầu tư cho công tác này của các trường vẫn chưa thật sự phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu nên hiệu quả của hoạt động chưa Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 192 cao. Giáo viên vẫn chưa được tập huấn nhiều về kĩ năng và không có nhiều thời gian đầu tư cho mảng kĩ năng trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các trường chưa đáp ứng nhu cầu học tập cũng như nhà trường chưa có được những chính sách, đãi ngộ cho các giáo viên làm công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đây là tình hình chung vẫn còn đang tồn tại ở các trường. Ta thấy, công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa thật sự hiệu quả. Do đó, học sinh THPT vẫn còn rất yếu về mảng kĩ năng, không chỉ là kĩ năng trong quá trình học tập mà còn ở kĩ năng khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống mà đặc biệt chính là kĩ năng về mảng pháp luật. Vì lí do đó nên nhà trường vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc xây dựng phong trào “nếp sống văn minh đô thị”, tỉ lệ học sinh vi phạm luật giao thông, hút thuốc lá, bạo lực học đường, học sinh gây gỗ, đánh nhau vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn Tuy không có tệ nạn hút chích ma túy nhưng hiện tượng học sinh nghiện game oline cũng còn rất phổ biến. 2.3. Thực nghiệm sư phạm và khảo sát thực tế 2.3.1. Thực nghiệm sư phạm Hoạt động thực nghiệm được tiến hành chủ yếu thông qua việc giảng dạy các giáo án có kết hợp giữa giáo dục tri thức môn học và giáo dục các kĩ năng cần thiết. Trong chương trình GDCD 12 thì bài 6: Các quyền cơ bản của công dân được đánh giá là một trong những bài có nội dung rất quan trọng. Do đó, hoạt động thực nghiệm này được tiến hành trên giáo án của bài 6: Các quyền cơ bản của công dân, tiết 1 để thực hiện việc giảng dạy và lồng ghép những KNS vào bài học. Cần dựa vào những kĩ năng đã được đưa ra và gợi ý cho từng bài học để biên soạn giáo án có lồng ghép các tình huống, các yêu cầu đặt ra cho học sinh. Từ đó giáo dục các kĩ năng cần thiết cho các em. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng các kĩ năng như kĩ năng phổ biến, tuyên truyền pháp luật, kĩ năng tư vấn pháp luật để đạt được hiệu qua tối ưu trong việc giáo dục kiến thức pháp luật cũng như hình thành kĩ năng thực hành pháp luật cho các em. Việc thực hiện giảng dạy cho học sinh bằng những giáo án có sự kết hợp việc giáo dục kĩ năng là một minh chứng thực tế rất quan trọng cho bài nghiên cứu, giúp cho việc khảo sát và đánh giá tình hình giáo dục kĩ năng sống khách quan và khoa học hơn. 2.3.2. Khảo sát thực tế Việc khảo sát thực tế được tiến hành từ 2 phía học sinh và giáo viên, với số lượng 100 phiếu học sinh và 8 phiếu giáo viên tại hai trường trọng điểm của Quận 11: Trường THPT Trần Quang Khải và Trường THPT Nam Kì Khởi Nghĩa. Bảng câu hỏi của học sinh gồm 20 câu và của giáo viên là 9 câu, giáo viên và học sinh có thể trả lời các câu hỏi theo hình thức đánh dấu hoặc ghi đáp án trả lời. Năm học 2015 - 2016 193 Các câu hỏi được sắp xếp theo mạch đó là: tìm hiểu về sự quan tâm, hiểu biết của cả giáo viên và học sinh về kĩ năng sống và tình hình hoạt động giáo dục kĩ năng sống; nguyên nhân nào dẫn đến hoạt động kĩ năng sống chưa đạt hiệu quả và phương hướng giải quyết vấn đề đó ra sao. Bảng 1. Mức độ quan tâm, nhận thức của học sinh về vai trò của kĩ năng sống Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Số phiếu Theo em kĩ năng sống có vai trò như thế nào ? Rất cần thiết 75 Cần thiết 18 Có cũng được, không có cũng không sao 7 Không cần thiết 0 Qua bảng số liệu thống kê, nhìn chung các em học sinh đều đã bước đầu nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của kĩ năng sống và hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua việc lồng ghép vào giảng dạy các môn học mà đặc biệt là môn GDCD. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở những câu hỏi tiếp theo lại cho thấy, về phía các em học sinh: các em vẫn chưa hình thành được cho mình những KNS cần thiết mà đặc biệt là kĩ năng thực hành pháp luật. Các em vẫn còn lúng túng, không biết phải giải quyết những tình huống trong cuộc sống ra sao mà nhất là những vấn đề pháp luật. Bảng 2. Mức độ các em rơi vào những tình huống pháp luật nhưng không biết cách giải quyết Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Số phiếu Trong cuộc sống, em có từng rơi vào những tình huống pháp luật nhưng không biết cách giải quyết vì thiếu kiến thức và thiếu kĩ năng chưa? Có, rất nhiều 37 Đã có một vài lần 36 Chưa lần nào 16 Không biết 11 Khi được hỏi rằng các kĩ năng nào mà các em đã được học thông qua việc thầy cô lồng ghép trong quá trình giảng dạy bộ môn thì với kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các kĩ năng chúng tôi đưa ra đều được các em đánh giá là có được giảng dạy. Bảng 3. Các kĩ năng mà các em cho rằng đã được học Các kĩ năng mà các em cho rằng đã được học Số phiếu Các kĩ năng mà các em cho rằng đã được học Số phiếu Kĩ năng tự nhận thức 68 Kĩ năng làm việc nhóm 52 Kĩ năng xác định giá trị 17 Kĩ năng từ chối 18 Kĩ năng đặt mục tiêu 53 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 26 Kĩ năng tư duy phê phán 24 Kĩ năng giải quyết vấn đề 31 Kĩ năng tư duy sáng tạo 38 Kĩ năng ra quyết định 30 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 194 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 18 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 33 Kĩ năng kiềm chế căng thẳng 13 Kĩ năng giữ gìn sức khoẻ 48 Kĩ năng giao tiếp 54 Kĩ năng phân biệt tình bạn – tình yêu 57 Kĩ năng lắng nghe tích cực 32 Kĩ năng ngăn ngừa lây truyền HIV/AIDS 66 Kĩ năng thực hành pháp luật 33 Kĩ năng phòng tránh rượu, thuốc lá, ma túy 55 Kĩ năng phổ biến và tuyên truyền pháp luật 18 Kĩ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lí để giải thích, hướng dẫn phù hợp với pháp luật 12 Song, chính từ kết quả trên, chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Vậy nguyên nhân từ đâu mà các em đã được học các kĩ năng và chính bản thân các em cũng nhận thấy rõ điều này nhưng kết quả thì các em vẫn chưa có được những kĩ năng cần thiết cho bản thân. Do giáo viên chưa thực hiện tốt hay do các em chưa chú tâm học tập? Bên cạnh đó, các em lại cho biết rằng các em rất thích thú khi được xử lí các tình huống pháp luật ở giờ học môn GDCD, giáo viên cũng đã kết hợp sử dụng nhiều hình thức giảng dạy phong phú nhưng số lượng các buổi học như vậy không nhiều, các em vẫn chưa có cơ hội thực hành. Về phía giáo viên: Kết quả khảo sát cũng đã cho thấy giáo viên đã bắt đầu quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh và đặc biệt là kĩ năng để các em giải quyết các vấn đề về pháp luật. Song, giáo viên cũng chỉ ra được một vài nguyên nhân, hạn chế của hoạt động giáo dục kĩ năng sống tại nhà trường, điều này xuất phát từ nhiều phía, từ nhà trường, học sinh và bản thân giáo viên. Bảng 4. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động giáo dục KNS chưa đạt hiệu quả Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Số phiếu Theo thầy cô, những nguyên nhân nào làm cho hoạt động giáo dục KNS tổ chức chưa tốt? Chưa có GV chuyên giáo dục KNS 7 GV chưa được tập huấn về giáo dục KNS 6 Chưa có chương trình giáo dục KNS cụ thể 8 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu về giáo dục KNS 8 Dung lượng kiến thúc các môn học chiếm thời gian lớn trong nhà trường 5 HS đông mà lại ít GV 4 Nhà trường thiếu các biện pháp tác động tích cực 5 HS chưa nhận thức đúng sự cần thiết của các KNS 3 Kết quả kiểm tra cho thấy: Việc giáo dục kĩ năng sống thông qua giảng dạy học phần công dân với pháp luật môn GDCD lớp 12 thật sự rất cần thiết và là hoạt động có Năm học 2015 - 2016 195 hiệu quả. Những câu trả lời của các em học sinh cũng như của các thầy cô giáo đều thể hiện sự quan tâm về tình hình học tập và hoạt động giáo dục kĩ năng sống hiện nay. 3. Kết luận Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn trên, chúng ta thấy rằng để việc giáo dục kĩ năng sống thông qua học phần công dân với pháp luật cho học sinh có hiệu quả, chúng ta cần tuân theo một quy trình chặt chẽ, từ thiết kế bài dạy, thực hiện đúng quy trình của một buổi giảng dạy có kết hợp với sử dụng các phương tiện, thiết bị vào trong quá trình dạy học và tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh. Vì kiến thức pháp luật là một nội dung khá khó cả với người học lẫn người dạy nên việc làm sao để có thể hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho các em không phải là điều dễ dàng. Do đó, cần làm tốt từng khâu, từng bước và tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ, nhằm đạt được mục tiêu rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho các em. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố nhà trường, giáo viên, gia đình cũng như các tổ chức chính trị xã hội thì việc giáo dục kĩ năng sống mới thật sự hiệu quả. Một số giải pháp được đưa ra nhằm phần nào giúp cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả hơn. + Đối với nhà trường: cần đưa hoạt động giáo dục KNS thành nhiệm vụ chính bên cạnh việc giáo dục tri thức và xem đây là một tiêu chí đánh giá nữa đối với giáo viên; thường xuyên tuyên truyền và nâng cao ý thức về hoạt động này cho cán bộ giáo viên trong mỗi buổi họp; đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động này; đưa ra chính sách đãi ngộ phù hợp cho các giáo viên làm công tác giáo dục KNS. + Đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên bộ môn GDCD: cần phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục KNS, soạn giáo án có lồng ghép giáo dục các kĩ năng sao cho phù hợp; thường xuyên học tập và nắm bắt kịp thời kiến thức pháp luật, tình huống pháp luật thực tế; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá học sinh và đánh giá chính hoạt động giáo dục của mình; phối hợp tốt với nhà trường và gia đình để tạo cho các em có được môi trường thực tế để tự rèn luyện các kĩ năng. + Đối với học sinh: Phải nắm vững kiến thức pháp luật; thường xuyên tìm hiểu các tình huống trong cuộc sống; tham gia các lớp kĩ năng, hoạt động xã hội, hoạt động của nhà trường. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 196 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Việt Anh (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên. 2. Tô Thị Ánh, Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), Tâm lí học lứa tuổi, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Công an (2011), Tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Ngọc Diệp (2009), “Tâm lí học đường và việc giảng dạy kĩ năng sống trong trường phổ thông”, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế Nhu cầu, định hướng và đào tạo Tâm lí học đường tại Việt Nam, Hà Nội. 5. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Lân (1989), Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Đinh Thị Thanh Ngọc (2008), Tìm hiểu nhu cầu học tập kĩ năng sống trong nhà trường của học sinh trường THPT Tư thục Thái Bình, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, khoá luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. 8. Huỳnh Văn Sơn (2007), Tự đánh giá về mình - thước đo đầu tiên của kĩ năng sống, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Phạm Viết Vượng (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. UNICEF- Quỹ Trẻ em Liên Hợp Quốc (2008), "Một số mảng kĩ năng sống", xem từ Internet.
Tài liệu liên quan