Tóm tắt
Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua mọi thăng trầm của lịch sử,
hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, luôn được đề cao và coi
trọng ở nước ta. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi mà trình độ khoa học công nghệ đang
phát triển như vũ bão, hơn bao giờ hết cần thiết phải giáo dục cho sinh viên phải có tinh thần
hiếu học, ham học hỏi thật sự. Học không chỉ giúp sinh viên có thêm tri thức, đầu óc mở mang;
mà học để biết cách tạo cho sinh viên một lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp để nó có thể làm
ngọn đèn soi sáng con đường đi đến thành công của bản thân
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục truyền thống hiếu học cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
45
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CHO SINH VIÊN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Tiến
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua mọi thăng trầm của lịch sử,
hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, luôn được đề cao và coi
trọng ở nước ta. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi mà trình độ khoa học công nghệ đang
phát triển như vũ bão, hơn bao giờ hết cần thiết phải giáo dục cho sinh viên phải có tinh thần
hiếu học, ham học hỏi thật sự. Học không chỉ giúp sinh viên có thêm tri thức, đầu óc mở mang;
mà học để biết cách tạo cho sinh viên một lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp để nó có thể làm
ngọn đèn soi sáng con đường đi đến thành công của bản thân
Từ khoá: Giáo dục, truyền thống, hiếu học, sinh viên Việt Nam, hội nhập.
1. Đặt vấn đề
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu
học. Có thể nói đối với mỗi người dân Việt
Nam học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri
thức của con người, chính vì thế mỗi người
luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố
gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân,
là người công dân có ích cho gia đình và cho
xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh
thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng
đáng quý, đáng trân trọng. Tinh thần hiếu
học là một trong những truyền thống đáng
quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học
hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng
cao được triết lý nhân sinh của xã hội. Tinh
thần hiếu học đó đề cao sự học hỏi, không
ngừng tiếp thu về tri thức, con người cũng
như phát triển được giá trị cho bản thân, xã
hội và nâng cao tri thức của mỗi con người.
Việt Nam là một trong những đất nước, từ
xưa đến nay, tinh thần đó luôn được đề cao,
nó thể hiện truyền thống quý báu của dân
tộc, có nhiều vị hiền tài của đất nước, họ
đứng lên là những mầm non tương lai, là
những người có nhiều công lao to lớn cho sự
nghiệp của dân tộc.
Tinh thần hiếu học của người Việt
Nam được hình thành từ lâu đời và đã trở
thành một truyền thống tốt đẹp. Người Việt
nhận thức được rằng học hành không chỉ là
quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá
nhân. Trên bia tiến sĩ năm Nhâm Tuất niên
hiệu Đại Bảo thứ ba tại Văn Miếu Quốc Tử
Giám có ghi: Hiền tài là nguyên khí của nhà
nước, nguyên khí vững thì thế nước mạnh
và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu
và suy, cho nên các bậc thánh, đế, minh
vương không ai không chăm lo việc gây
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
46
dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí mỗi cá
nhân. Tinh thần hiếu học được thể hiện
trước hết ở tinh thần ham học hỏi, thích
hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững;
người hiếu học là người có nhu cầu học tập
suốt đời. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất
nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền
tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn,
Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh
Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông,
Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí
Minh cùng không ít dòng họ hiếu học trên
khắp mọi miền đất nước.
Hiếu học còn được thể hiện ở thái độ
luôn coi trọng sự học, coi trọng người có
học. Từ đó hình thành đạo lý “Tôn sư
trọng đạo”. Nguyễn Trãi - người anh hùng,
nhà văn hóa của dân tộc - cho rằng, sự học
là cội nguồn của tất thảy những thành công
dù đó là nghề gì, dù người ấy là ai, và đây
cũng chính là quan niệm của người Việt
truyền thống: “Học ăn, học nói, học gói,
học mở”, “Nên thợ nên thầy nhờ có học, Có
ăn có mặc bởi hay làm”. Vì vậy, làm nghề
gì cũng cần học, có học mới tinh thông
nghề nghiệp.
Từ một nước thuộc địa nữa phong
kiến, 95% dân số mù chữ, thất học, chỉ sau
không đầy nữa thế kỷ, dân tộc Việt đã giành
lấy độc lập cho đất nước, tự do cho mỗi
người dân và đang vươn lên xây dựng một
Tổ quốc Việt Nam XHCN dân chủ và giàu
mạnh, trí tuệ Việt Nam đã vươn lên ngang
tầm với thời đại. Tuy nhiên trong xã hội
cũng xuất hiện những con người không có
tinh thần học hỏi, nhất là đối với lứa tuổi
sinh viên, vẫn còn rất nhiều người ham
chơi, không có tinh thần học hỏi, chỉ muốn
tận hưởng những thú vui mà quên đi nhiệm
vụ to lớn là học tập, để rồi rơi vào con
đường tệ nạn, trở thành gánh nặng cho gia
đình và xã hội.
Như vậy, có thể thấy, người Việt
Nam luôn coi trọng việc học, lấy việc học
làm điều căn bản để thực hiện đạo lí làm
người. Nhờ có tinh thần hiếu học mà nhân
ta luôn có ý thức chính trị, có trách nhiệm
xã hội và nghĩa vụ đạo đức. Trải qua lịch sử
dựng nước và giữ nước, hiếu học trở thành
truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần
to lớn luôn được nhân dân ta giữ gìn, đề
cao và tôn trọng.
2. Tính tất yếu phải giáo dục truyền
thống hiếu học cho sinh viên trong bối cảnh
hội nhập
Sinh viên Việt Nam là những người
đang học tập, hoạt động tại các trường đại
học và cao đẳng. Đây là độ tuổi mà con
người đã có những bước trưởng thành nhất
định cả về mặt tâm lý và mặt xã hội. Họ là
một tầng lớp xã hội đặc thù bao gồm những
thanh niên xuất thân từ các giai cấp, tầng
lớp xã hội khác nhau, đang trong quá trình
học tập, chuẩn bị “hành trang” nghề nghiệp
cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập. Sinh
viên đã bước đầu ý thức được trách nhiệm
của người công dân cũng như nghĩa vụ của
mình đối với đất nước. Hoạt động chính của
sinh viên là học tập, nhưng đây cũng là giai
đoạn chuyển từ học tập là cơ bản sang hoạt
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
47
động chủ đạo là lao động về sau này, đồng
thời cũng là giai đoạn chuẩn bị trở thành
nhà trí thức tương lai.
Sinh viên Việt Nam hiện nay được
sống trong hòa bình, độc lập, có điều kiện
học tập, lao động, thể hiện năng lực, giá trị
bản thân và cống hiến cho sự nghiệp đổi
mới của đất nước. Sinh viên được học tập,
nghiên cứu chuyên sâu nên ý thức rất rõ về
truyền thống dân tộc, lối sống của con người
Việt Nam. Các thế hệ sinh viên ngày nay
luôn thể hiện sự trân trọng với công ơn của
các thế hệ đi trước đã đấu tranh giành độc
lập dân tộc, thống nhất đất nước, tạo nên
những giá trị bền vững của dân tộc. Sinh
viên cũng là lớp người được học hỏi, tìm
hiểu, giao lưu với các nền văn hóa, lối sống
của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Qua
quá trình đó, sinh viên sẽ hiểu sâu sắc hơn
về truyền thống hiếu học của dân tộc mình,
đồng thời họ sẽ có sự so sánh nhất định để
tìm ra những điểm hạn chế hoặc không còn
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống mới.
Từ đó, những chuẩn mực, giá trị truyền
thống sẽ được nhận thức mới hơn, được bổ
sung đầy đủ, sâu sắc hơn, để hình thành
những chuẩn mực, giá trị của lối sống mới.
Với đặc trưng năng động, sáng tạo,
nhạy cảm với cái mới, lại được học tập và
hoạt động trong điều kiện toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nên
sinh viên Việt Nam ngày nay đang nhận thức
và tiếp thu được nhiều giá trị văn minh, tiến
bộ của nhân loại. Qua đó bổ sung và làm giàu
cho truyền thống hiếu học của dân tộc.
Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế -
xã hội, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
đang tác động mạnh mẽ đến lối sống của
sinh viên trên cả hai mặt: tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, nhạy bén trong học tập và
sinh hoạt xã hội, nắm bắt những xu thế mới
của thế giới, từ đó, giàu kiến thức về nhiều
lĩnh vực (ví dụ: giỏi ngoại ngữ, tin học)
vừa mang tính hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc; đồng thời cũng làm xuất
hiện xu hướng tuyệt đối hóa yếu tố vật chất,
vị kỷ, chạy theo lối sống ngoại lai, thích tiêu
xài hưởng thụ, lười học tập, hoặc học tập
một cách thực dụng, mang vẻ bề ngoài...
Một trong những điểm yếu của sinh
viên là sự non trẻ, bồng bột, thiếu kinh
nghiệm nên rất dễ bị cám dỗ, lôi cuốn vào
vòng xoáy của đồng tiền, của lợi ích vật
chất, quên đi những giá trị tinh thần, những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy,
giáo dục tinh thần hiếu học của dân tộc sẽ
trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, khơi
dậy ở sinh viên lòng tự hào, tự tôn dân tộc,
ý chí độc lập kiên cường giúp họ vươn lên
làm chủ cuộc sống, sự ham học, ham lao
động, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia
đình, cộng đồng, xây dựng và giữ gìn lối
sống tốt đẹp của con người Việt Nam trong
giai đoạn mới. Tinh thần hiếu học sẽ là nền
tảng để tạo ra đội ngũ trí thức tương lai, góp
phần phát huy nguồn lực con người trong
bối cảnh hiện nay.
Thực tiễn cuộc sống đã khẳng định vai
trò to lớn của tri thức đối với hoạt động của
con người. Tri thức đẹp sẽ làm cho hành
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
48
động của con người trở nên có văn hóa hơn
trong lao động sản xuất cũng như trong ứng
xử hàng ngày. Chỉ có tri thức chứa đựng
những giá trị tốt đẹp, bền vững giúp cho
cuộc sống của con người hài hòa, ổn định và
phát triển.
Ngày nay, đời sống vật chất đang
được cải thiện rõ rệt, và nó trở thành điều
kiện, tiền đề cho đời sống tinh thần ngày
càng phong phú, lành mạnh. Tuy nhiên,
nguy cơ và biểu hiện của một thế hệ con
người phiến diện, tha hóa về nhân cách, lối
sống, tuyệt đối hóa mặt vật chất cũng đang
hiện hữu. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải có
đủ bản lĩnh để đấu tranh và chiến thắng
những tiêu cực. Và ở đây, tri thức sẽ đóng
vai trò là cơ sở, nền tảng cho sinh viên
vươn lên.
Quá trình hội nhập hiện nay đang làm
xuất hiện và thúc đẩy quá trình tác động,
xâm nhập, bổ sung, thậm chí xung đột lẫn
nhau giữa các hệ giá trị, các chuẩn mực
truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.
Sự du nhập các quan điểm, các học thuyết tư
sản phương Tây về đạo đức, lối sống trái
ngược với các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, thậm chí là phản giá trị, phản
văn hóa, kích thích con người ham muốn
hưởng lạc, tạo ra những quan niệm sống bất
chấp luân thường, đạo lý, coi vật chất, tiền
bạc là thước đo duy nhất của mọi giá trị; lối
sống nghĩa tình, chung thủy, có trước có
sau, cần cù, chịu khó,...dần dần nhường chỗ
cho lối sống vị kỷ, bản năng, vụ lợi, gấp
gáp... Sự thay đổi nhanh chóng của các
chuẩn mực giá trị, chuẩn mực hành vi dẫn
đến tình trạng người lớn tuổi ngày càng suy
giảm khả năng thích nghi với cái hiện đại,
còn tuổi trẻ thì nhạy cảm với cái mới, cái lạ,
có khả năng và hào hứng tiếp thu nhanh
chóng những quan niệm mới, lối sống mới
từ đó tạo ra sự xung đột giữa các thế hệ ngày
một rõ nét.
Ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế đang có tác động mạnh mẽ đến mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc
giáo dục truyền thống hiếu học để xây dựng
lối sống mới, trang bị những kiến thức cần
thiết cho sinh viên.
Hội nhập quốc tế sẽ có điều kiện tiếp
cận với nền giáo dục với những triết lý đa
dạng và giáo dục quốc tế sẽ nhảy vào đầu tư,
khai mở thị trường giáo dục Việt Nam. Hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn
diện đã tạo ra những cơ hội để cho mọi công
dân có thể mở rộng sự giao lưu và tìm kiếm
cơ hội phát triển. Đối với sinh viên thì điều
này càng trở nên quan trọng hơn bởi tuổi
trẻ luôn năng động, sáng tạo, nhiệt huyết,
nhanh nhạy nên có nhiều hơn các cơ hội để
giao lưu, học tập. Hội nhập quốc tế giúp cho
sinh viên có cơ hội tiếp xúc và hiểu biết sâu
sắc hơn về các dân tộc trên thế giới, từ đó có
sự chọn lọc để tiếp thu những cái hay, cái
đẹp trong văn hóa, lối sống của các dân tộc
và làm phong phú thêm văn hóa, lối sống
của dân tộc mình. Đây là cơ sở để định
hướng giáo dục truyền thống hiếu học nhằm
xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong
học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
49
và các quan hệ ứng xử hàng ngày. Tuy
nhiên, hội nhập quốc tế một cách dễ dàng,
không có sự sàng lọc dễ làm cho sinh viên
học theo các xu hướng lối sống lai căng, mất
bản sắc dân tộc, bắt chước xô bồ biểu hiện
ngày càng rõ nét trên nhiều phương diện.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc
thông minh và có truyền thống hiếu học,
“Tôn sư trọng đạo” và lấy đó làm điều căn
bản để thực hiện đạo lý làm người. Vì vậy,
truyền thống hiếu học cần phải được sinh
viên kế thừa trong quá trình học tập và xây
dựng lối sống mới hiện nay. Mỗi sinh viên
phải xác định trở thành những công dân có
năng lực sáng tạo, với tinh thần dám suy
nghĩ một cách độc lập, tự tin vào khả năng
của bản thân để có thể vượt khó hoàn thành
ước mơ, hoài bão của mình. Kế thừa truyền
thống hiếu học cùng với lòng yêu nước sẽ
trở thành cơ sở quan trọng để sinh viên xác
định vai trò của mình đối với tương lai phát
triển của đất nước, với quá trình hội nhập
vào nền kinh tế tri thức thế giới theo xu
hướng chung của thời đại hiện nay.
Muốn có đủ tri thức, kỹ năng, bản lĩnh
và sẵn sàng hội nhập với lòng yêu nước
nồng nàn, đưa đất nước đi lên, mỗi sinh viên
cần tâm niệm một điều: học là để trang bị
kiến thức, kỹ năng hành động, hoạt động
thực tiễn. Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ còn cần phải có được kiến
thức văn hóa nền tảng như văn học nghệ
thuật, luật học, lịch sử học, tin học và ngoại
ngữ. Bởi vì mọi sự phát triển bền vững, lâu
dài chỉ có được trên cơ sở nền tảng văn hóa
vững chắc. Ngày nay, việc học cần phải kết
hợp cả hai phương thức học: học có hệ
thống để làm giàu tri thức một cách toàn
diện và học theo yêu cầu, cần gì học nấy,
học để nâng cao tay nghề phục vụ sản xuất,
tích lũy vốn tri thức, hiểu biết, tự trang bị
cho mình một ngành nghề phù hợp để
vững bước vào đời.
Hiếu học là một quá trình tích luỹ lâu
dài, không chỉ giới hạn vào việc đạt kết quả
cho riêng một giai đoạn nào. Vì vậy, mỗi
sinh viên không tự thoả mãn với thành tích
của mình mà cần không ngừng rèn luyện để
có một tinh thần ham học hỏi, cầu thị: học
thầy cô, học bạn, học những người đi trước
và học trong cuộc sống. Chỉ có chí thú trong
sự học, không bị đòi hỏi mà vẫn học, dốc
lòng dốc sức theo đuổi tiến bộ thì khát vọng
thành công cho cuộc sống sau này của sinh
viên mới chắc chắn trở thành sự thật.
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cùng với cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động
đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm
cho việc học tập để tiếp cận với trình độ của
thế giới càng trở nên cấp thiết. Cho nên,
muốn đồng hành cùng nhân loại, dân tộc
Việt Nam, đặc biệt là sinh viên không thể
không kế thừa truyền thống hiếu học.
Việc giáo dục truyền thống hiếu học
của sinh viên ngày nay cần gắn liền với tính
thiết thực, gắn với hành động. Bởi vì suy
cho cùng học là để hành động, để phục vụ
cho hoạt động thực tiễn, học là để thực
hành, nên học cũng phải thiết thực. Trong
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
50
điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế
ngày nay, việc học gắn với tính thiết thực,
hành động của sinh viên càng trở nên cần
thiết. Kinh tế thị trường với các quy luật
khách quan vốn có, lấy chất lượng, hiệu quả
làm thước đo của suy nghĩ, hành động, đòi
hỏi tư duy phải thiết thực, hành động. Kinh
tế thị trường không chấp nhận lối tư duy
viển vông, phi thực tế. Bất kỳ một sự tư duy
sai lầm, không gắn với thực tế, tư duy không
hành động sẽ phải trả giá hoặc không phát
huy tác dụng trong kinh tế thị trường. Quá
trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng đòi hỏi sinh viên cần học
thiết thực, dám nghĩ, dám hành động và lấy
hành động làm phương châm sống và thể
hiện giá trị, năng lực bản thân.
Trong thời kỳ đổi mới, tinh thần hiếu
học ngày càng được nhân rộng khắp mọi
tầng lớp nhân dân. Có được điều này, là nhờ
vào vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Trong suốt hơn 30 năm
đổi mới, Đảng luôn ban hành các Cương
lĩnh, Nghị quyết để chỉ đạo một cách kịp
thời, từ đó đưa giáo dục và đào tạo của nước
ta lên một tầm cao mới. Nghị quyết Đại hội
VIII của Đảng (1996) nhấn mạnh với những
nội dung chủ yếu: cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tư tưởng chỉ
đạo trên được phát triển bổ sung hoàn thiện
cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ
Đại hội VI VII VIII IX X của Đảng cộng sản
Việt Nam. Đặc biệt sự nghiệp Giáo dục Đại
hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm
và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con
người phát triển toàn diện nhất là thế hệ trẻ.
Tại Đại hội IX, về vấn đề giáo dục và đào
tạo, Nghị quyết nêu rõ: “... Tiếp tục nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới
nội dung, phương pháp dạy và học, hệ
thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo
dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy
nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề
cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn
và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học
tập trong nhân dân bằng những hình thức
giáo dục chính quy và không chính quy,
thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả
nước trở thành một xã hội học tập”.
Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo
dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần
yêu nước lòng tự tôn dân tộc lý tưởng chủ
nghĩa xã hội lòng nhân ái ý thức tôn trọng
pháp luật tinh thần hiếu học ý chí tiến thủ
lập nghiệp không cam chịu nghèo nàn đào
tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản
làm chủ năng lực nghề nghiệp quan tâm
hiệu quả thiết thực nhạy cảm với chính trị
có ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ.
Phong trào học tập và nghiên cứu
khoa học được sinh viên nhiều trường đại
học hưởng ứng và ngày càng đi vào chiều
sâu, trở thành động lực kích thích khả năng
sáng tạo to lớn đang tiềm ẩn trong sinh viên.
Đã có nhữngtấm gương sinh viên tiêu biểu,
xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
51
xuất hiện và ngày càng mở rộng. Nhờ vậy,
mà trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều
tấm gương vươn lên trong học tập, có nhiều
thành tích cao trong quá trình học tập và
lao động. Nhiều sinh viên Việt Nam dù
trong hoàn cảnh nào cũng đã đạt giải cao
trong các kỳ thi trong nước và quốc tế như:
Giải thưởng IELTS (British Council IELTS
Prize) 2015, Giải thưởng Olympic và kỳ thi
lập trình quốc tế, Giải thưởng Hoa Trạng
Nguyên, Giải thưởng Eureka 2018 Phong
trào thi đua học tập, các hoạt động sáng tạo,
thi tìm hiểu kiến thức khoa học, thi “Những
nhà sáng tạo trẻ”...cũng góp phần tích cực
thúc đẩy phong trào học tập và lao động
sáng tạo. Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”
(Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Kỹ
năng tốt, Hội nhập tốt) đã nhanh chóng lan
tỏa trong sinh viên và trở thành một phong
trào thường xuyên. “Sinh viên 5 tốt” đã và
đang trở thành một danh hiệu có giá trị lớn,
một phẩm chất đẹp của sinh viên thời đại
mới. Các kết quả trên cho thấy, sinh viên
Việt Nam hiện nay đang tích cực tham gia
học tập, nghiên cứu sáng tạo, qua đó truyền
thống hiếu học của cha ông được kế thừa và
phát huy trong điều kiện mới.
Nhiều tấm gương sáng về tinh thần
hiếu học cũng được ghi nhận và đánh giá
cao ở trong nước và nước ngoài như: Tường
Vân được tổng thống Mỹ 4 lần trao bằng
khen, Bích Thủy được báo chí Nga nức lời
ca ngợi, Hữu Hậu sinh viên nước ngoài xuất
sắc nhất Bulgaria... là các du học sinh làm
rạng danh đất nước Việt Nam. Tấm gương
hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công
Hùng, là một trong những tấm gương điển
hình vượt khó vươn lên trở thành người có
ích cho xã hội. Bị bại liệt từ nhỏ, thể trạng
gần như mất hoàn toàn khả năng vận động,
anh vẫn miệt mài tự mày mò, nghiên cứu và
trở thành một chuyên gia giỏi v