Tóm tắt
Văn hóa ứng xử là nét đẹp của con người được thể hiện qua lời nói, hành động, suy nghĩ đối với
người khác, đối với xã hội, tự nhiên. tạo nên các mối quan hệ đẹp đẽ, có văn hóa, có đạo đức trong
cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, trong gia đình, nhà trường. Giáo dục văn hóa ứng xử cho
học viên ở các nhà trường quân đội, một mặt nhằm trang bị cho họ những tri thức, hiểu biết về khuôn
mẫu ứng xử, những chuẩn mực hành vi đạo đức, lối sống, phát triển khả năng giao tiếp; mặt khác, giúp
học viên có thái độ, cách thức quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn, ứng xử linh hoạt, phù hợp với
yêu cầu của quân đội và đòi hỏi của cuộc sống.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục văn hóa ứng xử cho học viên trong nhà trường quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 28 - Tháng 6 - 201946
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Đặt vấn đề
Văn hóa ứng xử (VHƯX) là hệ thống thái
độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân
và cộng đồng trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên, xã hội và với bản thân, dựa
trên những chuẩn mực của xã hội nhằm bảo
tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng
đồng, hướng đến hệ giá trị chân, thiện, mỹ.
VHƯX tồn tại dưới dạng các nguyên tắc ứng
xử, các phương châm xử thế của con người
trong những điều kiện nhất định.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới
ở nước ta đã đạt được những thành tựu hết
sức to lớn và toàn diện. Nền kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế thế giới đã đem lại cho
đất nước ta những đổi thay “kỳ diệu”, tạo điều
kiện cho các cá nhân phát huy khả năng và
thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng học
viên, sinh viên đại học - lớp người có trình độ,
có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong
việc tiếp thu cái mới. Tuy nhiên, trước những
thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang
giá trị đạo đức, lối sống, ứng xử của con người
cũng đang có nhiều biến đổi theo cả hai hướng
tích cực và tiêu cực, làm nảy sinh lối sống ích
kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn
xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ thẩm
thấu vào môi trường sư phạm nói chung trong
đó có các nhà trường quân đội (NTQĐ), làm
GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO HỌC VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
PHẠM VĂN XÂY
Tóm tắt
Văn hóa ứng xử là nét đẹp của con người được thể hiện qua lời nói, hành động, suy nghĩ đối với
người khác, đối với xã hội, tự nhiên... tạo nên các mối quan hệ đẹp đẽ, có văn hóa, có đạo đức trong
cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, trong gia đình, nhà trường... Giáo dục văn hóa ứng xử cho
học viên ở các nhà trường quân đội, một mặt nhằm trang bị cho họ những tri thức, hiểu biết về khuôn
mẫu ứng xử, những chuẩn mực hành vi đạo đức, lối sống, phát triển khả năng giao tiếp; mặt khác, giúp
học viên có thái độ, cách thức quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn, ứng xử linh hoạt, phù hợp với
yêu cầu của quân đội và đòi hỏi của cuộc sống.
Từ khóa: Văn hóa ứng xử, trường quân đội
Abstract
Behavioral culture is the beauty of human being expressed through words, actions, thoughts to
others, society, nature... creats beautiful, ethical and cultural relations in the community, resident and
particularly in friendship, love, family and school... Educating behavioral culture for students in military
educational institutes, on the one hand equips them with knowledge, understanding of behavior
patterns and standards of ethics, behaviors, lifestyles and developing communication skills; on the
other hand, helps students to have the flexible attitude, relationship, actions, behaviour and selection
skills, that are appropriate to the requirements of the army and the demands of life.
Keywords: Behavioral culture, military school
47Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
băng hoại những giá trị đạo đức, lối sống, phá
vỡ nhiều nét đẹp trong văn hóa ứng xử truyền
thống của dân tộc. Cho nên, giáo dục VHƯX
cho học viên trong các NTQĐ nhằm điều tiết
những hiện tượng trên bằng con đường giáo
dục để bảo đảm cho lối ứng xử mới, năng
động, hiện đại diễn ra trên cơ sở kế thừa, phát
huy nếp ứng xử của văn hóa truyền thống.
1. Vai trò của công tác giáo dục văn hóa ứng
xử cho học viên trong nhà trường quân đội
hiện nay
Trong những năm qua, các NTQĐ đã quan
tâm, coi trọng công tác giáo dục VHƯX cho
học viên. Quá trình này đã góp phần quan
trọng giúp cho học viên làm chủ các công cụ
và hình thức giao tiếp cũng như biết ứng xử
một cách có văn hóa trong những tình huống
khác nhau. Vai trò của giáo dục VHƯX được thể
hiện trên các mặt sau:
Một là, giáo dục VHƯX cho học viên góp
phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách quân
nhân, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, giúp học viên
biết tự tu dưỡng, rèn luyện, điều chỉnh hành vi
của mình, đồng thời biết lắng nghe, tiếp thu
ý kiến góp ý của người khác để sửa chữa và
hoàn thiện mình - đó là nét đẹp của con người
văn hóa.
Hai là, giáo dục VHƯX góp phần xây dựng
môi trường văn hóa, môi trường sư phạm
quân sự ở các NTQĐ trong sạch, lành mạnh.
Nhìn một cách rộng hơn, giáo dục VHƯX trong
NTQĐ đã thúc đẩy sự thống nhất trong nhận
thức và tạo ra những khuôn mẫu ứng xử chung
được học viên chấp nhận và tuân thủ.
Ba là, giáo dục VHƯX góp phần giải quyết
xung đột và mâu thuẫn. Giáo dục VHƯX sẽ
góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối
đại đoàn kết, thống nhất cao trong nhận thức
và hành động của học viên trong NTQĐ. Việc
xây dựng nên những giá trị, chuẩn mực trong
VHƯX sẽ tạo ra sự thống nhất trong quan điểm
nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn và lợi ích chung
cho hành động của học viên.
Bốn là, giáo dục VHƯX góp phần xây dựng
hình ảnh của nhà trường và cá nhân. Thực tế
cho thấy, giáo dục VHƯX đã góp phần xây
dựng cho học viên cách ứng xử có văn hóa, qua
đó họ gây dựng được lòng tin và sự yêu mến,
thân thiện từ những người xung quanh, xây
dựng được “hình ảnh riêng” của cá nhân mình.
Còn khi xét từ góc độ tổ chức, giáo dục VHƯX
cho học viên đã tạo ra sự khác biệt đối với các
tổ chức và các nhà trường khác - nhân tố góp
phần xây dựng hình ảnh, “thương hiệu” của
mỗi NTQĐ. Khi mỗi nhà trường xây dựng được
cho mình những chuẩn mực VHƯX, có quy tắc
ứng xử riêng, phù hợp chuẩn mực của quân
đội, xã hội và của mỗi quân, binh chủng sẽ
tạo được những hình ảnh riêng mang tính đặc
thù ở mỗi nhà trường.
Năm là, giáo dục VHƯX góp phần thúc đẩy
sự phát triển VHƯX của cá nhân và xây dựng
tập thể quân nhân văn hóa. Giáo dục VHƯX
cho học viên trong NTQĐ tập trung chọn lựa
các giá trị VHƯX “thuần quân sự” mang tính ưu
trội, đậm đặc về tình cảm, lý trí và cảm xúc của
con người quân sự để giáo dục cho học viên,
tạo nên môi trường ứng xử mang tính văn
hóa cao. Đặc biệt, nó chuyển hoá được mục
tiêu của sự nghiệp xây dựng văn hóa gắn với
phát triển con người vào xây dựng môi trường
VHƯX, nếp sống thẩm mỹ quân sự trong các
hoạt động dạy và học và vào từng cá nhân,
tập thể học viên. Trong môi trường đó, VHƯX
không những trực tiếp gắn với phát triển
những ứng xử đẹp trong học tập, rèn luyện
của mỗi học viên mà nó còn trở thành động
lực thúc đẩy các quan hệ, ứng xử hài hòa trong
đời sống tinh thần của cả cán bộ, giảng viên,
học viên, làm cho học viên nâng cao sự giác
ngộ về mục tiêu, lý tưởng, năng lực nhận thức
lý luận, biết hiện thực hóa lý luận vào thực tiễn
quân đội, xây dựng thái độ, động cơ, ý chí, tình
cảm đối với nhiệm vụ, xây dựng tập thể học
viên có văn hóa, tạo động lực để mỗi cá nhân
biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục và “trở thành một nhân cách đã được văn
hóa hóa” [4].
Như vậy, có thể thấy, giáo dục VHƯX cho
học viên trong NTQĐ đã góp phần xây dựng,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa (đặc
Số 28 - Tháng 6 - 201948
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
trưng) của mỗi NTQĐ, tăng cường hình ảnh,
uy tín của các nhà trường trong phạm vi toàn
xã hội. Giáo dục VHƯX còn giúp tạo sự đồng
thuận, hứng khởi trong học tập, rèn luyện cho
học viên, giúp họ đạt sự cân bằng trong công
việc và trong cuộc sống, tạo điều kiện cho mỗi
cá nhân và nhà trường phát triển.
2. Thực trạng công tác giáo dục VHƯX cho
học viên trong NTQĐ
2.1. Các NTQĐ đã xây dựng và vận dụng
linh hoạt các nội dung giáo dục VHƯX trong
quá trình đào tạo. Cụ thể, về nội dung, các
NTQĐ đã giáo dục VHƯX cho học viên trong
mối quan hệ với cán bộ, giảng viên, tình đồng
chí, đồng đội; giáo dục VHƯX trong mối quan
hệ giữa học viên với nhau và giáo dục VHƯX
cho học viên trong quá trình rèn luyện, chấp
hành kỷ luật quân đội, nội quy, quy chế của
Nhà trường. Bên cạnh việc coi trọng nội dung
giáo dục, các NTQĐ còn chú trọng vận dụng
các phương thức giáo dục VHƯX một cách đa
dạng, phong phú như: tổ chức dạy học trên lớp
theo hướng tích hợp nội dung giáo dục VHƯX
vào các môn học; giáo dục thông qua các hoạt
động thực tế ngoài giờ lên lớp; thông qua các
hoạt động sinh hoạt chính trị, giáo dục thẩm
mỹ; thông qua những tấm gương điển hình,
tiên tiến; giáo dục VHƯX trong sinh hoạt văn
hóa, nghệ thuật, quan hệ quân nhân và thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Với tư cách là một bộ phận của quá trình
sư phạm, nội dung và phương thức giáo dục
VHƯX vừa mang những nét chung của các
NTQĐ, đồng thời vừa mang những đặc điểm
riêng mang tính đặc thù của từng nhà trường,
làm cho nhận thức về VHƯX của học viên phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của từng
nhà trường và của quân đội.
Qua khảo sát thực tế, có thể đánh giá thực
trạng giáo dục VHƯX cho học viên trong các
NTQĐ những năm qua với những ưu điểm sau:
Một là, các lực lượng tham gia giáo dục
trong các NTQĐ nhìn chung đã có nhận thức
đúng đắn, tinh thần trách nhiệm cao và đã
phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình
giáo dục VHƯX cho học viên. Cụ thể, các nhà
trường đã tập trung quán triệt và triển khai
thực hiện các nghị quyết của Trung ương và
quân đội về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục đào tạo (GDĐT) trong tình hình mới và coi
giáo dục VHƯX “là một nội dung quan trọng,
trực tiếp góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị,
phát triển thế giới quan khoa học, bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao chất
lượng đào tạo” [2].
Đội ngũ giảng viên luôn coi trọng việc giáo
dục tri thức chuyên môn kết hợp với giáo dục
VHƯX cho học viên - những tri thức về chuẩn
mực đạo đức xã hội, hành vi, thói quen ứng xử
phù hợp chuẩn mực đạo đức, tác phong, kỷ
luật quân đội, vừa chú trọng giáo dục chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, định hướng cái
đẹp trong giao tiếp, ứng xử cho học viên, vừa
phê phán những biểu hiện lệch lạc trong nhận
thức và trong giao tiếp, ứng xử. Bản thân mỗi
giảng viên luôn cố gắng tự hoàn thiện nhân
cách, xây dựng động cơ, quyết tâm học tập, tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, phương
pháp, tác phong công tác, nâng cao tính mô
phạm để thực sự là một tấm gương mẫu mực
về lối sống, nhân cách cho học viên noi theo.
Trong học tập, rèn luyện và công tác không
có biểu hiện xâm phạm nhân cách học viên,
quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, tình đồng
chí, đồng đội, tình thầy - trò luôn được gắn kết,
tạo được bầu không khí dân chủ, chan hòa, cởi
mở và tin cậy lẫn nhau tạo ra môi trường sư
phạm lành mạnh, dân chủ, góp phần trực tiếp
động viên cán bộ, giảng viên, học viên, tích
cực tham gia các phong trào thi đua “dạy tốt,
học tốt, nghiên cứu khoa học tốt”, “xây dựng
giảng đường, thao trường, đơn vị xanh, sạch,
đẹp”, không có biểu hiện tiêu cực trong học
tập, rèn luyện và trong thi cử điều này đã
tạo ra động lực mới làm chuyển biến toàn diện
chất lượng GDĐT và hình thành phong cách
ứng xử có văn hóa cho học viên. Đội ngũ cán
bộ quản lý học viên đã thể hiện tốt năng lực
tổ chức, quản lý, luôn quan tâm giáo dục nâng
cao nhận thức, trách nhiệm cho học viên trong
quá trình học tập, rèn luyện nâng cao VHƯX,
49Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
kịp thời đôn đốc, nhắc nhở học viên chấp hành
quy chế, quy định trong học tập; đồng thời lập
kế hoạch giáo dục VHƯX, hướng dẫn triển khai
kế hoạch hoạt động giáo dục VHƯX.
Học viên trong các NTQĐ là chủ thể tự giác,
tích cực trong việc chuyển biến quá trình giáo
dục VHƯX theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của
các nhà trường thành quá trình tự giáo dục,
tự rèn luyện của bản thân và là nhân tố quyết
định phát triển VHƯX của chính họ. Trên cơ sở
xác định rõ trách nhiệm, nhiều học viên đã chủ
động, tích cực học tập, tìm tòi, đổi mới phương
pháp học nhằm lĩnh hội kiến thức. Qua kết quả
rèn luyện hằng năm cho thấy, tỷ lệ học viên đạt
kết quả tốt ngày càng tăng; tỷ lệ học viên rèn
luyện đạt kết quả trung bình, yếu ngày càng
giảm. Hàng năm, hàng nghìn lượt học viên của
các NTQĐ đã tham gia chiến dịch tình nguyện
như: Mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, tiếp sức
mùa thi, các phong trào về nguồn, đền ơn đáp
nghĩa, phong trào học viên nghiên cứu khoa
học Nhờ việc phát huy vai trò tự giáo dục,
tự rèn luyện VHƯX nên về cơ bản, học viên đã
nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình
trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện tại
các nhà trường. Hầu hết học viên đã nêu cao
ý chí tự học, tự rèn luyện để lĩnh hội, tích lũy
những tri thức, kinh nghiệm chuyên môn, đặc
biệt là nâng cao VHƯX của mỗi cá nhân. Hiện
nay, học viên trong các NTQĐ luôn chấp hành
tốt việc mang, mặc quân phục đúng quy định,
chấp hành nghiêm điều lệnh, kỷ luật quân đội,
quy định của mỗi nhà trường; trong giao tiếp,
ứng xử họ đều có thái độ chân thành, cởi mở,
dễ gần, dễ mến, xưng hô, chào hỏi đúng điều
lệnh, đảm bảo tư thế, lễ tiết, tác phong của
người quân nhân.
Hai là, các NTQĐ giáo dục VHƯX cho học
viên thông qua chương trình, nội dung,
phương thức GDĐT, về cơ bản mang tính
nghiêm túc, cách thức tiến hành vừa chặt chẽ,
hiệu lực, vừa có cơ sở khoa học. Học viên trong
các NTQĐ vừa là chủ thể giáo dục, đồng thời
chịu sự tác động sâu sắc của quá trình “nhập
thân văn hoá” theo con đường GDĐT và con
đường văn hoá hoá cá nhân. Giáo dục VHƯX
cho học viên ở các NTQĐ đã lấy điểm nhìn từ
chiều sâu văn hóa, xuất phát từ văn hóa quân
sự để truyền đạt và giáo dưỡng, từ đó giúp học
viên tiếp nhận, biết tự lựa chọn cái đúng, cái
tốt, cái đẹp, xây đắp những giá trị VHƯX cốt lõi
trong nhân cách của mình. Điều đó cho thấy
hoạt động giáo dục VHƯX ở các NTQĐ không
những góp phần thúc đẩy, định hướng toàn
bộ hệ thống hành vi, thái độ tích cực trong học
tập, rèn luyện của học viên mà còn góp phần
giúp họ hình thành bản lĩnh chính trị, phát
triển ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc và đối
với nhân dân.
Hiện nay, các hoạt động giáo dục VHƯX
thông qua nhiều hình thức luôn diễn ra sôi
nổi, có sức thu hút mạnh mẽ đối với học viên
như các cuộc thi tìm hiểu về Đảng quang vinh,
Bác Hồ vĩ đại, về truyền thống của quân đội,
nhà trường, các cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hội thi
kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
“Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng,
xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, đã được 100%
cán bộ, giảng viên, học viên của các NTQĐ
tham gia và đã có tác dụng thiết thực trong
việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, từ đó làm
hạn chế và khắc phục ảnh hưởng của những
phản giá trị thẩm sâu vào đời sống văn hóa
của học viên. Các nhà trường đã kết hợp nhiều
hình thức, nội dung giáo dục phong phú, đa
dạng giúp học viên vừa nâng cao nhận thức
về chính trị, tư tưởng, vừa nâng cao trình độ
giao tiếp, ứng xử có văn hóa, qua đó góp phần
giúp cho họ biết tự đấu tranh ngăn chặn, khắc
phục những tiêu cực về đạo đức, lối sống, biết
tự uốn nắn những lệch lạc về lời ăn, tiếng nói,
lễ tiết, tác phong...
Giáo dục VHƯX cho học viên trong các
NTQĐ bên cạnh việc lồng ghép với các hoạt
động GDĐT còn được lồng ghép với các hình
thức khác mang tính sáng tạo như: cho học
viên giao lưu, gặp gỡ với những tấm gương
điển hình tiên tiến, xây dựng các câu lạc bộ sở
thích cho những người yêu sách, yêu thơ, yêu
nghệ thuật, giao lưu văn hoá, văn nghệ, diễn
đàn thanh niên, đưa tin trên bảng tin thi đua,
Số 28 - Tháng 6 - 201950
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
báo tường, sáng tác và biểu diễn văn nghệ
quần chúng... Những hình thức hoạt động này
đan xen và bổ sung cho nhau, vừa nhằm thoả
mãn đời sống tinh thần, thoả mãn nhu cầu
thẩm mỹ của học viên, vừa góp phần xây dựng
môi trường văn hóa tốt đẹp cho học viên, hình
thành nhân cách và nâng cao VHƯX của mỗi
cá nhân.
2.2. Những kết quả đạt được trên đây là rất
cơ bản, quan trọng, song bên cạnh đó, công
tác giáo dục VHƯX cho học viên ở các NTQĐ
thời gian vừa qua vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế sau:
Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể
quản lý và lực lượng tham gia giáo dục VHƯX
cho học viên ở các NTQĐ có lúc, có nơi còn
chưa sâu sắc, trách nhiệm chưa cao. Bên cạnh
những chủ thể có nhận thức đúng đắn về vai
trò quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục
VHƯX cho học viên, vẫn còn những cá nhân
chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan
trọng của công tác này và cho rằng học viên
chỉ cần tập trung học tốt chuyên môn, còn
giáo dục VHƯX không ảnh hưởng gì lớn đến sự
phát triển nhân cách và nghề nghiệp của học
viên, cho nên không cần “đầu tư” nhiều vào
vấn đề này... Một số nhà trường chưa phát huy
được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
tham gia giáo dục VHƯX cho học viên.
Hai là, công tác triển khai các hoạt động
giáo dục VHƯX cho học viên ở một số nhà
trường đôi lúc còn mang tính hình thức, ít chú
ý đến tác động của nó đến việc xây dựng nhân
cách, rèn luyện bản lĩnh chính trị của học viên.
Thực tế cho thấy, hiệu quả công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng ở một số nhà trường chưa
cao, nhất là giáo dục, xây dựng động cơ, ý
thức trách nhiệm của học viên trong thực hiện
nhiệm vụ, xây dựng nhà trường chính quy. Một
số phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao, các cuộc thi, vẫn còn có hiện tượng
chạy theo thành tích, chưa coi trọng chất
lượng, do đó hiệu quả giáo dục còn thấp so với
tiềm năng, yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu văn
hoá, tinh thần của học viên. Các hoạt động vui
chơi giải trí trong hai ngày nghỉ cuối tuần cũng
chưa tạo được sân chơi thu hút học viên tham
gia. Vẫn còn hiện tượng học viên thiếu ý chí
phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện,
dẫn đến kết quả học tập, hoàn thành nhiệm
vụ không cao.
Ba là, việc lồng ghép hoạt động giáo dục
VHƯX với các cuộc vận động lớn của quân đội
và các mặt hoạt động khác của một số nhà
trường còn lúng túng kém hiệu quả, chưa tạo
được sự phối hợp đồng bộ, ổn định. Hiện nay,
các hoạt động phối hợp thường chỉ diễn ra trên
một số lĩnh vực như hội diễn văn nghệ, thi đấu
thể thao, nói chuyện truyền thống... Công tác
kiểm tra, theo dõi hoạt động, rút kinh nghiệm
ở một số nhà trường chưa được coi trọng.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng giáo dục VHƯX và thái độ giao tiếp, ứng
xử ủng hộ cái đúng, cái tốt, cái đẹp, đấu tranh
phê phán cái xấu của học viên. Trong quá trình
học tập, rèn luyện vẫn còn những cá nhân
chưa hăng say sáng tạo, chưa tự giác trong rèn
luyện, chưa có nhận thức, thái độ đúng đắn với
nghề nghiệp mình đã chọn, vẫn phải đôn đốc,
nhắc nhở nhiều trong quá trình học tập, rèn
luyện. Từ hiện tượng ngại khó trong học tập,
nghiên cứu khoa học, ngại khổ trong rèn luyện
dẫn tới kết quả học tập, rèn luyện của một số
học viên còn thấp, vi phạm kỷ luật ở các mức
độ khác nhau vẫn còn.
Bốn là, nhận thức về tính chất, đặc điểm
hoạt động nghề nghiệp của học viên còn đơn
giản, chưa đúng đắn. Một số học viên thừa
nhận rằng trước khi trở thành học viên, hình
ảnh người chiến sỹ chững chạc, oai phong
đã gây ấn tượng lớn, tạo động cơ cho họ thi
vào các NTQĐ. Song khi vào học, họ mới thấy
được sự gian khổ, vất vả của nghề nghiệp và
nảy sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi. Thực tế
cho thấy, vẫn còn hiện tượng học viên học
đến năm thứ ba, thứ tư có nguyện vọng thôi
học, bỏ học, hoặc chưa xây dựng được ý thức
tự giác chấp hành kỷ luật, mức độ rèn luyện
kỷ luật và thái độ, trách nhiệm chưa cao. Do
đó, vẫn còn xảy ra những hiện tượng vi phạm
kỷ luật, sai tác phong; xưng hô, chào hỏi chưa
đúng điều lệnh; quan hệ với cấp trên, đồng
chí, đồng đội chưa đúng mực
51Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Thực trạng trên cho thấy, giáo dục VHƯX
cho học viên trong các NTQĐ những năm qua
đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên,
trên thực tế vẫn còn những hạn chế, bất cập,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiệm
vụ GDĐT và phát triển nhân cách học viên. Để
nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục VHƯX
cho học viên trong các NTQĐ những năm tới,
đòi hỏi các chủ thể, cả đối tượng và lực lượng
tham gia giáo dục c