1. Nghiên cứu hôn nhân đa tộc người và
vấn đề quan hệ hôn nhân ở người Thái
miền Tây Nghệ An
Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều nghiên
cứu khoa học xã hội đã quan tâm đến các vấn
đề giao lưu và tiếp biến văn hóa qua quan hệ
hôn nhân giữa các cộng đồng với nhau. Thực
ra, đây không phải là vấn đề mới trong
nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là trong
lĩnh vực dân tộc học. Từ khi xuất hiện, ngành
dân tộc học đã đặt nhiều mối quan tâm về vấn
đề hôn nhân và xem trao đổi hôn nhân là một
phần quan trọng trong nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các thị tộc, bộ lạc trong xã hội
nguyên thủy. Đặc biệt là các cơ chế trong
quan hệ hôn nhân và các quy tắc, quy luật
liên quan đến hôn nhân. Các nghiên cứu về
xã hội nguyên thủy dường như không thể bỏ
qua vấn đề này. Tuy nhiên, trong xã hội hiện
đại, khi mà quá trình toàn cầu hóa ngày càng
mạnh mẽ và tác động đến hầu hết các cộng
trạng hôn nhân đa tộc trở nên phổ biến. Hôn nhân
giữa các tộc người với nhau là vấn đề quan trọng
liên quan đến quan hệ dân tộc và quá trình biến đổi
văn hóa tộc người. Huyện Tương Dương nói riêng và
các huyện ở miền núi Nghệ An là khu vực có nhiều
dân tộc cùng sinh sống xen kẽ với nhau. Trong
những năm gần đây, quan hệ hôn nhân giữa các tộc
người xuất hiện và ngày càng phổ biến. Nó là một
biểu hiện cho sự thay đổi trong quan hệ dân tộc
cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến về mặt văn
hóa giữa các tộc người khác nhau ngày càng mạnh
mẽ. Kết quả khảo sát tình trạng hôn nhân giữa các
tộc người ở Bản Ang, xã Xá Lượng, huyện Tương
Dương phần nào nói lên điều đó.
(Khảo sát thực tế ở huyện Tương Dương, Nghệ An)
Bản làng huyện Tương DươngTạp chí
KH-CN Nghệ An
SỐ 12/2017 [40]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đồng tộc người thì mối quan hệ hôn nhân
cũng được mở rộng nghiên cứu theo nhiều
chiều hướng khác nhau. Một trong số đó là
tìm hiểu quan hệ hôn nhân liên quốc gia,
xem đó như là một tác nhân, một con đường
quan trọng trong sự giao lưu văn hóa của các
quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, những
nghiên cứu về quan hệ hôn nhân giữa người
Việt với người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và có nhiều công trình xuất hiện (C.
Julia Huang và Kuang-ting Chuang, 2010).
Nhìn rộng hơn là những nghiên cứu về giao
lưu văn hóa xuyên quốc gia qua các hiện
tượng di cư theo hôn nhân hay dịch chuyển
lao động theo mùa (Suhong Chae, 2010;
Christian Schwenkel, 2010). Những nghiên
cứu này phần nào cho chúng ta những luận
chứng về giao lưu văn hóa giữa các quốc
gia trong quá trình toàn cầu hóa. Trong khi
đó, ở cấp độ tộc người, quá trình giao lưu,
tiếp xúc văn hóa qua quan hệ hôn nhân vẫn
còn nhiều vấn đề phải xem xét. Về mặt biểu
hiện, rõ ràng quan hệ hôn nhân đa tộc người
đang ngày càng phổ biến, nhất là ở các
vùng, các địa phương có sự cư trú xen kẽ
nhiều tộc người với nhau. Tuy nhiên, ở đâu
đó, vấn đề quan hệ hôn nhân giữa các tộc
người trong một địa phương nhỏ vẫn còn là
một khoảng trống chưa được quan tâm
xứng đáng.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao lưu và tiếp xúc văn hóa tộc người qua quan hệ hôn nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [39]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
GIAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
QUA QUAN HỆ HÔN NHÂN
n Bùi Minh Hào(*)
1. Nghiên cứu hôn nhân đa tộc người và
vấn đề quan hệ hôn nhân ở người Thái
miền Tây Nghệ An
Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều nghiên
cứu khoa học xã hội đã quan tâm đến các vấn
đề giao lưu và tiếp biến văn hóa qua quan hệ
hôn nhân giữa các cộng đồng với nhau. Thực
ra, đây không phải là vấn đề mới trong
nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là trong
lĩnh vực dân tộc học. Từ khi xuất hiện, ngành
dân tộc học đã đặt nhiều mối quan tâm về vấn
đề hôn nhân và xem trao đổi hôn nhân là một
phần quan trọng trong nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các thị tộc, bộ lạc trong xã hội
nguyên thủy. Đặc biệt là các cơ chế trong
quan hệ hôn nhân và các quy tắc, quy luật
liên quan đến hôn nhân. Các nghiên cứu về
xã hội nguyên thủy dường như không thể bỏ
qua vấn đề này. Tuy nhiên, trong xã hội hiện
đại, khi mà quá trình toàn cầu hóa ngày càng
mạnh mẽ và tác động đến hầu hết các cộng
Trong thời đại toàn cầu hóa, quá trình giaolưu, tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồngtộc người ngày càng mạnh mẽ nên tình
trạng hôn nhân đa tộc trở nên phổ biến. Hôn nhân
giữa các tộc người với nhau là vấn đề quan trọng
liên quan đến quan hệ dân tộc và quá trình biến đổi
văn hóa tộc người. Huyện Tương Dương nói riêng và
các huyện ở miền núi Nghệ An là khu vực có nhiều
dân tộc cùng sinh sống xen kẽ với nhau. Trong
những năm gần đây, quan hệ hôn nhân giữa các tộc
người xuất hiện và ngày càng phổ biến. Nó là một
biểu hiện cho sự thay đổi trong quan hệ dân tộc
cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến về mặt văn
hóa giữa các tộc người khác nhau ngày càng mạnh
mẽ. Kết quả khảo sát tình trạng hôn nhân giữa các
tộc người ở Bản Ang, xã Xá Lượng, huyện Tương
Dương phần nào nói lên điều đó.
(Khảo sát thực tế ở huyện Tương Dương, Nghệ An)
Bản làng huyện Tương Dương
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [40]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đồng tộc người thì mối quan hệ hôn nhân
cũng được mở rộng nghiên cứu theo nhiều
chiều hướng khác nhau. Một trong số đó là
tìm hiểu quan hệ hôn nhân liên quốc gia,
xem đó như là một tác nhân, một con đường
quan trọng trong sự giao lưu văn hóa của các
quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, những
nghiên cứu về quan hệ hôn nhân giữa người
Việt với người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và có nhiều công trình xuất hiện (C.
Julia Huang và Kuang-ting Chuang, 2010).
Nhìn rộng hơn là những nghiên cứu về giao
lưu văn hóa xuyên quốc gia qua các hiện
tượng di cư theo hôn nhân hay dịch chuyển
lao động theo mùa (Suhong Chae, 2010;
Christian Schwenkel, 2010). Những nghiên
cứu này phần nào cho chúng ta những luận
chứng về giao lưu văn hóa giữa các quốc
gia trong quá trình toàn cầu hóa. Trong khi
đó, ở cấp độ tộc người, quá trình giao lưu,
tiếp xúc văn hóa qua quan hệ hôn nhân vẫn
còn nhiều vấn đề phải xem xét. Về mặt biểu
hiện, rõ ràng quan hệ hôn nhân đa tộc người
đang ngày càng phổ biến, nhất là ở các
vùng, các địa phương có sự cư trú xen kẽ
nhiều tộc người với nhau. Tuy nhiên, ở đâu
đó, vấn đề quan hệ hôn nhân giữa các tộc
người trong một địa phương nhỏ vẫn còn là
một khoảng trống chưa được quan tâm
xứng đáng.
Miền Tây Nghệ An là một địa bàn có
nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống bên
cạnh người Kinh. Trong đó, người Thái là
dân tộc có vai trò quan trọng về nhiều mặt.
Về dân số, họ chiếm ưu thế hơn so với các
cộng đồng còn lại (trừ người Kinh, dù rằng
ở một số địa phương cấp xã, thậm chí cấp
huyện, người Thái còn đông hơn người
Kinh). Nền văn hóa Thái cũng có sức lan
tỏa mạnh mẽ đối với các nền văn hóa khác
bên cạnh họ như: Khơ Mú, Ơ Đu, Thổ
Cộng đồng người Thái ở miền Tây Nghệ
An cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, với hàng trăm công trình ở các cấp độ
khác nhau như sách, luận văn, luận án, bài
nghiên cứu, bài báo (Vi Văn An, 2017).
Những nghiên cứu này đã thể hiện được
một bức tranh tổng thể các đặc trưng về văn
hóa Thái ở Nghệ An. Tuy nhiên, những xu
hướng biến đổi trong đời sống văn hóa của người Thái
hiện nay dưới nhiều tác nhân khác nhau vẫn chưa được
tìm hiểu thật sự kỹ càng, trong đó có vấn đề quan hệ hôn
nhân. Khi nghiên cứu về người Thái (và các dân tộc thiểu
số khác) ở miền Tây Nghệ An vào những năm 1980,
Nguyễn Đình Lộc cũng có mô tả nhiều về quan hệ hôn
nhân của người Thái. Nhưng những mô tả này tập trung
vào các quy tắc, nghi thức liên quan đến hôn nhân trong
xã hội truyền thống (Nguyễn Đình Lộc, 1993). Và, trong
một nghiên cứu mới nhất được công bố năm 2017, là một
chuyên khảo công phu về người Thái ở Nghệ An của nhà
dân tộc học Vi Văn An - một người Thái ở huyện Con
Cuông, khi đề cập đến vấn đề hôn nhân cũng chỉ nhấn
mạnh đến các quy tắc trong hôn nhân của người Thái và
những nghi lễ, phong tục liên quan. Trong nghiên cứu
này, Vi Văn An đã đề cập đến những biến đổi trong đời
sống hôn nhân của người Thái những năm gần đây, tuy
nhiên, vấn đề quan hệ hôn nhân giữa người Thái với các
nhóm tộc người khác vẫn chưa được ông đề cập đến (Vi
Văn An, 2017). Nói vậy, không phải để phủ định giá trị
của các công trình nghiên cứu trước đây, mà trái lại, là
sự công nhận giá trị quan trọng của các nghiên cứu đó.
Tuy nhiên, qua đó để nói lên rằng, việc nghiên cứu về
một cộng đồng, một tộc người hay một nhóm nhất định
không bao giờ được gọi là đủ, là kết thúc, vì bản thân các
cộng đồng đó cũng luôn biến động, thay đổi theo sự thay
đổi của thời đại, của tình hình kinh tế - xã hội chung. Mỗi
một sự thay đổi đó là những mảnh đất mới cần được
khám phá, tìm hiểu nhằm nhìn nhận lại quá khứ, hiện tại
và tương lai của một vấn đề, một cộng đồng. Bài viết này
tập trung xem xét một sự thay đổi trong quan hệ hôn nhân
của một nhóm nhỏ người Thái mà tác giả khảo sát, qua
đó góp phần tìm hiểu về sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa
giữa các cộng đồng bên cạnh cộng đồng người Thái mà
tác giả nghiên cứu.
2. Tình trạng hôn nhân đa tộc người ở Bản Ang
Bản Ang là một bản người Thái nằm trên đường
Quốc lộ số 7. Địa danh Bản Ang có nghĩa là bản có cư
dân quy tụ, tập trung (từ “Ang” trong tiếng Thái có
nghĩa là vòng tròn, vùng ức, với nghĩa là quy tụ, tập
trung). Người Thái ở đây thuộc nhóm Thái trắng, phần
lớn tập trung ở khu vực trung tâm của bản. Nhìn từ trên
cao, dân cư Bản Ang tụ lại thành một vòng tròn có tâm
là nhà văn hóa của bản. Hiện nay, Bản Ang có 213 hộ
gia đình với 925 nhân khẩu. Khác với người Thái ở
nhiều nơi khác, người Thái ở đây sống chủ yếu bằng
nương rẫy, khai thác sản phẩm ở rừng, chăn nuôi và thủ
công nghiệp, gần như cả bản không có ruộng nước để
canh tác. Một điều đặc biệt ở Bản Ang là tình trạng hôn
nhân đa tộc người khá phổ biến.
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [41]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Một bản với 213 hộ gia đình mà có đến 27 cặp vợ
chồng có quan hệ hôn nhân đa dân tộc là một tỷ lệ tương
đối lớn. Trong đó, quan hệ hôn nhân giữa người Thái với
người Kinh có 13 cặp vợ chồng, chiếm 48,15%; quan hệ
hôn nhân giữa người Thái với người Khơ Mú có 11 cặp
vợ chồng, chiếm tỷ lệ 40,74%. Trong quan hệ hôn nhân
với người Kinh, vốn là tộc người có sự phát triển kinh tế
cao hơn so với người Thái, thì chiều hướng chủ yếu là
phụ nữ Thái lấy chồng người Kinh, nhiều gấp hơn 3 lần
so với việc đàn ông Thái lấy vợ người Kinh (10 cặp vợ
chồng so với 3). Nhưng trong quan hệ hôn nhân với
người Khơ Mú - một tộc người được cho là có trình độ
phát triển kinh tế thấp hơn người Thái thì có chiều hướng
ngược lại. Cụ thể, số người Thái lấy vợ là người Khơ
Mú cao gấp hơn 2 lần so với số người Thái lấy chồng là
người Khơ Mú (8 cặp vợ chồng so với 3). Còn đối với
nhóm người H’mông ở bản gần đấy, vốn là nhóm di cư
vào sau và trước đây ít có quan hệ với nhóm người Thái
thì quan hệ hôn nhân đã xuất hiện nhưng vẫn ở mức độ
ít hơn, chiếm 11,11% số cặp vợ chồng quan hệ hôn nhân
đa tộc người. Theo giới tính, số đàn ông người Thái lấy
vợ người dân tộc khác cao gấp gần 3 lần so với số phụ
nữ người Thái lấy chồng người dân tộc khác. Quan hệ
hôn nhân đa tộc người ngày càng phổ biến là một trong
những nguyên nhân làm cho nền văn hóa của cộng đồng
người Thái ở Bản Ang ngày càng đa dạng và có những
biến đổi phức tạp hơn. Đó là kết quả của sự giao lưu,
tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người qua quan hệ hôn
nhân.
3. Giao lưu và tiếp xúc văn hóa tộc người qua
quan hệ hôn nhân
Quan hệ hôn nhân vừa là một biểu hiện của quá trình
giao lưu văn hóa, vừa là một bộ phận, một chất xúc tác
cho quá trình giao lưu văn hóa. Xét trên nhiều góc độ,
quan hệ hôn nhân là một con đường giao lưu văn hóa
mạnh mẽ và sâu sắc. Khi hai gia đình thuộc hai cộng
đồng dân tộc khác nhau có quan hệ hôn nhân thì như một
Bảng 1: Tình trạng hôn nhân đa tộc người ở Bản Ang, xã Xá Lượng
hệ quả tất yếu, hai gia đình và hai dòng họ,
thậm chí là hai cộng đồng này sẽ có những
giao lưu văn hóa với nhau. Để làm rõ hơn vấn
đề này, xin được phân tích một vài ví dụ cụ
thể:
Trong số nhiều cặp vợ chồng khác tộc
người ở Bản Ang, thì vợ chồng Lương và Lý
(để đảm bảo tính ẩn danh trong một nghiên
cứu nhân học, tôi xin phép được gọi tên theo
họ của hai vợ chồng này) - Lương là người
Thái còn Lý là người H’mông - gặp nhau trong
một lần Lương vào bản của Lý mua quả dứa.
Cả hai trao đổi số điện thoại cho nhau rồi sau
đó trò chuyện thường xuyên với nhau, yêu
thương nhau và đi đến hôn nhân. Lúc đầu, cả
hai gia đình đều không đồng ý với lý do Lương
và Lý ở hai dân tộc có nền văn hóa rất khác
nhau. Nhưng cả hai đều kiên quyết yêu thương
nhau nên hai gia đình cũng đồng ý cho làm
đám cưới. Sau khi về nhà chồng sinh sống, với
Lý đó là một thử thách lớn. Chị phải sống
trong một nền văn hóa mới, với các phong tục
tập quán khác những gì từ bé Lý trải nghiệm.
Lý bắt đầu học tiếng Thái, học các phong tục
tập quán và nghi lễ của nhà chồng qua sự chỉ
bảo của mẹ chồng. Trong thời gian đầu, việc
thực hành các phong tục tập quán phía nhà
chồng luôn làm cho Lý lo lắng, và thực tế
nhiều lần làm sai và bị khiển trách. Lý tâm sự:
“Khi yêu thương nhau rồi kiên quyết lấy cho
được nhau. Nhưng khi về nhà chồng mới thấy
mình phải làm nhiều thứ mà trước đó không
nghĩ đến. Từ đi lại, ăn nói, ứng xử đều phải
thay đổi, phải học từ đầu các thứ về cuộc sống
hàng ngày. Nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, tìm
cách để cáu gắt hay cãi nhau với chồng để giải
tỏa. Cũng có lúc ấm ức, ngồi khóc một mình
Quan hệ hôn nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Đàn ông người Thái lấy phụ nữ người Kinh 10 37,04
Phụ nữ người Thái lấy đàn ông người Kinh 3 11,11
Đàn ông người Thái lấy phụ nữ người Khơ Mú 8 29,63
Phụ nữ người Thái lấy đàn ông người Khơ Mú 3 11,11
Đàn ông người Thái lấy phụ nữ người H’mông 2 7,41
Phụ nữ Thái lấy đàn ông người H’mông 1 3,70
Tổng số cặp vợ chồng hôn nhân đa tộc người 27 100,00
Nguồn: Số liệu thống kê qua khảo sát thực địa của tác giả tại Bản Ang, tháng 8/2016
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [42]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
và muốn bỏ về nhà mẹ nhưng không dám vì
tự mình đòi lấy chứ không phải cha mẹ ép
gả. Trước đây cứ nghĩ mình biết tiếng Kinh
và nói chuyện với mọi người nhà chồng cũng
như với chồng bằng tiếng Kinh là được.
Nhưng khi về mọi người bảo phải học tiếng
Thái thì cũng phải chấp nhận học. Cũng may
là sinh con sớm, và được gia đình chồng
động viên nhiều nên cũng đỡ và càng ngày
càng hòa nhập hơn” (Phỏng vấn ngày
17/8/2016).
Về phần Lương, dù không phải học nhiều
điều như Lý nhưng anh cũng phải biết một
số phong tục, tập quán cơ bản của nhà vợ để
khi đến nhà vợ biết cách hành xử sao cho
những người khác không trách cứ. Do vậy
mà sau hơn ba năm, Lương cũng biết một ít
tiếng H’mông và những nét văn hóa đặc
trưng nhà vợ. Không chỉ ở cấp độ gia đình,
mà hai dòng họ của Lương và Lý khi quyết
định gả con cái cho nhau cũng có lập một
giao ước là sau này, nếu trong hai dòng họ
có những người con cháu yêu thương nhau
muốn tiến tới hôn nhân thì hai gia đình, hai
dòng họ phải tạo điều kiện và giảm nhẹ các
khoản thách cưới cũng như giúp đỡ con cháu
trong cuộc sống.
Qua phân tích một trường hợp như vậy
để thấy sự giao lưu văn hóa qua quan hệ hôn
nhân vô cùng mạnh mẽ. Chỉ hai người có
quan hệ vợ chồng với nhau nhưng kéo theo
đó là hai gia đình, hai dòng họ và lớn hơn
nữa là hai cộng đồng ở hai tộc người khác
nhau có sự giao lưu văn hóa với nhau. Và
trong tương lai xa hơn một chút nữa, những
cặp vợ chồng này sẽ sinh ra những thế hệ
mang trong mình dòng máu lai và sẽ được
thừa hưởng những giá trị của các nền văn
hóa khác nhau.
Đương nhiên, như một hệ quả không
tránh khỏi đó là sự xung đột văn hóa. Khi hai
vợ chồng ở hai nền văn hóa khác nhau cùng
về chung sống trong một gia đình thì sự
xung đột văn hóa là khó tránh khỏi. Thậm
chí, có những gia đình không chỉ là nơi tiếp
xúc của hai nền văn hóa mà đôi khi còn
nhiều hơn khi các thành viên khác trong gia
đình có quan hệ hôn nhân với các đối tượng
thuộc các dân tộc khác nhau. Ở Bản Ang có
trường hợp một gia đình người Thái có con
dâu là người Khơ Mú và con rể là người Kinh nên sự giao
lưu văn hóa trong gia đình ít nhất có đến 3 giá trị văn hóa
khác nhau. Sự xung đột văn hóa có xuất hiện nhưng không
quá gay gắt, chủ yếu vẫn ở trong phạm vi cuộc sống vợ
chồng. Đã có những cặp vợ chồng đi đến tan vỡ, nhưng
như chính họ chia sẻ thì là do một phía làm ăn không tốt,
sa vào nghiện ngập hay hay đánh vợ con nên phải chia tay
chứ không hoàn toàn vì sự khác biệt văn hóa.
Như vậy, quan hệ hôn nhân đa tộc người là một nhân
tố thúc đẩy sự giao lưu văn hóa tộc người ở các cấp độ
khác nhau một cách mạnh mẽ. Một mặt, nó làm cho các
yếu tố văn hóa, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn qua
sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa. Mặt khác, cũng xuất hiện
những xung đột văn hóa trong cấp độ gia đình, nhưng hầu
hết vẫn được hòa giải qua các cơ chế khác nhau giữa các
cá nhân và gia đình liên quan. Vậy nên, dù quan hệ hôn
nhân đa tộc người có phần phức tạp hơn so với quan hệ
hôn nhân trong tộc người, tuy nhiên, càng ngày, mối quan
hệ hôn nhân giữa các tộc người càng phổ biến. Và nó cũng
là một biểu hiện cho sự phức tạp ngày càng tăng của quan
hệ dân tộc, quan hệ văn hóa.
4. Các yếu tố tác động đến quan hệ hôn nhân đa tộc
người
Trước hết, quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các
cộng đồng là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến mối
quan hệ này. Trong xã hội truyền thống của người Thái
cũng như một số dân tộc như Khơ Mú, H’mông thì không
ủng hộ quan hệ hôn nhân với người dân tộc khác. Họ
không đặt ra những quy định cấm tuyệt đối nhưng bức
tường về sự khác biệt văn hóa vẫn còn quá cao so với tình
yêu nam nữ lúc đó. Tâm lý cộng đồng cũng không ủng hộ
quan hệ hôn nhân đa tộc người. Tuy nhiên, hiện nay, khi
bức tường khác biệt văn hóa được “hạ thấp”, quá trình tiếp
xúc, giao lưu văn hóa mạnh mẽ đã kéo các tộc người lại
gần với nhau, làm cho họ “hiểu” nhau hơn thì quan hệ hôn
nhân đa tộc người cũng xuất hiện và phổ biến hơn. Đây
cũng là một trong những hệ quả của việc thực hiện các
chính sách phát triển miền núi và xây dựng đời sống văn
hóa mới ở các dân tộc thiểu số trong mấy thập niên qua.
Cụ thể, quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền
núi làm cho hệ thống giao thông đi lại của vùng này trở
nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho quá trình tiếp xúc văn
hóa giữa các cộng đồng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Một yếu tố quan trọng, mang tính xúc tác mạnh mẽ cho
sự phổ biến của quan hệ hôn nhân đa tộc người chính là
sự xuất hiện của tiếng Kinh. Một trong những rào cản quan
trọng đối với hôn nhân đa tộc người trước đây chính là
ngôn ngữ. Khi các nhóm tộc người khác nhau không biết
ngôn ngữ của nhau thì việc xuất hiện quan hệ hôn nhân
giữa họ là rất hiếm, vì họ khó có thể giao tiếp, trao đổi với
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [43]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhau để hiểu nhau. Khi hệ thống chính
quyền người Kinh được xây dựng chính
thức, ngôn ngữ người Kinh được dạy cho
đồng bào các dân tộc thiểu số qua hệ thống
giáo dục phổ thông tạo điều kiện cho đồng
bào có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng
Kinh. Nói cách khác, sự xuất hiện của tiếng
Kinh đã san bằng rào cản ngôn ngữ để các
nhóm dân tộc khác nhau có thể giao tiếp dễ
dàng với nhau hơn. Hầu hết các cặp vợ
chồng có quan hệ hôn nhân đa tộc người này
đều biết tiếng Kinh, dù sau đó, khi trở thành
vợ chồng, họ có thể học thêm ngôn ngữ phía
chồng hoặc phía vợ nhưng giao tiếp ban đầu
của họ là tiếng Kinh.
Tâm lý tộc người cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến quan hệ hôn nhân đa tộc người.
Trước đây, tâm lý phân biệt đẳng cấp giữa
các tộc người cũng là một sự ngăn cản đối
với quan hệ hôn nhân. Người Kinh dưới xuôi
mới lên coi người Thái là “tộc”, “người dân
tộc” (với ý coi thường) và thường ngăn cản
nếu ai có ý định lấy vợ/chồng là người Thái.
Còn người Thái cũng coi người Khơ Mú là
“cuông, nhóc”, là tầng lớp thấp trong xã
hội và quan hệ hôn nhân với người Khơ
Mú không được ủng hộ. Nhưng trong quá
trình tiếp xúc, với mục tiêu hội nhập, hòa
nhập và phát triển thì tâm lý tộc người
cũng thay đổi. Dù chưa mất hẳn nhưng sự
phân biệt đẳng cấp giữa các tộc người ngày
càng hạn chế, con người sống với nhau trân
trọng hơn, biết điểm mạnh, điểm yếu và
tôn trọng nhau hơn. Đó cũng là nhân tố mở
đường, thúc đẩy cho quan hệ hôn nhân
giữa các tộc người khác nhau.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò
của kinh tế thị trường đối với sự tăng nhanh
của quan hệ hôn nhân giữa các tộc người.
Nếu ai nói rằng thị trường không liên quan
đến vấn đề hôn nhân thì đó là cái nhìn khu
biệt, hạn hẹp. Ở đây, không nói đến thị
trường hôn nhân, mà nói đến sự tác động của
kinh tế thị trường đối với tình trạng hôn nhân
đa tộc người ở Xá Lượng hiện nay. Khi nhìn
rộng ra thì kinh tế thị trường lại có vai trò
quan trọng trong vấn đề này. Vai trò này thể
hiện qua việc thị trường đã cung cấp các
phương tiện thông tin, phương tiện giao
thông như điện thoại, xe máy... Và thông qua
các phương tiện này, việc trao đổi thông tin, tình cảm giữa
các chàng trai, cô gái được thuận lợi hơn và gắn kết hơn.
Nhiều trường hợp ở Bản Ang, các chàng trai cô gái gặp
nhau trong một dịp đi đám cưới, đi làm nương hay đi bán
hàng, đi chơi, họ làm quen và xin số điện thoại của nhau.
Từ đó hàng ngày họ nhắn tin, gọi điện và trao đổi tình cảm,
rồi đi đến hôn nhân. Hay sự xuất hiện của những chiếc xe
máy cũng tạo điều kiện cho các cặp trai gái gặp gỡ nhau
dễ dàng hơn trong quá trình yêu đương và tìm hiểu. Nói
chung, các phương tiện thông tin mà họ có được qua sự
cung cấp của thị trường đã thu hẹp khoảng cách về không
gian giữa con người với nhau, đẩy mạnh cường độ trao đổi
thông tin là một tác nhân ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân.
Không chỉ vậy, thị trường cũng kéo các tộc người lại gần
nhau qua việc cung chấp những chuỗi hàng hóa cho nhiều
cộng đồng khác nhau cùng hưởng dụng, làm cho khoảng
cách về sự phát triển rút ngắn lại và tâm lý tộc người cũng
thay đổi. Ví dụ như trước đây, người Khơ Mú không biết
dệt may áo quần, họ phải mua áo quần của người Thái về
mặc, nên người Thái cũng có phần không coi trọng người
Khơ Mú và xem họ trình độ thấp hơn mình. Nhưng hiện
nay, cả người Thái lẫn người Khơ Mú, hầu hết đều mua
áo quần từ người Kinh về mặc thì cái nhìn đó cũng giảm
đi. Khi tâm lý tộc người được tháo gỡ thì quan hệ tộc
người cũng thay đổi và quan hệ hôn nhân cũng từ đó mà
nhen nhóm thêm.
5. Những vấn đề đặt ra trong quan hệ hôn nhân đa
tộc người
Trước hết, về văn hóa, đó là sự tiếp xúc của các nền
văn hóa khác nhau trong một thiết chế hẹp là cấp độ vợ
chồng, lớn hơn là quan hệ giữa các gia đình, các dòng họ
với nhau và cao hơn là sự tiếp xúc của hai nền văn hóa tộc
người khác nhau. Trong các mối quan hệ hôn nhân đa tộc
người ở Bản Ang có trường hợp hai vợ chồng trẻ vừa mới
cưới nhau được hơn 3 năm. Chồng là người Thái còn vợ
là người H’mông ở cách nhau khoảng 5km. Họ gặp nhau
trong một lần anh này vào bản của người H’mông để mua
hàng, hai người trao đổi số điện thoại, hàng ngày trò
chuyện với nhau rồi yêu thương nhau. Khi anh này nói với
gia đình muốn cưới cô gái H