Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống an toàn

Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: - Tự chủ hoặc phối hợp với đồng nghiệp để tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh hệ thống an toàn của máy công cụ theo phiếu công nghệ. - Vận hành, kiểm tra và xử lý được tình trạng kỹ thuật của hệ thống an toàn. trước và sau khi lắp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất

doc46 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP) Bảo dưỡng hệ thống an toàn Mã số: MO 13N3 NGHỀ :NGỤỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ Trình độ cấp 2 Hà Nội - 2004 Tuyên bố bản quyền: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Tổng Cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ bản quyền của mình. Tổng Cục Dạy Nghề cám ơn và hoan nghên các thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt hơn tàI liệu này. Địa chỉ liên hệ: Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp Tiểu Ban Phát triển Chương trình Học liệu ................................................................ Mã tàI liệu: .......... Mã quốc tế ISBN: .............. Lời tựa (Vài nét giới thiệu xuất xứ của chương trình và tài liệu) Tài liệu này là một trong các kết quả của Dự án GDKT-DN (Tóm tắt nội dung của Dự án) (Vài nét giới thiệu quá trình hình thành tài liệu và các thành phần tham gia) (Lời cảm ơn các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia) (Giới thiệu tài liệu và thực trạng) TàI liệu này được thiết kế theo từng mô đun/môn học thuộc hệ thống môđun/môn học của một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh. nghề Nguội sửa chữa máy công cụ ở cấp trình độ lành nghề và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các khoá đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo. Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề. Hà nội, ngày …. tháng …. năm ….. Giám đốc Dự án quốc gia Mục lục Đề mục Trang Tuyên bố bản quyền 2 Lời tựa 3 Mục lục 4 Giới thiệu về mô đun 5 Bài 1: Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 12 N 2 l1 11 Bài 2: Tháo cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 12 N 2l2 16 Bài 3: Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo Mã bài: Mo 12N2L3 19 Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế Mã bài: Mo 12 N 2L4 27 Bài 5: Lắp các cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 12 N 5L5 34 Bài 6: Thử cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 15 N 5L6 43 Các thuật ngữ chuyên môn và tài liệu tham khảo 47 Giới thiệu về mô đun: Bảo dưỡng hệ thống an toàn Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun : Trong các loại máy công cụ nói riêng và các thiết bị cơ khí nói chung, hệ thống an toàn là một trong những bộ phận không thể thiếu, với chức năng phanh ổn định tốc độ của các cơ cấu chuyển động khi làm việc nhằm tăng năng suất trong sản xuất. Hệ thống an tàn còn có ý nghĩa nữa là khi máy đang làm việc với tốc độ cao, nếu có sự cố mất an toàn xẩy ra, nhờ có hệ thống an mà máy ít bị ảnh hưởng. Hệ thống an toàn là những hệ thống hộ trơ người thợ đứng máy khi cần thay đổ hành trình chuyển động của bộ phận máy hoặc thực hiện vai trò khóa lẫn giữa các cơ cấu để đảm bảo an toàn cho máy. Trong quá trình làm việc khi có hiện tượng hư hỏng của hệ thốngan toàn sẽ đẫn đến những hiện tượng máy làm việc mất an toàn và làm tăng sự chú ý của người thợ cũng như các thao tác phụ. Bởi vậy việc bảo dưỡng các hệ thống an toàn là yêu cầu không kém phần quan trọng trong nhiệm vụ sửa chữa máy công cụ nói riêng và các thiết bị cơ khí khác nói chung. Muốn thực hiện tốt các công việc bảo dưỡng hệ thống an toàn của máy, trước hết học viên phải thông hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm lắp ghép của từng cơ cấu, trên cơ sở đó luyện tập và hình thành các kỹ năng tháo, bảo dưỡng, lắp và kiểm tra một số hệ thống an toàn có tính điển hình, sau này vận dụng sự hiểu biết và kỹ năng vào việc bảo dưỡng hệ thống an toàn trên các máy công cụ đạt yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Mục tiêu của mô đun: Giúp cho học viên có kiến thức cơ bản về hệ thống an toàn làm chủ về kỹ năng tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ theo đúng quy trình và tiêu chuẩn. Mục tiêu thực hiện: Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: Tự chủ hoặc phối hợp với đồng nghiệp để tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh hệ thống an toàn của máy công cụ theo phiếu công nghệ. Vận hành, kiểm tra và xử lý được tình trạng kỹ thuật của hệ thống an toàn. trước và sau khi lắp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất. Nội dung chính của mô đun: Cấu tạo, nguyên lý làm việc và vật liệu chế tạo của hệ thống an toàn. Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn. Chất liệu bôi trơn và chế độ bôi trơn cho hệ thống an toàn. Chất liệu và phương pháp làm sạch chi tiết. Làm sạch các chi tiết sau khi tháo theo phiéu công nghệ. Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hệ thống an toàn theo phiếu công nghệ. Lắp hệ thống an toàn theo phiếu công nghệ. Chạy thử, kiểm tra và điều chỉnh hệ thống an toàn trước và sau khi lắp. An toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình bảo dưỡng hệ thống an toàn. Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống an toàn. Tháo hệ thống an toàn. Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo. Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế. Lắp hệ thống an toàn. Thử hệ thống an toàn. Khối các môn chung Nâng cao hiệu qủa lao động Chuẩn bị cho bảo dưỡng và sửa chữa máy Nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động Khối kỹ thuật cơ sở Lựa chọn phương án công nghệ và vạch dấu chi tiết cần cho sửa chữa Tháo rời máy có cấp chính xác thường Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát Bảo dưỡng hệ thống an toàn Bảo dưỡng hệ thống phanh cữ Bảo dưỡng hệ thống hiển thị Bảo dưỡng hệ thống điều khiển Bảo dưỡng hệ thống truyền lực cơ khí Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén (M018N8) Bảo dưỡng cơ cấu chấp hành Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thuỷ lực (M017N7) Gia công các chi tiết cần sửa chữa bằng dụng cụ cầm tay Gia công các chi tiết cần sửa chữa có sự hỗ trở của máy Sửa chữa chi tiết trục Sửa chữa các loại hộp Sửa chữa chi tiết thanh truyền và càng gạt Sửa chữa chi tiết dạng đĩa Sửa chữa chi tiết bạc Sửa chữa mặt trượt Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác thường Bằng tốt nghiệp trình độ lành nghề + THPT hoặc tương đương C3 Công nghệ chuyên môn Thiết kế cơ bản Các môn chung Khối Văn hoá bổ trợ Quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc thấp Kiểm tra chất lượng công việc Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác cao Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống thuỷ lực - khí nén (M036K) Tháo rời máy có cấp chính xác cao Chẩn đoán và xử lý các hư hỏng của máy Ghi chú: Theo sơ đồ về mối liên hệ giữa các mô đun, môn học của nghề Nguội sửa chữa máy công cụ đã được thiết lập. Để học Mô đun bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ học viên phải hoàn thành các môn học chung, các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và các mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ, chuẩn bị bảo dưỡng và sửa chữa máy, nâng cao hiệu quả lao động, tháo rời máy có cấp chính xác thường. Những môn học và mô đun trên là điều kiện để học viên bước vào học mô đun: Bảo dưỡng hệ thống an toàn đạt được kết quả học tập toàn diện theo các tiêu chí về: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và được công nhận theo cấp trình độ sơ cấp nghề để tham gia vào quá trình sản xuất khi có nhu cầu hoặc tiếp tục học tập để đạt trình độ cao hơn. Các hoạt động học tập chính trong mô đun Hoạt động 1: Học trên lớp Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về: Nội dung công tác chuẩn bi để bảo dưỡng hệ thống an toàn. Cấu tạo, chức năng, nguyên ýlý làm việc của một số hệ thống an toàn thường dùng trong máy công cụ. Vận dụng kiến thức vào quá trình tháo, lắp và bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Hoạt động 2: Học thực xưởng Luyện tập kỹ năng lập các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống an toàn của máy điển hình, Trên cơ sở đó vận dụng để lập được các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống an toàn của các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 3: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng chuẩn bị các loại dụng cụ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống an toàn đảm bảo khi thực hiện các công việc tháo, lắp, bảo dưỡng được an toàn và có chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 4: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng tháo hệ thống an toàn, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 5: Học trên lớp Lĩnh hội kiến thức về: Cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị làm sạch, chất liệu làm sạch thường dùng, vận dụng được kiến thức vào quá trình làm sạch chi tiết sau khi tháo để bảo dưỡng, sửa chữa. Hoạt động 6: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng làm sạch các chi tiết của hệ thống an toàn của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 7: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống an toàn của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 8: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng lắp các chi tiết của hệ thống an toàn của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình lắp hệ thống an toàn trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 9: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng thử và kiểm tra hệ thống an toàn của máy điển hình sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh vào máy, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo hệ thống an toàn các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 10: Thi kết thúc mô đun Thực hiện các nội dung của bài thi về thực hành và lý thuyết đạt điều kiện công nhận hoàn thành mô đun: Bảo dưỡng hệ thống an toàn Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a.Về kiến thức: Trả lời được 75% câu hỏi trắc nghiệm khách quan về: Cấu tạo, nguyên lý và công dụng của hệ thống an toàn. Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn của máy công cụ. b. Về kỹ năng: Tháo, làm sạch, kiểm tra được tất cả các chi tiết trong hệ thống an toàn. Phát hiện, bảo dưỡng và xử ýlý được những thiếu sót, hư hỏng nhỏ của chi tiết cho hệ thống an toàn Vận hành và kiểm tra được các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống an toàn Được đánh giá bằng "Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm". Học viên đạt yêu cầu khi đạt 75% các tiêu chí của bảng kiểm. Bài 1 Tên bài: Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 12 N 2L1 Giới thiệu: Nội dung bài học có tính quyết định đến chất lợng, năng suất cũng như công tác an toàn cho ngời và thiết bị trớc khi thực hiện các công việc bảo dỡng các cơ cấu an toàn của máy công cụ. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: Trình bày cấu tạo, nguyên ýlý làm việc, công dụng và các đặc tính lắp ghép trong các cơ cấu an toàn. Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng cơ cấu an toàn phù hợp với điều kiện của phân xưởng. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, chất liệu cần cho việc bảo dưỡng theo phiếu đã lập. Kiểm tra, xem xét và ghi được những mất mát, hư hỏng hoặc tình trạng không bình thường của bộ phận cần bảo dưỡng. Nội dung chính: 1. Cấu tạo, nguyên ýlý làm việc các cơ cấu an toàn. 2. Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng cơ cấu an toàn. 3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật cho tháo, lắp và bảo dưỡng. 4. Xem xét thực trạng bên ngoài, bên trong của cơ cấu an toàn trước khi bảo dưỡng. Hoạt động 1: Học lý thuyết Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu an toàn 1. Cơ cấu an toàn kiểu bi chốt vát a. Cấu tạo Hình 1. Sơ đồ cơ cấu an toàn của máy T616 trục vít có gắn nửa ly hợp cố định nửa ly hợp di động vít điều chỉnh áp lực của lò xo viên bi cầu chốt vát tay gạt lò xo b. Nguyên lý làm việc Nhờ áp lực của lò xo (7) đẩy viên bi cầu đè lên mặt trên của chốt vát (5), do chốt vát (5) lắp lên thành thân hộp bằng mối ghép chốt làm cho chốt (5) có thể quay được quanh chốt, do đó thanh gạt của chốt (5) gạt nửa ly hợp di động sang trái làm cho các vấu lượn sõng của hai nửa ly hợp khớp vào nhau và truyền động được nối từ trục (I) sang trục (II) và truyền chuyển động lên cho bánh vít Z45. Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại cho bánh vít có xu hướng giữ bánh vít lại, trong khi đó trục (I) vẫn quay, các vấu tỳ lượn sóng sẽ trượt lên nhau đẩy ly hợp di động (2) sang phải và nén lò xo (7), viên bi cũng trượt trên mặt vát phía trên của chốt (5) sau đó chốt ( 5) quya lên phía trên và viên bi cầu tiếp xúc với mặt dưới của chốt (5) làm cho truyền động từ trục (I) sang trục (II) bị ngắt vì các vấu của hai nửa ly hợp lúc này bị tách rời nhau. Muốn nối lại truyền động ta phải dùng tay ấn mạnh lên tay gạt (6) để nén lò xo và đưa chốt (5) trở lại vị trí ban đầu. Loại ly hợp an toàn này trong máy công cụ thường được lắp ở các cơ cấu chấp hành như: hộp bàn dao của máy tiện, máy phay.v. v. 2. Cơ cấu an toàn kiểu bi mặt đầu: a. Cấu tạo Hình 2. Cơ cấu an toàn kiểu bi mặt đầu nửa ly hợp cố định nối với trục truyền động (I) nửa ly hợp di động lắp trên phần then hoa của trục (II) các viên bi lắp trên mặt đầu của hai nửa ly hợp thanh gạt lắp vào rãnh của nửa ly hợp di động (2) và chốt (5) chốt trụ lò xo áp lực vít điều chỉnh áp lực của lò xo trục vít bánh vít b. Nguyên lý làm việc Bình thường khi làm việc nhờ áp lực của lò xo (6) đẩy lên thanh gạt (4), thanh gạt (4) có thể quay quanh chốt ( 5) do đó thanh gạt (4) đẩy nửa ly hợp di động lên phía trên làm cho các viên bi trên hai nửa ly hợp cài vào nhau và truyền động từ trục (I) truyền sang cho trục (II). Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại cho bánh vít có xu hơứng giữ bánh vít lại, trong kho đó trục (I) vẫn quay, các viên bi cầu trượt lên nhau và nén lò xo (6) để đẩy nửa ly hợp (2) xuống phía dưới, khi hai viên bi trên nửa ly hợp (1) vượt qua đỉnh của hai viên bi trên nửa ly hợp (2) thì truyền động từ trục (I) sang cho trục (II) bị ngắt hoàn toàn và sau ẵ vòng quay của trục (I) các viên bi lại cài vào nhau để truyền chuyển động bình thường. Đây là kiểu ly hợp tự ngắt và nối truyền động một cách tự động, nó thường được lắp tại các bộ phận của máy mà hiện tượng xẩy ra sự cố không phải xử lý lâu như giảm lực cắt khi khoan hay các bộ phận có công suất nhỏ. 3. Ly hợp an toàn kiểu ma sát a. Cấu tạo: Hình 3. Ly hợp ma sát an toàn trục truyền chủ động trục truyền bị động đĩa ma sát có các vẩu khớp với rãnh của trục trên truch (2) đĩa ma sát có vấu khớp với rãnh của trục (1) vành điều chỉnh khe hở giữa các tấm đĩa ma sát b. Nguyên lý làm việc: Bình thường khi làm việc nhờ vào lực tỳ tiếp xúc giữa các mặt đầu của các đĩa để truyền chuyển động từ trục (1) là trục chủ động sang cho trục ( 2) là trục bị động. Khi bị quá tải ( lực cắt Pc) lớn hơn ( lực truyền động Pt) thì các đĩa trượt lên nhau và như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho trcj và các chi tiết lắp trên trục ( 2). 4. Ly hợp vấu an toàn Hình 4. Ly hợp ma sát vấu a. Cấu tạo Trục truyền động (1) Trục truyền động (2) Vành điều chỉnh (3) Lò xo áp lực (4) Nửa ly hơpự vấu di động (6) Bánh răng (7) có vấu (5) trên mặt đầu của may ơ b. Nguyên lý làm việc Bình thường khi làm việc, nhờ áp lực của lò xo (4) đẩy cho nửa ly hợp vấu di động tiến về bên phải và khớp với vấu trên may ơ của bánh răng (7) nhờ vậy truyền động được truyền từ trục (1) sang trục (2). Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại có xu hướng giữ bánh răng (7) lại; vì các vấu có mặt vát nên trượt lên nhau và đẩy nửa ly hợp (6) sang trái, đồng thời ép lò xo (4) và truyền động sang trục (2) bị ngắt. Hoạt động 2: Thực hành Chuẩn bị cho bảo dưỡng các cơ cấu an toàn Địa điểm: Xưởng thực hành máy công cụ Yêu cầu: Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ cho các công việc bảo dưỡng các cơ cấu an toàn trong máy đảm bảo yêu cầu đặt ra và an toàn, hiệu quả. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: Tài liệu phát tay về các cơ cấu an toàn cần bảo dưỡng Tài liệu phát tay về tính năng, thao tác sử dụng các loại dụng cụ Bản vẽ khai triển các cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng Vật tư, phụ tùng thay thế Dụng cụ các loại cần cho công việc bảo dưỡng Nguồn lực liên quan: Xưởng sửa chữa Các cơ cấu an toàn phải bảo dưỡng - 1. Công tác chuẩn bị: a. Chuẩn bị tài liệu: Theo hướng dẫn của giáo viên b. Nhiên cứu bản vẽ khai triển của cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng 2. Trình tự thực hiện: a. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng cơ cấu an toàn b. Trình duyết và chỉnh sửa phiếu công nghệ c. Khảo sát cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng d. Lập bản dự trù vật tư, phụ tùng thay thế e. Chuẩn bị dụng cụ g . Bố trí nơi làm việc ngăn nắp và vệ sinh, an toàn khi làm việc 3. Kết thúc công việc chuẩn bị: a. Trao đổi nhóm nhỏ về các phiếu công nghệ và đưa ra giải pháp thực hiện b. Kiểm tra lại lần cuối vị trí làm việc và các phương tiện, dụng cụ Câu hỏi và bài tập bổ trợ 1. Trình bày chức năng của các cơ cấu an toàn dùng trong máy công cụ. 2. Viết các yêu cầu cần chú ý khi bảo dưỡng các cơ cấu an toàn. Bài 2 Tên bài: Tháo cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 12 N 2L2 Giới thiệu: Bài học nhằm cung cấp những hiểu biết về đặc điểm lắp ghép của các mối ghép trong cơ cấu an toàn sẽ bảo dưỡng, luyện tập kỹ năng tháo cơ cấu an toàn ra khỏi máy và tháo rời được các chi tiết trong cơ cấu an toàn theo phiếu công nghệ đã lập, đảm bảo an toàn. Trên cơ sở đó học viên sẽ tự chủ được công việc tháo các cơ cấu an toàn trong các máy công cụ sau này. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: Tháo được mối ghép liên kết của cơ cấu an toàn với máy và các bộ phận khác đúng theo chỉ dẫn trong quy trình đã lập Tháo rời được các chi tiết của cơ cấu an toàn theo phiếu công nghệ Lập bảng kê khai số lượng và mã hiệu chi tiết sau khi tháo để tránh nhầm lẫn Hoạt động 1: Học lý thuyết Vị trí và đặc điểm lắp ghép của các cơ cấu an toàn trong máy I. Vị tí lắp của cơ cấu an toàn trong máy. Như ta đã tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số cơ cấu an toàn, chúng thường được lắp ở các bộ phận trong khâu chấp hành như: Hộp bàn dao của máy tiện, máy phay, hộp trục chính máy tiện hay hộp chạy dao máy khoan .v.v. 6 7 5 2 8 1 4 Hình 5. Cơ cấu an toàn của bàn chạy dao II. Đặc điểm lắp ghép của các chi tiết trong các mối ghép của cơ cấu an toàn 1. Ly hợp an toàn kiểu bi chốt vát Chốt (5) lắp lỏng với chốt trụ, thanh gạt của chốt (5) cũng lắp lỏng trong rãnh của nửa ly hợp di động số (2). Vít điều chỉnh 3 có ren bước nhỏ lắp với ren trong lỗ của thành hộp. Nửa ly hợp di động số (2) lắp lỏng trên trục (I) và truyền chuyển động quay từ trục sang nửa ly hợp này bằng miío ghép then bằng. Trục vít (1) được lắp lồng không trên trục (I). Bánh vít Z45 được lắp chặt trên trục có tâm vuông góc với tâm trục vít (1). 2. Ly hợp an toàn kiểu bi mặt đầu Nửa ly hợp cố định (1) lắp với trục truyền (I) bằng mối ghép then bằng. Nửa ly hợp di động (2) lắp với trục truyền động (II) bằng mối ghép then hoa. các viên bi (3) lắp lên mặt đầu của hai nửa ly hợp bằng mối ghép chặt, một nửa chìm trong mặt đàu của ly hợp. Thanh gạt (4) lắp lỏng với rãnh trên nửa ly hợp di động và lắp lỏng viứo chốt(5). Vít (7) có ren bước nhỏ lắp vòa lỗ trên thành hộp. 3. Ly hợp an toàn kiểu đĩa ma sát Các đĩa (3) và (4) lắp với rãnh trên trục ( 1) và (2) là mối ghép lỏng. Vành điều chỉnh (5) lắp ghép với lõi của trục (2) là mối ghép ren. Ngoài ra trong kiểu ly hợp này còn có mối ghép then bằng hay then hoa. 4. Ly hợp vấu an toàn Vành điều chỉnh (3) lắp với trục (1) bằng mối ghép ren bước nhỏ. Nửa ly hợp di động (6) lắp then hoa với trục (1). Lò xo (4) lắp lỏng trên đường kính ngoài của nửa ly hợp di động (6). Bánh răng (7) có vấu ở đầu may ơ lắp trên trục (2) bằng môie ghép then hoa và cố định vị trí bằng vòng chặn (8) lắp chốt với trục (2). Câu hỏi bổ trợ 1. Hãy so sánh cấu tạo của bộ ly hợp đĩa ma sát với bộ ly hợp bi chốt vát, loại nào gia công phức tạp hơn, khi làm viêvj loại nào an toàn hơn ? 2. Nếu tại cơ cấu chấp hành không lắp các cơ cấu an toàn thì điều gì sẽ
Tài liệu liên quan