Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên

Địa lí học hiện đại – mặc dù là một từ về số ít-trong thực tế là một số nhiều chỉ một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thế nào là một hệ thống khoa học? Đấy là sự kết hợp của nhiều bộ môn khác nhau với các chức năng riêng biệt của chúng nhưng đồng thời được thống nhất bởi một chức năng chung. Nói một cách khác, tất cả các khoa học cùng nằm trong một hệ thống đều một đối tượng nghiên cứu chung, mặc dù mỗi khoa học này lại có đối tượng nghiên cứu riêng. Hơn thế nữa, các khoa học bộ phận trong cùng một hệ thống khoa học sử dụng một phương pháp luận chung, một ngôn ngữ (hệ thống khái niệm-thuật ngữ) chung, không kể rằng chúng có thể cùng sử dụng một số phương pháp chung được lựa chọn.

doc88 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên ChươngI: ĐỊA LÝ HỌC LÀ HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC. I -ĐỊA LÝ HỌC HIỆN ĐẠI. Địa lí học hiện đại – mặc dù là một từ về số ít-trong thực tế là một số nhiều chỉ một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thế nào là một hệ thống khoa học? Đấy là sự kết hợp của nhiều bộ môn khác nhau với các chức năng riêng biệt của chúng nhưng đồng thời được thống nhất bởi một chức năng chung. Nói một cách khác, tất cả các khoa học cùng nằm trong một hệ thống đều một đối tượng nghiên cứu chung, mặc dù mỗi khoa học này lại có đối tượng nghiên cứu riêng. Hơn thế nữa, các khoa học bộ phận trong cùng một hệ thống khoa học sử dụng một phương pháp luận chung, một ngôn ngữ (hệ thống khái niệm-thuật ngữ) chung, không kể rằng chúng có thể cùng sử dụng một số phương pháp chung được lựa chọn. Hệ thống các khoa học địa lí được hình thành phát triển từ địa lí học thống nhất cổ đại, nguyên chỉ được quan niệm như một kiểu từ điển bách khoa tự nhiên, dân cư và tài nghiên của một khu vực hay của một đất nước. Nhưng người ta có thể thấy rõ quan niệm về khuynh hướng đó khi đọc các tác phẩm địa lí của các nhà địa lí từ thế kỉ XVIII trở về trước. Sự phân dị của địa lí học rõ rệt nhất là từ thế kỉ XVIII trỏ đi, theo hai hướng: Hướng phân tích, nghiên cứu từng thành phần riêng biệt của tự nhiên hay từng ngành kinh tế(như nghiên cứu địa hình khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, dân cư, nông nghiệp, công nghiệp…). Hướng tổng hợp nghiên cứu các thể tổng hợp tự nhiên hay kinh tế. Dù cho có sự phân dị đó (điều mà hiện nay vẫn còn xảy ra), hệ thống khoa học địa lí vẫn thống nhất từ trong bản chất của nó. Đấy là vì giữa khoa học bộ phận cấu tạo nên các khoa học địa lí, tồn tại những quan hệ rất chặt chẽ kết hợp chúng lại với nhau do chúng có cùng một nhiệm vụ chung phải giải quyết là: Trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển của môi truờng địa lí( hiểu theo nghĩa rộng nghĩa là bao quát các quyển vô cơ như thạch quyển và thuỷ quyển, các quyển hữu cơ và quyển xã hội), xác định cho đúng đắn đặc tính của các mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các mối quan hệ này ngày càng trở nên phức tạp, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện nay. Trong các sách vở địa lí, có rất nhiều định nghĩa về địa lí học. Phần lớn các định nghĩa trước đây nhấn mạnh đến tính chất mô tả của địa lí học (khoa học mô tả bề mặt quả đất) hoặc đến việc nghiên cứu sự phân bố địa lí của các hiện tượng (khoa học về sự phân bố). Các nhà địa lí Xô viết cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở những điểm sau đây: Một là, khoa học địa lí hiện nay không còn là một khoa học đơn độc mà là một hệ thống các khoa học. Hai là, địa lí học hiện đại không chỉ mô tả về sự phân bố mà quan trọng hơn là sự nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệ giữa các hiện tượng, các tổng thể. Có thể dẫn định nghĩa sau đây rút ra từ Đại bách khoa toàn thư Xô viết: “Địa hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng”. Như vậy trong định nghĩa, thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ được chú trọng và được coi là những đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế. Khái niệm thể tổng hợp phù hợp với khái niệm hệ thống, quyết định phương pháp nghiên cứu của địa lí học như sẽ nói ở sau. II-CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC ĐỊA LÍ. Hệ thống các khoa học địa lí vì vậy bao gồm hai nhóm khoa học lớn: nhóm các khoa học địa lí tự nhiên và nhóm các khoa học địa lí kinh tế. Nếu như mục đích của địa lí học là một thì địa lí học tự nhiên và địa lí kinh tế khác nhau rõ rệt về đói tượng và phương pháp nghiên cứu. Trong nhóm thứ nhất có các khoa học sau đây: địa lí tự nhiên (gồm cơ sở địa lí học tự nhiên và cảnh quan học) và các khoa học bộ phận (địa mạo học, khí hậu học, địa lí thuỷ văn, địa lí thổ nhưỡng, địa lí sinh vật, cổ địa lí học). Nếu như địa lí tự nhiên tổng hợp nghiên cứu lớp vỏ địa lí như là một thể thống nhất và hoàn chỉnh thì một khoa học bộ phận nghiên cứu một thành phần riêng biệt trong lớp vỏ. Địa mạo học là khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt đất nói chung, các dạng địa hình nói riêng và nguồn phát sinh, quá trình phát triển của chúng. Khí hậu học là khoa học nghiên cứu khí hậu của Trái Đất, sự phân bố của chúng và những sự biến đổi trong lịch sử. Địa lí thuỷ văn là khoa học về thuỷ quyển, kể cả đại dương và băng hà. Hiểu theo nghĩa hẹp đấy là khoa học về cân bằng nước, biển, lục địa, về dòng chảy trên mặt ( học thuyết về sông ngòi) và về đầm hồ ( hồ đầm học). Thổ nhưỡng học là khoa học về cấu trúc, thành phần và sự phát sinh và phát triển cũng như sự thay đổi trong không gian của đất, kể cả các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên tự nhiên đó. Địa lí sinh vật có thể được nghiên cứu như tập hợp của địa lí thực vật và địa lí động vật hoặc như là học thuyết về các quy luật phân bố sinh vật, về các sinh vật quần. Cổ địa lí học nghiên cứu lịch sử của lớp vỏ địa lí(cổ địa lí đại cương) hoặc lịch sử phát triển của từng khu vực( cổ địa lí khu vực) trong toàn bộ thời gian trước thời kì hiện đại. Cơ sở địa lí tự nhiên và Cảnh quan học đều là các khoa học nghiên cứu các địa tổng thể, tuy có khác nhau về cấp của đối tượng. Acmăng L.D(1968) từ lâu đã có ý kiến rằng khó lòng có thể vạch một ranh giới rõ rệt giữa hai khoa học này vì có những lãnh vực trung gian mà cả hai cùng có thể nghiên cứu. Thí dụ cả Cơ sở địa lí tự nhiên ( hay Địa lí tự nhiên đại cương) lẫn cảnh quan học đều nghiên cứu sự phân dị của lớp vỏ địa lí. Vì vậy Prêobrajenxki V.S (1972) cho rằng chỉ có truyền thống hơn thế nữa yêu cầu của thực tiễn mới để tồn tại song song hai học thuyết đó, do lớp vỏ địa lí là một thành tạo quá lớn và quá phức tạp làm cho sự nghiên cứu khó mà được giới hạn. Cũng có thể trong tương lai hai khoa học này nhập làm một chăng nhưng hiện nay vẫn phải tính chúng như hai á hệ thống độc lập. Nhóm các nhà khoa học địa lí kinh tế là nhóm khoa học nghiên cứu sự phân bố sản xuất. Bản thân địa lí kinh tế là “ khoa học xã hội thuộc hệ thống các khoa học địa lí và nghiên cứu sự phân bố địa lí sản xuất, hiểu như sự thống nhất của sức sản xuất và các quan hệ sản xuất, các điều kiện và các đặc điểm của sự phát triển của sản xuất ở các nước và khu vực khác nhau” (Định nghĩa của Hội Địa lí học toàn Liên xô, 1955). Thuộc về các khoa học địa lí kinh tế có cơ sản xuất ở địa lí kinh tế, địa lí công nghiệp, địa lí nông nghiệp, địa lí vận tải, địa lí thương mại. Các khoa học này nghiên cứu sự phân bố địa lí của từng hoạt động sản xuất các điều kiện và các đặc điểm về phát triển của hoạt động đó ở từng nước hoặc từng khu vực khác nhau. Địa lí dân cư là một khoa học đặc biệt nghiên cứu sự hình thành dân cư ở các nước và các vùng, kể cả các điểm quần cư, các thành phố, đô thị. Trong giai đoạn hiện nay địa lí kinh tế thế giới và địa lí đô thị đang ngày càng tiến tới thành nhũng khoa học riêng biệt nằm trong địa lí kinh tế. Địa lí phục vụ, địa lí các tài nguyên lao động là hai khoa học địa lí kinh tế mới đang được hình thành. Cuối cùng, phải kể đến địa lí chính trị là khoa học nghiên cứu sự phân bố các lực lượng chính trị giữa các nước kể cả trong bản thân từng nước. Địa lí chính trị ở các nước Tây Âu và Mỹ bị sử dụng vào các mục đích chiến tranh. Trong thời gian gần đây người ta nhận thấy ở các nước xã hội chủ nghĩa, rõ nhất là ở Liên xô, khuynh hướng tăng cường các công trình nghiên cứu địa lí kinh tế về mặt xã hội ( điều mà ở phương Tây đã trở thành phổ biến do tập quán). Khuynh hướng tích cực này. theo Alaep E.B (1983), được phản ánh trong tên gọi mới là “ địa lí kinh tế xã hội”. Mặc dù sự thay đổi tên gọi hệ thống khoa học này có phần hình thức nhưng nó nâng lên ở một vị trí cao hơn các công cuộc khảo cứu xã hội trong địa lí kinh tế đồng thời gắn liền khoa học của thời đại CNXH với các yêu cầu của xã hội. Địa lí kinh tế- xã hội vì vậy là tổng thể các bộ môn khoa học nghiên cứu các quy luật phân bố của sản xuất xã hội( hiểu như là sự thống nhất của sức sản xuất và quan hệ sản xuất ) và sự quần cư của con người, nói một cách khác, đấy là sự nghiên cứu tổ chức lãnh thổ của ( đời sống) xã hội, các đặc điểm biểu hiện của nó ở các nước, các vùng, các địa phương khác nhau. (Alaep E.B 1983). Trong một số tài liệu chính thức, người ta cũng dùng khái niệm “địa lí kinh tế và xã hội” nhưng phải hiểu khái niệm đó như là một thể thống nhất biện chứng. Khi thêm từ “và”, các tác giả muốn nhấn mạnh đến quyền ngang nhau được nghiên cứu hoặc thuần tuý về mặt kinh tế hoặc là thuần tuý về mặt xã hội, nhưng không phải là hoàn toàn tách biệt với nhau. Các công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên hay địa lí kinh tế của những lãnh thổ cụ thể ( nước, vùng, địa phương) tìm cách nêu lên những đặc điểm tổng hợp, bao gồm việc mô tả tự nhiên và có khi cả kinh tế của lãnh thổ đó. Đấy là các công trình thuộc địa lí khu vực( hay địa lí các nước), chúng có một giá trị to lớn về mặt thông tin. Ngoài các khoa học nói trên, trong gia đình các khoa học địa lí còn có một số môn mang tính chất liên ngành điển hình nhất là môn địa phương chí. Trong thực tế, bộ môn địa phương chí không còn được coi như một khoa học riêng biệt nữa. Trong địa phương chí, người ta không chỉ cung cấp các tư liệu về tự nhiên, xã hội, kinh tế mà còn đè cập đến văn hoá, lịch sử và cả chính trị. Điều quan trọng để giữ được tính chất địa lí trong địa phương chí là phải nêu cho dược các sự kiện nhiều mặt của địa phương, chứ không phải tập hợp cơ giới các tư liệu. Địa đồ học giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lí. Thông thường giữa địa lí học và địa đồ học không có sự khác biệt lớn về nhiệm vụ nếu xuất phát từ định nghĩa của địa đồ học như là khoa học nghiên cứu sự phân bố các đối tượng tự nhiên và kinh tế và các mối quan hệ giũa chúng bằng bản đồ. Cũng có ý kiến cho rằng địa đồ học thuộc nhóm các khoa học về các phương tiện và hình thức phản ánh thực tại, là khoa học về một loại ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ bản dồ để biểu diễn các đặc điểm của lớp vỏ địa lí. Trong trường hợp này, rõ ràng có sự phân công giữa địa lí học và địa đồ học nhưng địa lí học phải đi bước trước (bước nghiên cứu) và địa đồ học phải đi bước thứ hai (bước biểu diễn bằng hệ thống các kí hiệu). Quan niệm sau này thu hẹp hoạt động của địa đồ học tuy không làm giảm mối quan hệ chặt chẽ giữa địa đồ học và địa lí học, nhưng ít được chấp nhận hơn. Khi xét vấn đề cấu trúc của các khoa học địa lí, người ta có thể nêu câu hỏi sau đây: nếu địa lí tự nhiên về mặt phân loại khoa học thuộc về hệ thống các khoa học tự nhiên và địa lí kinh tế thuộc về hệ thống các khoa học xã hội thì tại sao không để chúng phát triển như là những ngành khoa học riêng biệt mà phải tập hợp chúng lại thành địa lí học. Lại có thể có một câu hỏi khác: địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế có thể hợp nhất lại thành một địa lí học thống nhất hiểu là nhất nguyên hay không ? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, có thể nói rằng giữa khoa học địa lí tự nhiên và khoa học địa lí kinh tế có một sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất của hai mặt của địa lí học. Địa lí kinh tế không thể tồn tại tách rời với địa lí tự nhiên, vì xã hội loài người (và các hoạt động sản xuất của nó) sống và phát triển trong một môi trường địa lí tự nhiên cụ thể (môi trường địa lí), do đó không thể không hiểu biết về tự nhiên. Ngược lại địa lí tự nhiên mà tách rời khỏi địa lí kinh tế thì sẽ mất luôn cả mục đích nghiên cứu của mình: địa lí tự nhiên nghiên cứu để làm gì nếu không phải là để phục vụ cho sản xuất xã hội ? Vả lại bản thân tự nhiên từ lâu đã bị các hoạt đọng sản xuất của con người biến đổi nhiều đến nỗi khó mà nhận thức nó được cho đúng đắn nếu không hiểu biết về địa lí kinh tế. Câu hỏi thứ hai là một vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Ở các nước Tây Âu và Mỹ, vấn đề đó không được đặt ra, vì từ lâu họ đã quan điểm địa lí học như là một khoa học thống nhất hiểu là nhất nguyên. Richard Harsthorne ở Mỹ cho rằng: Việc phân chia địa lí học ra thành địa lí kinh tế và địa lí tự nhiên là giả tạo. Tuy nhiên chính các nhà địa lí Tây Âu và Mỹ cũng chưa đưa ra những lí thuyết chắc chắn để bảo vệ ý kiến của mình, còn trong thực tế thì họ ứng dụng tính địa lí thống nhất đó trong các sách mô tả khu vực hay từng bước bằng cách ghép phần địa lí dân cư và địa lí kinh tế sau phần địa lí tự nhiên nhưng chưa thoát khỏi tính mô tả. Khi cần đi sâu phát hiện ra những cơ thức hình thành và những quy luật, họ cũng không ngần ngại viết địa lí tự nhiên hoặc địa lí kinh tế ra thành những vấn đề riêng. Ở Liên Xô, từ những năm 60 trở lại đây, một số tác giả ( V.A. Anusin, G. Sauxkin cũng đặt vấn đề địa lí thống nhất, dựa trên các lập luận sau đây: 1) theo họ, cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế đều cùng nghiên cứu một đối tượng là lãnh thổ,2) cả hai đều nghiên cứu lớp vỏ địa lí, 3) cả hai cùng nghiên cứu môi trường địa lí, 4) cả hai đều nghiên cứu các quan hệ giữa con người và tự nhiên. Vì vậy có thể xác lập các quy luật địa lí chung, kể cả các phương pháp nghiên cứu chung. Những người ủng hộ địa lí thống nhất ở Liên Xô cũng cho rằng quan niệm về địa lí thống nhất có thể thấy biểu hiện rõ nhất trong địa lí các nước. Một số lớn các nhà địa lí Liên Xô- chủ yếu là các nhà địa lí tự nhiên – không tán thành quan điểm này. Thí dụ để trả lời về đối tượng lãnh thổ được coi như là đối tượng nghiên cứu chung, họ cho rằng nhà địa lí không nghiên cứu một lãnh thổ trừu tượng mà là một lãnh thổ cụ thể, rằng lớp vỏ địa lí – kể cả môi trường địa lí là do địa lí tự nhiên nghiên cứu và quan hệ giữa con người và tự nhiên tuy thuộc lĩnh vực nghiên cứu của địa lí học nhưng cũng là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều khoa học khác, kể cả triết học. Nói chung, vấn đề đã được giải quyết Aláep E.B. khi tổng kết vấn đề này (1983) cho rằng đây là các cuộc thảo luận “ vô bổ” của những năm 60, mà không có kẻ thắng cuộc. Hiện nay phần lớn các nhà địa lí Xô viết cho rằng hệ thống các khoa học địa lí – dù là muốn xét cấu trúc theo bất kì phương án nào-cũng gồm có 2 “cánh” thể tổng hợp các khoa học tự nhiên và thể tổng hợp các khoa học kinh tề- xã hội và sự hợp tác khoa học giữa hai “ cánh” này ngày càng trở thành rõ rệt. Các cơ sở lí thuyết, phương pháp luận và tổ chức cho một sự hợp tác như vậy đã được củng cố. Có thể hiểu sự tranh luận này ở Liên Xô là do trong một thời gian dài, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế ở đó hoạt động ngày càng riêng rẽ và tách rời với nhau đến mức nhà địa lí lão thành N.N Baranxki phải lên tiếng báo động. Đấy cũng có thể là kinh nghiệm lớn với địa lí học ở Việt Nam. Cuối cùng, vị trí của môn địa lí khu vực không phải không gây tranh luận, xét về mặt phân loại khoa học. Ở phương Tây từ lâu cũng theo tập quán người ta vẫn chấp nhận rằng địa lí học phân ra hai phần chính: địa lí đại cương và khu vực, ở Liên xô trường phái Anusin D.N (1954) cùng với Krube, Bocdop …chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa hai phần này và ý nghĩa của phần này với phần khác. Mặc dù sự phân chia của Anusin D.N. ngày nay không còn thoả mãn các nhà địa lí do sự phát triển của khoa học địa lí, nhưng về nguyên tắc, vẫn có thể chấp nhận quan điểm truyền thồng đó. Sự việc trở thành phức tạp- tuy không phải có lí do-khi Baranxki (1956) nêu lên rằng địa lí khu vực ( hay địa lí đất nước, địa lí các nước) “ chỉ là một hình thức có tổ chức để tập hợp các dữ liệu nhiều mặt về một nước này hay nước khác” và vì vậy không phải là một khoa học riêng biệt. Ý kiến này được Acmang D.L (1968) biểu đồng tình còn Preobrajenxki V.S (1972) thì lập luận rằng khó lòng mà quan niệm có được một “ lí thuyết địa lí tự nhiên cuă nước Pháp” khác với “ lí thuyết tự nhiên nước Anh” (và khác ở chỗ nào). Mặc dù như vậy, cả Acmang, Preobrazenki và Isasenko đều công nhận rằng địa lí khu vực không phải vì thế mà không có quyền tồn tại do từ lâu đã thực hiện những chức năng xã hội có ích. Địa lí khu vực cần thiết cho quá trình học tập trong nhà trường, cho sự tra cứu, cho du lịch. Mackop K.K và Klexnic S.V (1960 và 1957) lại coi địa lí tự nhiên khu vực là Cảnh quan học. Gvodtxki N.A. cực lực bác bỏ các quan điểm đó (1979). Theo ông, chính Cảnh quan học cũng là một ngành khoa học của địa lí tự nhiên và cũng gồm cảnh quan học đại cương và cảnh quan học khu vực. Như vậy địa lí tự nhiên gồm có hai phần: đại cương và khu vực. Trong phần đại cương có địa lí tự nhiên, học thuyết phân vùng địa lí tự nhiên và cảnh quan học đại cương, còn trong phần khu vực có địa lí tự nhiên khu vực ( hay địa lí tự nhiên đất nước) và cảnh quan học khu vực. Kết luận rút ra được từ các quan niệm khác nhau trên đây là, nếu cho rằng địa lí khu vực không phải là một khoa học đúng nghĩa đi nữa thí vẫn là 1 lĩnh vực đặc biệt của hoạt động khoa học tự nhiên, mà chức năng chủ yếu là giáo dục- thông tin. III-QUAN HỆ GIỮA ĐỊA LÍ HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC KHÁC. Giữa địa lí học và các khoa học khác có nhưng mối quan hệ rất mật thiết. Người ta có thể thấy rõ điều đó ngay cả nếu chỉ xét vị trí của địa lí tự nhiên và vị trí của địa lí kinh tế so với các khoa học khác. Địa lí tự nhiên từ lâu đã có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lí học, hoá học và sinh học. Địa lí tự nhiên không những chỉ những định luật,những kiến thức của các khoa học chính xác này mà ngay cả một số phương pháp của chúng. Địa lí tự nhiên kết hợp với vật lí học tạo ra môn địa vật lí, với hoá học thành địa hoá học, với sinh học thành địa lí sinh vật các phương pháp toán học ngày càng xâm nhập vào địa lí tự nhiên làm cho các khoa học thuộc nhóm này ngày càng trở thành những khoa học chính xác. Quan hệ giữa địa lí tự nhiên và địa chất học trong thế kỉ này đã thay đổi nếu có địa chất học là khoa học về cấu tạo và sự phát triển của quả đất nói chung thì mặc dù xưa kia địa lí tự nhiên đã sinh ra địa chất học, nay cũng chỉ với địa chất học nằm trong hệ thống các khoa học Trái Đất. Nếu hiểu địa chất học là khoa học về vỏ quả đất (coi như một thành phần của lớp vỏ địa lí) thì địa chất học nằm trong đại lí học. Như vậy, vấn đề cũng không phải đơn giản, còn trong thực tế thì vẫn có chỗ để bàn luận. Thí dụ các nhà địa mạo được đào tạo trong các chuyên ngành địa lí và địa chất, vậy thì địa mạo là khoa học bộ phận của địa lí học hay của địa chất học? Cũng có ý kiến cho rằng địa mạo học trong địa lí học chú trọng nhiều hơn đến các quá trình ngoại trong khi trong địa lí địa chất học thì nặng nhiều hơn về phần nội lực. Có thể là như vậy trong thực tế nhưng điều đó về bản chất không đúng, vì bản thân đối tượng nghiên cứu (tức là địa hình bề mặt đất ) là kết quả của sự tác động thời và tương hỗ của nội lực và ngoại lực, vì vậy không thể coi nhệ bất kì mặt nào. Do đó về khía cạnh phân loại khoa học, có thể coi như vấn đề chưa được giải quyết. Trong thời gian từ 1960 trở lại đây, người ta hay nói nhiều đến sinh thái học trong địa học, nhiều đến mức có sự nhầm lẫn (nếu không nói là tranh chấp)giữa hai khoa học này. Tất nhiên, trong tình hình phát triển của khoa học hiện nay, không ai còn coi sinh thái học chỉ là một khoa học ”nghiên cức các điều kiện sinh tồn của sinh vật và các mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường trong đó chúng sinh sống” (Odum_E.và các tác giả khác ), nhưng cũng khó lòng chấp nhận một “sinh thái học toàn cầu” (Commone_B.(1994) hay “một khoa học tổng hợp toàn diện” (Đuvinho_P.và Tanghe_M.(1967). Khi xét các nguyên lí và khái niệm cơ bản của hệ sinh thái mà Duvinhô và Tanghe trình bày, người ta thấy hệ sinh thái “khổng lồ” mà hai ông xác định là cấp cao nhất không gì khác là sinh quyển. Đi xa hơn, một số nhà sinh thái đã bao gồm vào trong sinh thái học không chỉ sinh vật học mà còn hầu hết các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (bách khoa toàn thư của khoa học môi trường Niuyoóc.1994. Tuy nhiên người ta có thể đồng ý với Duvinhô và Tanghe khi ở phần kết luận, các ông cho rằng sinh thái học “phải trở thành một quan điểm hơn là trở thành một quy luật cá biệt” Gherasimop _I.P (1978) cho rằng cần phải nhấn mạnh đến “quan niệm sinh thái” (hay cách tiếp cận sinh thái ) hiểu theo nghĩa rộng là “con đường sinh thái để nhận thức khoa học”.các công cuộc khảo cứu trong địa lí học, theo Gherasimop, chắc chắn phải được bổ sung bởi các công cuộ
Tài liệu liên quan