Thông tin vô tuyến sử dụng khoảng không gian làm môi trường truyền
dẫn. Phương pháp thông tin là: phía phát bức xạ các tín hiệu thông tin bằng sóng
điện từ, phía thu nhận sóng điện từphía phát qua không gian và tách lấy tín hiệu
gốc. Về lịch sử của thông tin vô tuyến, vào đầu thế kỷ này Marconi thành công
trong việc liên lạc vô tuyến qua Đại Tây dương, Kenelly và Heaviside phát hiện
một yếu tốlà tầng điện ly hiện diện ởtầng phía trên của khí quyển có thểdùng
làm vật phản xạsóng điện từ. Những yếu tố đó đã mởra một kỷnguyên thông tin
vô tuyến cao tần đại qui mô. Gần 40 nǎm sau Marconi, thông tin vô tuyến cao tần
là phương thức thông tin vô tuyến duy nhất sử dụng phản xạ của tầng đối lưu,
nhưng nó hầu như không đáp ứng nổi nhu cầu thông tin ngày càng gia tǎng.
208 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5656 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn kü thuËt qu©n sù
bé m«n th«ng tin - khoa v« tuyÕn ®iÖn tö
TrÇn V¨n KhÈn - §ç Quèc Trinh - §inh thÕ C−êng
Gi¸o tr×nh
c¬ së kü thuËt th«ng tin v« tuyÕn
(Dïng cho ®µo t¹o kü s− §iÖn tö - ViÔn th«ng)
Hµ néi - 2006
2
3
Môc lôc
Mục lục 3
Ký hiệu, chữ viết tắt 7
Lời nói đầu 9
Chương 1: PHÂN CHIA DẢI TẦN SỐ VÔ TUYẾN VÀ ĐẶC TÍNH
KÊNH VÔ TUYẾN
11
1.1 Phân chia dải tần vô tuyến và ứng dụng cho các mục đích thông tin 11
1.2 Đặc điểm truyền sóng vô tuyến 13
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong truyền sóng vô tuyến 14
1.2.2 Các tính chất quang học của sóng vô tuyến 16
1.2.3 Các phương thức truyền lan sóng điện từ 18
1.2.4 Một số thuật ngữ và định nghĩa truyền sóng 22
1.2.5 Đặc điểm một số dải sóng vô tuyến 26
1.3 Các đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin 31
1.3.1 Hệ thống thông tin - Kênh thông tin 31
1.3.2 Các tính chất của kênh thông tin vô tuyến 32
1.3.3 Các tính chất thống kê của tín hiệu vô tuyến và nhiễu trong
kênh thông tin vô tuyến
34
1.3.4 Tốc độ truyền tin tức và dung lượng kênh 35
1.3.5 Tính chống nhiễu và tính hiệu quả của các hệ thống thông tin 46
1.3.6 Các đặc trưng tổng quát của hệ thống thông tin 55
1.4 Hệ thống thông tin vô tuyến 56
1.4.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống thông tin vô tuyến 56
1.4.2 Phân loại thiết bị thông tin vô tuyến 57
Chương 2: CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG THÔNG
TIN VÔ TUYẾN
59
2.1 Những đặc tính kỹ thuật chính của hệ thống thông tin vô tuyến 59
2.1.1 Các đặc tính kỹ thuật chung cho máy thu và máy phát 59
2.1.2 Các đặc tính kỹ thuật máy phát 64
2.1.3 Các đặc tính kỹ thuật máy thu 66
2.1.4 Phương pháp hình thành tín hiệu vô tuyến 69
2.2 Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật cho máy thu phát sóng ngắn công
suất trung bình
88
2.2.1 Yêu cầu chung 88
4
2.2.2 Chọn dải tần công tác của máy thu phát 88
2.2.3 Chọn dạng công tác 89
2.2.4 Chọn anten và phương thức điều khiển 89
2.3 Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật cho máy thu phát sóng ngắn công
suất nhỏ
95
2.3.1 Yêu cầu chung 95
2.3.2 Chọn dải tần công tác cho máy thu phát SN/CSN 95
2.3.3 Chọn dạng công tác cơ bản 95
2.3.4 Lập luận chọn phương pháp ổn định tần số 96
2.3.5 Chọn loại an ten cho máy thu phát 97
2.3.6 Phương thức điều khiển 98
2.4 Cơ sở xây dựng chỉ tiêu cho máy thu phát sóng cực ngắn công suất
nhỏ
98
2.4.1 Yêu cầu chung 98
2.4.2 Chọn dải tần công tác cho máy thu phát 99
2.4.3 Chọn dạng công tác 99
2.4.4 Phương pháp ổn định tần số trong máy thu phát SCN/CSN 99
2.4.5 Anten của máy thu phát SCN/CSN 100
2.4.6 Phương thức điều khiển 100
Chương 3: CƠ SỞ XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHỐI CHO HỆ THỐNG
THÔNG TIN VÔ TUYẾN
101
3.1 Cơ sở xây dựng sơ đồ khối cho máy thu phát sóng cực ngắn công
suất nhỏ
101
3.1.1 Máy thu phát cầm tay 101
3.1.2 Máy thu phát SCN/CSN dải rộng 102
3.2 Cơ sở xây dựng sơ đồ khối cho máy thu phát sóng ngắn công suất
nhỏ
110
3.2.1 Sơ đồ tuyến tín hiệu của máy thu phát SN/CSN (dải tần 1,5 ÷
11 MHz)
111
3.2.2 Sơ đồ máy thu phát SN/CSN làm việc trong dải tần 0,03 ÷
30 MHz
114
3.3 Cơ sở xây dựng sơ đồ cấu trúc cho máy thu phát sóng ngắn công
suất trung bình
119
Chương 4: BỘ TỔNG HỢP TẦN SỐ 125
4.1 Khái quát chung về các bộ tổng hợp tần số 125
4.1.1 Vị trí và yêu cầu 125
5
4.1.2 Phân loại các phương pháp tổng hợp tần số 126
4.2 Các mạch cơ sở ứng dụng trong các bộ tổng hợp tần số 126
4.2.1 Tổng hợp tần số sử dụng các mạch nhân, chia, cộng và trừ 126
4.2.2 Các hệ thống tinh chỉnh tự động tần số trong các bộ tổng hợp 129
4.3 Các phương pháp tổng hợp tần số 137
4.3.1 Tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp trực tiếp 137
4.3.2 Tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp gián tiếp 144
4.3.3 Tổng hợp tần số số trực tiếp - DDS 150
Chương 5: CÁC MẠCH ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐIỀU CHỈNH TỰ ĐỘNG
TRONG CÁC MÁY THU PHÁT VÔ TUYẾN
157
5.1 Các mạch điều chỉnh và điều chỉnh tự động trong máy thu 157
5.1.1 Điều chỉnh bằng tay và điều chỉnh tự động hệ số khuếch đại 157
5.1.2 Mạch tự động khống chế tạp âm lối ra máy thu khi không có
tín hiệu
162
5.1.3 Điều chỉnh dải thông của máy thu 165
5.2 Các hệ thống điều chỉnh và điều chỉnh tự động trong máy phát 168
5.2.1 Mạch điều chỉnh tự động mức - ALC 168
5.2.2 Cơ sở của hệ thống tự động điều chỉnh phối hợp anten 169
5.2.3 Các hệ thống ĐCTĐ phối hợp anten 175
Chương 6: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI TRONG HỆ THỐNG
THÔNG TIN VÔ TUYẾN
187
6.1 Kỹ thuật trải phổ trong thông tin vô tuyến 187
6.1.1 Giới thiệu chung 187
6.1.2 Các ưu điểm của hệ thống thông tin trải phổ 188
6.1.3 Các hệ thống thông tin trải phổ 191
6.2 Tự động thiết lập đường truyền - ALE 195
6.2.1 Tính cấp thiết của ALE 195
6.2.2 Tiêu chuẩn FED-STD-1045 196
6.3 Hệ thống trung kế vô tuyến (Radio Trunking) 198
6.3.1 Đặt vấn đề 198
6.3.2 Các hệ thống trung kế vô tuyến đơn trạm 199
6.3.3 Các hệ thống trung kế vô tuyến vùng rộng 204
Tài liệu tham khảo 209
6
7
KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALC (Automatic Level Control) Điều chỉnh tự động mức
AGC (Automatic Gain Control) Điều chỉnh tự động khuếch đại (TĐK)
ALE (Automatic Link Establishment) Tự động thiết lập đường truyền
DDS (Direct Digital Synthesizer) Tổ hợp tần số số trực tiếp
PD (Phase Detector) Bộ so pha
PTT (Press to Talk, Push to talk) Chuyển phát
VCO (Voltage Controlled Oscillator) Dao động điều khiển bằng điện áp
CS Chủ sóng
CSN Công suất nhỏ
CSTB Công suất trung bình
ĐCTĐ Điều chỉnh tự động
DĐCS Dao động chủ sóng
DĐNS Dao động ngoại sai
ĐKX Điều khiển xa
GĐH Giản đồ hướng
KĐ Khuếch đại
KĐÂT Khuếch đại âm tần
KĐCS Khuếch đại công suất
KĐCT Khuếch đại cao tần
KĐTT Khuếch đại trung tần
NS Ngoại sai
PTK Phần tử kháng
SD Sóng dài
ST Sóng trung
SCN Sóng cực ngắn
SN Sóng ngắn
TĐF Tự động điều chỉnh tần số theo pha
TĐT Tự động điều chỉnh tần số
THTS Tổng hợp tần số
9
LỜI NÓI ĐẦU
Thông tin vô tuyến sử dụng khoảng không gian làm môi trường truyền
dẫn. Phương pháp thông tin là: phía phát bức xạ các tín hiệu thông tin bằng sóng
điện từ, phía thu nhận sóng điện từ phía phát qua không gian và tách lấy tín hiệu
gốc. Về lịch sử của thông tin vô tuyến, vào đầu thế kỷ này Marconi thành công
trong việc liên lạc vô tuyến qua Đại Tây dương, Kenelly và Heaviside phát hiện
một yếu tố là tầng điện ly hiện diện ở tầng phía trên của khí quyển có thể dùng
làm vật phản xạ sóng điện từ. Những yếu tố đó đã mở ra một kỷ nguyên thông tin
vô tuyến cao tần đại qui mô. Gần 40 nǎm sau Marconi, thông tin vô tuyến cao tần
là phương thức thông tin vô tuyến duy nhất sử dụng phản xạ của tầng đối lưu,
nhưng nó hầu như không đáp ứng nổi nhu cầu thông tin ngày càng gia tǎng.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một bước ngoặt trong thông tin vô
tuyến. Thông tin tầm nhìn thẳng - lĩnh vực thông tin sử dụng bǎng tần số cực cao
(VHF) và đã được nghiên cứu liên tục sau chiến tranh thế giới - đã trở thành hiện
thực nhờ sự phát triển các linh kiện điện tử dùng cho HF và UHF, chủ yếu là để
phát triển ngành rađa. Với sự gia tǎng không ngừng của lưu lượng truyền thông,
tần số của thông tin vô tuyến đã vươn tới các bǎng tần siêu cao (SHF) và cực kỳ
cao (EHF). Vào những nǎm 1960, phương pháp chuyển tiếp qua vệ tinh đã được
thực hiện và phương pháp chuyển tiếp bằng tán xạ qua tầng đối lưu của khí
quyển đã xuất hiện. Do những đặc tính ưu việt của mình, chẳng hạn như dung
lượng lớn, phạm vi thu rộng, hiệu quả kinh tế cao, thông tin vô tuyến được sử
dụng rất rộng rãi trong phát thanh truyền hình quảng bá, vô tuyến đạo hàng, hàng
không, quân sự, quan sát khí tượng, liên lạc sóng ngắn nghiệp dư, thông tin vệ
tinh - vũ trụ...v.v.
Tuy nhiên, can nhiễu với lĩnh vực thông tin khác là điều không tránh khỏi,
bởi vì thông tin vô tuyến sử dụng chung phần không gian làm môi trường truyền
dẫn. Để đối phó với vấn đề này, một loạt các cuộc Hội nghị vô tuyến Quốc tế đã
được tổ chức từ nǎm 1906. Tần số vô tuyến hiện nay đã được ấn định theo "Qui
chế thông tin vô tuyến (RR)" tại Hội nghị ITU (Internasional
Telecommunications Union) ở Geneva nǎm 1959. Sau đó lần lượt là Hội nghị về
phân bố lại dải tần số sóng ngắn để sử dụng vào nǎm 1967, Hội nghị về bổ sung
qui chế tần số vô tuyến cho thông tin vũ trụ vào nǎm 1971, và Hội nghị về phân
bố lại tần số vô tuyến của thông tin di động hàng hải cho mục đích kinh doanh
10
vào nǎm 1974. Tại Hội nghị của ITU nǎm 1979, dải tần số vô tuyến phân bố đã
được mở rộng từ 9 kHz ÷ 400 GHz và đã xem xét lại và bổ sung cho Qui chế
thông tin vô tuyến điện (RR). Để giảm bớt can nhiều của thông tin vô tuyến, ITU
tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây để bổ sung vào sự sắp xếp chính xác
khoảng cách giữa các sóng mang trong Qui chế thông tin vô tuyến: dùng cách
che chắn thích hợp trong khi lựa chọn trạm; cải thiện hướng tính của anten; nhận
dạng bằng sóng phân cực chéo; tǎng cường độ ghép kênh; chấp nhận sử dụng
phương pháp điều chế chống lại can nhiễu...
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống thông tin khác
như thông tin di động, vi ba số, cáp quang, thông tin vệ tinh...v.v, thông tin vô
tuyến vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng và được phát triển ngày càng hoàn
thiện với những công nghệ cao đáp ứng được những đòi hỏi không những về mặt
kết cấu mà cả về mặt truyền dẫn, xử lý tín hiệu, bảo mật thông tin... Giáo trình
"Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến" được nhóm tác giả biên soạn với mục đích hệ
thống những kiến thức về mặt cơ sở xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật cấu
trúc sơ đồ khối và việc ứng dụng các kỹ thuật mới vào việc khai thác, thiết kế các
thiết bị và hệ thống thông tin vô tuyến trên các dải tần HF, V-UHF. Giáo trình
được xây dựng phục vụ cho công tác đào tạo kỹ sư ngành điện tử viễn thông
trong Học viện.
11
Chương 1
PHÂN CHIA DẢI TẦN SỐ VÔ TUYẾN
VÀ ĐẶC TÍNH KÊNH VÔ TUYẾN
1.1 PHÂN CHIA DẢI TẦN SỐ VÔ TUYẾN VÀ ỨNG DỤNG CHO CÁC
MỤC ĐÍCH THÔNG TIN
Ta biết rằng thông tin vô tuyến đảm bảo việc phát thông tin đi xa nhờ các
sóng điện từ. Môi trường truyền sóng (khí quyển trên mặt đất, vũ trụ, nước, đôi
khi là các lớp địa chất của mặt đất) là chung cho nhiều kênh thông tin vô tuyến.
Việc phân kênh chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn tần số. Một cách tổng quát, phổ tần
tổng cộng và miền áp dụng của chúng được chỉ ra trên hình 1-1.
1022102010181016101410121010108106104102100
Tia
vũ trụ
Tia
gammaTia XCực tím
Tia
nhi ̀n
thâ ́y
Hồng
ngoa ̣i
Viba,
vê ̣tinh,
rađa
TV,
FM
AM
radio
Siêu
âm
Âm
thanhHạ âm
Dải sợi quangDa ̉i tâ ̀n số radio
Tâǹ số (Hz)
Hình 1-1. Phổ tần số vô tuyến và ứng dụng
Phổ này kéo dài từ các tần số dưới âm thanh (subsonic - vài Hz) đến các
tia vũ trụ (1022 Hz) và được chia tiếp thành các đoạn nhỏ gọi là các băng tần.
Toàn bộ dải tần số vô tuyến (RF) lại được chia ra thành các băng nhỏ hơn, có tên
và kí hiệu như bảng 1-1 theo Ủy ban tư vấn về Thông tin vô tuyến quốc tế CCIR
(Comité Consultatif Internationa des Radiocommunications - International Radio
Consultative Committee).
Bảng 1-1
Kí hiệu và phân chia băng tần theo CCIR
STT Phạm vi tần số Tên gọi
1. 30 Hz ÷ 300 Hz Tần số cực kì thấp (ELF)
2. 0.3 kHz ÷ 3 kHz Tần số thoại (VF)
3. 3 kHz ÷ 30 kHz Tần số rất thấp (VLF)
12
4. 30 kHz ÷ 300 kHz Tần số thấp (LF)
5. 0.3 MHz ÷ 3 MHz Tần số trung bình (MF)
6. 3 MHz ÷ 30 MHz Tần số cao (HF)
7. 30 MHz ÷ 300 MHz Tần số rất cao (VHF)
8. 300 MHz ÷ 3 GHz Tần số cực cao (UHF)
9. 3 GHz ÷ 30 GHz Tần số siêu cao (SHF)
10. 30 GHz ÷ 300 GHz Tần số cực kì cao (EHF)
11. 0.3 THz ÷ 3 THz Hồng ngoại
12. 3 THz ÷ 30 THz Hồng ngoại
13. 30 THz ÷ 300 THz Hồng ngoại
14. 0.3 PHz ÷ 3 PHz Tia nhìn thấy
15. 3 PHz ÷ 30 PHz Tia cực tím
16. 30 PHz ÷ 300 PHz Tia X
17. 0.3 EHz ÷ 3 EHz Tia gamma
18. 3 EHz ÷ 30 EHz Tia vũ trụ
Chú thích: 1 THz (terahertz) = 1012 Hz
1 PHz (petahertz) = 1015 Hz
1 EHz (exahertz) = 1018 Hz
Các tần số cực kì thấp (ELF - Extremely Low Frequencies). Có giá trị
nằm trong phạm vi 30 ÷ 300 Hz, chứa cả tần số điện mạng AC và các tín hiệu đo
lường từ xa tần thấp.
Các tần số tiếng nói (VF - Voice Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm
vi 300 Hz ÷ 3 kHz, chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn.
Các tần số rất thấp (VLF - Very Low Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 3 ÷ 30 kHz, chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho
các hệ thống an ninh, quân sự và chuyên dụng của chính phủ như là thông tin
dưới nước (giữa các tàu ngầm).
Các tần số thấp (LF - Low Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm vi 30
÷ 300 kHz (thường gọi là sóng dài), chủ yếu dùng cho dẫn đường hàng hải và
hàng không.
Các tần số trung bình (MF - Medium Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 300 kHz ÷ 3 MHz (thường gọi là sóng trung), chủ yếu dùng cho phát
13
thanh thương mại sóng trung (535 đến 1605 kHz). Ngoài ra cũng sử dụng cho
dẫn đường hàng hải và hàng không.
Các tần số cao (HF - High Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm vi 3 ÷
30 MHz (thường gọi là sóng ngắn). Phần lớn các thông tin vô tuyến 2 chiều (two-
way) sử dụng dải này với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc
hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...v.v.
Các tần số rất cao (VHF - Very High Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 30 ÷ 300 MHz (còn gọi là sóng mét), thường dùng cho vô tuyến di động,
thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz),
truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 với tần số từ 54 MHz đến 216 MHz).
Các tần số cực cao (UHF - UltraHigh Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 300 MHz ÷ 3 GHz (còn gọi là sóng đề xi mét), dùng cho các kênh
truyền hình thương mại 14 ÷ 83, các dịch vụ thông tin di động mặt đất, các hệ
thống điện thoại tế bào, một số hệ thống rada và dẫn đường, các hệ thống vi ba
và thông tin vệ tinh.
Các tần số siêu cao (SHF - SuperHigh Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 3 ÷ 30 GHz (còn gọi là sóng cen ti mét), chủ yếu dùng cho vi ba và
thông tin vệ tinh.
Các tần số cực kì cao (EHF - Extremely High Frequencies). Có giá trị
nằm trong phạm vi 30 ÷ 300 GHz (còn gọi là sóng mi li mét), ít sử dụng cho
thông tin vô tuyến.
Các tần số hồng ngoại. Có giá trị nằm trong phạm vi 0,3 THz ÷ 300 THz,
nói chung không gọi là sóng vô tuyến. Sử dụng trong hệ thống dẫn đường tìm
nhiệt, chụp ảnh điện tử và thiên văn học.
Các ánh sáng nhìn thấy. Có giá trị nằm trong phạm vi 0,3 PHz ÷ 3 PHz,
dùng trong hệ thống sợi quang.
Các tia cực tím, tia X, tia gamma và tia vũ trụ. Rất ít sử dụng cho thông
tin.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN
Tần số sử dụng cho sóng điện từ như vai trò sóng mang trong thông tin vô
tuyến được gọi riêng là "tần số vô tuyến" (RF). Tần số này chiếm một dải rất
rộng từ VLF (tần số cực thấp) tới sóng milimet. Mặc dù không gian tự do hàm ý
14
là chân không, sự truyền sóng qua khí quyển trái đất vẫn thường được coi là
truyền sóng trong không gian tự do. Sự khác nhau chủ yếu là ở chỗ khí quyển trái
đất gây nên các tổn thất đối với tín hiệu, còn trong chân không thì không có tổn
thất. Không thể lý giải đầy đủ sóng vô tuyến theo lý thuyết, bởi vì nó không chỉ
bị ảnh hưởng bởi tầng đối lưu và tầng điện ly mà còn bởi các thiên thể, kể cả mặt
trời. Do vậy, việc đánh giá các trạng thái của các hành tinh của tầng đối lưu và
điện ly và việc dự báo đường truyền sóng vô tuyến cũng như khả năng liên lạc
dựa trên nhiều dữ liệu trong quá khứ là hết sức quan trọng. Các mục tiếp sau sẽ
giúp bạn đọc hiểu được cơ chế truyền sóng vô tuyến theo tần số thông tin vô
tuyến cùng những vấn đề khác, liên quan đến sóng vô tuyến.
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong truyền sóng vô tuyến
a. Phân cực của sóng điện từ
Phân cực của sóng điện từ phẳng chính là sự định hướng của vectơ điện
trường so với bề mặt trái đất. Nếu phân cực giữ nguyên không thay đổi, ta có
phân cực tuyến tính. Phân cực ngang (điện trường di chuyển song song với bề
mặt trái đất) và phân cực đứng (điện trường chuyển động vuông góc với mặt đất)
là 2 dạng phân cực tuyến tính. Nếu vectơ phân cực quay 3600 khi sóng đi qua 1
bước sóng và cường độ trường như nhau tại tất cả các góc phân cực, ta có phân
cực tròn. Khi cường độ trường thay đổi theo phân cực, ta có phân cực elip.
b. Tia sóng và mặt sóng
Các sóng điện từ là không nhìn thấy, vì vậy chúng được phân tích gián
tiếp qua khái niệm tia sóng và mặt sóng. Tia sóng là đường đi dọc theo hướng
truyền lan của sóng điện từ trong không gian tự do. Mặt sóng là bề mặt có pha
của sóng không đổi, được tạo nên khi các điểm có cùng pha trên các tia lan
truyền từ cùng nguồn hợp lại với nhau (ABCD như hình 1-2). Nguồn điểm là 1 vị
trí từ đó các tia lan truyền như nhau về mọi hướng (nguồn đẳng hướng).
H−íng lan truyÒn
Ra
Rb
Rc
Rd
A
B
C
D
Nguån
Hình 1-2. Sóng phẳng
15
c. Trở kháng đặc trưng của không gian tự do
Trở kháng đặc trưng của không gian tự do được tính:
0
0
sZ
µ
ε= , (1.1)
trong đó 0µ là độ từ thẩm của không gian tự do, có giá trị bằng 1,26.10-6 H/m, 0ε
là độ điện thẩm của không gian tự do, có giá trị bằng 8,85.10-12 F/m. Thay vào ta
có 377sZ = Ω .
d. Mặt sóng cầu và luật bình phương nghịch
Hình 1-3 là nguồn điểm bức xạ công suất với tốc độ không đổi đồng đều
theo mọi hướng (gọi là bộ bức xạ đẳng hướng). Bộ bức xạ đẳng hướng tạo ra mặt
sóng cầu với bán kính R. Mật độ công suất Pa tại điểm bất kì trên bề mặt sóng
cầu là:
2 2
2
s4 Z 377
rad
a
a
P E EP
Rπ= = = (1.2)
trong đó: radP là tổng công suất bức xạ (W), aR là khoảng cách từ điểm bất kì
trên bề mặt hình cầu đến nguồn. Suy ra cường độ điện trường:
30 rad
a
P
E
R
= (1.3)
Ta có nhận xét là mật độ công suất tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến
nguồn (luật bình phương nghịch
2
2 1
1 2
P R
P R
⎛ ⎞= ⎜ ⎟⎝ ⎠
).
Mặt sóng 2
Măṭ sóng 1
Tia A
Tia C
Tia B
R2
R1
Nguồn
điê ̉m
Hình 1-3. Mặt sóng cầu từ nguồn đẳng hướng
16
e. Suy hao và hấp thụ sóng
Không gian tự do là chân không vì thế không có tổn thất năng lượng khi
sóng truyền qua nó. Tuy nhiên, khi các sóng đi qua không gian tự do chúng bị trải
ra, dẫn đến giảm mật độ công suất. Hiện tượng này gọi là suy hao và xảy ra trong
không gian tự do cũng như trong khí quyển trái đất. Song khí quyển không phải là
chân không mà chứa các hạt có thể hấp thụ năng lượng điện từ. Loại giảm công
suất này được gọi là tổn hao hấp thụ. Hệ số tổn hao được tính:
1
2
10 loga
P
P
γ = (1.4)
Hấp thụ sóng do khí quyển tương tự với tổn thất công suất I2R. Khi đó,
năng lượng bị mất mãi mãi. Suy hao sóng do hấp thụ không phụ thuộc vào
khoảng cách từ nguồn bức xạ, mà vào tổng khoảng cách sóng đi qua.
1.2.2 Các tính chất quang học của sóng vô tuyến
Các tính chất quang học của sóng vô tuyến bao gồm khúc xạ, phản xạ,
nhiễu xạ và giao thoa.
a. Khúc xạ sóng (refraction)
Khúc xạ điện từ là sự thay đổi hướng của tia sóng khi nó đi chếch từ một
môi trường sang môi trường khác với tốc độ truyền khác nhau. Tốc độ truyền tỉ
lệ nghịch với mật độ của môi trường truyền. Vì vậy, khúc xạ xảy ra bất cứ khi
nào sóng đi từ một môi trường sang môi trường khác có mật độ khác (hình 1-4).
Hình 1-4. Hiện tượng khúc xạ tại biên giới 2 môi trường
Pháp tuyến
Môi trường 1 ít đặc hơn
Môi trường 2 đặc hơn
Đường biên
Mặt sóng tới
Mặt sóng
khúc xạ
Các tia tới
A
A’
B
B’
2θ
1θ
17
Tia A đi va ̀o môi trường 2 trước tia B, do đó tia B lan nhanh hơn tia A (khoa ̉ng
ca ́ch B-B’ da ̀i hơn A-A’). Vi ̀ thê ́, mặt sóng A’B’ bi ̣ nghiêng xuống dưới (vê ̀ phi ́a
pháp tuyê ́n). Góc 1θ la ̀ góc tới, góc 2θ la ̀ góc khúc xạ. Độ nghiêng của tia phụ
thuộc va ̀o chiê ́t suâ ́t /n c v= , với v la ̀ tốc độ a ́nh sa ́ng trong châ ́t đa ̃ cho. Đi ̣nh
luâ ̣t Snell gia ̉i thi ́ch pha ̉n ứng của sóng điê ̣n từ khi gặp đường biên hai châ ́t khác
nhau như sau:
1 1 2 2sin sinn nθ θ= (1.5)
hay: 1 2 2
2 1 1
sin
sin
r