1 THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HÀN HỒ QUANG
1.1 Thực chất
Hàn là phương pháp nối các phần tử thành một mối liên kết không thể
tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nối tới trạng thái chảy lỏng
hoặc dẻo.
Khi hàn ở trạng thái chảy thì chỗ nối của vật hàn nóng chảy ra
cùng với kim loại hàn, sau đó kết tinh và đông đặc lại cho ta
mối hàn.
Ở trạng thái dẻo thì chỗ nối của vật hàn được nung nóng tới
trạng thái dẻo, khi đó khả năng để đảm bảo được mối hàn bền
chắc chưa được nên phải tác dụng lên chỗ đó một ngoại lực.
Hàn hồ quang - Là quá trình sử dụng nhiệt của hồ quang để làm nóng
chảy kim loại phụ (que hàn, dây hàn ) và kim loại gốc.
Trong quá trình hàn hồ quang bao gồm các chuyển động như gây hồ
quang, dịch chuyển hồ quang, dịch chuyển bằng tay. Một hoặc nhiều
mối hàn có thể tạo thành một kết cấu hàn.
Kết cấu hàn có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh cũng có thể là một bộ
phận.
# Chú ý :
∗ Trạng thái hàn có thể là trạng thái lỏng, dẻo thậm chí là trạng
thái nguội bình thường.
∗ Khi hàn nếu kim loại đạt tới trạng thái lỏng, thì trong phần lớn
các trường hợp, mối hàn tự hình thành mà không cần lực ép,
việc tạo ra mối hàn có hình dáng và kích thước cho trước có
thể cần hoặc không cần kim loại bổ xung. (thông qua vật liệu
hàn).
169 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Công nghệ hàn - Phần I: Giới thiệu hàn hồ quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
GIỚI THIỆU HÀN HỒ QUANG
1 THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HÀN HỒ QUANG
1.1 Thực chất
Hàn là phương pháp nối các phần tử thành một mối liên kết không thể
tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nối tới trạng thái chảy lỏng
hoặc dẻo.
Khi hàn ở trạng thái chảy thì chỗ nối của vật hàn nóng chảy ra
cùng với kim loại hàn, sau đó kết tinh và đông đặc lại cho ta
mối hàn.
Ở trạng thái dẻo thì chỗ nối của vật hàn được nung nóng tới
trạng thái dẻo, khi đó khả năng để đảm bảo được mối hàn bền
chắc chưa được nên phải tác dụng lên chỗ đó một ngoại lực.
Hàn hồ quang - Là quá trình sử dụng nhiệt của hồ quang để làm nóng
chảy kim loại phụ (que hàn, dây hàn ) và kim loại gốc.
Trong quá trình hàn hồ quang bao gồm các chuyển động như gây hồ
quang, dịch chuyển hồ quang, dịch chuyển bằng tay. Một hoặc nhiều
mối hàn có thể tạo thành một kết cấu hàn.
Kết cấu hàn có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh cũng có thể là một bộ
phận.
# Chú ý :
∗ Trạng thái hàn có thể là trạng thái lỏng, dẻo thậm chí là trạng
thái nguội bình thường.
∗ Khi hàn nếu kim loại đạt tới trạng thái lỏng, thì trong phần lớn
các trường hợp, mối hàn tự hình thành mà không cần lực ép,
việc tạo ra mối hàn có hình dáng và kích thước cho trước có
thể cần hoặc không cần kim loại bổ xung. (thông qua vật liệu
hàn).
Giới thiệu hàn hồ quang - VTH/Apave 1
∗ Nếu kim loại chỗ cần nối khi hàn có nhiệt độ thấp, hoặc chỉ đạt
tới trạng thái dẻo thì để đạt được mối hàn cần có ngoại lực tác
động.
∗ Về bản chất thì hàn đắp, hàn vảy và dán kim loại cũng tương tự
như hàn. Do đó trong kỹ thuật nó cũng được coi như là lĩnh
vực riêng của hàn.
1.2 Đặc điểm
Liên kết hàn không tháo rời được bởi tính đặc trưng liên tục và
nguyên khối, đó là dạng liên kết cứng và bền.
Với khả năng làm việc, so với các phương pháp nối ghép khác như tán
đinh, bu lôngthì kết cấu hàn cho phép tiết kiệm từ 10 - 20% khối
lượng kim loại. Hình dáng của chi tiết cân đối hơn do không phải đột
lỗ khoan hay tán đinh.
So với phương pháp đúc thì phương pháp hàn tiết kiệm 50% khối
lượng công việc vì hàn không cần hệ thống đốt và khuôn, giảm được
thời gian và giá thành.
Hàn cho phép chế tạo các kết cấu phức tạp, và có thể liên kết được
các kim loại có tính chất khác nhau.
Vd: Kim loại đen với kim loại đen
Kim loại màu với kim loại màu
Kim loại màu với kim loại đen
# Ngoài ra còn hàn nối được các kim loại có tính chất khác nhau
nhưng phụ thuộc vào que hàn, máy hàn và môi trường khí bảo vệ.
Hàn tạo ra liên kết có độ bền cao, độ kín cao đáp ứng được các yêu
cầu công việc của các kết cấu quan trọng như: Bình bồn áp lực, tàu
thuyền
Hàn có tính linh động và năng suất cao so với các phương pháp gia
công khác, dễ cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.
∗ Giảm được tiếng ồn và mức độ đầu tư cho hàn không cao.
∗ Thiết bị hàn tương đối đơn giản và dễ chế tạo.
Giới thiệu hàn hồ quang - VTH/Apave 2
∗ Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín do kim loại mối hàn tốt hơn
kim loại vật hàn, nên chịu tải trọng tĩnh tốt, mối hàn chịu được
áp suất cao.
1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp hàn
Ưu điểm.
∗ Phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế
tạo mới và tu sửa như đóng tàu, cầu phà, bình bồn, nhà
xưởng
∗ Nói chung những bộ phận máy có hình dáng phức tạp phải chịu
lực tương đối lớn, có chiều dày nhỏ đều được gia công chế tạo
bằng phương pháp hàn.
Nhược điểm
∗ Dễ tạo ra biến dạng kim loại, có thể làm thay đổi tính chất kim
loại, làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu và là nghề được
xếp vào nghề độc hại.
∗ Trong kết cấu hàn thường tồn tại trạng thái ứng xuất dư và biến
dạng dư, tạo ra ứng suất mỏi của sản phẩm trong quá trình sử
dụng.
2 PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP HÀN
PHƯƠNG PHÁP HÀN CÓ THỂ ĐƯỢC CHIA
THEO CÁC CÁCH SAU.
2.1 CĂN CỨ THEO DẠNG NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG
Các phương pháp hàn dùng điện năng
Bao gồm các phương pháp dùng điện năng biến thành nhiệt
năng để cung cấp nhiệt cho quá trình hàn.
Hàn hồ quang
Hàn điện trở
Hàn điện xỉ
Hàn tia điện tử
Giới thiệu hàn hồ quang - VTH/Apave 3
Các phương pháp hàn cơ năng
Bao gồm các phương pháp sử dụng cơ năng để làm biến dạng
kim loại tại khu vực cần hàn và tạo ra liên kết hàn.
Hàn ma sát
Hàn áp lực
Các phương pháp hàn hóa năng
Bao gồm các phương pháp sử dụng các phản ứng hóa học tạo
ra để nung nóng kim loại mối hàn.
Hàn khí
Hàn nhiệt nhôm
Hàn nổ
Các phương pháp hàn chùm hạt năng lượng cao
Bao gồm các phương pháp hàn dùng các tia điện tử có năng
lượng cao đốt chảy kim loại cục bộ để tạo liên kết hàn.
Hàn tia laser
Phương pháp hàn bằng năng lượng sóng siêu âm
Hàn siêu âm
2.2 CĂN CỨ VÀO TRẠNG THÁI CỦA KIM LOẠI MỐI HÀN
Ở TẠI THỜI ĐIỂM HÀN.
ª Nhóm hàn nóng chảy
Trong nhóm hàn nóng chảy còn được chia ra thành các phương
pháp hàn như:
Các phương pháp hàn khí nhiên liệu
Phương pháp hàn nhiệt nhôm
Phương pháp hàn điện xỉ
Phương pháp hàn tia điện tử
Phương pháp hàn tia laser
Các phương pháp hàn hồ quang
ª Nhóm hàn áp lực
Giới thiệu hàn hồ quang - VTH/Apave 4
Phương pháp này chỉ thích hợp với các loại kim loại khi biến
thành thể lỏng phải qua thể nhão (dẻo), những kim loại khác như
Gang thì không thể áp dụng hàn ở phương pháp này được vì không
có thể dẻo.
Trong nhóm này cũng được chia ra các phương pháp hàn khác
như:
Phương pháp hàn áp lực khí
Phương pháp hàn điện trở
Phương pháp hàn rèn
Phương pháp hàn siêu âm
Phương pháp hàn ma sát
Phương pháp hàn áp lực nguội
Phương pháp hàn nổ
Giới thiệu hàn hồ quang - VTH/Apave 5
PHẦN VI
HÀN HỒ QUANG NÓNG CHẢY
TRONG MÔI TRƯỜNG KHÍ BẢO VỆ
1 GIỚI THIỆU
1.1 THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM
Phương pháp hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ được
đưa vào sử dụng từ năm 1948, mặc dù nguyên lý của các phát kiến của
chúng được tìm ra từ những năm 1920. Từ đó đến nay phương pháp này
có nhiều cải tiến, một trong những cải tiến quan trọng là dùng khí CO2
để bảo vệ vùng hàn khi hàn thép thường. Và có tên tiếng Anh là
GMAW (Gas Metal Arc Welding). Khí bảo vệ có thể là khí trơ không
tác dụng với kim loại lỏng khi hàn hoặc là các loại khí hoạt tính có tác
dụng chiếm chỗ đẩy không khí ra khỏi vùng hàn và hạn chế tác dụng
xấu của nó.
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ (Ar,
He,) gọi là phương pháp hàn MIG (Metal Inert Gas), thường được
sử dụng để hàn kim loại màu và hợp kim.
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính
(CO2, CO2 + O2,) gọi là phương pháp hàn MAG (Metal Active Gas),
thường được sử dụng rộng rãi để hàn kim loại thép carbon và thép hợp
kim thấp trong công nghiệp.
1.2 ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HÀN GMAW
Phương pháp hàn GMAW chiếm được một vị trí rất quan trọng trong
nền công nghiệp hiện đại, nó không những có thể hàn các loại thép kết
cấu thông thường, mà còn hàn các loại thép không rỉ, thép chịu nhiệt,
thép bền nóng, hợp kim đặc biệt, nhôm, đồng, mangan và các hợp kim
của chúng.
Phương pháp hàn GMAW dễ sử dụng và mang tính hiệu quả kinh tế cao
trong sản xuất công nghiệp
1.3 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HÀN GMAW
Hàn GMAW có thể được thực hiện bán tự động hoặc tự động, ngày nay
chúng được sử dụng rộng rãi cho các công việc hàn nhờ các ưu điểm:
Năng suất cao
Giá thành thấp
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 1
Năng lượng hàn ít, ít biến dạng nhiệt
Hàn được hầu hết các kim loại
Dễ tự động hoá.
1.4 NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HÀN GMAW
Thiết bị hàn GMAW được chế tạo tinh vi phức tạp rất đắt tiền do đó
cần phải có sự giữ gìn và bảo dưỡng.
Nếu khí gas không đảm bảo độ tinh khiết, mối hàn sẽ bị lẫn xỉ và rỗ
khí, chất lượng mối hàn không tốt.
Trong quá trình hàn cần có sự che chắn đảm bảo cho khu vực hàn
không bị gió lùa hoặc thổi tạt
Khó khăn hơn khi phải làm việc ở những vị trí trên cao
2 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
2.1 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
Hàn GMAW là quá trình hàn nóng chảy trong đó nguồn nhiệt hàn được
cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) được
cấp liên tục và vật hàn. Khí bảo vệ được lấy từ bên ngoài do bộ cấp khí
và không sử dụng áp lực, khí bảo vệ có thể là khí trơ hoặc khí có tính
khử. Sự cháy của hồ quang được duy trì tự động nhờ các hiệu chỉnh đặc
tính điện của hồ quang, chiều dài hồ quang và dòng điện hàn được duy
trì tự động trong khi tốc độ và góc độ súng hàn được duy trì bởi thợ hàn.
Bộ phận quan trọng kiểm soát quá trình hàn là:
Súng hàn và cáp điều khiển
Thiết bị cấp dây
Nguồn hàn
1. Nguồn hàn 2. Mô tơ cấp dây 3. Cuộn dây hàn
4. Van khí 5. Khí bảo vệ 6. Dây dẫn khí
7. Súng hàn 8. Cáp điều khiển 9. Cáp nối kẹp mát
10. Vật liệu hàn cơ bản
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 2
Hình 1. Thiết bị phương pháp hàn GMAW cơ bản
2.2 CÁC ĐẶC TÍNH
Đặc tính tốt nhất của phương pháp hàn GMAW được mô tả bởi 4 kiểu
chuyển dịch cơ bản.
Chuyển dịch phun
Chuyển dịch cầu
Chuyển dịch ngắn mạch
Chuyển dịch xung
Chuyển dịch phun và chuyển dịch cầu là đặc trưng của quá trình hàn
với năng lượng hàn tương đối cao. Chuyển dịch phun có được, khi dùng
dây hàn có đường kính tương đối nhỏ, cả hai chuyển dịch cầu và chuyển
dịch phun chỉ giới hạn áp dụng khi hàn ở vị trí phẳng hoặc ngang và với
bề dày kim loại lớn hơn 3mm (1/8in)
Chuyển dịch xung đặc trưng bởi năng lượng hàn tương đối thấp.
Chuyển dịch ngắn mạch có năng lượng hàn thấp nhất thích hợp cho
những ứng dụng trên kim loại có bề dày nhỏ hơn 3mm (1/8 in).
Các nhân tố xác định loại chuyển dịch.
Mật độ dòng điện
Kích thước dây điện cực hàn
Dòng điện
Loại khí bảo vệ
Điện áp hồ quang
2.3 CHUYỂN DỊCH DẠNG PHUN (SPRAY TRANSFER)
Chỉ xảy ra khi khí bảo vệ có hơn 80% Argon. Trong kiểu chuyển dịch
này các giọt kim loại có kích cỡ bằng hoặc nhỏ hơn đường kính dây
điện cực. Các giọt kim loại được định hướng theo trục hồ quang, hồ
quang cháy êm và ổn định, kết quả là hàn ít văng toé hơn, bề mặt mối
hàn mịn.
Năng lượng hồ quang dạng Plasma trải đều trong vùng không gian hình
côn giúp cho biên đường hàn trở nên sạch sẽ, xong cũng dễ gây ra các
khuyết tật do thiếu chảy trên đường biên hàn. Độ ngấu trong kiểu
chuyển dịch này sâu hơn với khi hàn bằng que, song lại thấp hơn
chuyển dịch cầu có năng lượng hàn cao hơn.
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 3
Kiểu chuyển dịch phun được hình thành ở mức dòng điện nhỏ nhất cho
từng loại đường kính dây hàn (mật độ dòng). Ở mức dòng này thông
thường được giới hạn “ mức chuyển tiếp dòng”. Mối hàn định rõ sự
chuyển tiếp dòng chỉ khi cùng với khí bảo vệ trên 80% là Argon. Ở mức
dòng thấp hơn sự chuyển tiếp dòng thì kích thước các hạt kim loại tăng
lên [có đường kính lớn hơn đường kính điện cực]. Đặc tính hồ quang
hầu hết thay đổi trong giới hạn làm việc này.
KHÍ BẢO VỆ
∗ Có thể hỗn hợp như sau:
95% Ar, 5% ô xy
98% Ar, 2% ô xy
99% Ar, 1% ô xy
Argon có tính chất khí trơ.
Không kết hợp với vật liệu.
Ngăn chặn các khí tích cực khác tiếp cận mối hàn
Giới hạn kích thước giọt kim loại.
Oxy.
Mở rộng độ ngấu.
Cải tiến đường hàn.
Giảm khả năng cháy chân.
∗ Dòng lớn hơn và dây hàn lớn hơn
∗ Quá trình hàn bằng và ngang
Với dây hàn đường kính nhỏ có thể sử dụng ở mọi tư thế
2.4 CHUYỂN DỊCH CẦU (GLOBULAR TRANSFER)
Với khí bảo vệ có CO2 hoặc helium
Trong kiểu chuyển dịch này kim loại chuyển dịch từ điện cực sang vũng
hàn dưới dạng các giọt cầu có kích cỡ không đều và định hướng ngẫu
nhiên, kết quả là lượng văng toé tăng lên đáng kể. Khi hàn với khí CO2
thì có thể giảm sự văng toé bằng cách hiệu chỉnh thông số hàn sao cho
đầu dây hàn nhúng chìm vào trong vũng hàn và hồ quang cháy trong lỗ
hổng nằm trong vũng hàn.
Khí dùng khí trộn có nhiều Helium, mối hàn trở nên rộng cùng với
chiều sâu ngấu chảy giống như Argon, nhưng tiết diện tròn trịa hơn.
Đặc trưng của hồ quang này là đường hàn mấp mô hơn so với các loại
chuyển dịch khác, bởi vì hồ quang nhúng chìm vào bể hàn, hiệu quả
làm sạch biên mối hàn kém.
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 4
∗ Giọt kim loại có kích thước bằng 1.5 đến 2 lần đường kính
điện cực hàn
Thường sử dụng khí bảo vệ là khí CO2.
∗ Tạo độ ngấu rộng và sâu.
∗ Nếu thêm Argon nó sẽ cải thiện sự ổn định hồ quang.
Chỉ giới hạn cho các tư thế hàn bằng và hàn ngang
2.5 CHUYỂN DỊCH NGẮN MẠCH
Trong kiểu chuyển dịch ngắn mạch, năng lượng có trị số thấp, tất cả
kim loại chuyển dịch xảy ra khi dây hàn tiếp xúc vào vũng nóng chảy
của vật hàn. Trong kiểu chuyển dịch kim loại này, đặc tính nguồn hàn
điều khiển mối quan hệ giữa sự thiết lập gián đoạn của hồ quang và
ngắn mạch của dây hàn tới vât hàn. Từ đó nhiệt lượng thấp, độ ngấu của
mối hàn rất nông và cần phải chú ý khi thực hiện cùng với kỹ thuật đảm
bảo tốt đối với chi tiết dày.
Tuy nhiên, đặc tính cho phép hàn ở mọi vị trí. Chuyển dịch ngắn mạch
có đặc thù thích ứng khi hàn với các chi tiết mỏng.
Ứng dụng hàn:
Thép các bon vừa và thấp.
Thép hợp kim thấp có sức bền cao.
Một vài loại thép không rỉ
Que hàn được đưa liên tục chạm vào kim loại cơ bản, tạo ra ngắn mạch.
Điều đó làm cho dây hàn bị nổ, tạo ra hồ quang mới. Dù vậy, vì dây hàn
được cấp có điện áp cao, dây hàn lại tiếp tục chạm vào kim loại cơ bản
và chu trình lặp lại.
Chu trình lặp lại quá nhanh để có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Thông thường sử dụng khí bảo vệ là 100% khí CO2
Có thể trộn thêm khí Argon
Có thể trộn 75% Argon và 25% CO2
Nó sẽ tạo ra hồ quang ổn định hơn
Hàn ngắn mạch sử dụng que hàn có đường kính nhỏ hơn và vì vậy dòng
điện và điện áp cũng thấp hơn. Có thể sử dụng ở tất cả các tư thế hàn.
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 5
2.6 CÁC MỨC BIẾN ĐỔI
Trong tổng cộng 3 phương pháp cơ bản của chuyển dịch kim loại biểu
thị đặc điểm của phương pháp hàn GMAW, còn có những biến đổi khác
quan trọng.
CHUYỂN DỊCH DÒNG XUNG
∗ Chuyển dịch dòng xung là phương pháp hàn GMAW có thể
áp dụng ở mọi tư thế hàn với mức năng lượng lớn hơn so
với chuyển dịch ngắn mạch. Trong thay đổi này, nguồn hàn
cung cấp hai mức dòng: Mức không thay đổi (giá trị nền)
có cường độ thấp đến mức không gây ra bất kỳ chuyển
động kim loại nào; và dòng (đỉnh xung), ở khoảng trên
dòng giá trị nền điều chỉnh được các khoảng . Sự kết hợp
của kết quả hai dòng hồ quang đều đặn (dòng nền) cùng với
điều khiển chuyển dịch của kim loại mối hàn trong dạng
phun tạo ra chuyển dịch xung (dòng xung đỉnh).
∗ Kỹ thuật thao tác tốt rất quan trọng mục đích tránh các hiện
tượng thiếu chảy khi hàn các vật dày, nhưng cũng ít nghiêm
trọng hơn khi hàn với chế độ chuyển dịch ngắn mạch.
3 TRANG THIẾT BỊ
Phương pháp hàn GMAW có thể được thực hiện tự động hoặc bán tự
động, trang thiết bị cơ bản đối với bất kỳ hệ thống hàn GMAW nào
cũng bao gồm như sau:
∗ Súng hàn
∗ Mô tơ cấp dây và các thiết bị kết hợp hoặc các bánh xe cuộn
∗ Bộ điều khiển
∗ Nguồn hàn
∗ Van giảm áp và chỉnh lưu lượng khí
∗ Các trang thiết bị cho dây điện cực
∗ Cáp điện và các đường dẫn khí bảo vệ
THIẾT BỊ HÀN BÁN TỰ ĐỘNG
3.1 SÚNG HÀN VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ
Súng hàn (hình 2) dùng để cung cấp dây hàn và khí bảo vệ vào trong
vùng mối hàn và truyền nguồn điện tới dây hàn.
Các loại súng hàn khác nhau được thiết kế nhằm cung cấp hiệu quả tối
đa cho công việc hàn. Chúng bao gồm súng hàn công suất cao, loại
năng suất cao, loại nhẹ dùng để hàn mọi vị trí, loại thiết kế đặc biệt cho
các mối hàn đặc biệt.
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 6
Có loại được làm nguội bằng nước, loại làm nguội bằng gió, loại mỏ
thẳng, loại mỏ cong. Loại súng làm mát bằng khí được giới hạn sử dụng
tới 600 A cùng với chu kỳ ngắn lại. Khi hàn trên các dây truyền công
nghệ thường được sử dụng súng hàn làm mát bằng nước.
Súng hàn hồ quang bao gồm các chi tiết sau:
∗ Contact tip (đầu tiếp xúc)
∗ Ống phun khí
∗ Ống dẫn dây điện cực
∗ Ống dẫn khí bảo vệ
∗ Ống dẫn nước làm nguội (đối với loại súng làm nguội bằng nước)
∗ Dây dẫn điện hàn
∗ Công tắc điều khiển.
Hướng hàn
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Hình 2. Kiểu súng hàn bán tự động dùng k
3.2 MÔTƠ CẤP DÂY
Thường là loại có tốc độ không đổi điều chỉnh vô
độ không đổi được trang bị mạch điện tử để điều k
quang, tự động điều chỉnh khi có sự thay đổi đi
chỉnh khi xảy ra hiện tượng kẹt dây. Kết quả là h
ổn định hơn, hạn chế đáng kể lượng văng toé.
Bộ cấp dây có trang bị hệ thống hãm tự động ch
thời mỗi khi nhả công tắc điều khiển.
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave Ống phun khí
Dây cáp hàn
Dây cáp điều khiển
Dây dẫn khí bảo vệ
Dây hàn
Vật liệu hàn cơ bản
Kim loại hàn đông đặc
Hồ quang
Khí bảo vệ
hí làm mát.
cấp. Bộ cấp dây tốc
hiển quá trình mồi hồ
ện áp nguồn, tự hiệu
ồ quang mồi và cháy
o phép dừng dây tức
7
3.3 BỘ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
Bộ điều khiển hàn và mô tơ cấp dây có giá trị hoạt động bán tự động
trong cùng một hệ thống liền khối với nhau, nó có chức năng điều khiển
tốc độ cấp dây. Tốc độ cấp dây được xác lập theo khoảng giá trị dòng
hàn.
Khí bảo vệ, nước làm mát, và dòng điện hàn,thường được gắn với
nguồn cung cấp thông qua bộ điều khiển. Lưu lượng khí bảo vệ và nước
được hiệu chỉnh đồng bộ với việc khởi động và dừng hàn nhờ các van
điện từ
3.4 NGUỒN HÀN
Trong phương pháp hàn GMAW thường được sử dụng với nguồn hàn
DC phân cực dương (DCEP). Nguồn hàn AC không thích hợp vì hồ
quang bị tắt trong từng nửa chu kỳ và sự chỉnh lưu chu kỳ phân cực
nguội làm cho hồ quang không ổn định.
Đối với phương pháp hàn (GMAW) thì bộ nguồn thường có đặc tính
ngoài là CV, ưu điểm chính của thiết bị hàn kiểu CV là điện áp hồ
quang không đổi trong suốt quá trình hàn, dòng hàn sẽ tự động tăng
hoặc giảm khi chiều dài hồ quang thay đổi, từ đó làm tăng hoặc giảm
tốc độ chảy của dây hàn nhờ đó mà điện áp hồ quang được duy trì
không đổi. Như vậy hàn phương pháp hàn (GMAW) điều chỉnh dòng
điện hàn thông qua tốc độ cấp dây.
4 CÁC YÊU CẦU VÀ ỨNG DỤNG
Trong hàn GMAW, được định nghĩa, sự liên kết của các kim loại là kết quả
của của nhiệt nung nóng cùng với hồ quang đã được thiết lập giữa sự duy trì,
sự cháy của dây kim loại điền đầy và vật hàn. Khí bảo vệ và dây hàn nóng
chảy là hai yếu tố cần thiết của phương pháp này.
4.1 KHÍ BẢO VỆ
∗ Nhiệm vụ chính của khí bảo vệ trong hàn GMAW là tạo ra khí
quyển có tính trơ hoặc khử để ngăn chặn các khí có hại từ không
khí thâm nhập vào trong vũng hàn khi hàn.
∗ Đồng thời khí bảo vệ còn đảm nhận các công việc sau:
Mồi hồ quang dễ dàng và hồ quang cháy ổn định
Tác động đến các kiểu chuyển dịch trong hồ quang hàn
Ảnh hưởng đến độ ngấu và tiết diện ngang của mối hàn
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 8
Tốc độ hàn
Khả năng tạ ra khuyết tật biên mối hàn
Tẩy sạch bề mặt và biên đường hàn
Argon Argon-Helium Helium CO2
Ảnh hưởng của khí bảo vệ đến tiết diện ngang của mối hàn
Hình 5. Đường viền của các đường hàn và mặt cắt độ
ngấu đối với từng loại khí bảo vệ.
Argon-O2 Argon- CO2 CO2
Ảnh hưởng của khí bảo vệ khi thêm O2 và CO2 vào Argon
Hình 6. So sánh tác động của O2 đối với CO2 được cộng
thêm vào khí Argon
Phương pháp hàn bán tự động – VTH/Apave 9
Bảng 2. Khí bảo vệ và hỗn hợp khí dùng cho phương pháp hàn GMAW
Khí bảo vệ Tác động hoá học Phạm vi ứng dụng
Argon Khí trơ Gần như tất cả kim loại trừ thép
Helium Khí trơ Nhôm, mangan, và hợp kim đồng vì có nhiệt lượng lớn và mức độ rỗ khí nhỏ
Ar + 20-80% He Khí trơ
Nhôm, mangan, và hợp kim đồng vì có
nhiệt lượng lớn và mức độ rỗ khí nhỏ (ảnh
hưởng của hồ quang tốt hơn Helium 100%)
Nitrogen Cung cấp nhiệt lượng lớn trên đồng (Châu âu )
Ar + 20-30% N2 Cung cấp nhiệt lượng lớn trên đồng (ảnh hưởng của hồ quang tốt hơn N2100%)
Ar + 1-2% O2 Oxy hoá mức độ nhỏ
Thép trắng và thép hợp kim, một vài tính
khử đối với hợp kim đồng
Ar + 3-5% O2 Oxy hóa Thép carbon và một vài loại thép hợp kim thấp
CO2 Oxy hóa Thép carbon và một vài l